Chuyện bên lề Thượng Hội Đồng Amazon: tượng đàn bà mang thai của người bản địa bị lấy khỏi một nhà thờ Công Giáo và liệng xuống sông Tiber
Theo Hannah Brockhaus của CNA, một cuốn video đăng tải trên YouTube ngày 21 tháng 10 cho thấy hai người đàn ông lấy một số tượng gỗ tạc người đàn bà đang mang thai từ một nhà thờ Công Giáo gần Vatican và liệng xuống sông Tiber.
Các bức tượng trên vốn đã hiện diện trong nhiều biến cố có liên hệ với Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon và đã gây tranh cãi gay gắt: một số người coi chúng là hình tượng Đức Maria, nhiều người khác cho là hình tượng tôn giáo “Pachamama” trong khi phát ngôn viên của Tòa Thánh thì mô tả chúng một cách mơ hồ như là tượng trưng cho sự sống.
Từ cuốn Video dài 4 phút, hình như biến cố diễn ra khoảngrạng sáng ngày 21 tháng 10, khi một người cầm máy quay hình bước vào Nhà Thờ Santa Maria ở Traspontina. Nhà thờ này kế cận Vatican và Quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, nơi các tượng này được trưng bầy.
Bên trong Nhà thờ, người ta thấy một người đàn ông bước vào một nhà nguyện bên hông rồi bước ra mang theo các bức tượng. Hai người đàn ông sau đó ra khỏi Nhà Thờ, và cuốn video cho thấy họ mang theo 5 bức tượng tạc người đàn bà về phía Lâu Đài Sant’Angelo. Họ ném các bức tượng từ một bên cầu Sant’Angelo xuống Sông Tiber.
Không khuôn mặt nào được lộ rõ, và cuốn video được đăng tải lên YouTube bởi một chương mục vô danh. Ngay khi đăng tải, đã có 12,000 lượt người xem.
Cùng một chương mục YouTube ấy đã đăng cuốn video thứ hai về biến cố ngày 21 tháng 10. Cuốn này ngắn hơn, nhưng có phẩm chất video cao hơn, được hiệu đính, thêm âm nhạc.
Dưới phần phụ đề, có lời cho rằng hành động này được thực hiện “vì một lý do duy nhất: Chúa và Cứu Chúa của chúng ta là Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Diễm phúc của Người và mọi người theo chân Chúa Kitô đang bị tấn công bởi chính các chi thể của Giáo Hội chúng ta. Chúng ta không chấp nhận việc này! Chúng ta không thể im lặng được nữa! Chúng ta phải hành động ngay bây giờ!” (nguyên văn).
Phụ đề viết tiếp: “Vì chúng ta yêu nhân loại, chúng ta không thể chấp nhận được việc người của một vùng nào đó không nên được rửa tội và do đó bị từ chối vào thiên đàng. Bổn phận chúng ta là vâng theo lời Thiên Chúa như Mẹ Giáo Hội vốn vâng theo. Không có con đường cứu rỗi thứ hai. Christus vincit, Christus regnat, Christus imperat![Chúa Kitô chiến thắng, Chúa Kitô hiển trị, Chúa Kitô thống trị]”
Được hỏi về biến cố trên trong cuộc họp báo ngày 21 tháng 10, Ông Paolo Ruffini, đứng đầu ngành thông tin của Tòa Thánh, gọi đó là “cú chơi ngoạn mục lấy tiếng [a stunt]”.
Ông nói khó có thể hỏi một phản ứng của Vatican đối với một điều chỉ xẩy ra trước đó một thời gian ngắn, nhưng “đánh cắp một vật gì đó khỏi một nơi nào đó và rồi ném đi là một cú chơi ngoạn mục lấy tiếng”.
Nhắc lại nhận định của ông tuần trước rằng hình tượng này “tượng trưng cho sự sống, sinh sản, trái đất”, ngày 21 tháng 10, Ông Ruffini nói rằng việc liệng bức tượng đi “là một cử chỉ xem ra đối với tôi mâu thuẫn với tinh thần đối thoại, một tinh thần nên luôn sinh động hóa mọi sự”.
Ông Ruffini nói thêm: “tôi không biết phải nói gì thêm. Đây là một vụ đánh cắp”.
Cha Giacomo Costa, một viên chức truyền thông của Thượng Hội Đồng Amazon, hôm 21 tháng 10, nói rằng ở Amazon, bức tượng tượng trưng cho sự sống y hệt như “chai nước” hay “con vẹt” tượng trưng cho sự sống ở trong vùng.
Cha Costa cho rằng chú mục vào bức tượng và cử chỉ liệng chúng xuống Sông Tiber “không có nghĩa gì cả”.
Vị linh mục này nói rằng “tuy nhiên, lấy cắp một đồ vật không có tính xây dựng”.
Bức tượng gây tranh cãi từng là một phần trong nghi lễ trồng cây tại Vườn Vatican vào ngày 4 tháng 10 và trong một buổi đi đàng thánh giá “Amazon” ngày 19 tháng 10. Nó cũng hiện diện gần Vatican trong nhiều biến cố khác nhau diễn ra trong lúc Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon đang họp, do sáng kiến “Casa Comun” (Ngôi Nhà Chung), mà phần lớn diễn ra tại Nhà Thờ Santa Maria ở Traspontina.
Cũng trên YouTube, nhận định về biến cố này, Cha Mark Goring, CC, cho rằng chúng ta tôn trọng mọi tín ngưỡng, nhưng trưng bầy ảnh tượng phiếm thần trong một nhà thờ Công Giáo là điều không thể chấp nhận được, nói gì thì nói.
Các bức tượng trên vốn đã hiện diện trong nhiều biến cố có liên hệ với Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon và đã gây tranh cãi gay gắt: một số người coi chúng là hình tượng Đức Maria, nhiều người khác cho là hình tượng tôn giáo “Pachamama” trong khi phát ngôn viên của Tòa Thánh thì mô tả chúng một cách mơ hồ như là tượng trưng cho sự sống.
Từ cuốn Video dài 4 phút, hình như biến cố diễn ra khoảngrạng sáng ngày 21 tháng 10, khi một người cầm máy quay hình bước vào Nhà Thờ Santa Maria ở Traspontina. Nhà thờ này kế cận Vatican và Quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, nơi các tượng này được trưng bầy.
Bên trong Nhà thờ, người ta thấy một người đàn ông bước vào một nhà nguyện bên hông rồi bước ra mang theo các bức tượng. Hai người đàn ông sau đó ra khỏi Nhà Thờ, và cuốn video cho thấy họ mang theo 5 bức tượng tạc người đàn bà về phía Lâu Đài Sant’Angelo. Họ ném các bức tượng từ một bên cầu Sant’Angelo xuống Sông Tiber.
Không khuôn mặt nào được lộ rõ, và cuốn video được đăng tải lên YouTube bởi một chương mục vô danh. Ngay khi đăng tải, đã có 12,000 lượt người xem.
Cùng một chương mục YouTube ấy đã đăng cuốn video thứ hai về biến cố ngày 21 tháng 10. Cuốn này ngắn hơn, nhưng có phẩm chất video cao hơn, được hiệu đính, thêm âm nhạc.
Dưới phần phụ đề, có lời cho rằng hành động này được thực hiện “vì một lý do duy nhất: Chúa và Cứu Chúa của chúng ta là Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Diễm phúc của Người và mọi người theo chân Chúa Kitô đang bị tấn công bởi chính các chi thể của Giáo Hội chúng ta. Chúng ta không chấp nhận việc này! Chúng ta không thể im lặng được nữa! Chúng ta phải hành động ngay bây giờ!” (nguyên văn).
Phụ đề viết tiếp: “Vì chúng ta yêu nhân loại, chúng ta không thể chấp nhận được việc người của một vùng nào đó không nên được rửa tội và do đó bị từ chối vào thiên đàng. Bổn phận chúng ta là vâng theo lời Thiên Chúa như Mẹ Giáo Hội vốn vâng theo. Không có con đường cứu rỗi thứ hai. Christus vincit, Christus regnat, Christus imperat![Chúa Kitô chiến thắng, Chúa Kitô hiển trị, Chúa Kitô thống trị]”
Được hỏi về biến cố trên trong cuộc họp báo ngày 21 tháng 10, Ông Paolo Ruffini, đứng đầu ngành thông tin của Tòa Thánh, gọi đó là “cú chơi ngoạn mục lấy tiếng [a stunt]”.
Ông nói khó có thể hỏi một phản ứng của Vatican đối với một điều chỉ xẩy ra trước đó một thời gian ngắn, nhưng “đánh cắp một vật gì đó khỏi một nơi nào đó và rồi ném đi là một cú chơi ngoạn mục lấy tiếng”.
Nhắc lại nhận định của ông tuần trước rằng hình tượng này “tượng trưng cho sự sống, sinh sản, trái đất”, ngày 21 tháng 10, Ông Ruffini nói rằng việc liệng bức tượng đi “là một cử chỉ xem ra đối với tôi mâu thuẫn với tinh thần đối thoại, một tinh thần nên luôn sinh động hóa mọi sự”.
Ông Ruffini nói thêm: “tôi không biết phải nói gì thêm. Đây là một vụ đánh cắp”.
Cha Giacomo Costa, một viên chức truyền thông của Thượng Hội Đồng Amazon, hôm 21 tháng 10, nói rằng ở Amazon, bức tượng tượng trưng cho sự sống y hệt như “chai nước” hay “con vẹt” tượng trưng cho sự sống ở trong vùng.
Cha Costa cho rằng chú mục vào bức tượng và cử chỉ liệng chúng xuống Sông Tiber “không có nghĩa gì cả”.
Vị linh mục này nói rằng “tuy nhiên, lấy cắp một đồ vật không có tính xây dựng”.
Bức tượng gây tranh cãi từng là một phần trong nghi lễ trồng cây tại Vườn Vatican vào ngày 4 tháng 10 và trong một buổi đi đàng thánh giá “Amazon” ngày 19 tháng 10. Nó cũng hiện diện gần Vatican trong nhiều biến cố khác nhau diễn ra trong lúc Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon đang họp, do sáng kiến “Casa Comun” (Ngôi Nhà Chung), mà phần lớn diễn ra tại Nhà Thờ Santa Maria ở Traspontina.
Cũng trên YouTube, nhận định về biến cố này, Cha Mark Goring, CC, cho rằng chúng ta tôn trọng mọi tín ngưỡng, nhưng trưng bầy ảnh tượng phiếm thần trong một nhà thờ Công Giáo là điều không thể chấp nhận được, nói gì thì nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét