Sự thật như cuộc đi tìm được chia sẻ
Chương 13 sách Công giáo trong tự do
Trích sách Công giáo trong tự do (Catholique en liberté, nxb. Salvator, 2019)
renepoujol.fr, René Poujol, 2022-01-14
“Nếu tôi sinh ra ở Ấn Độ, tôi có là người công giáo không?”, khi còn niên thiếu cha Pierre đã tự hỏi! Câu hỏi mọi người có thể tự đặt cho mình. Vào thời điểm toàn cầu hóa và các ý tưởng lưu thông tự do – các tín ngưỡng cũng vậy – làm thế nào chúng ta có thể dung hòa niềm tin cá nhân và sự cởi mở với “chân lý” của người kia? Và nếu đóng góp lớn của thời đại chúng ta là làm cho chúng ta khám phá lại Chúa như một câu hỏi, một huyền ẩn sinh khí, khi chúng ta nhốt Ngài trong sự gò bó phải có câu trả lời để an tâm, nhưng đó lại là những câu trả lời sai phải không?
Sự thật như cuộc đi tìm được chia sẻ
“Việc cho mình là công giáo có ích gì khi mình không tin mình nắm được sự thật?” Từ hàng chục năm nay, đây là câu hỏi tôi thường nghe đây đó. Nếu tôi tỏ ra bất kỳ một e dè hay chỉ trích Giáo hội nào, tôi sẽ nghe: “Nếu bạn không đồng ý với giáo hoàng, xin mời bạn theo tin lành!” Vì thế chẳng có gì tầm thường hơn là đi tìm trong tôn giáo một cái gì đó làm mình yên lòng, với nguy cơ làm cho nó hoàn toàn tê cứng. Cá nhân tôi tiếp tục cho tôi là người công giáo, nhưng tôi chưa bao giờ tìm được đủ lý do để nói mình không phải là người công giáo. Nhưng cũng không vì vậy mà tôi sẽ khẳng định công giáo là sự thật. Đó là gắn vào Đấng đã nói trong các Phúc âm: “Ta là đường, là sự thật, là sự sống.” Về phần mình, mỗi người vẫn có tự do đi tìm cho mình một sự thật nơi khác. Nhưng điều này có ý nghĩa ít nhất là một chuyện: với người công giáo, sự thật là “có một người tên là Giêsu”, một sự thật mà chúng ta không bị giới hạn. Và chúng ta sẽ không bao giờ đào sâu được “trí thông minh của đức tin”, có nghĩa là thử cố gắng thâm nhập vào huyền nhiệm của Thiên Chúa.
Trở thành con Chúa nhờ phép rửa tội hay nhờ sinh ra?
Cách đây không lâu, tôi dự lễ rửa tội trong một thánh lễ ở giáo xứ của tôi bên bờ sông Marne, hình thức rửa tội này ngày càng được tổ chức nhiều, và thật hạnh phúc, giữa thánh lễ là nghi thức rửa tội, kết thúc bằng tràng pháo tay. Sau đó, người dẫn chương trình bắt nhịp bài hát của bạn tôi là cha André Gouzes, được nhiều giáo xứ hát chung quanh người mới được rửa tội, cha mẹ đỡ đầu và cha mẹ ruột: “Con đã thành con Chúa, là anh em với Chúa Giêsu, Alleluia. Bây giờ Chúa Thánh Thần ngự trong con và hát Alleluia.” Chính lúc này, câu hỏi biểu tượng thoáng qua trong đầu tôi mà cho đến lúc này tôi vẫn lẩn tránh, dù sự tầm thường của nó: “Trở thành con Chúa nhờ phép rửa hay nhờ mình sinh ra?” Nếu mỗi người sinh ra đều là con Chúa – đó là điều Giáo hội nói với tôi và tôi tuân theo – thì chắc chắn chúng ta phải hình dung ra một công thức khác cho phép rửa tội, nói lên lựa chọn tự nguyện của cha mẹ – hoặc người trẻ tuổi – vào trong gia đình những người nhận Thiên Chúa là Cha. Dù sao thì cũng là khác nhau!
Chân lý kitô giáo tự bản chất một cách sâu xa là số nhiều và đa âm.
Tôi còn nhớ chuyến đi năm 2000 với một nhóm độc giả báo Pèlerin. Chúng tôi trao đổi khá sôi nổi về đối thoại đại kết (giữa công giáo, chính thống, tin lành, anh giáo, v.v.) khi Vatican vừa đưa ra tài liệu tự sắc Chúa Giêsu Thẩm phán Nhân (Dominus Iesus) tái khẳng định tóm tắt Giáo hội công giáo là Giáo hội duy nhất trong sự thật “đích thực.” Vì tôi đặt vấn đề cả nguyên tắc và cả cơ hội, một độc giả chận tôi lại: “Thưa ông Poujol, trong trường hợp này xin ông đừng đọc Kinh Tin Kính trong thánh lễ ngày chúa nhật, tôi tin một Giáo hội thánh thiện, công giáo và tông truyền.” Ngoại trừ bản Kinh Tin Kính này có trước khi có sự chia cắt các Giáo hội và từ “công giáo” không dùng để chỉ Giáo hội theo truyền thống la-tinh được biết dưới tên này, nhưng chỉ tính phổ quát của Giáo hội, (nghĩa của từ công giáo) mà cả chính thống giáo và tin lành đều có thể sử dụng. Cũng như người công giáo có thể, mà không ngần ngại, hoàn toàn có thể tự cho mình là “chính thống” (phù hợp với giáo lý về đức tin), cho mình theo phái “phúc âm” khi trung thành với Tân Ước và cho mình là “cải cách” theo lịch sử cải cách riêng của họ luôn trong quá trình cải cách (semper reformanda). Bằng chứng là chân lý kitô giáo tự bản chất một cách sâu xa là số nhiều và đa âm.
Công đồng Vatican II, mà chúng ta sẽ không bao giờ nhắc lại cho đủ, cấp bách đến mức nào khi đọc lại những bản văn mà thực chất ít người công giáo biết một sự kiện chính yếu liên quan đến câu hỏi về sự thật này. Công đồng dạy, trong mọi tôn giáo, trong mỗi con người, những “hạt giống của Ngôi Lời” đã được Chúa đặt để. Những hạt giống này nuôi dưỡng trong mỗi “người thiện tâm” một ước muốn, một khả năng tìm kiếm sự thật để đưa chúng ta đến gần nhau hơn khi đi tìm. Giám mục Pierre Claverie, cựu giám mục giáo phận Oran1, bị ám sát năm 1996 cùng với người lái xe trẻ tuổi Mohamed, được phong chân phước cùng với 18 vị tử đạo khác của Algeria năm 2019, ngài nói về tình bằng hữu của ngài với người hồi giáo: “Chúng ta không chiếm hữu Chúa. Chúng ta không chiếm giữ sự thật và chúng ta cần sự thật của người khác.”
Đó là ý nghĩa sâu xa của các cuộc gặp liên tôn ở Assisi phục vụ cho hòa bình do Đức Gioan-Phaolô II khởi xướng và được hồng y người Pháp Roger Etchegaray tổ chức năm 1986, sau đó được các giáo hoàng kế tiếp, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô tiếp tục tổ chức.
“Đức tin làm cho người tin thấy người khác là người anh em để nâng đỡ và yêu thương.”
Đó là ý nghĩa tận căn nhất của tuyên bố chung về “Tình huynh đệ của con người vì hòa bình trên thế giới và về sự sống chung” được Đức Phanxicô và giáo sĩ Ahmad Al-Tayyeb của Viện Hồi giáo Al-Azhar Dhabi ký ngày 4 tháng 2 năm 2019 tại Abu Dhabi: “Đức tin làm cho người tin thấy người khác là người anh em để nâng đỡ và yêu thương.” Điều này có những người hồi giáo sống giữa chúng ta – cũng như người kitô giáo sống trong vùng đất của người hồi giáo – không phải là “những người ngoại giáo cần phải cải đạo” nhưng là những người tin vào Thiên Chúa duy nhất của các tổ phụ Áp-ra-ham, Isaac và Gia-cốp, dù cho cách họ nghĩ về Chúa khác nhau. Giám mục Jean-Paul Vesco, giáo phận Oran có bài suy niệm rất hay về đề tài này, ngài nói: “Chúng ta cầu xin điều này vì đức tin chung của chúng ta vào Thiên Chúa” và câu này được ghi lại trong bản tuyên ngôn.
Khẳng định về một đức tin chung này không có nghĩa là về mặt thần học hồi giáo, kitô giáo nói gần gần giống nhau, nhưng nó chứng minh giữa những người kitô giáo và hồi giáo, đôi khi có thể trải nghiệm hiển nhiên một đức tin chung, dù nhiều khi nó vẫn bị giới hạn bởi các từ thông dụng.
Và ngài tiếp tục:
“Các hệ quả của sự khẳng định này rất to lớn để hiểu việc loan báo Tin Mừng, điều này không làm mất đi tính cấp bách và tính cần thiết của nó, nhưng nhường chỗ cho giá trị đức tin của người kia, mà không cần phải phán xét về nội dung đức tin của họ.”
Điều này cần được nhắc lại vào thời điểm mà một số người có ảo tưởng về việc trở lại hàng loạt của người hồi giáo ở châu Âu, xuất phát từ xác tín bản sắc và chiến lược chính trị hơn là từ mối quan tâm truyền giáo thực sự.
Tôi đã có dịp đi ngang qua con đường của linh mục Dòng Đa Minh Serge de Beaurecueil an nghỉ ở nhà thờ Sylvanès Nga, nơi ngài đã tài trợ để xây dựng. Một nhà hồi giáo học uyên bác, cha cống hiến đời mình cho Afghanistan và những em bé ở Kabul. Khi Liên Xô chiếm đóng Afghanistan năm 1983, cha buộc phải sống lưu vong mãi mãi, tâm hồn cha đã tan nát vì chuyện này. Một trong những bài viết xuất sắc của cha Chúng tôi chia nhau bánh và muối2, cha kể tình bạn của cha với một trong các học sinh hồi giáo của cha, học sinh này đã chết ngay trong một tai nạn sau đó. Cha đi sâu vào ý nghĩa sự hiện diện của cha trong tư cách là linh mục công giáo trong vùng đất hồi giáo. Cần phải trích dẫn câu viết rực lửa này: “Lần đầu tiên tôi chia sẻ bánh và muối với Ghaffâr, đó là trong căn phòng sát kề với nhà nguyện nhỏ, nơi tối hôm đó tôi truyền phép Thánh Thể. Cử hành theo nghi thức Đông phương, là cùng tấm bánh, được chia sẻ giữa chúng tôi, để khắc dấu tình bạn, mà một phần của tình bạn đã trở nên nhiệm thể Chúa Kitô. Em học sinh này không biết, nhưng tôi biết.”
Và, xa hơn… “Tất cả những lời cầu nguyện được cầu nguyện hôm nay trong các căn nhà, trong nguyện đường hồi giáo, tôi biến chúng thành ‘Lạy Cha chúng con’. Và qua đôi môi tôi cho anh mượn, chính toàn Afghanistan đang kêu lên Chúa Cha ‘Abba’ mà Thánh Linh đang thổi trong lòng họ!” Đứng trước một đức tin thông minh như vậy, một phong phú thiêng liêng như vậy, những căng thẳng thần học nhỏ bé của chúng tôi, dù được nuôi dưỡng bởi các buổi hội thảo của hồng y Sarah, dường như đang cười nhạo tôi!”
Giáo hoàng nói với anh: anh là người vô thần ư? Cứ giữ vô thần!
Đối với Giáo hội công giáo, việc “tất cả các tôn giáo đều bằng nhau” là không đúng, như một số người đã chỉ trích văn bản Công đồng Vatican II về tự do tôn giáo, đó là lý do chính để họ hoàn toàn từ chối Công đồng. Những phản ứng này xuất phát từ một quan niệm hẹp hòi, phiến diện, nhị phân và đứng ngoài chân lý, không biện minh được. Nếu sự thật trái đất này hình tròn, thì dĩ nhiên là sai khi nói nó phẳng. Nhưng có rất nhiều lãnh vực khác, và tôn giáo là một trong các lãnh vực này, nơi chúng ta phải chấp nhận bối cảnh có nhiều sự thật. Trong quyển sách Tôi là người vô thần, hãy tin tôi3 (Je suis athée, croyez-moi), tác giả Victor Grèzes, một nhà hoạt động trẻ của hiệp hội liên minh niềm tin Cùng tồn tại (Coexister) tổ chức tập hợp người do thái, kitô giáo, hồi giáo, người theo thuyết bất khả tri, người vô thần kể lại cuộc gặp đầu tiên của họ với Đức Phanxicô năm 2013 ở Rôma với bốn người bạn của “Chuyến đi vòng quanh thế giới về các cách giữ đạo liên tôn” (Interfaithtour). Khi ông nói với giáo hoàng ông là người vô thần, ngài nói: “Anh là người vô thần ư? Anh cứ vô thần!” Câu trả lời làm ông ngạc nhiên, ông không hiểu được! Một số sẽ cho là chướng tai! Tuy nhiên đơn giản chỉ là Giáo hội đã dạy, đức tin là ơn Chúa. Dù ông sống vì thế như một xác tín tuyệt đối (tôi biết Chúa không tồn tại) nhưng đây là “niềm tin” vào sự không tồn tại của Chúa4, qua đối thoại, có thể giúp các tín hữu thanh tẩy đức tin của họ nhưng cũng cũng làm cho sự không tin của họ gặp nguy cơ.
Tôi thích suy nghĩ này của nhà vật lý Đan Mạch Niels Bohr: “Một sự thật hời hợt là khẳng định điều ngược lại là sai; một sự thật sâu sắc là khẳng định điều ngược lại cũng là một sự thật sâu sắc.” Nếu người kia nắm giữ một phần chân lý vĩnh cửu của Chúa thì việc gặp người đó là điều cần thiết với tôi vì người đó có thể tiết lộ cho tôi một phần sự thật mà tôi đã không thấy cho đến bây giờ. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm tôi biết, đó là một xác tín không những không được chia sẻ đủ, nhưng còn bị phản đối một cách công khai bởi tất cả các chủ nghĩa bảo thủ quá khích. Đặc biệt là ở những quốc gia mà tôn giáo – ấn giáo, hồi giáo… – bị chính phủ khai thác.
Khi tác giả Michel Houellebecq xem các chương trình tôn giáo của kênh France 2…
Tuy nhiên, ai cũng có thể có trực giác có một cái gì thiết yếu ở đó. Tôi đã lưu giữ rất lâu trong kho lưu trữ của tôi bức thư của một người nói với tôi, bà đã xem tất cả các chương trình tôn giáo sáng chúa nhật trên kênh France 2. Bà nói với một thông minh sâu sắc, lượng định từng tín ngưỡng hoặc tôn giáo, bà dựng lại như một loại bức tranh ráp thiêng liêng. Trên kênh RTL, nhà báo Bernard Poirette trong một đoạn ngắn có tựa đề: “Họ làm gì ngày chúa nhật?”5 Tôi tình cờ nghe. Họ thường nói ngủ nướng, chạy bộ, đi chợ hay làm thịt nướng với bạn bè chứ không nói gì về việc trau dồi thiêng liêng. Tôi nhớ sự ngạc nhiên không giấu giếm của người dẫn chương trình hôm đó khi nói chuyện với nhà văn Michel Houellebecq, khi đó ông chưa viết quyển Tuân phục, Soumission, ông thố lộ mỗi sáng chúa nhật nằm trong chăn bông, ông đã xem các chương trình tôn giáo trên kênh France 2 như các như độc giả của tôi, vì ông thấy những câu hỏi này làm ông say mê. Michel Houellebecq là người đi tìm sự thật? Tại sao không?6
Làm thế nào Đức Phật đã giúp tôi khám phá sự cấp bách để mọi tín hữu kitô “đi theo con đường của Chúa Kitô”
Từ ngày 14 đến ngày 28 tháng 2 năm 2019, cùng với một nhóm khoảng ba mươi người: linh mục, tu sĩ và nam nữ giáo dân, tôi đi “hành hương theo dấu chân Đức Phật” giữa Varanasi và Kathmandu. Chúng tôi lần lượt đến thăm Lumbini nơi ngài sinh, đời tu khổ hạnh của ngài trong hang động Dungeshvari, ngài giác ngộ ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi ngài bắt đầu giảng dạy ở công viên Gazelles Sarnath, sau đó là thất tịch cuối cùng của ngài ở Kushinagar. “Những người công giáo thiện tâm” sẽ làm gì ở đó, trong đó có hàng chục linh mục Hội Truyền giáo Hải ngoại Paris (MEP) do Bề trên Tổng quyền của họ hướng dẫn? Cố gắng hiểu rõ phật giáo hơn qua nghiên cứu và gặp gỡ, để có thể đối thoại tốt hơn với các phật tử, biết rằng cấp bách cho các linh mục trẻ được giao sứ mệnh “suốt đời” ở Campuchia, Nhật Bản hoặc ở Đài Loan hơn là với một người ở Paris. Thêm vào là ước muốn sâu xa đi tìm, chính xác là “hạt giống của Lời” được Chúa Thánh Thần đặt để và có thể đã thoát khỏi chúng ta trong chính truyền thống của chúng ta.
Tôi đã khám phá gì? Đạo Phật có dụ ngôn riêng về Người Con Hoang Đàng, rất khác với dụ ngôn của Tin Mừng. Ở đó, người con trai, sau cuộc sống sa đọa, bị xuống cấp bậc, làm đầy tớ ở một thành phố vô danh, anh không biết cha mình là người giàu có và quyền lực ở đó. Người cha quyết định ăn mặc xuề xòa để có thể đến gần con mà không bị nhận ra. Mong muốn của của ông là dần dần có thể cho người con biết sự thật này: ông thương con và muốn truyền tất cả tài sản của mình cho con. Và bỗng nhiên, dụ ngôn này trong phật giáo đã giới thiệu một cách hoàn hảo ý tưởng về một sự cần thiết dần dần để đến với Tỉnh thức (hoặc sự thật) của tất cả mọi truyền thống mang lại (truyền thống Đại thừa) làm tôi nghĩ theo phép loại suy, “phương pháp sư phạm thần thánh” thiết thân của Đức Phanxicô, mời gọi chúng ta đồng hành, mỗi người theo nhịp của mình trên con đường thánh thiện! Chống lại những người kiên quyết cho mình nắm giữ giáo lý và đạo đức. Chính đó là điều mà trong phật giáo gọi đó là Tiểu thừa. Tôi hiểu, đối với phật giáo, “đi theo con đường của Đức Phật” cuối cùng chỉ duy thái độ là quan trọng. Có lẽ sự đóng góp quyết định trong cuộc hành hương này với tôi là bằng chứng cho thấy, tương tự như vậy, việc “đi theo con đường của Chúa Kitô” của tín hữu kitô, một lần nữa thực sự là khẩn cấp!
Theo thiển ý của tôi, không phải đọc sách giáo lý mà dẫn người đọc đến việc trở lại. Chắc chắn, nhân vật trẻ tuổi của tôi trong quyển tiểu thuyết cũng có trực giác sâu sắc đã bác bỏ, trước đó, khép chặt đức tin của mình trong 2.863 bài báo…
Với những người đã rời bỏ Giáo hội… hãy hỏi lý do họ ra đi!
Đối diện với những gì Vatican vẫn kiên trì phân tích là “sự bội giáo thầm lặng” ở châu Âu, vậy mà quyển giáo lý này năm 2010 vẫn còn được đưa ra dưới triều Đức Bênêđíctô XVI trong tài liệu chuẩn bị cho Thượng hội đồng về việc tân Phúc âm hóa. Biết rằng mục tiêu không phải là làm cho những người không tin hoán cải nhưng là để đưa những con chiên đi lạc trước những tệ nạn của thế kỷ trở về: chủ nghĩa hưởng thụ, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tiêu dùng, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa tương đối… Và để làm được điều này, trong số những điều khác, tài liệu đề xuất “thúc đẩy việc dùng sách giáo lý của Giáo hội công giáo như một công thức thiết yếu và đầy đủ cho nội dung đức tin cho con người thời đại chúng ta”. Cứ tin như thế là đủ điều chỉnh cách tiếp thị và truyền thông của Giáo hội. Nếu thách thức thực sự của việc phúc âm hóa cho những người đã rời Giáo hội, chúng ta có nên hỏi họ lý do vì sao họ ra đi không? Ai, vào thời điểm đó, còn bận tâm hỏi họ? Không có ai! Nhưng chúng ta phải đặt câu hỏi về những con chiên đi lạc chứ? Ba năm sau, nhờ Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm, tân giáo hoàng Phanxicô đã soạn thảo tông huấn hậu Thượng hội đồng, tông huấn Niềm vui Tin mừng Evangelii Gaudium không phủ nhận các kết luận của thượng hội đồng, nhưng ngài mở rộng chủ đề thành chương trình làm việc của triều giáo hoàng của ngài: truyền giáo cho tất cả mọi người! Có hay không có giáo lý!
“Phong trào truyền giáo? nhận ra Chúa ở đâu, cho đến bây giờ cũng chưa nhận ra được.” (Linh mục Dòng Tên Michel de Certeau)
Chuyến hành hương theo dấu chân Đức Phật tháng 2 năm 2019 còn có thêm một lý do riêng cho cá nhân cho tôi, liên quan đến sự hiếu kỳ của nghề báo. Đó là tìm hiểu vì sao ngày nay một số người Pháp và người phương Tây say mê đạo phật. Và tôi nghĩ tôi đã vén được một góc màn. Thời đại chúng ta đánh dấu bằng việc từ chối thể chế công giáo, thực tế do chủ nghĩa giáo điều, do quá khứ của nó – đôi khi là chuyên chế – khống chế đời sống con người, và do sự phát triển của chủ nghĩa vô thần được xem là tương thích duy nhất với những khám phá của khoa học như phương thuốc giải độc cho mọi người với loại “tư tưởng ma thuật”. Rất nhiều người đồng ý với thái độ phật giáo trong việc từ chối bất kỳ siêu việt nào và chỉ đề cập đến ý thức cá nhân. Đó là những gì theo tôi, dường như ở trong tính hiện đại! Sự khôn ngoan là đi tìm một đời sống hạnh phúc hơn là đi tìm sự thật, điều không thể!
Đúng vậy, năm 1945, nhà thần học người Ý Romano Guardini đã đúng khi ông viết Đức Phật rất có thể là: “Thiên tài tôn giáo cuối cùng mà kitô giáo sẽ phải giải thích.” Nhưng người ta không nói, một kitô giáo bị chất vấn lại qua cuộc gặp chính trực với phật giáo cũng như với ấn giáo, hồi giáo… hoặc chủ nghĩa vô thần không được trang bị tốt hơn để bình tâm nói về sự thật của chính mình. Dù sao, đó là xác tín của tôi sau khi kết thúc chuyến hành hương này. Vì chúng ta có thể từ bỏ việc nói lời yêu thương của Chúa cho con người không? Để nói về người bạn, mà cuộc gặp gỡ đã làm đời sống chúng ta đảo lộn? Còn phải đặt câu hỏi về những khuôn mặt của sứ mệnh! Có đủ để chưng khẩu hiệu “Chúa Giêsu cứu” trên các bức tường thành phố hay trên các trang mạng xã hội chúng ta, nhắm vào những đám đông không tin, những người không thể nói ‘cứu’ có nghĩa gì? Hay đúng hơn chúng ta nên xem lại như linh mục Dòng Tên Michel de Certeau đã gợi ý, “phong trào truyền giáo về cơ bản không có mục đích chinh phục mà là để nhận ra Thiên Chúa ở nơi mà cho đến nay, Ngài vẫn chưa được nhận ra” và để mở ra cho mọi người sự mới lạ của Phúc âm không? Linh mục Yann Vagneux của Hội Thừa sai Hải ngoại Paris, người tổ chức cho chúng tôi cuộc hành hương Theo dấu chân Đức Phật đã làm chứng trong một quyển sách gần đây “rằng những người theo đạo hinđu mở lòng ra với Chúa Giêsu và thấy mình được biến đổi khi họ vẫn ở lại với đạo hinđu”.7
- Sau đó ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục giáo phận Alger.
- Serge de Beaurecueil, Một tín hữu kitô ở Afgha (Un chrétien en Afghanistan, nxb. Cerf, Paris)
- Victor Grèzes, Tôi là một người vô thần, hãy tin tôi (Je suis athée, croyez-moi,nxb. l’Atelier, 2016.)
- Đây là toàn bộ sự khác biệt giữa những trí thức như Luc Ferry hay André Comte-Sponville và Michel Onfray.
- Bernard Poirette đã rời RTL để lạy Chúa ở Europe 1 sau đó là Radio Classique.
- Vào lúc chương này được đưa lên mạng, hai tác phẩm của Michel Houellebecq đã phát hành: một cuốn tiểu thuyết mới dày 740 trang, Anéantir (Flammarion) nhưng cũng là một tác phẩm tập thể Khốn cùng của con người không có Chúa và câu hỏi về đức tin (Misère de l’homme sans Dieu, Michel Houellebecq và Những câu hỏi về đức tin, (Flammarion Champs Essais) các tác giả nhìn chỗ đứng của tôn giáo trong trong tác phẩm của nhà văn.
- Yann Vagneux, Linh mục ở Bénarès (Prêtre à Bénarès, Lessius, Paris, 2018).
Marta An Nguyễn dịch
http://phanxico.vn/2023/01/29/su-that-nhu-cuoc-di-tim-duoc-chia-se/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét