Canh Thức Phục sinh
Lm. Jude Siciliano, OP
St 1: 1-22, St 22: 1-8; Xh 14: 15–15:1: Is 54: 5-14: Is 55:1-11; Br 3: 9-15: Ed 36: 16-17a, 18-28; Rm 6: 3-11: Macco 16: 1-7
Theo Công Đồng Vatican II thì 'giáo dân cần hiểu ba ngày cuối cùng của Tuần Thánh không phải là để sửa soạn mừng lễ Phục Sinh. Như thánh Augustine viết "Tam nhật thánh thiêng nhất là hướng về Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh Giá, chịu táng xác và sống lại". Bởi thế, giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo luôn giải thích về sự quan trọng của lễ Phục Sinh nó mang ý nghĩa chính thức cho năm phụng vụ được triển khai trong các Chúa Nhật trong tuần. Hôm nay chúng ta đứng trên đỉnh núi để cử hành nghi lễ phụng vụ quan trọng nhất của chúng ta. Chúng ta đang ở ngay tâm điểm của Mầu Nhiệm Vượt Qua. Đức Kitô đã sống lại từ cỏi chết, và điều cốt lõi quan trọng cho chúng ta là: Nguyên lý lâu đời trong đức tin của chúng ta: Sự Phục Sinh của Chúa Kitô cũng là sự phục sinh của mổi người chúng ta.
Để hiểu rõ hơn điều chúng ta nói là việc chúng ta sẽ có một ngày sống lại như Đức Kitô, chúng ta nên hiểu về ba ý nghĩa:
1- Nghĩa thứ nhất là thân xác Chúa Kitô trong lịch sử;
2- Nghĩa thứ 2 là thân xác Chúa Kitô trong giáo hội,
3- và ý nghĩa thứ 3 là thân xác Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể.
Đại lễ Phục Sinh của chúng ta gồm toàn bộ ba ý nghĩa này:
- Thân xác của Chúa Kitô sinh bởi Đức Mẹ Maria, sinh trưởng ở Galilê được chào đón như là một ngôn sứ đi rao giảng, bị bạc đãi, bị đóng đinh chịu chết trên cây thập giá, và được sống lại bởi Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần.
- Giáo hội, như thánh Phaolô nói là "thân thể Chúa Kitô" mà chúng ta trở nên trong khi chúng ta chịu phép rửa;
- Mình và Máu của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể mà chúng ta lãnh nhận và chúng ta trở nên một với Ngài trong khi chúng ta rước Thánh Thể Chúa.
Điểm chính để hiểu ý nghĩa về Mầu Nhiệm Vượt Qua là tất cả ba lần đều nói đến "thân xác Chúa Kitô" đều có ý nghĩa chung với nhau và dựa vào nhau. Chúa Kitô hiến dâng Ngài cho Chúa Cha trong Quyền năng của Chúa Thánh Thần trong lúc Ngài chịu đóng đinh và chịu chết, chính sự Phục Sinh của Ngài là theo ý Chúa Cha nói "phải" có ơn hy sinh đó! Trong tình yêu thương và lòng thương xót của Ngài dành cho chúng ta, Chúa Kitô để lại cho giáo hội của Ngài bí tích Thánh Thể là ơn huệ của Ngài ban trước khi Ngài ra đi.
Chúng ta được lãnh ơn huệ đó qua ơn huệ của bí tích rửa tội. Và như thánh Augustine nói là chúng ta "trở thành Kitô". Thánh John Kim khẩu đã giải thích rõ ràng trong bài dạy trong sách giáo lý về lễ Phục Sinh là "Khi Chúa Giêsu Kitô chết, nhưng vẫn còn treo trên thập giá, một người lính đến dùng thương đâm vào bên cạnh sườn Ngài và ngay lập tức nước và máu chảy ra... Bây giờ nước là biểu tượng của phép rửa tội, và máu là biểu trưng cho bí tích Thánh Thể". Bây giờ chúng ta thấy tại sao giáo hội vẫn luôn luôn dạy rằng các bí tích chính của giáo hội là bí tích rửa tội và bí tích Thánh Thể. Qua bí tích rửa tội chúng ta trở nên Kitô Hữu, và qua bí tích Thánh Thể chúng ta trở nên “hơn tất cả những gì chúng ta có đó chính là thân thể của Chúa Kitô" (theo thánh Augustine). Nhân ngày Phục sinh này, ngày Chúa Kitô sống lại (và ngày chúng ta sống lại), chúng ta hãy vui mừng và cùng với thánh Phaolô lớn tiếng "Nay tôi sống, không phải là chính tôi sống, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi" Dầu chúng ta sẽ chết như Ngài đã chết, nhưng chúng ta sẽ được sống lại bởi ơn Chúa Thánh Thần ở bên hữu Thiên Chúa trên thiên đàng.
Chúc tất cả các bạn có một lễ Phục sinh thật may mắn và tràn đầy niềm vui!
(Trong lễ Vọng Phục Sinh đọc 9 bài đọc: 7 bài trích sách Do thái và 2 trích trong sách Tân Ước. Có thể có bài không đọc nhưng thường thì 3 bài được đọc trong sách Do thái trước bài trích thư và phúc âm. Bài trích sách Xuất Hành phải được đọc).
Đối với những ai trong chúng ta đã từng trãi qua cái chết của người thân thương trong năm vừa qua, Thánh lễ hôm nay đem đến một thông điệp an ủi. Mối quan hệ giửa chúng ta và các người thân thương đã qua đời không phải bị cắt đứt hoàn toàn, chỉ còn lại nhúm tro tàn. Đức tin chúng ta bảo đảm với chúng ta rằng chúng ta với họ sẽ sống lại. Ngày nay, những ai trong chúng ta sắp đến lúc cuối đời bị đau yếu vì bệnh tật và bị tuổi cao cũng được an ủi hôm nay. Điều có vẻ như có một chiến thắng chắc chắn cho cái chết, không phải thế. Thiên Chúa có nụ cười cuối cùng trên sự chết, và vì vậy, đức tin của chúng ta sẽ xoá đi nổi sợ hãi của chúng ta.
Nhưng, Thánh lễ hôm nay không chỉ nói về đời sống về sau. Sự sống lại cũng thử thách chúng ta trong cuộc sống bây giờ; Sự sống lại sẽ tạo ra sự khác biệt gì cho chúng ta hiện nay? Có đủ bằng chứng trong thế giới hiện nay có thể thúc đẩy chúng ta bình tỉnh ở trong bất kỳ ngôi mộ nào của chúng ta. Thế giới là một nơi khủng khiếp cho chúng ta, đặc biệt là trong những ngày này và việc né tránh khỏi nghĩ đến nó là một cám dỗ. Chúng ta có rất nhiều sự trợ giúp nếu chúng ta muốn tránh khỏi uống rượu, công việc, dành nhiều thời gian để xem TV, vượt qua các biến động cho tới khi nghỉ hưu, tránh tham dự các vấn đề xã hội lớn chung quanh chúng ta v.v... Chúng ta có thể núp dưới bóng của những thói quen thường ngày. Những việc đó sẽ làm cho chúng ta tê liệt và tạo điều kiện cho chúng ta miễn nhiễm với cuộc sống mới. Đối với những ai bị tai nạn vì đời sống mới, nỗi sợ hãi về tương lai không xác định cũng có thể giử chúng ta trong ngôi mộ. Tảng đá nặng che phủ lối ra để đến với cuộc sống mới sẽ giúp che chở và bảo vệ chúng ta khỏi sự sợ hải – Nhưng vẫn giử lời hứa về sự đổi mới; và được sống lại. Sự sống lại nói rằng Đức Chúa có những chương trình khác cho chúng ta. Ngài không bỏ rơi chúng ta một mình trong khi phải đối mặt với những việc nặng nề khi bước ra khỏi ngôi mộ. Điều mà các phụ nữ xem như là một gánh nặng không thể vượt qua: (Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ?). Thiên Chúa đã định điều đó. Tảng đá đã được lăn ra và một đời sống mới đã đi khỏi nơi chết và lan truyền sự sống đó đến tận Galilê.
Người thanh niên trong ngôi mộ, mặc áo như một sứ giả từ trên trời, tường thuật "Chúa Giêsu, người Nadarét, Đấng bị đóng đinh”, ở đây nhấn mạnh về thể trạng con người của Chúa Giêsu. Mô tả một người thật ở Nadarét, là một người đã chịu đóng đinh trên thập giá; bằng những lời không kính trọng. Chúa Giêsu đến từ một thị trấn nhỏ, không được kính trọng như những người dân đô thị lớn như ở Giêrusalem ("có điều gì đáng quý từ Nadarét đâu?") Ga 1:46, và người đó bị đóng đinh và chịu chết trên thập giá như một tử tội. Tuy vậy, người đưa tin Chúa Kitô nói cho các phụ nữ rằng người ở Nadarét, bị chết trên cây thập giá như một tử tội, đã được sống lại. Đây là người tôi tớ đau khổ của ngôn sứ Isaia mà chúng ta nghe nói đến hôm qua, trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh (Is 52:13- 53: 12), người đã bị hiểu lầm, bị chối bỏ, bị buộc tội và xử tử. Thật là một sự đảo ngược hoàn toàn vừa xãy ra!
Nhưng, sự phục sinh chỉ đến qua cái chết của Chúa Giêsu – Ngài là "kẻ bị đóng đinh". Thánh Máccô không để chúng ta quên hình bóng của cây thập tự vẫn còn hiện diện trong thời đại mới này được khai lập bởi Chúa Giêsu Phục Sinh. Thế giới chúng ta có thể không tin vào sự sống lại; một từ ngữ rất xa lạ đối với người thời nay. Nhưng, mọi người chắc chắn đã hiểu biết về thập tự giá và sự đau khổ. Ngay cả những người không có đức tin cũng sẽ nói "Tôi phải vác một cây thập giá quá nặng" Chúng ta nên ghi nhớ những thập giá của thế giới trong tâm trí chúng ta trong lúc chúng ta mừng sự phục sinh. Cây thập giá phủ bóng dài của nó trên trái đất của chúng ta và các dân của nó. Người đưa tin nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa chúng ta không xa lạ gì với nổi đau khổ. Thiên Chúa không phải chỉ là Thiên Chúa của hoàng hôn sắc màu, của những bông hoa đẹp và các trẻ ngây thơ. Việc đánh giá một cách tỉnh táo về thế giới của chúng ta sẽ không cho phép chúng ta có một Thiên Chúa vô tư, vô tình như vậy. Chúng ta thử nhìn vào việc chém giết người hàng loạt ở hai thánh phố Boulder và Atlanta. Hơn 500,000 người chết vì vi-rút covid, không kể 125 triệu người đã chết trên thế giới vì vi-rút covid. 25% trẻ em trong đất nước này sống trong cảnh nghèo khổ; nô lệ tình dục và lạm dụng hôn nhân v.v... Chúa Giêsu bị gọi là "Đấng bị đóng đinh", và chúng ta được nhắc rằng Thiên Chúa của chúng ta đã vào thế giới chúng ta, một thế giới chúng ta rất quen thuộc, có nỗi buồn dường như làm mờ“hoa loa kèn trong cánh đồng" và “các chim đang bay trên trời".
Chúng ta đã họp nhau với Đấng Mêsia đau khổ và Người bị đau khổ nơi cây thánh giá vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh. Chúng ta tin là Đức Chúa của chúng ta có ở đó cùng với chúng ta, mặc dù sự thật là chúng ta không có câu trả lời ngay là chúng ta đã bị thất bại. Hình như sự dữ quá lớn, mạnh mẽ và đầy quyền lực. Chúng ta cảm thấy bị bất lực và không đủ sức chổi dậy. Chúng ta cần thứ Sáu Tuần Thánh để nhắc chúng ta nhớ là chúng ta không sống đơn độc trong đau khổ của mình. Đức Chúa không xa lạ gì với nổi đau của chúng ta. Qua Chúa Giêsu, Đức Chúa cũng vậy, Ngài đã mất hết tất cả qua sự chết. Sau khi mọi sự đã hoàn tất, chúng ta hỏi cùng một câu của các phụ nữ tự hỏi "Ai sẽ lăn tảng đá này đi?" Ai sẽ mở cửa mộ; ai sẽ giải thoát chúng ta và tiêu diệt sự chết?
Vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh và ngày thứ Bảy Tuần Thánh, chúng ta và các phụ nữ không suy nghĩ quá lạc quan. Chúng ta đã không nghĩ ra "ý nghĩ của thời trẻ thơ" Xác chết không tự ngồi dậy. Nhưng, bài trích sách Sáng Thế đọc tối hôm nay nhắc chúng ta biết là Đức Chúa có thể tạo dựng từ sự hư không. Đức Chúa phán ra khi trái đất còn hư vô, không có hình tượng nào, ở trong vùng tối âm u đã tạo nên nên ánh sáng. Đức Chúa có thể hoàn toàn có thể làm đảo ngược tình thế bất khả thi. Và Đức Chúa đã làm những điều đó, vì trong khi Đức Chúa đứng với chúng ta nơi cây thập giá trong ngày thư Sáu Tuần Thánh; Ngài cũng đã hành động một cách sáng tạo và bất ngờ vào sáng phục sinh. Một lần nữa bài đọc trích trong sách Sáng Thế, Đức Chúa đã phán một lời quyền năng. Và trong ngôi mộ tối, một lần nữa Đức Chúa lại tạo dựng ra ánh sáng cho chúng ta. Đức Chúa đã lăn tảng đá sự chết bằng một lời ban sự sống. Giờ đây, Đức Chúa đang hướng về chúng ta khi chúng ta đặt câu hỏi cho các phụ nữ "Ai sẽ lăn tảng đá cho chúng ta?" Thiên Chúa trả lời "Ta sẽ làm điều đó".
Câu chuyện này sẻ cho chúng ta là hãy can đảm để đối mặt với những cái chết đã qua trong đời sống chúng ta và chúng ta có thể vững tâm rằng Đức Chúa luôn đứng với chúng ta trong khi chúng ta đau buồn về cái chết của chúng ta. Nhưng, Đức Chúa vẫn có điều gì đó rất mới ưng ban cho chúng ta. Mỗi người trong chúng ta điều biết thứ sáu Tuần Thánh; nhưng chúng ta chỉ có ở đó thôi. Mặc dù chúng ta đã ở đến lúc cuối, một đời sống mới sẽ thể hiện cho chúng ta, một số khả năng mới sẽ mở ra cho chúng ta. Chúng ta tin vào lời người đưa tin "Ngài sẽ đến Galilê trước các ông".
Người thanh niên trong ngôi mộ báo tin cho các phụ nữ "Người đã sống lại, Người không còn ở đây nữa" Lời báo tin đó là tiếng hét của chúng ta trong phụng vụ "Chúa Kitô đã sống lại!" Chúng ta thích lễ này vì đã làm chúng ta lên tiếng ca hát, kịch nhạc đầy màu sắc sau một Mùa Chay ảm đạm. Nhưng, sau những ngày sáng chói nơi đó có còn thật sự ở lại trong chúng ta không? Nhiều khi chúng ta thấy điều tốt bị đánh bại bởi các thế lực thù địch và nói lên rằng "đã xong" (bạn cố gắng tốt đấy, nhưng bạn "thua"). Hôm nay chúng ta kỷ niệm việc Thiên Chúa chọn để ở với nhân loại trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương của loài người chúng ta, chiến đấu với cái chết và đạt được chiến thắng. Bây giờ chúng ta đã được mời gọi hãy tin với các phụ nữ, thông điệp từ ngôi mộ trống. để nhận được nơi Thiên Chúa đã vạch trần sự dối trá mà cái chết đã ban cho chúng ta. Bài phúc âm hôm nay kết thúc với chúng ta trong việc hãy nín thở. Liệu các phụ nữ và chúng ta. bị ngạc nhiên và đi theo đường lối của Chúa Kitô phục sinh, và tin tưởng rằng: Liệu Ngài sẽ ở với chúng ta mỗi khi chúng ta bị yếu đuối do ảnh hưởng của cái chết trong đời sống chúng ta chăng?
Thánh Máccô tránh được sự ngoạn mục hoành tráng trong câu chuyện. Không có gì bất thường về người thanh niên ngồi trong ngôi mộ trống, hay sự thật về tảng đá được lăn đi như thế nào. Thật ra thì bài trích sách này trước tiên kết thúc với câu tiếp theo "Khi các phụ nữ chạy ra khỏi ngôi mộ, họ rất bối rối và run rẩy. Họ qua sợ hãi không dám nói vói bất kỳ ai về điều gì đã xãy ra” (Mc 12: 8). Các phụ nữ chạy về và không nói với ai cả về điều họ đã thấy. Trong câu cuối cùng từ đó không có câu chuyện về sự sống lại của Đức Kitô. Khi sứ giả nhấn mạnh đến nhân tính của Đức Gie6su (Gie6su người Nazaret) à sự đau khổ của Ngài ("kẻ bị đóng đinh trên cây thập giá") Thánh Máccô nói ít về sự vinh quang, và nhấn mạnh việc Chúa Giêsu cùng chia sẽ thân phận con người với chúng ta. Thánh Máccô muốn các cộng đoàn giáo hữu bị bách hại lúc đó yên tỉnh suy gẫm một cách tỉnh thức về ý nghĩa cúa sự phục sinh trong sự chật vật của cuộc sống. Hình như thánh Máccô khuyến khích họ đối mặt với nỗi sợ hải và nghi ngờ vói hy vọng. Để trả lời câu hỏi của họ "Khi nào thì chúng ta sẽ gặp Ngài?" Thánh Máccô cho người đưa tin nói lên là Chúa Giêsu sẽ đến Galilê trước họ, nơi mà họ mong đợi sẽ gặp Ngài khi Ngài sẽ trở lại trong ngày cuối cùng trong vinh quang của Ngài. Máccô gợi ý là chúng ta sẽ thấy vinh quang. Đó là điều bây giờ chúng ta nuôi dưỡng giữa nghi ngờ và tranh chấp của bản thân.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
Vietcatholic News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét