Cẩm Nang Hỏi Đáp Triết Học – Triết Gia MAIMONIDES (Câu 159-160)
- Một số điều tiêu biểu gây bối rối mà Maimonides khai triển trong tác phẩm Guide of Perplexed của ông là gì?
Trước hết và có lẽ tiêu biểu hơn cả là vấn nạn đặt ra trong Guide of Perplexed về loại hiểu biết khả dĩ mà con người có được về Thiên Chúa. Theo học thuyết thần học phủ định (the Doctrine of Negative Theology) mà Maimonides kế thừa từ Avicenna (980-1037) thì không có quả quyết chắc chắn nào về Thiên Chúa có thể được biết, vì Thiên Chúa không giống như bất kỳ hữu thể nào khác mà con người đã kinh nghiệm và con người không có kinh nghiệm về Thiên Chúa. Mọi điều con người có thể biết là những gì Thiên Chúa không phải là.
Thứ đến, có một sự trái ngược giữa ý niệm về Thiên Chúa nơi mà Do thái giáo được sáng lập với ý niệm mang tính triết học, trường phái Aristotle về Thiên Chúa. Ý niệm triết học vốn cho rằng Thiên Chúa là sự hiểu biết, trong khi ý niệm về tôn giáo lại cho rằng không thể biết được Thiên Chúa là gì. Mainonides (1135-1204) tóm kết vấn đề này bằng những gì mà ông gọi là “những kết luận thật vô lối” trong đoạn văn sau đây.
Thượng đế, Đấng mà mọi người sáng suốt nhận ra là hoàn thiện trong mọi loại của sự hoàn thiện, có thể trong mức độ mà mọi hữu thể được chú tâm tới, không phát sinh ra điều mới trong mọi loại của sự hoàn thiện; dù rằng Ngài muốn kéo dài đôi cánh của một con ruồi hay làm cho chân của một con sâu ngắn đi, Ngài sẽ không thể làm như vậy. Nhưng Aristotle lại nói rằng, Ngài không muốn điều ấy và không thể nào muốn một số điều nào đó khác biệt so với điều mà nó là; nó không thêm vào cho sự hoàn thiện của Ngài, nhưng có lẽ từ một lối nhìn nào đó là thiếu sót mà thôi.
Thứ ba, Maimonides bác bỏ học thuyết của trường phái Aristotle về tính vĩnh cửu của thế giới. Mặc dù ông không thể đưa ra sự biện hộ chung cục dựa trên lý lẽ về sự bác bỏ này, cũng không thể khẳng định rằng đây là một vấn đề mà nơi đó tôn giáo nhất định là đúng.
- Điều gì khiến các Triết gia có cảm tình với Mainonides?
Mainonides (1135-1204) cung cấp một sự biện hộ cho tư tưởng triết học trong một bối cảnh tôn giáo trong một thời đại khi mà các triết gia sợ hãi sự bách hại từ các nhà cầm quyền thuộc tôn giáo. Những vấn nạn mà Maimonides gợi lên trong việc hoà giải triết học Aristotle-hay những tóm kết tốt nhất của lý trí lúc bấy giờ-với tôn giáo đã đưa vào tôn giáo chính các vấn nạn triết học về những giới hạn của hiểu biết và những gì cần phải được tóm kết khi lý trí đã đi tới ngõ cụt. Tức là, liệu chúng ta nên nói rằng những giới hạn về lý trí là những giới hạn của hiểu biết con người, hay chúng ta nên mở rộng những giới hạn của lý trí vào trong địa hạt của niềm tin và mạc khải tôn giáo? Hay nói chặt hơn, những điều này là vấn đề về cách mà chúng ta nên suy tư về tôn giáo.
Vào thời Trung cổ, kỷ nguyên của tôn giáo, các triết gia miễn cưỡng khởi đầu việc hành triết của mình với những sự thừa nhận căn bản là Thiên Chúa tồn tại và Ngài là Đấng tốt lành. Nhưng các triết gia luôn được thúc bách để vượt qua những giới hạn của sự hiểu biết và tìm kiếm tính chắc chắn trong những giới hạn ấy. Bằng việc khai triển Aristotle như là hiện thân của triết học, Maimonides có thể gợi lên những câu hỏi ngầm tất yếu về liệu rằng lý trí có thể biện minh cho niềm tin trong sự tồn tại và những giáo huấn không chỉ về phiên bản của Do thái giáo về Thiên Chúa, nhưng còn về Thiên Chúa trong Kitô giáo (và có lẽ cả Hồi giáo nữa) hay không.
Nên nhớ rằng, những câu hỏi như vậy không được dưới sự bảo trợ của thẩm quyền đáng kính trọng và không thể đặt vấn đề của chính Vị Triết gia-tức là, Aristotle-đã dẫn đến mất kế sinh nhai, bị khai trừ, và cũng đưa tới cái chết nữa. Các triết gia không dại dột vào kỷ nguyên tôn giáo, họ không hiển nhiên chống lại lòng tin của họ với những thể chế thần học khác nhau và những nhà lãnh đạo của họ,-vốn dĩ xảy ra như vậy!- kiểm soát mọi khía cạnh thuộc về đời sống xã hội, chính trị và kinh tế ở Âu châu và Trung Đông, cùng với đó, họ duy trì những giáo lý tôn giáo cụ thể.
Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book, (Visible Ink Press, 2010), 71-72.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét