Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH
Đức Giêsu, Mục Tử nhân lành
Cv 4,8-12; 1Ga 3,1-2; Ga 10,11-18
Chúa Nhật IV được gọi là Chúa Nhật “Chúa Chiên lành,” để cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta hình ảnh Người Mục Tử Tốt Lành. Hình ảnh này rất gần gũi với người Do Thái và rất phổ biến trong Kinh Thánh.
1- Chân dung người Mục Tử nhân lành
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa được ví như là mục tử tốt lành, còn dân Ítraen được coi là đoàn chiên của Chúa (x. St 49,24-31; Gr 31,10; Mk 7,14). Vua Đavít ca ngợi tình thương Chúa là mục tử: “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi” (Tv 23,1-3). Thiên Chúa chăm sóc dân Người như mục tử chăm lo đoàn chiên, được tiên tri Êdêkien mô tả: “Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng” (Ed 34,16). Nhưng đây chỉ là hình ảnh so sánh chứ chưa phải là hình ảnh thật.
Trong Tân Ước, Đức Giêsu chính là hiện thân người mục tử nhân lành. Người nói: “Tôi chính là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11). Quả thế, trong suốt cuộc đời, bằng sự hiện diện, lời nói và việc làm, Đức Giêsu luôn chứng tỏ Người là mục tử tốt lành yêu thương, săn sóc và hy sinh mạng sống cho đàn chiên. Người là Thiên Chúa làm người để ở giữa chúng ta và để chúng ta được sống dồi dào: “Tôi đến để cho chiên được sự sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Trong những năm rao giảng, Đức Giêsu đã rảo khắp mọi nơi để tìm kiếm những con chiên lạc và đưa chúng về thành một đoàn chiên và một chủ chăn (x. Ga 10,16).
Đặc biệt, người mục tử nhân lành đó đã hiến mình vì đoàn chiên khi Người chấp nhận chịu khổ hình, chết trên thập giá và phục sinh vinh hiển vì ơn cứu độ của đoàn chiên. Vì thế, thánh Phêrô quả quyết: “Nhân danh chính Đức Giêsu Kitô, người Nadarét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã làm cho trỗi dậy từ cõi chết… Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh hiệu nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Cv 4,10-12).
2- Đấng Phục Sinh là Mục Tử nhân lành
Sau khi sống lại, Đức Giêsu đã trao trách nhiệm chăm sóc đàn chiên của Người cho cho Giáo Hội qua thánh Phêrô: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy” (Ga 21,17). Nhờ bí tích Truyền Chức, các linh mục được truyền chức, trở thành cánh tay nối dài và đại diện của Chúa Kitô trên trần gian. Các linh mục được tham dự vào ba sứ vụ mục tử của Chúa Kitô, đó là sứ vụ giảng dạy, thánh hóa và lãnh đạo đoàn chiên được giao phó. Các ngài hành động nhân danh Chúa Kitô và đại diện cho Giáo Hội khi thi hành các sứ vụ đó. Đây là một sứ vụ rất cao cả nhưng cũng rất khó khăn.
Vì thế, các linh mục được mời gọi nên giống Chúa Kitô là mục tử tốt lành, trở thành một mục tử luôn gần gũi, gắn bó, và sống chết cho đoàn chiên. Các linh mục phải có tinh thần hy sinh, biết phục vụ đoàn chiên một cách vui tươi và vô điều kiện như mẫu gương của Thầy Chí Thánh: “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45). Nhờ linh mục mà con người đến gặp gỡ và đón nhận ơn lành của Thiên Chúa. Linh mục là chiếc cầu dẫn con người đến với Thiên Chúa. Con người hôm nay cần đến các linh mục.
Riêng đối với giáo dân là đoàn chiên của Chúa, Lời Chúa mời gọi: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi” (Ga 10,14). “Nghe tiếng Chúa” là lắng nghe Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội qua các linh mục. “Chúng biết Tôi”: biết ở đây không phải là sự hiểu biết thuần túy của trí khôn, nhưng là đi vào tương quan, gần gũi, gắn bó và bước theo Chúa. Chúng ta được mời gọi xây dựng tình yêu thương thắm thiết trong quan hệ song phương giữa các vị chủ chăn và anh chị em giáo dân trong giáo xứ. Linh mục và giáo dân noi gương Chúa Kitô để gần gũi, gắn bó và cộng tác với nhau để xây dựng Nước Chúa trên trần gian. Vì thế, giáo dân được mời gọi yêu mến các linh mục của mình, cộng tác với cha xứ để xây dựng cộng đoàn giáo xứ chúng ta vững mạnh về đời sống đức tin. Đồng thời Giáo Hội cũng muốn mọi thành phần dân Chúa biết liên đới với nhau để cùng giúp nhau chu toàn sứ mạng đem Chúa đến cho muôn dân.
3- Bổn phận chúng ta
Hôm nay, Giáo Hội cũng dành riêng Chúa Nhật này để cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Vì thế, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các bạn trẻ, biết quảng đại đáp lại lời mời gọi đầy yêu thương của Chúa, sẵn sàng dấn thân trên con đường loan báo Tin Mừng. Xin anh chị em cầu nguyện cho các linh mục đang làm mục vụ khắp nơi trên thế giới, trở nên những mục tử như lòng Chúa mong muốn giữa trần gian, và gặp được nhiều sự nâng đỡ trong khi thi hành sứ vụ. Xin cộng đoàn cũng nhớ đến các linh mục đang gặp khó khăn trên hành trình ơn gọi cũng như sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Và mỗi người chúng ta cũng hãy đóng góp phần mình vào trong việc vun trồng ơn gọi bằng cách khuyến khích con em mình tiến bước trên hành trình dâng hiến; sẵn sàng hy sinh dâng con cho Chúa, đồng thời quảng đại giúp đỡ các Chủng Viện, Dòng Tu trong khả năng của mình, để góp phần vào việc đào tạo ơn gọi linh mục, tu sĩ cho Chúa và cho Giáo Hội. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Đức Giêsu, Mục Tử nhân lành
Cv 4,8-12; 1Ga 3,1-2; Ga 10,11-18
Chúa Nhật IV được gọi là Chúa Nhật “Chúa Chiên lành,” để cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay giới thiệu với chúng ta hình ảnh Người Mục Tử Tốt Lành. Hình ảnh này rất gần gũi với người Do Thái và rất phổ biến trong Kinh Thánh.
1- Chân dung người Mục Tử nhân lành
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa được ví như là mục tử tốt lành, còn dân Ítraen được coi là đoàn chiên của Chúa (x. St 49,24-31; Gr 31,10; Mk 7,14). Vua Đavít ca ngợi tình thương Chúa là mục tử: “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi” (Tv 23,1-3). Thiên Chúa chăm sóc dân Người như mục tử chăm lo đoàn chiên, được tiên tri Êdêkien mô tả: “Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng” (Ed 34,16). Nhưng đây chỉ là hình ảnh so sánh chứ chưa phải là hình ảnh thật.
Trong Tân Ước, Đức Giêsu chính là hiện thân người mục tử nhân lành. Người nói: “Tôi chính là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11). Quả thế, trong suốt cuộc đời, bằng sự hiện diện, lời nói và việc làm, Đức Giêsu luôn chứng tỏ Người là mục tử tốt lành yêu thương, săn sóc và hy sinh mạng sống cho đàn chiên. Người là Thiên Chúa làm người để ở giữa chúng ta và để chúng ta được sống dồi dào: “Tôi đến để cho chiên được sự sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Trong những năm rao giảng, Đức Giêsu đã rảo khắp mọi nơi để tìm kiếm những con chiên lạc và đưa chúng về thành một đoàn chiên và một chủ chăn (x. Ga 10,16).
Đặc biệt, người mục tử nhân lành đó đã hiến mình vì đoàn chiên khi Người chấp nhận chịu khổ hình, chết trên thập giá và phục sinh vinh hiển vì ơn cứu độ của đoàn chiên. Vì thế, thánh Phêrô quả quyết: “Nhân danh chính Đức Giêsu Kitô, người Nadarét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã làm cho trỗi dậy từ cõi chết… Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh hiệu nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Cv 4,10-12).
2- Đấng Phục Sinh là Mục Tử nhân lành
Sau khi sống lại, Đức Giêsu đã trao trách nhiệm chăm sóc đàn chiên của Người cho cho Giáo Hội qua thánh Phêrô: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy” (Ga 21,17). Nhờ bí tích Truyền Chức, các linh mục được truyền chức, trở thành cánh tay nối dài và đại diện của Chúa Kitô trên trần gian. Các linh mục được tham dự vào ba sứ vụ mục tử của Chúa Kitô, đó là sứ vụ giảng dạy, thánh hóa và lãnh đạo đoàn chiên được giao phó. Các ngài hành động nhân danh Chúa Kitô và đại diện cho Giáo Hội khi thi hành các sứ vụ đó. Đây là một sứ vụ rất cao cả nhưng cũng rất khó khăn.
Vì thế, các linh mục được mời gọi nên giống Chúa Kitô là mục tử tốt lành, trở thành một mục tử luôn gần gũi, gắn bó, và sống chết cho đoàn chiên. Các linh mục phải có tinh thần hy sinh, biết phục vụ đoàn chiên một cách vui tươi và vô điều kiện như mẫu gương của Thầy Chí Thánh: “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45). Nhờ linh mục mà con người đến gặp gỡ và đón nhận ơn lành của Thiên Chúa. Linh mục là chiếc cầu dẫn con người đến với Thiên Chúa. Con người hôm nay cần đến các linh mục.
Riêng đối với giáo dân là đoàn chiên của Chúa, Lời Chúa mời gọi: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi” (Ga 10,14). “Nghe tiếng Chúa” là lắng nghe Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội qua các linh mục. “Chúng biết Tôi”: biết ở đây không phải là sự hiểu biết thuần túy của trí khôn, nhưng là đi vào tương quan, gần gũi, gắn bó và bước theo Chúa. Chúng ta được mời gọi xây dựng tình yêu thương thắm thiết trong quan hệ song phương giữa các vị chủ chăn và anh chị em giáo dân trong giáo xứ. Linh mục và giáo dân noi gương Chúa Kitô để gần gũi, gắn bó và cộng tác với nhau để xây dựng Nước Chúa trên trần gian. Vì thế, giáo dân được mời gọi yêu mến các linh mục của mình, cộng tác với cha xứ để xây dựng cộng đoàn giáo xứ chúng ta vững mạnh về đời sống đức tin. Đồng thời Giáo Hội cũng muốn mọi thành phần dân Chúa biết liên đới với nhau để cùng giúp nhau chu toàn sứ mạng đem Chúa đến cho muôn dân.
3- Bổn phận chúng ta
Hôm nay, Giáo Hội cũng dành riêng Chúa Nhật này để cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Vì thế, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các bạn trẻ, biết quảng đại đáp lại lời mời gọi đầy yêu thương của Chúa, sẵn sàng dấn thân trên con đường loan báo Tin Mừng. Xin anh chị em cầu nguyện cho các linh mục đang làm mục vụ khắp nơi trên thế giới, trở nên những mục tử như lòng Chúa mong muốn giữa trần gian, và gặp được nhiều sự nâng đỡ trong khi thi hành sứ vụ. Xin cộng đoàn cũng nhớ đến các linh mục đang gặp khó khăn trên hành trình ơn gọi cũng như sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Và mỗi người chúng ta cũng hãy đóng góp phần mình vào trong việc vun trồng ơn gọi bằng cách khuyến khích con em mình tiến bước trên hành trình dâng hiến; sẵn sàng hy sinh dâng con cho Chúa, đồng thời quảng đại giúp đỡ các Chủng Viện, Dòng Tu trong khả năng của mình, để góp phần vào việc đào tạo ơn gọi linh mục, tu sĩ cho Chúa và cho Giáo Hội. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét