Trang

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

Linh mục Keith Beaumont: “Hồng y Newman hoàn toàn xứng đáng được công nhận là thánh”

Linh mục Keith Beaumont: “Hồng y Newman hoàn toàn xứng đáng được công nhận là thánh”

 

Linh mục Keith Beaumont: “Khi phong thánh cho Hồng y Newman, Giáo hội cho rằng giáo huấn của ngài là khuôn mẫu.”
la-croix.com, Claire Lesegretaine, 2019-10-10
Chúa nhật 13 thang 10, Hồng y và là nhà thần học người Anh John Henry Newman sẽ được phong thánh, giai đoạn cần thiết để có ngày ngài được phong là tiến sĩ Hội Thánh. Theo linh mục Keith Beaumont, thuộc Dòng Oratoire và tác giả nhiều sách về Hồng y Newman (1), thì linh đạo của ngài ở trong tầm tay mọi người.
Thưa cha, vì sao việc phong thánh của Hồng y Newman lại quan trọng như vậy?
Linh mục Keith Beaumont: Hồng y Newman hoàn toàn xứng đáng được công nhận là thánh: vì cuộc đời của ngài, nhưng cũng vì ngài là một tư tưởng gia, một nhà hướng dẫn thiêng liêng, một nhà văn. Khi phong thánh cho ngài, Giáo hội cho rằng giáo huấn của ngài là khuôn mẫu. Và việc phong thánh này là giai đoạn cần thiết để có thể tuyên bố ngài là tiến sĩ Hội Thánh sau này, điều mà các giáo hoàng từ Đức Piô XII cho đến nay điều mong muốn. 
Đức Hồng y Newman sẽ được phong thánh vào ngày 13 tháng 10-2019
Cha đã viết, “Hồng y Newman là vị thầy thiêng liêng, ngài đích thực bị choáng ngợp vì Chúa”, điều này có nghĩa là gì?
Hồng y Newman thực sự là một nhà hướng dẫn thiêng liêng cho hàng ngàn người, qua các bài giảng (12 tập, 10 tập trong thời gian ngài còn ở Giáo hội anh giáo, 2 tập khi ngài ở Giáo hội công giáo) và thư từ của ngài (32 tập lớn), ngài quả thật là vị hướng dẫn thiêng liêng hiệu quả cho nhiều người
Rất nhiều người đã viết thư xin ngài lời khuyên cả về mặt thần học lẫn thiêng liêng, vì đối với Hồng y Newman, hai mặt này không thể tách rời nhau. Ngài trả lời một cách có hệ thống và luôn tìm cách nằm bắt tình trạng cụ thể của họ.
Vào năm 15 tuổi, Newman đã có một kinh nghiệm choáng ngợp vì Chúa, như một sự “hiện diện” mật thiết với chính mình: “Với chính tôi và với Đấng Tạo Dựng”, như ngài đã nói trong cuốn tự truyện của mình, Lịch sử các ý kiến tôn giáo của tôiApologia pro vita sua. Ý thức về sự hiện diện của Chúa dường như chưa bao giờ rời khỏi ngài, đã làm cho ngài thành một mục sư Anh giáo, rồi sau đó ngài rời Anh giáo qua Công giáo. 
Hồng y Newman, người loan báo tính ưu việt của lương tâm
Hồng y Newman đã đưa ra lời khuyên nào cho cuộc chiến thiêng liêng và đạo đức?
Hồng y Newman đặt một đòi hỏi cao về mặt đạo đức, nhưng ngài không bao giờ là người rao giảng đạo đức. Nơi ngài, đạo đức luôn liên quan đến đời sống thiêng liêng và được xem như một hình thức rèn luyện thiêng liêng. Tin chắc rằng Chúa luôn tôn trọng sự phức tạp của con người, ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thời gian và sự tăng trưởng trong tiến trình thiêng liêng của mỗi người, mời gọi mỗi người đi tới theo nhịp riêng của mình.
Đối với ngài, chỉ có Chúa Thánh Thần làm việc nơi mỗi người mới có thể làm cho người đó thánh thiện, với điều kiện là để cho Ngài biến đổi và thánh hóa mình. Sự từ bỏ thiêng liêng này khác với “buông bỏ”; ở đây quyết tâm là hàng đầu.
Nhưng linh đạo của ngài dựa vào nguồn cội nào?
Hồng y Newman là người ngấu nghiến đọc Sách Thánh: nhiều đoạn ngài thuộc lòng, trong các bài giảng của mình, có khi ngài trích Thánh Kinh đến năm mươi lần. Ngài cũng dựa vào sách của các Giáo phụ: ở Oxford, ngài đọc các sách này một cách có hệ thống và ngài trở thành người am tường nhất thời của mình.
Ngài còn dựa trên một quan điểm, theo đó đời sống trong đó tín hữu kitô lớn lên mang một ý nghĩa mật thiết: sự hiện diện của Chúa sâu thẳm trong chính mình”. Ngài cũng tái khám phá trong sự thấu hiểu, Giáo hội là “nhiệm thể Chúa Kitô”, hơn một trăm năm trước Thông điệp Nhiệm Thể, Mystici corporis (1943), và 130 năm trước Công đồng Vatican II. Và cuối cùng ngài dựa trên kinh nghiệm thiêng liêng của chính mình, và đã làm cho linh đạo của ngài mang một tính xác thực rất cao. 
Vì sao chúng ta nói ngài là “nhà tư tưởng vô hình của Công đồng Vatican II?”
Chúng ta không phóng đại vai trò của ngài: bài của Hồng y Newman không được trích bất cứ đâu trong các tài liệu công đồng. Nhưng bốn chuyên gia thần học của Công đồng là những người am tường tư tưởng của ngài: các thần học gia Pháp Yves Congar và Henri de Lubac, thần học gia Mỹ John Courtney Murray (Tự sắc về tự do tôn giáo), và Đức Joseph Ratzinger. Các ý tưởng của Newman được cảm nhận trong các lãnh vực nhận thức của Giáo hội, lương tâm, tự do tôn giáo, vai trò của giáo dân – nhất là lời kêu gọi giáo dân thánh thiện trong các đấng bậc -, và cũng cả trong lãnh vực đại kết,  các mối quan hệ của Giáo hội với thế giới và với các tôn giáo không phải kitô giáo.
Mặt khác, Hồng y Newman không cảm thấy thoải mái với cấu trúc đôc đoán của Giáo hội thời của ngài. Nếu ngài chấp nhận giáo điều không thể sai lầm của giáo hoàng thì ngài chống lại quan điểm “tối đa hóa” của một số người bảo thủ tạo ra. Trong một khảo luận dài về Giáo hội học (tập I của bộ Via Media), ngài trình bày một tầm nhìn vĩ đại của Giáo hội dựa trên ba “chức năng” thiết yếu –thần học, mục tử và quản trị – trong đó căng thẳng là chuyện không thể tránh và hữu ích.
Linh mục Keith Beaumont:
(1) Thần học thiêng liêng (La théologie spirituelle, John Henry Newman, Ad Solem, 2015;
John Henry Newman và Thánh Philip Nêri, John Henry Newman et saint Philippe Neri, Ad Solem, 2008;
Đời sống nhỏ bé của John Henry Newman, Petite vie de John Henry Newman, DDB, 2005;
Cầu nguyện 15 ngày với Hồng y Newman, Prier 15 jours avec le Cardinal Newman, Nouvelle Cité, 2005.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét