Cuộc họp báo ngày 11/10 tại Thượng Hội Đồng Amazon: Các tội sinh thái và giải pháp toàn diện.
Theo Vatican News, một cuộc họp báo đã diễn ra tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh chiều thứ Sáu, 11 tháng 10, để tường trình về sinh hoạt tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon. Hiện diện trong cuộc họp báo này có 4 tham dự viên Thượng Hội Đồng, mỗi vị đã chia sẻ các cảm tưởng về các cuộc thảo luận từ trước đến nay và trả lời các câu hỏi.
Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes, Tổng Giám mục México
Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes đã mở đầu bài thuyết trình của mình bằng lời kêu gọi “hoán cải sinh thái”. Ngài nói, sự thay đổi khí hậu đã khuếch đại “tiếng khóc của người nghèo”, và “hệ sinh thái toàn diện” là đáp ứng của Giáo hội. Đức Hồng Y giải thích rằng một hệ sinh thái toàn diện có nghĩa là thay đổi lối sống, từ bỏ nền văn hóa vứt bỏ. Ngài nói, điều chủ yếu là chúng ta gia tăng ý thức, vì chính những người nghèo nhất trên trái đất đang bị ảnh hưởng.
Đức Tổng Giám Mục Pedro Brito Guimarâes, của Palmas (Ba Tây)
Đức Tổng Giám Mục Pedro Brito Guimarâes, của Palmas, cho biết ngài đến từ Tiểu bang trẻ nhất Ba Tây, ở trung tâm đất nước. 1.5 triệu người sống ở đó, cùng với 9 triệu đầu gia súc. Đức Tổng Giám Mục cho biết, gia súc thường được hưởng sự chăm sóc sức khỏe tốt hơn người dân. Đó là vì thịt của chúng được xuất khẩu ra nước ngoài. Đức Tổng Giám Mục Pedro nói, thức ăn chăn nuôi chính trong khu vực là bột đậu nành, nhưng việc cấy trồng quá mức đã có tác động tiêu cực đến trái đất. Lãnh thổ bị xói mòn, trong khi thuốc trừ sâu và hóa chất được sử dụng để trồng đậu nành đã làm ô nhiễm sông ngòi. Chăn nuôi gia súc cũng đòi hỏi rất nhiều nước và điều này cũng có nguy cơ phá hủy tài nguyên thiên nhiên.
Đức Tổng Giám Mục Pedro tiếp tục nói về những gì ngài gọi là “tội lỗi sinh thái”. Ngài nói, chúng có thể là một điều mới mẻ, nhưng chúng ta cần bắt đầu xưng thú chúng. Trích dẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài nói thêm về việc “mọi sự đều được nối kết với nhau”, khi bạn đụng tới một điều gì đó, bạn sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền. Đức Tổng Giám Mục kết luận, toàn thể nhân loại sẽ cảm nhận được hậu quả do các quyết định được đưa ra tại Thượng hội đồng này.
Đức Giám Mục Joaquín Pertíñez Fernández O.A.R. của Rio Branco (Ba Tây)
Đức Giám Mục Joaquín Pertíñez Fernández bắt đầu bằng cách nhấn mạnh ngài đến từ một khu vực bao trùm hai múi giờ. Đức Giám Mục tiếp tục nói về lịch sử của Vùng Amazon của ngài, nơi, theo ngài, không được biết đến nhiều. Điều này một phần do văn hóa địa phương dựa trên gỗ, chứ không phải đá, nên mọi sự dễ dàng tan rã hơn. Ngài nói về việc xuất hiện một vùng đất tử đạo nơi một người nào đó “bị chôn vùi dưới mỗi thân cây”. Đức Giám Mục Fernàndez đã mô tả người dân của khu vực này bị bắt làm nô lệ ra sao. Ngài nói, buộc phải bán sản phẩm cho chủ nhân, họ bị mắc kẹt vào một tình huống mà hiếm khi họ sống thoát.
Đức Giám Mục giải thích, Giáo hội không có mặt ở nơi “đau khổ của con người” này, vì khoảng cách và thiếu truyền thông. Có thể mất cả một tháng trời để vị giám mục đến được khu vực này bằng xuồng. Đức cha Fernández nói, và sẽ mất một thời gian dài để người dân của lãnh thổ này phục hồi suốt sau “một lịch sử bạo lực buồn bã và tàn khốc của họ”. Ngài nói, sẽ mất vài thế hệ trước khi họ cảm thấy được tự do suy nghĩ cho chính họ và đưa ra quyết định.
Nữ tu Birgit Weiler, Dòng Nữ tu Y tế Truyền giáo
Nữ tu Birgit Weiler bắt đầu bài thuyết trình của mình bằng cách xác nhận rằng Giáo hội muốn cùng bước đi với người dân của Vùng Amazon để đối đầu với tình huống bi đát này. Trích dẫn Tài Liệu Làm Việc, bà nói rằng Giáo hội cần nói bằng “một giọng nói tiên tri” để giải quyết vấn đề sức khỏe cho toàn hành tinh. Nữ tu Weiler nói, chúng ta cần phải chào đón nền văn hóa của người bản địa, và viễn kiến của họ về “buen vivir”, nghĩa là sống chung nhiều hơn giữa chúng ta và trong liên đới với chính Trái đất.
Bà nói thêm, khi chúng ta ngược đãi trái đất, chúng ta cũng đang ngược đãi chính mình. Nữ tu Weiler kêu gọi việc du nhập một hệ sinh thái toàn diện ở mọi bình diện của Giáo hội, và đề nghị giảm thiểu đến số không việc sử dụng chất nhựa (plastic). Bà cũng lên tiếng ủng hộ việc bênh vực người dân bản địa, đặc biệt là khi quyền lợi của họ bị vi phạm.
Một câu hỏi về các tập đoàn đa quốc gia
Nữ tu Birgit Weiler cũng trả lời câu hỏi đầu tiên liên quan đến các công ty đa quốc gia không tuân thủ luật pháp. Nữ tu khẳng định tất cả chúng ta đều sống ra sao trong một ngôi nhà chung và đấu tranh cho quyền lợi của người khác là điều quan trọng. Sau đó, Nữ tu đưa ra điển hình nước Đức đã thông qua đạo luật theo đó các công ty gây thiệt hại cho môi trường phải chịu trách nhiệm ngay cả khi họ gây thiệt hại ở các quốc gia khác.
Nữ tu Weiler đã nói tới một mạng lưới hợp tác giữa các hội nghị của các tu sĩ nam nữ, đặc biệt ở Peru, nơi bà làm việc. Bà nói thêm, các cổ đông từ các công ty đa quốc cần được gây ý thức về tình hình qua việc vận động hành lang, để đảm bảo việc các công ty tôn trọng quyền của người dân địa phương. Thông thường, đời sống của người châu Âu và người Mỹ được coi là có giá trị hơn đời sống của những người sống ở các vùng lãnh thổ này - mặc dù tất cả chúng ta đều cùng sống với nhau trong một ngôi nhà chung.
Một câu hỏi về các cộng đồng bản địa bị cô lập
Đức Tổng Giám Mục Pedro Brito Guimarâes đã chọn trả lời về vấn đề các cộng đồng bản địa bị cô lập. Ngài giải thích, một số người trong số họ chọn sống cô lập. Những người khác buộc phải trốn chạy vì lãnh thổ của họ bị xâm chiếm. Đức Tổng Giám Mục nói tiếp, họ vào sâu trong rừng mỗi lúc mỗi sâu hơn, và không liên lạc với những người khác. Điều này khiến họ có nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh. Một số người chết vì chứng cảm lạnh thông thường. Ngài nói, đôi khi không thể nào đến gần họ được. Không có bất cứ tiếp xúc nào với những người bị cô lập này, chúng ta không biết họ nghĩ như thế nào, hoặc họ muốn gì.
Đức Tổng Giám Mục Guimarâes nói, Thượng hội đồng đang thảo luận về chủ đề này. Ngài nói thêm, điều quan trọng là Giáo hội phải bảo vệ quyền sống của họ theo cách riêng của họ.
Một câu hỏi về các giáo hội Ngũ Tuần
Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes bắt đầu trả lời câu hỏi liên quan đến sự hiện diện của các giáo hội Ngũ Tuần ở Vùng Amazon, bằng cách khẳng định rằng người ta “muốn Lời Chúa, trước hết và trên hết”. Ngài trích dẫn các nghiên cứu cho thấy người ta chuyển từ Giáo hội này sang Giáo hội khác, nhưng cho biết sẽ cần nhiều thời gian để phân tích hiện tượng này một cách thích đáng. Ngài nói, đôi khi chỉ đơn giản vì người ta hy vọng sẽ giải quyết được một loạt khó khăn và tìm giải pháp ở các khu vực khác.
Đức Tổng Giám Mục Pedro Brito Guimarâes đã cho biết thêm suy tư của ngài; ngài nói rằng các linh mục không thể có mặt ở khắp mọi nơi, vì khoảng cách mênh mông. Ngài nói, nếu ai đó đến công bố Lời Chúa, mọi người sẽ theo họ.
Đức Giám Mục Joaquín Pertíñez Fernández đồng ý rằng Thượng hội đồng cần phân tích tình huống này nhưng chúng ta không thể giải quyết mọi vấn đề sức khỏe, giáo dục hoặc tài chính.
Nữ tu Birgit Weiler dẫn lời tài liệu làm việc của Thượng hội đồng nói rằng Giáo hội cần phải chuyển từ một nền mục vụ thăm viếng sang một nền mục vụ hiện diện. Bà nói, ở bên cạnh những người này là điều vô cùng quan trọng. Nữ tu Weiler nói, chúng ta cần thăm dò mọi thừa tác vụ, không phải chỉ các thừa tác vụ thụ phong mà thôi, vì “mọi sự đều được nối kết với nhau” trong thách thức này.
Một câu hỏi về sự tham gia của phụ nữ tại Thượng Hội Đồng
Nữ tu Birgit Weiler tiếp tục trả lời câu hỏi sau đây về bầu không khí trong các nhóm làm việc nhỏ và việc công nhận thừa tác vụ phụ nữ. Nữ tu bắt đầu bằng cách khẳng định, “không có thái độ giáo sĩ trị” trong các nhóm làm việc, và “tự do ngôn luận” đã tạo điều kiện cho một bầu không khí trong đó “các câu hỏi có tính phê phán có thể được đem ra thảo luận một cách tôn trọng và công khai”. Nữ tu mô tả đây là một trải nghiệm tốt đẹp của việc “cùng nhau biện phân”.
Nữ tu Weiler nói tiếp, một số Giám mục và Hồng Y tốt lành đã chia sẻ các quan tâm của phụ nữ, và hiểu rằng có những điều khiến họ đau đớn và tại sao như vậy. Bà xác nhận có sự công nhận phụ nữ, nhưng nói thêm rằng trở thành một Giáo hội hoàn toàn đồng nghị có nghĩa phải cùng nhau bước đi, cùng nhau quyết định, có phụ nữ ở vị trí lãnh đạo. Nữ tu nói, mọi phụ nữ, giáo dân và tu sĩ, phải có thể đảm nhận các vị trí có trách nhiệm.
Nữ tu Weiler nhắc nhớ tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng xác nhận ra sao rằng phụ nữ thực hiện hầu hết các công việc mục vụ ở Vùng Amazon. Nữ tu nói, nhiều phụ nữ đang làm việc với người bản địa và muốn được can dự vào nền thần học bản địa. Nữ tu đã mô tả đây là “một dấu chỉ thời đại” để phụ nữ can dự vào bình diện này. Nữ tu cũng đề cập đến việc cố gắng vượt qua bạo lực chống lại phụ nữ, đứng lên đòi công lý và vượt qua nền văn hóa “machismo” (tự tôn nam tính)
Nữ tu nói, “sáng thế là một hồng phúc tình yêu do Thiên Chúa Tạo Hóa ban”, và đây là điểm gặp gỡ với phụ nữ của các tôn giáo khác. Nhiều phụ nữ đang làm việc để xây dựng những cây cầu nơi các khác biệt thường gây ra sự phân cách. Nữ tu Weiler giải thích, đây không phải là một cuộc đấu tranh quyền lực, mà là sự chia sẻ “ơn phúc phép rửa, ơn gọi và các thấu hiểu, tài năng và các đặc sủng của chúng ta”.
Trả lời một câu hỏi đã hỏi trước đó liên quan đến việc phụ nữ bỏ phiếu cho tài liệu cuối cùng của Thượng Hội Đồng, Nữ tu Weiler nhận định có 35 phụ nữ có mặt trong các khả năng khác nhau tại Thượng hội đồng, và đây là một bước tiến đáng kể. Bà nói, giống nhiều nữ tu khác, họ muốn đạt đến điểm trong đó các Bề Trên Cả của họ có thể bỏ phiếu giống như Các Bề trên cả các dòng nam. Nữ tu nói, không có lý do thực sự nào khiến họ không nên được như thế.
Một câu hỏi về các tội lỗi sinh thái
Đức Tổng Giám Mục Pedro Brito Guimarâes đã tiếp tục các nhận xét trước đó của ngài về “các tội lỗi sinh thái”. Ngài khẳng định Ngài là một người lạc quan và tin chắc rằng, “một thế giới khác là điều có thể”. Tuy nhiên, ngài nói, trừ khi chúng ta quan tâm đến thiên nhiên, “chúng ta sẽ gây thiệt hại cho các điều kiện tiên quyết đối với cuộc sống của mình”. Dù chúng ta tuyên xưng trong Kinh tin kính rằng chúng ta tin Thiên Chúa, “Đấng tạo thành trời đất”, nhưng chúng ta lại tiếp tục phạm tội chống lại thiên nhiên “mà không bao giờ tự vấn lương tâm”.
Đức Tổng Giám Mục đề nghị, chúng ta cần bắt đầu suy nghĩ về một phong cách sống đơn giản hơn, thiết yếu hơn. Ngài nói thêm, chúng ta cần tự vấn, từ góc độ tôn giáo, xã hội, kinh tế. Đức Tổng Giám Mục Guimarâes nói, “chúng ta không làm chủ Thiên Nhiên”, chỉ là những người bảo vệ nó.
Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes, Tổng Giám mục México
Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes đã mở đầu bài thuyết trình của mình bằng lời kêu gọi “hoán cải sinh thái”. Ngài nói, sự thay đổi khí hậu đã khuếch đại “tiếng khóc của người nghèo”, và “hệ sinh thái toàn diện” là đáp ứng của Giáo hội. Đức Hồng Y giải thích rằng một hệ sinh thái toàn diện có nghĩa là thay đổi lối sống, từ bỏ nền văn hóa vứt bỏ. Ngài nói, điều chủ yếu là chúng ta gia tăng ý thức, vì chính những người nghèo nhất trên trái đất đang bị ảnh hưởng.
Đức Tổng Giám Mục Pedro Brito Guimarâes, của Palmas (Ba Tây)
Đức Tổng Giám Mục Pedro Brito Guimarâes, của Palmas, cho biết ngài đến từ Tiểu bang trẻ nhất Ba Tây, ở trung tâm đất nước. 1.5 triệu người sống ở đó, cùng với 9 triệu đầu gia súc. Đức Tổng Giám Mục cho biết, gia súc thường được hưởng sự chăm sóc sức khỏe tốt hơn người dân. Đó là vì thịt của chúng được xuất khẩu ra nước ngoài. Đức Tổng Giám Mục Pedro nói, thức ăn chăn nuôi chính trong khu vực là bột đậu nành, nhưng việc cấy trồng quá mức đã có tác động tiêu cực đến trái đất. Lãnh thổ bị xói mòn, trong khi thuốc trừ sâu và hóa chất được sử dụng để trồng đậu nành đã làm ô nhiễm sông ngòi. Chăn nuôi gia súc cũng đòi hỏi rất nhiều nước và điều này cũng có nguy cơ phá hủy tài nguyên thiên nhiên.
Đức Tổng Giám Mục Pedro tiếp tục nói về những gì ngài gọi là “tội lỗi sinh thái”. Ngài nói, chúng có thể là một điều mới mẻ, nhưng chúng ta cần bắt đầu xưng thú chúng. Trích dẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài nói thêm về việc “mọi sự đều được nối kết với nhau”, khi bạn đụng tới một điều gì đó, bạn sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền. Đức Tổng Giám Mục kết luận, toàn thể nhân loại sẽ cảm nhận được hậu quả do các quyết định được đưa ra tại Thượng hội đồng này.
Đức Giám Mục Joaquín Pertíñez Fernández O.A.R. của Rio Branco (Ba Tây)
Đức Giám Mục Joaquín Pertíñez Fernández bắt đầu bằng cách nhấn mạnh ngài đến từ một khu vực bao trùm hai múi giờ. Đức Giám Mục tiếp tục nói về lịch sử của Vùng Amazon của ngài, nơi, theo ngài, không được biết đến nhiều. Điều này một phần do văn hóa địa phương dựa trên gỗ, chứ không phải đá, nên mọi sự dễ dàng tan rã hơn. Ngài nói về việc xuất hiện một vùng đất tử đạo nơi một người nào đó “bị chôn vùi dưới mỗi thân cây”. Đức Giám Mục Fernàndez đã mô tả người dân của khu vực này bị bắt làm nô lệ ra sao. Ngài nói, buộc phải bán sản phẩm cho chủ nhân, họ bị mắc kẹt vào một tình huống mà hiếm khi họ sống thoát.
Đức Giám Mục giải thích, Giáo hội không có mặt ở nơi “đau khổ của con người” này, vì khoảng cách và thiếu truyền thông. Có thể mất cả một tháng trời để vị giám mục đến được khu vực này bằng xuồng. Đức cha Fernández nói, và sẽ mất một thời gian dài để người dân của lãnh thổ này phục hồi suốt sau “một lịch sử bạo lực buồn bã và tàn khốc của họ”. Ngài nói, sẽ mất vài thế hệ trước khi họ cảm thấy được tự do suy nghĩ cho chính họ và đưa ra quyết định.
Nữ tu Birgit Weiler, Dòng Nữ tu Y tế Truyền giáo
Nữ tu Birgit Weiler bắt đầu bài thuyết trình của mình bằng cách xác nhận rằng Giáo hội muốn cùng bước đi với người dân của Vùng Amazon để đối đầu với tình huống bi đát này. Trích dẫn Tài Liệu Làm Việc, bà nói rằng Giáo hội cần nói bằng “một giọng nói tiên tri” để giải quyết vấn đề sức khỏe cho toàn hành tinh. Nữ tu Weiler nói, chúng ta cần phải chào đón nền văn hóa của người bản địa, và viễn kiến của họ về “buen vivir”, nghĩa là sống chung nhiều hơn giữa chúng ta và trong liên đới với chính Trái đất.
Bà nói thêm, khi chúng ta ngược đãi trái đất, chúng ta cũng đang ngược đãi chính mình. Nữ tu Weiler kêu gọi việc du nhập một hệ sinh thái toàn diện ở mọi bình diện của Giáo hội, và đề nghị giảm thiểu đến số không việc sử dụng chất nhựa (plastic). Bà cũng lên tiếng ủng hộ việc bênh vực người dân bản địa, đặc biệt là khi quyền lợi của họ bị vi phạm.
Một câu hỏi về các tập đoàn đa quốc gia
Nữ tu Birgit Weiler cũng trả lời câu hỏi đầu tiên liên quan đến các công ty đa quốc gia không tuân thủ luật pháp. Nữ tu khẳng định tất cả chúng ta đều sống ra sao trong một ngôi nhà chung và đấu tranh cho quyền lợi của người khác là điều quan trọng. Sau đó, Nữ tu đưa ra điển hình nước Đức đã thông qua đạo luật theo đó các công ty gây thiệt hại cho môi trường phải chịu trách nhiệm ngay cả khi họ gây thiệt hại ở các quốc gia khác.
Nữ tu Weiler đã nói tới một mạng lưới hợp tác giữa các hội nghị của các tu sĩ nam nữ, đặc biệt ở Peru, nơi bà làm việc. Bà nói thêm, các cổ đông từ các công ty đa quốc cần được gây ý thức về tình hình qua việc vận động hành lang, để đảm bảo việc các công ty tôn trọng quyền của người dân địa phương. Thông thường, đời sống của người châu Âu và người Mỹ được coi là có giá trị hơn đời sống của những người sống ở các vùng lãnh thổ này - mặc dù tất cả chúng ta đều cùng sống với nhau trong một ngôi nhà chung.
Một câu hỏi về các cộng đồng bản địa bị cô lập
Đức Tổng Giám Mục Pedro Brito Guimarâes đã chọn trả lời về vấn đề các cộng đồng bản địa bị cô lập. Ngài giải thích, một số người trong số họ chọn sống cô lập. Những người khác buộc phải trốn chạy vì lãnh thổ của họ bị xâm chiếm. Đức Tổng Giám Mục nói tiếp, họ vào sâu trong rừng mỗi lúc mỗi sâu hơn, và không liên lạc với những người khác. Điều này khiến họ có nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh. Một số người chết vì chứng cảm lạnh thông thường. Ngài nói, đôi khi không thể nào đến gần họ được. Không có bất cứ tiếp xúc nào với những người bị cô lập này, chúng ta không biết họ nghĩ như thế nào, hoặc họ muốn gì.
Đức Tổng Giám Mục Guimarâes nói, Thượng hội đồng đang thảo luận về chủ đề này. Ngài nói thêm, điều quan trọng là Giáo hội phải bảo vệ quyền sống của họ theo cách riêng của họ.
Một câu hỏi về các giáo hội Ngũ Tuần
Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes bắt đầu trả lời câu hỏi liên quan đến sự hiện diện của các giáo hội Ngũ Tuần ở Vùng Amazon, bằng cách khẳng định rằng người ta “muốn Lời Chúa, trước hết và trên hết”. Ngài trích dẫn các nghiên cứu cho thấy người ta chuyển từ Giáo hội này sang Giáo hội khác, nhưng cho biết sẽ cần nhiều thời gian để phân tích hiện tượng này một cách thích đáng. Ngài nói, đôi khi chỉ đơn giản vì người ta hy vọng sẽ giải quyết được một loạt khó khăn và tìm giải pháp ở các khu vực khác.
Đức Tổng Giám Mục Pedro Brito Guimarâes đã cho biết thêm suy tư của ngài; ngài nói rằng các linh mục không thể có mặt ở khắp mọi nơi, vì khoảng cách mênh mông. Ngài nói, nếu ai đó đến công bố Lời Chúa, mọi người sẽ theo họ.
Đức Giám Mục Joaquín Pertíñez Fernández đồng ý rằng Thượng hội đồng cần phân tích tình huống này nhưng chúng ta không thể giải quyết mọi vấn đề sức khỏe, giáo dục hoặc tài chính.
Nữ tu Birgit Weiler dẫn lời tài liệu làm việc của Thượng hội đồng nói rằng Giáo hội cần phải chuyển từ một nền mục vụ thăm viếng sang một nền mục vụ hiện diện. Bà nói, ở bên cạnh những người này là điều vô cùng quan trọng. Nữ tu Weiler nói, chúng ta cần thăm dò mọi thừa tác vụ, không phải chỉ các thừa tác vụ thụ phong mà thôi, vì “mọi sự đều được nối kết với nhau” trong thách thức này.
Một câu hỏi về sự tham gia của phụ nữ tại Thượng Hội Đồng
Nữ tu Birgit Weiler tiếp tục trả lời câu hỏi sau đây về bầu không khí trong các nhóm làm việc nhỏ và việc công nhận thừa tác vụ phụ nữ. Nữ tu bắt đầu bằng cách khẳng định, “không có thái độ giáo sĩ trị” trong các nhóm làm việc, và “tự do ngôn luận” đã tạo điều kiện cho một bầu không khí trong đó “các câu hỏi có tính phê phán có thể được đem ra thảo luận một cách tôn trọng và công khai”. Nữ tu mô tả đây là một trải nghiệm tốt đẹp của việc “cùng nhau biện phân”.
Nữ tu Weiler nói tiếp, một số Giám mục và Hồng Y tốt lành đã chia sẻ các quan tâm của phụ nữ, và hiểu rằng có những điều khiến họ đau đớn và tại sao như vậy. Bà xác nhận có sự công nhận phụ nữ, nhưng nói thêm rằng trở thành một Giáo hội hoàn toàn đồng nghị có nghĩa phải cùng nhau bước đi, cùng nhau quyết định, có phụ nữ ở vị trí lãnh đạo. Nữ tu nói, mọi phụ nữ, giáo dân và tu sĩ, phải có thể đảm nhận các vị trí có trách nhiệm.
Nữ tu Weiler nhắc nhớ tài liệu làm việc của Thượng Hội Đồng xác nhận ra sao rằng phụ nữ thực hiện hầu hết các công việc mục vụ ở Vùng Amazon. Nữ tu nói, nhiều phụ nữ đang làm việc với người bản địa và muốn được can dự vào nền thần học bản địa. Nữ tu đã mô tả đây là “một dấu chỉ thời đại” để phụ nữ can dự vào bình diện này. Nữ tu cũng đề cập đến việc cố gắng vượt qua bạo lực chống lại phụ nữ, đứng lên đòi công lý và vượt qua nền văn hóa “machismo” (tự tôn nam tính)
Nữ tu nói, “sáng thế là một hồng phúc tình yêu do Thiên Chúa Tạo Hóa ban”, và đây là điểm gặp gỡ với phụ nữ của các tôn giáo khác. Nhiều phụ nữ đang làm việc để xây dựng những cây cầu nơi các khác biệt thường gây ra sự phân cách. Nữ tu Weiler giải thích, đây không phải là một cuộc đấu tranh quyền lực, mà là sự chia sẻ “ơn phúc phép rửa, ơn gọi và các thấu hiểu, tài năng và các đặc sủng của chúng ta”.
Trả lời một câu hỏi đã hỏi trước đó liên quan đến việc phụ nữ bỏ phiếu cho tài liệu cuối cùng của Thượng Hội Đồng, Nữ tu Weiler nhận định có 35 phụ nữ có mặt trong các khả năng khác nhau tại Thượng hội đồng, và đây là một bước tiến đáng kể. Bà nói, giống nhiều nữ tu khác, họ muốn đạt đến điểm trong đó các Bề Trên Cả của họ có thể bỏ phiếu giống như Các Bề trên cả các dòng nam. Nữ tu nói, không có lý do thực sự nào khiến họ không nên được như thế.
Một câu hỏi về các tội lỗi sinh thái
Đức Tổng Giám Mục Pedro Brito Guimarâes đã tiếp tục các nhận xét trước đó của ngài về “các tội lỗi sinh thái”. Ngài khẳng định Ngài là một người lạc quan và tin chắc rằng, “một thế giới khác là điều có thể”. Tuy nhiên, ngài nói, trừ khi chúng ta quan tâm đến thiên nhiên, “chúng ta sẽ gây thiệt hại cho các điều kiện tiên quyết đối với cuộc sống của mình”. Dù chúng ta tuyên xưng trong Kinh tin kính rằng chúng ta tin Thiên Chúa, “Đấng tạo thành trời đất”, nhưng chúng ta lại tiếp tục phạm tội chống lại thiên nhiên “mà không bao giờ tự vấn lương tâm”.
Đức Tổng Giám Mục đề nghị, chúng ta cần bắt đầu suy nghĩ về một phong cách sống đơn giản hơn, thiết yếu hơn. Ngài nói thêm, chúng ta cần tự vấn, từ góc độ tôn giáo, xã hội, kinh tế. Đức Tổng Giám Mục Guimarâes nói, “chúng ta không làm chủ Thiên Nhiên”, chỉ là những người bảo vệ nó.
http://vietcatholic.org/News/Home/Archive?date=2019-10-11
Ngài kết luận, chúng ta không có hành tinh nào khác để có thể sống. Vì vậy, tốt hơn, chúng ta nên chăm sóc hành tinh này.
Ngài kết luận, chúng ta không có hành tinh nào khác để có thể sống. Vì vậy, tốt hơn, chúng ta nên chăm sóc hành tinh này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét