Trang

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2023

Đức Bênêđictô… Và cho phụ nữ một tiếng nói

 



Đức Bênêđictô… Và cho phụ nữ một tiếng nói

larazon.es, Lucetta Scaraffia, 2023-01-03

Nhận thức được vai trò thứ yếu của phụ nữ đã bị hạ thấp trong Giáo hội, Ratzinger đã phát động “cuộc cách mạng mang tính biểu tượng”, trong các bài diễn văn của ngài, ngài trích dẫn những phụ nữ trí thức, không nhất thiết họ phải là người theo kitô giáo.



Các nữ tu ngồi chờ Đức Phanxicô Đền thánh Quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. ẢNH: David Goldman AP

Joseph Ratzinger, chú ý đến tất cả các vấn đề mà cuộc xung đột với tính hiện đại gây ra cho Giáo hội, luôn ý thức rất rõ về sự tương phản gay gắt giữa quá trình giải phóng phụ nữ trong xã hội thế tục và vai trò thứ yếu của họ trong Giáo hội, một thể chế đã hai ngàn năm tuổi này.

Phản ứng của ngài trong vấn đề này phù hợp với tâm lý của ngài, một nhà trí thức, đã phát triển trên hết ở mức lý thuyết, nơi ngài đã phát động một loại cách mạng mang tính biểu tượng mà không may, ít người nhận ra.

Trong “Thiên Chúa và Thế giới” quyển sách phỏng vấn thứ hai của nhà văn Peter Seewald xuất bản năm 2000, câu hỏi giải thích qua lập luận về sự tạo dựng Adam và Eva. Bình luận về bản văn Kinh thánh, Ratzinger khẳng định rõ “sự bình đẳng về mặt bản thể giữa nam và nữ. Họ thuộc một giới tính duy nhất và có một phẩm giá duy nhất”, tuy nhiên, ngài nói thêm “sự phụ thuộc lẫn nhau” được thể hiện “nơi vết thương hiện diện trong chúng ta và điều này dẫn chúng ta đến việc tìm thấy chính mình”.

Sự phụ thuộc lẫn nhau này ngài xem là cơ hội để phát triển và mở rộng: “Con người được tạo ra cần đến người khác để vượt lên chính mình”. Đồng thời, sự phụ thuộc lẫn nhau lại bị xem như một bi kịch tiềm tàng: “Cùng nhau họ sẽ nên một xương, một thịt. Khúc đoạn này chứa đựng tất cả kịch tính về sự chia rẽ của hai giới tính, về sự độc lập lẫn nhau, về tình yêu.”

Văn hóa ngày nay tạo một huyền thoại về quyền tự trị cá nhân, từ chối mọi hình thức bổ sung và phụ thuộc lẫn nhau. Với quan niệm bình đẳng, trong sự khác biệt giữa nam và nữ, văn hóa đương đại đối lập với một hệ tư tưởng bình quân chủ nghĩa, trong đó Ratzinger nhìn thấy “một hình thức linh đạo bộc lộ một kiểu khinh thường thể xác và không muốn thừa nhận thân xác cấu thành con người quan trọng như thế nào.

Trong tác phẩm thần học của ngài, Đức Bênêđictô bảo vệ lòng kính mến Đức Mẹ, mà ngài giải thích là sự tiếp nối truyền thống Kinh thánh, bởi vì “hình ảnh người phụ nữ chiếm một vị trí không thể thay thế trong cấu trúc chung của đức tin và của lòng mộ đạo trong Cựu ước.”

Ngài nhấn mạnh, “trong tư duy và đức tin của Israel, người phụ nữ không xuất hiện trong chức nữ tư tế, nhưng là nữ tiên tri, như vị thẩm phán kiêm vị cứu tinh; đó là những gì đặc biệt đã được phác thảo chỗ đứng đã được định của họ”.

Trong triều giáo hoàng của mình, Đức Bênêđictô XVI đã dành nhiều thời gian hơn là theo chiều kim đồng hồ để nhìn phụ nữ trong Giáo hội với cái nhìn đơn lẻ. Trong các bài phát biểu của ngài, ngài thường trích dẫn các nữ trí thức theo kitô giáo hoặc không theo kitô giáo như Etty Hillesum và Simone Weil.

Nhưng, đặc biệt quan trọng kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2010 đến 26 tháng 1 năm 2011, ngài dành trọn một chu kỳ giáo lý trong các buổi tiếp kiến chung thứ tư hàng tuần nói về các thánh thời trung cổ, xem lại cuộc đời các ngài với một quan tâm đến hiện tại.

Lần đầu tiên, có một giáo hoàng dành một loạt tư duy về các nhân vật nữ, và việc lựa chọn các ông chỉ có thể dự trù trước một phần. Ngoài hai bài giáo lý dành riêng cho Hildegard Bingen và cho Catarina Siêna; Clara Assisi cũng ở trong danh sách của ngài. Nhưng cũng có cả Angela Foligno, một phụ nữ đã phải đợi vài thế kỷ để Giáo hội xua tan những nghi ngờ nảy sinh xung quanh trải nghiệm thần bí phi thường và nguyên gốc của bà. Đức Bênêđictô XVI đã tiến thêm một bước khi đề cập đến sự tồn tại và hoạt động của hai nhà thần bí khác mà sự thánh thiện của họ vẫn chưa được công nhận: Margaret de Oingt và Juliana de Norwich.

Nhưng, chắc chắn ngài đã làm để Hildegard de Bingen thành Tiến sĩ Hội thánh, một phụ nữ cho đến lúc đó đã tạo nhiều tranh cãi.

Nhà khoa học, bác sĩ, nghệ sĩ (đặc biệt là có năng khiếu âm nhạc), người sáng lập một dòng tu nữ, nhà thần bí và nhân vật chính của những bài giảng khó quên trong các thánh đường ở các thành phố miền nam nước Đức bị dị giáo Cathar tác động, Hildegard là hình ảnh của một phụ nữ mạnh mẽ và hiện đại, khó đóng khung trong mô hình truyền thống của chủ nghĩa thần bí thánh thiện phản cải cách.

Chính vì lý do này, bà chưa bao giờ được phong thánh, nhưng giáo hoàng Ratzinger đã quyết định nhờ một quá trình phi thường, phong ngài làm Tiến sĩ của Giáo hội.

Đức Bênêđictô XVI không quan tâm đến thực tế là trong những năm gần đây, Hildegarde đã được tái khám phá nhờ các nhà nữ quyền và những người ủng hộ y học tự nhiên, tôn vinh bà gần như là một nhà bảo vệ môi trường.

Từ người phụ nữ “tiên tri” này, ngài muốn khẳng định kinh nghiệm thần bí sâu sắc, bày tỏ lòng kính trọng đối với những phẩm chất đặc biệt mà nữ thánh đã cho thấy trong cuộc đời của ngài, luôn đi theo Ánh sáng đã nói với ngài và soi sáng cho ngài.

Là người yêu âm nhạc, nhà thần học có khả năng hiểu biết sâu sắc về tâm linh, Ratzinger đã tìm thấy mẫu gương thánh thiện của mình nơi người phụ nữ này. Hildegarde đã cho ngài cơ hội xác nhận sự hiện diện cần thiết của phụ nữ trong lĩnh vực kiến thức này: “Chúng ta thấy thần học cũng có thể nhận được sự đóng góp đặc biệt của phụ nữ như thế nào, vì họ có khả năng nói về Thiên Chúa và các mầu nhiệm đức tin với trí thông minh và sự nhạy cảm đặc biệt của phụ nữ.”

Vì thế tôi xin tất cả những ai làm công việc này hãy làm với một tinh thần giáo hội sâu sắc, nuôi dưỡng suy tư bằng lời cầu nguyện và nhìn vào sự phong phú to lớn, vẫn còn một phần chưa được khám phá của truyền thống thần bí thời trung cổ.

Một khía cạnh gây ngạc nhiên ngay lập tức, khi lần đầu tiên đọc các văn bản về các nhà thần bí ngài chọn: có bao nhiêu người trong số những phụ nữ này đã được học đàng hoàng hay nói đúng hơn là có học thức cao. Nhiều người trong số họ biết tiếng la-tinh, thậm chí họ có thể viết bằng ngôn ngữ này, và họ rất quen thuộc không chỉ với Kinh thánh mà còn với các Giáo phụ.

Cũng theo quan điểm này, Hildegarde nổi bật hơn hết nhờ thiên tài đa diện của bà, nhờ đó bà đã có những đóng góp quan trọng cho y học, âm nhạc và thơ ca, cũng như thần học: những món quà của Chúa Thánh Thần không những dành cho việc gầy dựng Giáo Hội mà còn mở ra một khả năng quan trọng khác, đó là khả năng “nhận định các dấu chỉ thời đại”.

Do đó, sự chú ý của Joseph Ratzinger đối với phụ nữ chủ yếu là văn hóa, nhưng sáng suốt. Bằng cách này, Đức Bênêđictô XVI đã rất có ý thức khi cống hiến “những gương mẫu phụ nữ cao cả và quan trọng cho kitô hữu ngày nay”. Và do đó mở đường cho thần học, và nói chung cho sự hiện diện trí thức cuối cùng được công nhận trong đời sống Giáo hội.

Marta An Nguyễn dịch

http://phanxico.vn/2023/01/07/duc-benedicto-va-cho-phu-nu-mot-tieng-noi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét