Trang

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2023

Chương 10: Nhưng, ai là “anh em” của tôi trong đức tin?

 Nhưng, ai là “anh em” của tôi trong đức tin?

Chương 10: sách Công giáo trong tự do


Trích sách Công giáo trong tự do (Catholique en liberté, nxb. Salvator, 2019)

renepoujol.fr, 2022-01-02

“Chúng tôi không chọn cha mẹ, chúng tôi không chọn gia đình của mình…” Ca sĩ Maxime le Forestier hát. Điều này không hoàn toàn đúng trong tôn giáo, nơi mà tư cách thành viên tự do sẽ chiếm ưu thế. Nhưng kể từ khi một người tự cho mình là công giáo – đó là trường hợp của tôi – thì khi nào một người được cho là anh chị em của mình từ chối không thuộc về cùng một liên hệ? Và vì thế cư xử với họ như thế nào cho thích ứng? Không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra mình là con của cùng một Cha!

Chín chương đầu tiên của quyển sách nhắm kêu gọi thể chế Công giáo: “Hãy khám phá lại ngọn lửa Phúc âm rực lửa đằng sau những thái quá của chủ nghĩa trung tâm, chủ nghĩa giáo quyền, chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa luân lý.” Chương mười giới thiệu một loạt chất vấn mới từ chính tín hữu: “Chúng ta chấp nhận mình là khác biệt trước khi kết tội nhau về bất trung, cùng đi với người đương thời trong tình huynh đệ trước khi giảng đạo đức cho họ.”

Mẹ tôi và các anh em tôi

Đối với đứa bé lớn lên trong môi trường nông thôn của thành phố khiêm tốn nhỏ bé với tám ngàn dân Saint-Affrique (Aveyron), việc khám phá cùng lúc trường đại học và thành phố lớn (Toulouse) trong bối cảnh của những năm 68 là một khám phá gấp ba lần hơn ban đầu. Nửa thế kỷ sau, tôi vẫn còn khó khăn để sắp xếp mọi thứ. Tôi nợ gì trong quá trình trưởng thành của những năm tháng đó và những gì tôi đã đắm chìm trong thành phố lớn, trong trường đại học và trong phong trào sinh viên? Có một điều chắc chắn, biến động nội tâm đầu tiên mà người thanh niên trẻ là tôi phải đối diện, đã hình thành – tôi sẽ không nói là đã định dạng – do giáo huấn công giáo và Hướng đạo sinh của Pháp, đó là cuộc gặp gỡ của cái mà Đức Phanxicô gọi là vùng ngoại vi. Gia đình tôi theo đạo công giáo. Tôi đã chia sẻ văn hóa, các giá trị, các xác tín và hy vọng của nó, kể từ Công đồng Vatican II. Do đó, cú sốc đầu tiên của tôi là phát hiện qua các bạn cùng lớp, rằng tôi có thể gần gũi, có tình cảm, tình bạn, với những người tự cho mình là vô thần hơn những người khác, dù công khai và bề ngoài họ là người công giáo làm cho tôi nghi ngờ, chúng tôi thực sự đã có cùng một tôn giáo.

Làm sao tôi có thể cảm thấy hiệp thông với những người dứt hiệp thông cũ của Đức Phanxicô?

Câu hỏi vẫn còn. Tôi không muốn biến quyển sách này thành bài giảng hay tệ hơn, thành lớp giáo lý cho những người i tờ, tôi nghĩ đến câu Chúa Giêsu được các thánh sử thuật lại: trong khi giảng dạy cho đám đông, người ta nói có mẹ và anh em Ngài đang tìm gặp Ngài. Chúa Giêsu trả lời: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành.” Ngày nay, có hai bản văn nói với tôi nhiều hơn hết trong các sách Phúc âm. Đầu tiên là các Mối Phúc, hay còn được gọi là Bài giảng trên núi, bắt đầu bằng “phúc thay”: những người khó nghèo trong lòng, khát khao công lý, những người kiến tạo hòa bình… Thứ hai là chương 25 Phúc Âm Thánh Mátthêu về Phán xét Cuối cùng, “những người được Cha chúc phúc” được mời vào thiên đàng, những người đã cho kẻ đói ăn, kẻ khát uống, cho kẻ trần truồng mặc, đón tiếp người khách lạ, thăm tù nhân… Không phân biệt tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Và đó là “ý cha”. Và tôi hài lòng với sự kiên quyết của Đức Phanxicô khi ngài thường xuyên đề cập đến hai bản văn này một cách nhất quán.

Nhưng tôi có cảm giác, theo đòi hỏi này, có những người trong thế giới công giáo đang cắm trại ở những nơi khác. Ba ví dụ, nhưng có hàng ngàn. Chỉ vài ngày sau khi Đức Phanxicô được bầu chọn ngày 13 tháng 3 năm 2013, một trong những người có trách nhiệm chính của Huynh đoàn Tư tế Thánh Piô-X (Lefebvists), đã nhấn mạnh “muốn thành người nghèo giữa người nghèo” như Đức Phanxicô bày tỏ, có thể chứng tỏ đó là sự sỉ nhục đối với Giáo hội, như vừa rồi “ngài xuất hiện ở ngai tòa Thánh Phêrô trong chiếc áo chùng đơn sơ, không áo ren ngắn giám mục, không áo khoác ngắn giáo hoàng”. Đầu năm 2016, một video có cảnh Joao Via Dias, người sáng lập Sứ giả Đức tin (Héraults de la foi), hiệp hội những người trung thành với giáo luật ngày nay được thành lập trên khắp thế giới, ông thuật rằng trong một cuộc trò chuyện với ma quỷ, một người trừ quỷ của hội đã được quỷ cho biết giáo hoàng Phanxicô phục vụ cho quỷ. Ngày 30 tháng 4 năm 2019, trang web Lifesitenews của nhóm công giáo cực đoan Mỹ công bố bản văn của mười chín nhà thần học cáo buộc Giáo hoàng Phanxicô về “hành vi phạm tội dị giáo theo giáo luật” vì những lập trường của ngài về gia đình và đối thoại liên tôn.

Nhóm này nhóm kia đều là thành phần chính thức của Giáo hội công giáo. Làm thế nào họ sẽ là anh em của tôi trong đức tin? Tôi sẽ được cho biết đây là những tình huống cực đoan. Chắc chắn, nhưng họ có giây mơ rễ má ở Pháp.

Bạo lực mà một số môi trường công giáo, ngay cả ở  Pháp đã bùng ra chống Đức Phanxicô khi Thượng hội đồng về Gia đình và việc công bố Tông huấn Niềm vui của Tình yêu rút ra các kết luận mục vụ, cho thấy các uẩn khúc của một vòng khác, chắc chắn ít cực đoan hơn, nhưng không kém phần phá vỡ sự hiệp thông với ngài. Theo hiểu biết của tôi, chưa bao giờ người công giáo chống đối Đức Gioan-Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI đến mức như vậy, nghi ngờ, từ chối, ghét bỏ và kháng lại thẩm quyền. Làm thế nào, “trong tinh thần bác ái kitô” lại cảm thấy hiệp thông với những người dứt hiệp thông này của giáo hoàng?

Nhà thờ chính tòa Créteil được “tái triển khai” dưới ngọn lửa chỉ trích của những người theo chủ nghĩa chính thống

Nhà thờ chính tòa mới Créteil thuộc giáo phận Val-de-Marne của tôi vừa “tái triển khai” có một số đặc điểm, đặt nhà tạm trong một nhà nguyện nhỏ mở, được các cửa sổ kính màu bên trong chiếu sáng, ở cuối lòng nhà thờ, đối diện với bàn thờ. Như thế khi du khách đến ban ngày họ có được một bầu không khí riêng tư. Tình cờ nào mà một ngày nọ, tôi đăng lên trang Facebook của tôi vài hình ảnh của kiến trúc đương đại “được truyền cảm hứng” này? Tôi không còn nhớ và nó không quan trọng. Những gì tôi nhớ là sự căm ghét tuôn trào bất ngờ đổ lên trang của tôi với tốc độ của cơn sóng thần kinh hoàng. Theo những người gièm pha, nhà nguyện này là sự hoang tàn ghê tởm.

Với lý do, nhà tạm xa bàn thờ là sự xúc phạm đến “sự hiện diện thực sự” của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể. Dù theo cách tiếp cận phụng vụ tốt, trong thánh lễ, bàn thờ là nơi duy nhất của sự hiện diện thực sự, chứ không phải nhà tạm. Vậy đâu là vấn đề, đâu là tai tiếng, đâu là đoạn tuyệt với truyền thống? Nhưng hãy đi giải thích điều này cho những người nịnh bợ, thích nghi lễ đăng ten, những người mà sự thiếu hiểu biết về tôn giáo, dưới lớp sơn mộ đạo đôi khi thật kinh khủng! Và những người theo lối này, họ hoàn toàn từ chối đối thoại, vì chỉ có họ mới ở trong sự thật! Anh em trong đức tin sao?

Một đa dạng của những nhạy cảm hợp pháp

Để qua một bên những hình thức cực đoan này, đạo công giáo luôn có sự đa dạng. Sự nhạy cảm của người này hiếm khi là sự nhạy cảm của người kia, dù trong lãnh vực phụng vụ, dạy giáo lý, các hình thức tôn kính, các ưu tiên mục vụ sẽ được thực hiện, các phương pháp truyền bá phúc âm hóa hay thái độ trước các cải cách xã hội, đón nhận người di cư, hoặc các lựa chọn chính trị… Và sự đa dạng này là hợp pháp, có khả năng là dấu hiệu của sự phong phú. Tôi biết tôi mắc nợ gì với ban Ca đoàn Phụng vụ của Dân Chúa của bạn tôi, linh mục nhạc sĩ André Gouzes, và giai điệu “Gouzantine” của cha, đó là sự pha trộn giữa truyền thống la-tinh và chính thống cùng một lúc. Tôi biết dưỡng khí thiêng liêng của tôi mà Tuần Thánh là biểu hiệu, với bài hát khi tôn kính thánh giá hay bài exultet công bố phục sinh trong tu viện Sylvanès. Tôi biết chứng từ của những việc chữa lành nội tâm được sinh ra từ việc nghe bài hát Ánh Sáng Vui Vẻ khi ngày tàn nhường chỗ cho ánh sáng dịu dàng của những ngọn nến. Nhưng tôi sẽ không bao giờ ép buộc bất cứ ai thích phụng vụ này hơn phụng vụ kia!

Về tất cả những vấn đề này, lần này lần khác, tôi đã chiến đấu vì các xác tín của tôi. Tôi biết các lựa chọn của tôi. Tầm nhìn của tôi về Công đồng Vatican II, tôi nghĩ tôi đã đọc tất cả các bản văn. Nhưng tôi tự cấm mình thử thách đức tin của những người không cùng quan điểm với tôi. Kiện họ về tội không trung tín sao!

Tôi quan sát thấy sự nhiệt tình của các thế hệ công giáo trẻ với những buổi hát ngợi khen của các bạn tôi Grégory Turpin, Thomas và Benjamin Pouzin tổ chức, hoặc việc chầu Mình Thánh Chúa. Tôi không nhạy cảm với các chuyện này. Chắc chắn đó là vấn đề thế hệ. Nhưng nhân danh chuyện gì để tôi kháng cự họ khi họ đi tìm ở đây thức ăn nuôi dưỡng đời sống tâm linh? Đơn giản, họ có thể hiểu, khi còn là thiếu niên và học sinh trung học ở trường công giáo, tôi bắt buộc phải dự giờ chầu Thánh Thể các ngày chúa nhật, những chuyện đã làm tôi giảm nhiệt tình với kiểu mộ đạo gò bó này. Cuối cùng, một ngày nọ tôi ráng tìm trong các sách Phúc Âm một lời của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta thờ phượng Ngài trong mặt nhật. Không có! Tôi học được từ cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với người phụ nữ Sa-ma-ri,  rằng phải “thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật” hơn là ở nơi tôn nghiêm. Tôi đọc: “Cầm lấy và ăn, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta.” Hay: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta.” Có một “sự hiện diện thực sự” mà tôi yêu thích nhất, trong cuộc tụ họp với cộng đồng nơi tấm bánh được chia sẻ, trong gương mặt của người anh em. Nhưng tôi biết, với những người trẻ này, thờ phượng thầm lặng, phá vỡ thế giới ồn ào của họ, không loại đi việc phục vụ người nghèo.

Nhìn cây biết quả và những quả ở Lộ Đức luôn tuyệt vời đối với tôi

Mùa xuân năm 2019, Lộ Đứcbộ phim tài liệu của Thierry Demaizières và Alban Teurlai, cả hai là người ngoại đạo, được chiếu tại rạp cho chúng ta thấy một diện mạo của Giáo hội đáng để chúng ta dừng lại chiêm ngưỡng. Tôi hoàn toàn không biết liệu Đức Trinh Nữ Maria có thực sự hiện ra với Bernadette ở hang đá Lộ Đức ngày 11 tháng 2 năm 1858 hay không. Và tôi biết ơn Giáo hội của tôi đã không bắt tôi phải tin điều đó. Tôi luôn đấu tranh để hiểu vì sao Mẹ Maria rất im lặng trong các sách Phúc âm và trong suốt lịch sử, lại đột nhiên trở nói nhiều như vậy trong thế kỷ 19! Nhưng tôi biết tôi luôn dịu dàng với Mẹ, với cô bé Bernadette; và sự gắn bó của tôi với các đền thánh kể từ khi mỗi năm tôi đi hành hương Aveyron vào tháng 9, tôi là người mang cáng – cha tôi lúc đó là chủ tịch của Hội Tiếp đón Địa phận (Diocesan Hospitality) và mẹ tôi là y tá – sau này tôi là giám đốc báo Pèlerin (Người Hành hương), ngày 15 tháng 8 hàng năm tôi tham dự Hành hương Quốc gia được các tu sĩ Dòng Mông Triệu thành lập mà tuần báo của chúng tôi lấy nguồn gốc và tên của nó. Tôi tin vào “nhìn cây biết quả” và trái của Lộ Đức luôn tuyệt vời với tôi.

Những trái của tự do mà với tự do này những người bệnh, người khuyết tật, nhưng cũng là những người khiêm tốn được tiếp nhận ở đây như “ở nhà họ”, trong đơn giản và chân thật. Đôi khi chúng ta mất thói quen nhìn thấy họ sống giữa chúng ta, với chúng ta và như chúng ta. Chúng ta không biết làm thế nào để bắt gặp ánh nhìn của họ, với lý do họ có thể đọc trong ánh mắt chúng ta hình ảnh thê thảm của họ, điều này làm họ khổ thêm… Trong khi chỉ có lòng tự mê của chúng ta mới đáng khổ! Tôi còn nhớ tôi gặp một phụ nữ trẻ ở Esplanade du Rosaire, cô không còn khuôn mặt, chỉ là một lớp da che ngang mắt, cô không có mũi, không có miệng. Tôi nhìn về đâu? Tôi phải có thái độ nào? Tôi phải cười như thế nào? Cô tự nhiên như ở nhà cô, tôi cũng vậy.

Bao nhiêu là cuộc hành hương, tôi còn giữ kỷ niệm những người bệnh xin chúng tôi thứ lỗi vì những phiền toái họ gây ra cho chúng tôi. Ai sẽ cầu nguyện cho sự chữa lành của họ ít hơn so với người bên cạnh họ trên toa xe hoặc trên cáng. Ai chỉ đơn giản hy vọng được ở trên bờ Gave, trước hang đá, sức mạnh tinh thần để chấp nhận cuộc sống đau khổ của họ, một khi họ trở về nhà. Và chính chúng tôi đã chất vấn sự đạo đức giả của mình khi chỉ phục vụ họ năm ngày một năm, còn 360 ngày còn lại thì quên… Đó là những gì tôi tìm thấy trong cuốn phim của hai đạo diễn theo thuyết bất khả tri và vô thần. Sự thật khiêm tốn và mạnh mẽ của Lộ Đức. Những khuôn mặt này thường được đánh dấu bởi nguồn gốc xã hội, nghèo đói, đau khổ và bệnh tật, đằng sau đó chúng ta có thể đoán được khát vọng sống và niềm tin tưởng vô hạn vào Mẹ Maria. Đây là biểu hiện của lòng mộ đạo bình dân thiết thân của Đức Phanxicô, được bộc lộ một cách tự phát ở tiểu lục địa Mỹ Latinh và là biểu hiện mà chúng ta đã quá coi thường, thậm chí khinh thường ở nước Pháp. Làm thế nào mà lòng mộ đạo này lại không phù hợp với cảm nhận trong tư cách là người công giáo, sống trong thực tế của một châu Âu thế tục, đối diện với thách thức nói lên đức tin của bạn, trong một xã hội được đánh dấu bởi những “bậc thầy của nghi ngờ”: Marx, Nietzsche và Freud?

Chúa Giêsu: nhà tiên tri, con Thiên Chúa, siêu lý tưởng, nhà cách mạng, người vĩ đại, người anh hay người bạn?

Một minh họa khác cho quan điểm của tôi. Đó là buổi nhóm họp cầu nguyện mùa thu năm 1994, khoảng hai trăm người điều hành Hướng đạo Pháp và Hướng dẫn Pháp ở Val-de-Marne1. Chủ đề của ngày cuối tuần là “Điên cuồng sống!” Tôi nhìn lại bục chúng tôi dựng lên, xuyên qua bóng tối màn đêm, một đám rước đầy màu sắc của các nam nữ trưởng tráng, họ mang đuốc, các biểu tượng sơn và những tấm bìa cứng đơn sơ, trên đó họ viết bằng bút phớt đen câu trả lời cho câu hỏi của Chúa Giêsu: “Còn con, con nói Ta là ai?” Một thu hoạch tuyệt đẹp các câu trả lời cho sự gắn bó của họ với Chúa Giêsu: nhà tiên tri, con Thiên Chúa, siêu lý tưởng, nhà cách mạng, người xuất chúng, người anh hoặc người bạn họ muốn có… Họ được đón nhận trong sự im lặng tuyệt đối, một làn âm nhạc nhẹ nhàng lướt qua. Và tôi còn nhớ một trưởng tráng đến nói với tôi khi anh về lều ngủ: “Đây là lần đầu tiên, trong một buổi canh thức hướng đạo, tôi có cảm tưởng tôi không bị cho là đứa con nít. Tôi không bao giờ nghĩ rằng câu hỏi này được đặt ra cho tôi, hai ngàn năm sau khi Ngài chết.” Điều gì đã xảy ra với những người trẻ này? Tôi không biết! Họ đang ở đâu trong đức tin của họ? Tôi cũng không biết. Nhưng buổi tối hôm đó, dưới những vì sao, chúng tôi đã đưa ra và giả định sự đa dạng và tự do của họ.

Đừng tránh những câu hỏi làm phiền

Nhưng tôi không muốn tránh những câu hỏi làm phiền. Lướt qua quá nhanh những nguyên nhân của chia rẽ có thể xảy ra giữa chúng ta, để kết luận một cách “rất kitô” tốt hơn về sự cấp bách của việc chấp nhận khác biệt của chúng ta. Không phải tất cả đều nói đến nỗi sợ của một số người khi thấy quá nhiều cởi mở về mục vụ, ngày mai sẽ dẫn đến việc chất vấn toàn bộ học thuyết công giáo hoặc phát triển của tính tập thể đe dọa sự hiệp nhất. Những người khác có thể thấy Giáo hội, sợ hãi trước sự táo bạo công đồng của chính mình, cố gắng thận trọng co mình để đề phòng tốt hơn trước một thế giới bị xem là thù địch. Tất cả mọi thứ vẫn chưa được nói về bạo lực, đôi khi có thể bùng ra chung quanh những bất đồng như vậy.

Những rạn nứt lâu dài của Luật Taubira…

Tôi vẫn còn bị tổn thương bởi những tan vỡ đánh dấu qua cuộc tranh luận về hôn nhân cho tất cả năm 2013. Tôi thuộc về nhóm tín hữu kitô “cởi mở” (cách đây không lâu, người ta còn nói đây là “cánh tả”), những người, bất chấp tất cả, đã chiến đấu chống lại luật Taubira, không phải vì nó thừa nhận quan hệ vợ chồng đồng giới vốn không tạo một vấn đề gì cho chúng ta. Nhưng trong biểu tượng đó, quyền tiếp cận hôn nhân, bao gồm tình hiếu thuận và từ đó, do tình trạng thiếu con nuôi, đối với sự phát triển tất yếu của quá trình sinh sản được hỗ trợ về mặt y tế kiểu PMA-GPA (mang thai thuê) mà theo chúng tôi, đã dấy lên những phản đối về mặt đạo đức. Dưới mắt một số bạn bè của tôi, tôi bị cho là kẻ ngu ngốc không hiểu gì về lịch sử, bị cho là tên “xỏ lá” từ chối công nhận các quyền hợp pháp của người đồng tính. Sau đó, tôi tham gia bên cạnh bà Frigide Barjot và bạn bè của bà trong cuộc biểu tình đầu tiên của công dân ở Paris, vào tháng 1 năm 2013, tôi quyết định tách mình ra khỏi những gì đã trở thành một phong trào có cấu trúc trong thời gian chờ đợi (như nó sẽ làm sau này) vì luật đã được thông qua và tôi từ chối việc nâng cao để trở thành ý thức hệ của “chúng tôi không buông gì”. Sau đó, tôi thấy tôi bị những người khác buộc tội đào ngũ. Không nghi ngờ gì nữa, đó là cái giá phải trả cho sự tự do của tôi.

Vào đêm trước mùa hè, tôi nhận được một bức thư dài của Julien, một “người bạn” tôi biết trên mạng xã hội và tôi đã cãi rất găng với anh. Tôi trích đây một vài đoạn:

“René thân mến, những tháng đấu tranh này, hận thù và bạo lực bằng lời nói, thậm chí cả bạo lực thể xác, đã giúp tôi có thêm thiện ý và kiên nhẫn. Hôm nay, tôi suy nghĩ rất nghiêm túc, khi tôi “mừng” ba năm rửa tội, liệu có nên tiếp tục cuộc hành trình của tôi trong Giáo hội vốn đã quá xấu và đáng ghét trong nhiều tháng qua này hay không. Tôi sống trong sự hung hăng thường trực, những lời nhận xét cố chấp ngạo mạn đưa ra và bắt vạ tuyệt thông bất cứ ai không nằm trong các cột “giáo lý”. Đã có quá nhiều nhầm lẫn giữa đức tin và chính trị; quá nhiều trộn lẫn các thể loại; rất nhiều con đường tắt và các vụ kiện chủ ý đứng về phía chống, đến mức không thể thảo luận với một nhóm đáng kể những người chống đối đã rơi vào thuyết âm mưu. Trong trò chơi ngoài hiệp thông giữa các tín hữu, Giáo hội đánh mất linh hồn và sự hiệp nhất của mình trên bàn thờ chính trị. Còn về “những người công giáo cánh tả” như ông, muốn tham gia vào cuộc chiến này, họ hoàn toàn chính đáng để làm như vậy. Tuy nhiên, họ đã phục vụ như những kẻ ngu ngốc, hữu ích cho cánh hữu, hiện đang tiếp quản sáng kiến này, tô điểm cho mình, thêm nữa tô điểm bề mặt đa nguyên để che giấu luận điệu phản động của nó. Tôi không làm ông choáng ngợp, ông René thân mến, nhưng tôi xin được phép chia sẻ với ông trong tình bạn, nỗi đau khổ của tôi. Khi tôi đến nhà thờ, không có gì giống như trước đây và tôi sợ sẽ không có gì giống như trước. Hy vọng của tôi đã biến mất trước những người tự xưng là người canh thức.”

“Đồng hành trong tình huynh đệ với những người có những lựa chọn này…”

Năm năm sau, năm 2018, với viễn cảnh xảy ra các cuộc đụng độ mới xung quanh việc mang thai mướn, PMA, hứa hẹn có cuộc tranh luận quốc hội, tôi đã ký một bản kiến nghị mở đầu bằng những từ này “Tôi, người công giáo, tôi không muốn sống lại địa ngục LMPT!” (cuộc đình công cho tất cả). Vài ngày sau, tôi đã giải thích trong một bức thư ngỏ gởi người bạn trẻ của phong trào này, Louis Montané de Laroque, tôi viết:

“Sự cân bằng quyền lực mà bạn tưởng tượng tạo ra sẽ không thể thay đổi quyết định của Emmanuel Macron, điều này tương ứng với cả sự nhạy cảm sâu sắc của ông và nhu cầu của ông để đưa ra các cam kết cánh tả của mình. Và bạn có thành công khi đặt cược rằng dư luận, như ở Argentina khi đối diện với việc từ chối quyền phá thai, để cho Giáo hội mang lấy trách nhiệm, sẽ có các đơn xin rửa tội nhiều gấp bội không. Dù bằng cách nào, bạn sẽ giúp chia rẽ người công giáo nhiều hơn nữa, củng cố trong công luận hình ảnh đáng ghê tởm về một Giáo hội phản động và kỳ thị. Vì vậy, bạn hỏi tôi: phải làm gì? Nói chuyện với nhau, đã tranh luận giữa chúng ta, không phải để làm trầm trọng thêm sự bất đồng mà có lẽ để lưu ý những điểm hội tụ. Tiếp tục tự do bày tỏ niềm tin của chúng tôi trong lĩnh vực xã hội, cho những trận chiến khác sắp tới, như tôi đã cố gắng làm trên blog của mình một cách khiêm tốn. Hãy chuẩn bị tinh thần để đồng hành trong tình huynh đệ, nhân danh Tin Mừng, những người sẽ thực hiện những lựa chọn mà chúng ta lên án này, một cách khác để phục vụ công ích.”

  1. Sự hợp nhất của hai phong trào chỉ diễn ra năm 2004. Ở Val-de-Marne, WEL (cuối tuần ra mắt) theo truyền thống đã được chia sẻ bởi hai cấu trúc.

Marta An Nguyễn dịch


http://phanxico.vn/2023/01/13/nhung-ai-la-anh-em-cua-toi-trong-duc-tin/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét