Trang

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

4 Cuộc đời Môsê, Carlo Maria Martini


4 Cuộc đời Môsê, Carlo Maria Martini
CUỘC ĐỜI MÔSÊ
BÀI HAI
MÔSÊ VÀ BỤI GAI CHÁY BỪNG (Phần II)


3. Môsê hiểu được gì?

Môsê hiểu sáng kiến của Thiên Chúa là gì: không phải ông đi tìm Chúa, nhưng chính Chúa tìm ông và tìm ông ở chính nơi ông đang sống. Nơi Môsê đang sống là đâu? Sa mạc, một nơi đáng thương, một nơi bị nguyền rủa. Kinh thánh diễn tả sa mạc là nơi chó sói, rắn rít, bọ cạp ở; nhưng đó cũng là nơi Thiên Chúa hiện diện và tỏ vinh quang của Ngài.

Chúng ta suy nghĩ một chút về Môsê của giờ phút này. Ông đã hoàn toàn thay đổi tầm nhìn, ông có một hoán cải thực sự, một cách thế mới để biết Chúa. Trước đây, ông coi Chúa như một ông chủ khắc nghiệt, dùng người rồi vứt bỏ. Để phục vụ vị Chúa đó, phải làm rất nhiều việc: làm cách mạng, hi sinh địa vị cao sang, bước đến với anh em đông bào, liều mạng sống vì họ, để rồi cuối cùng, bị khinh chê, cười nhạo và vứt bỏ. Bây giờ, ông mới hiểu Chúa là Đấng giầu lòng thương xót. Chúa yêu thương ông, quan tâm đến ông, săn sóc ông là một người bị thất bại hoàn toàn, bị mọi người quên lãng, vứt bỏ. (Chúng ta có thể liên tưởng đến Maria khóc em là Ladarô mới qua đời. Cô hoàn toàn thất vọng, thì Chúa đến. Chúa gọi cô. Chúa đem lại cho cô niềm hi vọng – Ga 11,28). Và Thiên Chúa đó không phải là một Thiên Chúa khác lạ đối với Môsê: “Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp”. Không, đó không phải là một Thiên Chúa xa lạ. Đó chính là Giavê của tổ tiên Môsê, là Đấng quan tâm săn sóc những người bị bỏ rơi, những người lâm cảnh thất vọng và coi đời mình như đã tàn.

“Thiên Chúa của tổ tiên ông”, Chúa nhắc Môsê nhớ lại để đừng đánh mất ký ức. Chúa nhắc ông nhớ lại quá khứ vì chính trong quá khứ và trong lịch sử dân tộc ông, Chúa tỏ lộ sáng kiến và chương trình của Ngài.

* Chúng ta: nên nhớ lại, Chúa của chúng ta cũng là Chúa của tất cả những ai giáo dục chúng ta trong đức tin; Thiên Chúa của cha mẹ, ông bà đã dạy chúng ta cầu nguyện; Thiên Chúa của những người đã dạy giáo lý, đã ban các bí tích cho chúng ta, đã giúp chúng ta hiểu Tin Mừng. Ký ức này sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: chúng ta luôn liên kết với mọi người trong đức tin vào Thiên Chúa.

- Thiên Chúa giầu lòng thương xót
Xuất hành 3, 7-10: “ĐỨC CHÚA phán: "Ta đ thấy r cảnh khổ cực của dn Ta bn Ai-cập, Ta đ nghe tiếng chng ku than vì bọn cai hnh hạ. Phải, Ta biết cc nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tràn trề sữa và mật, xứ sở của người Ca-na-an, Khết, E-mô-ri, Pơ-rít-di, Khi-vi và Giơ-vút. Giờ đây, tiếng rên siết của con cái Ít-ra-en đ thấu tới Ta; Ta cũng đ thấy cảnh p bức chng phải chịu vì người Ai-cập. Bây giờ, ngươi hy đi! Ta sai ngươi đến với Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập."

Trước đây, Môsê hành động như chính ông là người chịu trách nhiệm về dân Israel, như ông là người coi sóc dân ông, như chỉ có ông hiểu rõ anh em đồng bào mình và những nỗi khổ cực của họ. Bây giờ, ngược lại, ông mới hiểu, không phải ông thấy nỗi khổ của dân Israel, mà là Thiên Chúa thấy dân Người trong cảnh lầm than bất hạnh.

Môsê hiểu nền tảng cốt yếu của ơn gọi là gì: trước hết, ơn gọi đó do Thiên Chúa khởi xướng. Sau hai giai đoạn của cuộc đời đầy đắng cay, đau khổ, tan vỡ ảo tưởng, ông mới khám phá ra chính Thiên Chúa mới là Đấng khởi xướng công trình cứu độ, chứ không phải ông. Ông chỉ là người được sai đi thực hiện chương trình của Ngài. Khi Môsê khám ra điều đó, Chúa sai ông đi: “Ta sai ngươi đến với Pharaô để đưa dân Ta là con cái Israel ra khỏi Ai Cập.”

- Môsê là người thực hiện chương trình của Thiên Chúa
Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng nhau suy gẫm về lòng thương cảm của Chúa Giêsu, người mục tử trong Mt 9, 35-10,1: “Đức Giê-su đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền. Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lịng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hy xin chủ ma gặt sai thợ ra gặt la về." Rồi Đức Giê-su gọi mười hai môn đệ lại, để ban cho các ông quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.”

Chúa Giêsu như muốn nói: “Anh em đừng nghĩ anh em phải làm việc như đó là công việc của anh em. Anh em phải hiểu anh em đang làm việc cho chương trình của Thiên Chúa. Đừng như Môsê trong giai đoạn đầu của cuộc đời ông. Hãy để Thiên Chúa dẫn dắt anh em.” “Xin chủ mùa sai thợ gặt” có ý nghĩa gì? Có nghĩa là: xin hãy giúp chúng con xứng đáng là những người Chúa sai đi. Sai đi không phải để làm những gì chúng con thích, thực hiện chương trình chúng con đã hoạch định; nhưng luôn ý thức rằng chúng con được sai đi để làm theo chương trình của Chúa.

* Chúng ta: chúng ta thấy có sự tiến triển trong ơn gọi của Môsê. Như ông, trải qua những kinh nghiệm rất đau đớn, từ từ, chúng ta mới hiểu sâu xa chân lý nền tảng của ơn gọi: không phải chính chúng ta hành động và đổi mới, nhưng chính sáng kiến của Thiên Chúa thấm nhập vào toàn bộ hoạt động và làm biến đổi tất cả những gì đã xảy đến và sẽ xảy đến nơi chúng ta và nơi mọi người.

Câu hỏi gợi ý :

1. Tôi đã có kinh nghiệm nào về sự tiến triển ơn gọi nơi bản thân (ơn gọi đó có thể là ơn gọi tu trì, ơn gọi gia đình, ơn gọi nghề nghiệp, v.v.)? Tôi đã được Chúa thanh luyện thế nào trên con đường ơn gọi? Tôi đã nhận ra và ý thức sâu xa chân lý nền tảng trên chưa? (chính Thiên Chúa hành động, chính Thiên Chúa khởi xướng chương trình của Ngài, chính Thiên Chúa sai tôi đi thực hiện chương trình của Ngài, chính Thiên Chúa hướng dẫn, thúc đẩy, đổi mới. Công trình tôi đang thực hiện không phải là của tôi, mà là của Chúa).

2. Tôi có chiếm quyền làm chủ của Chúa không? Nếu có, thì đâu là nguyên nhân làm tôi chiếm quyền làm chủ của Chúa?

3. Nhìn lại lịch sử đời tôi, tôi thấy đâu là những sáng kiến, những chương trình của Thiên Chúa về tôi, và Ngài muốn tôi làm gì?

[1] Các bài suy niệm phỏng dịch từ “Vie de Moise, vie de Jesus et existence pascale”, Éd. St.-Augustin-St-Maurice, Suisse, 1994

++++++++++++++++++++


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét