Trang

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

Suy niệm Kinh Lạy Cha với triết gia Simone Weil

 

Suy niệm Kinh Lạy Cha với triết gia Simone Weil

fr.aleteia.org, Ban biên tập, 2017-05-09

Kinh Lạy Cha là kinh của các kinh? Kinh bao gồm tất cả các kinh? Đó là nhận định của nữ triết gia nước Pháp Simone Weil (1909-1943), người đã viết trong tập “Chờ Chúa” bài chú giải Kinh Lạy Cha với những lời như sau: “Kinh này để cho cầu nguyện, cũng như Chúa để cho nhân loại”. Chúng ta cùng cảm nghiệm với cảm nghiệm của triết gia Simone Weil.

Theo Simone Weil, Kinh Lạy Cha là kinh đầu tiên và là cuộc gặp gỡ hàng ngày đầu tiên với Chúa Kitô: “Tôi tự đặt cho mình mỗi buổi sáng phải chú tâm tuyệt đối để duy nhất chỉ đọc Kinh Lạy Cha. Nếu trong lúc đọc mà tôi đãng trí hay ngủ gật, dù chỉ rất rất nhỏ, tôi cũng bắt đầu đọc lại cho đến khi có được đức tin, có được sự tuyệt đối tinh tuyền” (Thư số 4).

Simone Weil là người Do Thái, năm 1940, bà cùng với gia đình về tị nạn ở Marseille. Dưới sự hướng dẫn thiêng liêng của cha Perrin, nhà uyên bác Dòng Đa Minh, bà tìm hiểu các tín điều kitô giáo và trở lại đạo công giáo. Năm 1941, bà đến ẩn ở nhà ông Gustave Thibon, Ardèche, tại đây bà có một đời sống khổ hạnh. Và chính khi bà sống ở nông trại, bà khám phá Kinh Lạy Cha và từ đó bà soạn phần chú giải thiêng liêng.

Được đánh động bởi tính siêu việt của Thiên Chúa mà từ lâu bà từ chối cầu nguyện với Chúa. Bà sợ khả năng gợi ý của một hành vi được lặp lui lặp tới như vậy. Theo bà, thói quen thực hành như triết gia Pascal đưa ra là một phương pháp có hại.

Nhưng bản dịch Kinh Lạy Cha từ tiếng Hy Lạp qua tiếng Pháp đánh dấu bước chuyển biến đầu tiên của bà. Từ đó bà học thuộc lòng và đọc một cách tự động, không cách nào ngăn lại được. Việc đọc kinh này nhanh chóng trở thành “phi thường”, và kinh nghiệm này là kinh nghiệm “chính Chúa Kitô hiện diện bằng người thật”.

Bản chú giải chúng tôi quan tâm có tên “Về Kinh Lạy Cha” là hình thức chú giải từng hàng từ bản dịch trực tiếp từ tiếng Hy Lạp. Ở đây chúng tôi đề nghị dừng lại từng hàng theo bản văn của nữ triết gia đề nghị, đưa ra một giải thích tổng hợp và cảm nghiệm từ sự suy niệm của bà.

“Lạy Cha chúng con ở trên trời.”

Simone Weil nhấn mạnh, để bắt đầu, về sự thuộc về Người Cha duy nhất và ngoài tầm với này: “Chúng ta không thể nào đi dọc lên được”. Ngược lại, chúng ta có thể thay đổi được hướng nhìn”. Và sự việc ngoài tầm với phải làm chúng ta vui, vì chúng ta không làm ô uế Ngài vì sự dữ của chúng ta. Ngay từ đầu, triết gia đã nhấn mạnh đến tính siêu việt.

“Chúng con nguyện danh Cha cả sáng.”

Bà khẳng định, “chỉ duy nhất Thiên Chúa mới tự đặt tên cho mình”. Nhưng chúng ta biết danh Chúa là Ngôi Lời, có nghĩa là Con mà bà gọi là “người Trung gian”. Như thế chúng ta tới được Chúa Cha nhờ Chúa Con dù Ngài vắng mặt và siêu việt. Và danh Chúa là danh thánh, và không thánh hóa lại một lần nữa: mong muốn thánh hóa đích thực là mong muốn cái gì vĩnh cửu trọn vẹn. Như thế, mong muốn và chấp nhận hòa vào nhau và làm cho mong muốn rơi vào vĩnh cửu, “ngoài nhà tù của cái tôi”.

“Nước Cha trị đến.”

Nếu lời xin trên nhắm đến một loại hiện tại vĩnh cửu, thì lời xin này nhắm đến tương lai. Trị đến ở đây là trị đến của Thần Khí. Nữ triết gia xem lời nguyện này là lời cầu xin, như tiếng kêu của một người khát, để cuối cùng mong muốn có nước, nhưng không phải mong cho chính mình.

“Ý cha thể hiện.”

Sau lời nguyện đầu đưa thời gian vào vĩnh cửu, chúng ta quay trở lại tại đây, bây giờ. Chúng ta ước mong tương lai được thể hiện “thuận theo ý Chúa”. Và, chúng ta chỉ có thể thật sự nhận biết ý Chúa qua các sự việc đã xảy ra. Như thế, đây là lời xin được hoàn tựu và chấp nhận trước những gì sẽ xảy đến.

“Dưới đất cũng như trên trời.”

Ở đây, nữ triết gia triển khai tư tưởng chính của bà: ước muốn của chúng ta tập trung ở đưới đất cũng như ở trên trời, về tương lai, hiện tại và quá khứ. Ước muốn này phải trở thành chấp nhận: muốn trên trời, không có nghĩa là tách khỏi thân phận trần thế. Sau đó bà làm một tổng hợp chính thức của ba lời xin đầu: tập trung trên ba Nhân vị của Ba Ngôi và trên ba phần của thời gian. Tất cả hướng về Chúa. Từ đó các lời xin quay về chúng ta. Tất cả sẽ tập trung vào bà phần thời gian trong một thứ tự mới: hiện tại, quá khứ, tương lai.

“Lương thực chúng con là lương thực siêu nhiên, xin cho chúng con lương thực đó hôm nay.”

Bà viết, “Chúa Kitô là lương thực của chúng ta, qua đó bà xác định tên của người Trung gian là lương thực, là cơ thể của Ngài. Lời xin này là cho hiện tại. Chúng ta muốn Chúa Kitô có mặt.  Phải phân biệt giữa con người, trong thì hiện tại, và cố gắng, hướng về tương lai. Chúng ta cần bánh như tất cả những chuyện vật chất khác của đời sống hàng ngày, nhưng bánh siêu nhiên chúng ta chỉ có thể có được bằng cố gắng, bằng chính mình. Chúng ta phải khao khát nó rất nhiều và chúng ta đặt chúng vào bàn tay Chúa.

“Và tha nợ chúng con như chúng con tha kẻ có nợ chúng con.”

Trước tiên, vẫn phải suy nghĩ về nó, là phải đọc một cách chân thành những lời này, có nghĩa là “tha kẻ có nợ chúng con”. Và những kẻ có nợ là “tất cả mọi người, tất cả mọi sự, toàn cả vũ trụ”. Theo bản năng, chúng ta nghĩ chúng ta có quyền đòi nợ và người khác nợ chúng ta một cái gì đó. Phải từ bỏ ý tưởng này, ý tưởng vẫn còn một món nợ từ quá khứ đến tương lai. Như thế, khi tha kẻ có nợ, chúng ta “hoàn toàn từ bỏ nợ trong quá khứ” để tinh tuyền và trong trắng trong tương lai. Và với điều kiện này thì chúng ta mới xin Cha tha nợ cho chúng ta. Và phải sẵn sàng cho hệ quả tối hậu của sự từ bỏ quá khứ: đó là từ bỏ nhân cách của chúng ta. Và đó là điều gay go nhất. Nhưng nếu đó là ý Chúa thì chúng ta muốn ý Chúa được thể hiện.

“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ.”

Simone Weil nói: “Thử thách duy nhất của con người là bị bỏ mặc một mình khi gặp sự dữ”. Nỗi sợ là bánh siêu nhiên chỉ dành cho hiện tại. Ngày nào có nỗi khổ ngày đó, nhưng ngày mai làm chúng ta sợ. Và triết gia lại kết luận, sợ là hoàn thành sự tin tưởng. Chúng ta sợ sa chước cám dỗ trong tương lai, nhưng nếu chúng ta phải như vậy thì chúng ta sẽ chấp nhận. Chúng ta tin tưởng đến mức sẵn sàng bị bỏ rơi. Lời xin che chở là chức năng thanh cao phù với nước trị đến mà chúng ta xin ở trên. Các lời xin của hai phần được trả lời theo từng cặp hai: danh Chúa và bánh, tha nợ và ý Chúa, che chở và trị đến.

Lời xin cuối cùng là biểu lộ tiêu cực của ước muốn, biểu tượng của sợ hãi và khiêm tốn. Theo triết gia Simone Weil, điều quan trọng là ghi nhận Kinh Lạy Cha bắt đầu bằng gợi lên Chúa Cha và kết thúc bằng gợi lên sự dữ. Chúng ta đi từ tin tưởng đến sợ hãi. Tin tưởng là cần thiết để giải quyết sự sợ hãi. Và sợ hãi là cần thiết để chứng thực sự tin tưởng.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

http://phanxico.vn/2017/06/01/suy-niem-kinh-lay-cha-voi-triet-gia-simone-weil/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét