Người lữ hành Nga, quyển sách Đức Phanxicô khuyên đọc để học cách cầu nguyện
fr.aleteia.org, Hugues Lefèvre, 2021-04-21
Trong buổi tiếp kiến chung ngày thứ tư hàng tuần 21 tháng 4, Đức Phanxicô khuyên nên nên đọc quyển sách nổi tiếng “Câu chuyện người lữ hành Nga” của một tác giả vô danh. Ngài nói: “Quyển sách này sẽ giúp anh chị em hiểu thế nào là cầu nguyện bằng giọng nói.”
“Câu chuyện người lữ hành Nga là câu chuyện thật đẹp; là quyển sách ở tầm tay mọi người. Tôi khuyên anh chị em nên đọc: nó sẽ giúp anh chị em hiểu thế nào là cầu nguyện bằng giọng nói”, Đức Phanxicô đã nói như trên để quảng bá quyển sách nổi tiếng Câu chuyện người lữ hành Nga của một tác giả ẩn danh – có lẽ là một tu sĩ chính thống giáo viết khoảng những năm 1870.
Trong buổi giáo lý hàng tuần ngày thứ tư 21 tháng 4, Đức Phanxicô nêu bật sức mạnh của “lời cầu nguyện bằng giọng nói”. “Dù khi tất cả chúng ta ai cũng biết, cầu nguyện không có nghĩa là lặp lại các chữ, (…) cầu nguyện bằng giọng nói là chắc nhất”, Đức Phanxicô xác nhận trước khi ngài ám chỉ dài về câu chuyện người lữ hành Nga muốn sống theo huấn giáo của Thánh Phaolô: “Anh chị em hãy liên lỉ cầu nguyện”. Đây là cách người hành khất lang thang đọc đi đọc lại lời cầu nguyện: “Lạy Chúa Kitô, con Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội!”
Nhờ ơn Chúa, tôi được là người, là tín hữu kitô; qua hành động tôi lại kẻ phạm tội; là người hành hương, tôi là người vô gia cư.
Những hàng đầu tiên của tác phẩm ngắn này giới thiệu tuyệt vời về linh đạo chính thống, đặt nền móng cho một cuộc phiêu lưu địa lý và tâm linh: “Nhờ ơn Chúa, tôi được là người, là tín hữu kitô; qua hành động tôi lại kẻ phạm tội; là người hành hương, tôi là người vô gia cư, ở trong hoàn cảnh thấp nhất, luôn lang thang từ nơi này đến nơi khác. Để có của ăn, tôi mang trên lưng túi đựng bánh mì khô, trong áo mặc, quyển Thánh Kinh và chỉ chừng đó”.
Theo Đức Phanxicô, “tất cả chúng ta cần học đức tính kiên trì của người hành hương Nga này”. Ngài tin chắc: “Nếu ơn Chúa xuống trên cuộc đời của ông, nếu một ngày nào đó, lời cầu nguyện thành sốt sắng đến mức ông cảm nghiệm được sự hiện diện của Nước Trời ở đây, giữa chúng ta, nếu ánh mắt ông được biến đổi đến mức giống ánh mắt của một đứa trẻ, đó là vì ông liên lỉ đọc lời cầu nguyện ngắn của kitô giáo”. Để cuối cùng, lời cầu nguyện trở thành “hơi thở” của ông.
Marta An Nguyễn dịch
Sách các câu chuyện của Người lữ hành Nga được nhà xuất bản An Tôn Đuốc Sáng in và đã có bán tại các nhà sách công giáo ở Việt Nam từ lâu, sách do bác Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét