Trang

Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2021

Giuđa và chuyện chuyện chói tai của lòng thương xót

 Giuđa và chuyện chuyện chói tai của lòng thương xót

osservatoreromano.va, Andrea Monda, 2021-04-01

Hôm nay, ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Tam Nhật Phục Sinh bắt đầu, những ngày trọng tâm của năm phụng vụ, Giáo hội cử hành mầu nhiệm Thương khó, Tử nạn và Phục sinh của Chúa. Tất cả thuật ngữ “kitô giáo” đều có nguồn gốc của nó trong các sự kiện của ba ngày này, không phải được các thánh sử tình cờ kể trong bốn Tin Mừng và trong cả các văn bản Tân ước cổ đại nhất, có nghĩa là một vài thư của Thánh Phaolô. Thật vậy, chính các Tin Mừng đã được viết bắt đầu chính xác từ biến cố Phục Sinh như để “quay lại cuốn băng” kỷ niệm nhờ linh hứng của Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn “đến sự thật toàn vẹn” (Ga 16:13) .

Từ hôm nay và trong vài ngày tới, L’Osservatore Romano” theo sát phần tường thuật của các Tin Mừng, tập trung sự chú ý vào một số nhân vật quan trọng trong chuỗi sự kiện bi thảm của những giây phút cuối cùng cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu. Có nhiều nhân vật nổi lên trong bốn sách Phúc Âm vì Chúa vẫn tiếp tục, cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời, ngay cả trên thập tự giá, để thực sự gặp gỡ mọi người và do đó sự lựa chọn không phải là dễ dàng.

Hôm nay là hình ảnh ông Giuđa. Nhân vật bi thảm và đáng lo ngại nhất trong các sách Phúc âm. Những lời được tường thuật trong Phúc âm Thánh Mátthêu làm chúng ta phải run sợ: “Nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn!” (Mt 26, 24). Số phận của vị tông đồ này quá bí ẩn và gây sốc đến mức nhiều nghệ sĩ, với ngòi bút hay với cây cọ đã cố hết sức minh họa, đi tìm một ý nghĩa nào đó, một tia sáng le lói để hiểu vực thẳm này. Hình ảnh vực thẳm của Giuđa tương ứng với một “vực thẳm” khác, đó là vực thẳm của lòng thương xót Chúa, lòng thương xót mà có lẽ ông đã phải tự tử để khỏi gặp.

 

Trong các trang viết, độc giả sẽ đọc các bài giải thích vì sao Giuđa đã tạo cảm hứng cho nhiều nhà văn, nhưng thật ra là làm sáng tỏ vực thẳm rực rở lòng thương xót Chúa, hai bài được chọn, bài đầu tiên là bài giảng của Linh mục Primo Mazzolari, ngày Thứ Năm Tuần Thánh 3 tháng 4 năm 1958 về “Giuđa, người anh em chúng ta”; bài thứ hai là bức tranh, với năng lực biểu cảm làm chóng mặt. Bức tranh này là “thành quả suy gẫm” của Đức Phanxicô được gom lại trong quyển sách “Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta đọc Lạy Cha chúng con”, được xuất bản năm 2018 (Quand vous priez dites Notre Père), trong đó ngài nói về ông Giuđa và lòng thương xót Chúa, bức ảnh ở đền thờ Vézelay được ngài treo sau bàn làm việc trong phòng làm việc riêng của ngài. Một người công giáo Pháp khi đọc bài suy niệm kể chuyện Chúa Giêsu, người Mục tử Nhân lành vác ông Giuđa đã chết trên vai, như con chiên cuối cùng đi lạc, đã quyết định vẽ bức tranh và tặng Đức Phanxicô. Từ đó, bên cạnh bức ảnh Vézelay phía sau bàn làm việc của Đức Phanxicô có bức tranh này.

Không cần phải dùng lời để bình luận về cảnh tượng có sức mạnh chính xác, vì với tín hữu kitô, đó là sự thật: Đấng Kitô bị đóng đinh đã ôm lấy Giuđa sau khi xuống khỏi cây đã lấy mạng sống của Ngài. Một cái ôm giống như để trả thù cho người tượng trưng cho sự phản bội: nhưng đó là cái ôm của người bạn, chữ Chúa Giêsu dùng để nói về Giuđa, chính xác với riêng ông trong giây phút này. Đó là trọng tâm của đức tin mà chúng ta có thể tìm lại dấu tích trong thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Côrintô: “Trong khi người Do thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ”(1Cr 1, 23). Chính lòng thương xót của Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại là viên đá của chuyện tai tiếng mà ngay cả ngày nay vẫn còn, một thế giới quen lên án hơn là tha thứ, vài giờ sau khi bị Giuđa phản bội, đến lượt Philatô và đám đông đòi đóng đinh Ngài.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

http://phanxico.vn/2021/04/04/giuda-va-chuyen-chuyen-choi-tai-cua-long-thuong-xot/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét