Di sản của Đức Bênêđictô XVI: 1927-2022
Di sản của Đức Bênêđictô XVI: 1927-2022
Đức Giáo Hoàng Benedictô thứ 16 đã băng hà ở tuổi 95 vào ngày 31 tháng 12 năm 2022. Suốt đời ngài là một học giả, 71 năm linh mục và ở cương vị Giáo hoàng từ năm 2005-2013. Cả cuộc đời của ngài đã cống hiến để tìm hiểu về Chúa Giêsu, và giờ đây ngài đã có cơ hội để hiểu biết Chúa theo một phương cách mới. Ngài sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927 tại Bavaria, Josef Alois Ratzinger đã lớn lên dưới thời chính quyền Đức Quốc xã. Cùng với Nữ hoàng Elizabeth II (đệ nhị) vừa qua đời cách đây ít tháng, Ratzinger là một trong những nhà lãnh đạo thế giới cuối cùng đã sống trong thời gian Thế chiến II.
Sau chiến tranh, chàng thanh niên Ratzinger vào chủng viện và được thụ phong linh mục vào năm 1951. Ngài nhanh chóng bộc lộ năng khiếu học thuật và theo học tiến sĩ thần học, tập trung học hỏi và nghiên cứu về Thánh Augustine và thần học của Ngài về Giáo hội—đây là những chủ đề chi phối toàn bộ học thuyết của Ratzinger. Sự uyên bác của cha Ratzinger nhanh chóng được công nhận là một nhà thần học, và mặc dù với tuổi đời tương đối còn trẻ nhưng Đức Tổng Giám Mục Cologne đã mời cha Ratzinger làm chuyên gia thần học giúp cho ngài, hay Peritus (chuyên viên Thần học), cho Công đồng Vatican II sắp khai mạc.
Đức Thánh Cha Phaolô VI đã tấn phong cha Ratzinger làm Tổng giám mục Munich vào tháng 3 năm 1977, và sau đó cất nhắc làm Hồng Y vào tháng 6 cùng năm. Năm 1982, Đức thánh Giáo hoàng John Paul II đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Ratzinger đứng đầu văn phòng Giáo lý của Vatican, một vai trò mà ngài sẽ đảm nhận cho đến khi được bầu làm Giáo hoàng Benedictô XVI vào ngày 19 tháng 4 năm 2005. Như một tu sĩ Dòng Tên và cựu giáo sư của tôi đã từng nhận xét, “Không phải lúc nào người thông minh nhất trong phòng cũng là người chịu trách nhiệm chính.” Đức Bênêđictô là một học giả cầu nguyện và là một vị mục tử khôn ngoan. Chính ra trong khi Đức Giáo Hoàng Benedictô có thể đã nhận được phần thưởng cho chính mình, nhưng ngài đã để lại một di sản vĩ đại cho Giáo Hội Công Giáo.
Chắc chắn điều mà Đức Giáo Hoàng Benedictô được nhắc đến nhiều nhất trong lúc này là quyết định thoái vị Giáo hoàng vào năm 2013, giã từ cuộc sống công khai, lui vào hậu trường. Thế giới sửng sốt, nhưng ngài vẫn bình tĩnh—không bao giờ tỏ ra hối hận, do dự hay nghi ngờ về quyết định của mình. Mọi người đều biết rằng sức khoẻ của ngài đã không cho phép ngài tiếp tục hướng dẫn Giáo hội và ngài tin chắc rằng Chúa Giêsu đang yêu cầu ngài bước sang một bên. Đức Benedictô đã từ bỏ cương vị người rao giảng, có lẽ vĩ đại nhất trên thế giới, vì tình yêu dành cho Chúa Giêsu.
Gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu là trọng tâm của ĐGH Benedictô. Trong hầu hết các tác phẩm của mình, Đức Benedictô cho thấy, chúng ta sẽ nhìn thế giới khác đi như thế nào, khi chúng ta có thể thưa chuyện với Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu. Cuốn sách đầu tiên Ngài viết đã đặt Chúa Giêsu là trung tâm của lịch sử nhân loại. Tại Công đồng Vatican II, ngài đã giúp soạn thảo văn kiện nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu là trung tâm của sự mặc khải thiêng liêng. Những cuốn sách cuối cùng của Ngài gồm 3 cuốn viết về Chúa Giê-su mà Ngài gọi là “Hành trình tìm kiếm dung mạo Chúa của cá nhân tôi”.
Tiếp xúc với Chúa Giêsu là khởi đầu và kết thúc sứ vụ của Đức Benedictô. Nói chuyện với một nhóm trẻ em sau khi các em được Rước Lễ Lần Đầu, ngài kể lại chi tiết thú vị về kinh nghiệm Rước Lễ Lần Đầu của chính ngài và cách “Chúa Giêsu đã đi vào trái tim tôi, Người đã thực sự viếng thăm tôi.” Đức Benedictô muốn chúng ta phải cảm nghiệm được Chúa Giêsu trước tiên, và sau đó chia sẻ cảm nghiệm về Chúa Giêsu với thế giới.
Đức Benedictô thường xuyên nói chuyện không chỉ về thế giới hiện đại mà còn cho và với thế giới hiện đại để giúp mọi người nhìn thấy giá trị của Chúa Giêsu. Ngài là một nhà phê bình văn hóa sắc sảo, người có thể giải quyết trực tiếp những vấn đề mà ngài quan sát được. Trong thông điệp đầu tiên của mình, Ngài thậm chí còn trích dẫn Nietzsche, một hành động mà tờ New York Times gọi là “đáng ngạc nhiên”: họ kinh ngạc là Đức Benedictô không chỉ giảng dạy Giáo lý cho thế giới mà, cần phải nói thêm, còn dành thời gian để chú tâm và xem xét thế giới và những nhà tư tưởng thế tục, ngay cả khi họ chỉ trích Giáo Hội Công Giáo.
Đức Benedictô hoà nhập vào thế giới hiện đại, và ngài không bao giờ sợ hãi thách thức thế giới hiện đại. Ngài thường kêu gọi sự chú ý đến vấn đề các chính sách không có mục tiêu sâu xa hơn là thúc đẩy lợi ích của những người nắm quyền, hoặc không có những cân nhắc đáng kể về đạo đức hoặc thực tế. Phát biểu trước Quốc hội Anh vào năm 2010, Ngài đổ lỗi cho cách tiếp cận thiển cận và nông cạn này đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu vào năm 2008 và kêu gọi các chính trị gia đưa ra quyết định dựa trên các chuẩn mực đạo đức lâu bền.
Khi Đức Benedictô đấu tranh cho tiếng nói của tôn giáo ở diễn đàn công khai, đó là vì ngài thấy cần có tiếng nói của tôn giáo để liên tục buộc các chính trị gia phải chịu trách nhiệm về hành động của họ, và liên tục nhắc nhở thế giới rằng vũ trụ không phải là thứ chúng ta có thể muốn làm gì thì làm. Trong diễn văn Regensburg năm 2006, Đức Benedictô bày tỏ sư lo lắng về việc tách rời những gì chúng ta muốn và khao khát, khỏi những ý niệm về sự thật và lòng tốt, đặc biệt là sự thật bền vững đến từ niềm tin vào Chúa. Ngài lo sợ rằng việc phụ thuộc quá nhiều vào khoa học như một nguồn tri thức sẽ dẫn đến một cái nhìn quá hạn hẹp về thiên nhiên—một cái nhìn về vũ trụ như một thứ có thể được làm chủ, can thiệp và thao túng theo ý muốn của mình.
Nhiều bài phê bình của Đức Benedictô sau này đã tìm thấy được trích dẫn trong thông điệp Laudato Si của Đức Phanxicô, thông điệp này ca ngợi những nhận xét của Đức Bebedictô trong các đoạn mở đầu. Giống như Đức Phanxicô bây giờ, Đức Benedictô thận trọng khi xem vũ trụ như một thứ gì đó để thống trị—để kiến tạo và làm theo ý chúng ta mà không có bất kỳ suy nghĩ nào về nó hoặc Đấng Tạo Hóa của nó.
Đức Benedictô thường xuyên chống lại việc chúng ta sử dụng đồ vật và con người tuỳ tiện theo ý muốn của chúng ta. Ngài đã thúc đẩy một số sáng kiến về môi trường và nêu bật môi trường trong thông điệp cuối cùng của ngài, Caritas in Veritate, khiến ngài được mệnh danh là “Đức Giáo Hoàng xanh”. Cả trước và sau khi được bầu lên chức vị Giáo hoàng, ngài đã dẫn đầu phản ứng của Vatican đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục – thúc đẩy chính sách không khoan nhượng và thậm chí loại bỏ một số cá nhân có vị trí tốt khỏi chức vụ sau khi ngài trở thành Giáo hoàng. Khi đến Hoa Kỳ với tư cách là Giáo hoàng vào năm 2008, Đức Benedictô XVI đã đích thân đến thăm một nhóm những người sống sót sau vụ lạm dụng tình dục bởi giáo sĩ—điều mà ngài sẽ lặp lại trong các chuyến công du nước ngoài sau đó.
Trong sự khiêm tốn, Đức Benedictô cũng ý thức được những giới hạn của mình. Khi kết thúc cuộc phỏng vấn dài như một cuốn sách vào cuối đời, Ngài đã phản ảnh về Đức Thánh Cha Phanxicô, khi nói rằng: “Tôi thấy rằng [Đức Phanxicô – chú thêm của dịch giả] là một người chu đáo, người vật lộn trí tuệ với những câu hỏi của thời đại chúng ta. Nhưng đồng thời, ngài chỉ đơn giản là một người rất gần gũi với mọi người, sát cánh cùng họ, luôn ở giữa họ….Có lẽ tôi đã không đủ chân thật với mọi người.” Không bao giờ tự mãn về sự vĩ đại của chính mình, ngài càng sẵn sàng khen ngợi người khác hơn – có lẽ chính tâm tình này đã khiến ngài có động lực mạnh mẽ để rao giảng Chúa Giê-su.
Cuốn sách cuối cùng mà Đức Benedictô viết là về những câu chuyện kể về thời thơ ấu của Chúa Giêsu, điều này thật đặc biệt thích hợp khi ngài đã về với Chúa trong khi chúng ta cử hành mùa Giáng sinh. Trong phần về Các thánh Anh Hài, Đức Benedictô lưu ý rằng lời tường thuật của thánh sử Mathêu (Mat 2, 18 – chú thêm của dịch giả) đã bỏ qua những lời an ủi trong lời tiên tri của tiên tri Giêrêmia, khi chỉ trích dẫn lời than thở của Rachel dành cho các con mình. Đức Benedictô lưu ý rằng “sự an ủi thực sự duy nhất không chỉ là lời nói mà là sự phục sinh.” (Ger. 31, 15-16 – chú thêm của dịch giả)
Khi chúng ta ghi nhớ những ngày băng hà của Đức Benedictô sau lễ Các Thánh Anh Hài, chúng ta hy vọng rằng ngài sẽ cảm nghiệm được niềm an ủi thực sự của sự phục sinh, và di sản của ngài dạy chúng ta cách yêu mến Chúa Giêsu trong thế giới hiện đại sẽ vẫn còn được tiếp tục.
David Paternostro, SJ. / Dec. 31/2022
Lược dịch Joachim Vu Hai
Đức Giáo Hoàng Benedictô thứ 16 đã băng hà ở tuổi 95 vào ngày 31 tháng 12 năm 2022. Suốt đời ngài là một học giả, 71 năm linh mục và ở cương vị Giáo hoàng từ năm 2005-2013. Cả cuộc đời của ngài đã cống hiến để tìm hiểu về Chúa Giêsu, và giờ đây ngài đã có cơ hội để hiểu biết Chúa theo một phương cách mới. Ngài sinh ngày 16 tháng 4 năm 1927 tại Bavaria, Josef Alois Ratzinger đã lớn lên dưới thời chính quyền Đức Quốc xã. Cùng với Nữ hoàng Elizabeth II (đệ nhị) vừa qua đời cách đây ít tháng, Ratzinger là một trong những nhà lãnh đạo thế giới cuối cùng đã sống trong thời gian Thế chiến II.
Sau chiến tranh, chàng thanh niên Ratzinger vào chủng viện và được thụ phong linh mục vào năm 1951. Ngài nhanh chóng bộc lộ năng khiếu học thuật và theo học tiến sĩ thần học, tập trung học hỏi và nghiên cứu về Thánh Augustine và thần học của Ngài về Giáo hội—đây là những chủ đề chi phối toàn bộ học thuyết của Ratzinger. Sự uyên bác của cha Ratzinger nhanh chóng được công nhận là một nhà thần học, và mặc dù với tuổi đời tương đối còn trẻ nhưng Đức Tổng Giám Mục Cologne đã mời cha Ratzinger làm chuyên gia thần học giúp cho ngài, hay Peritus (chuyên viên Thần học), cho Công đồng Vatican II sắp khai mạc.
Đức Thánh Cha Phaolô VI đã tấn phong cha Ratzinger làm Tổng giám mục Munich vào tháng 3 năm 1977, và sau đó cất nhắc làm Hồng Y vào tháng 6 cùng năm. Năm 1982, Đức thánh Giáo hoàng John Paul II đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Ratzinger đứng đầu văn phòng Giáo lý của Vatican, một vai trò mà ngài sẽ đảm nhận cho đến khi được bầu làm Giáo hoàng Benedictô XVI vào ngày 19 tháng 4 năm 2005. Như một tu sĩ Dòng Tên và cựu giáo sư của tôi đã từng nhận xét, “Không phải lúc nào người thông minh nhất trong phòng cũng là người chịu trách nhiệm chính.” Đức Bênêđictô là một học giả cầu nguyện và là một vị mục tử khôn ngoan. Chính ra trong khi Đức Giáo Hoàng Benedictô có thể đã nhận được phần thưởng cho chính mình, nhưng ngài đã để lại một di sản vĩ đại cho Giáo Hội Công Giáo.
Chắc chắn điều mà Đức Giáo Hoàng Benedictô được nhắc đến nhiều nhất trong lúc này là quyết định thoái vị Giáo hoàng vào năm 2013, giã từ cuộc sống công khai, lui vào hậu trường. Thế giới sửng sốt, nhưng ngài vẫn bình tĩnh—không bao giờ tỏ ra hối hận, do dự hay nghi ngờ về quyết định của mình. Mọi người đều biết rằng sức khoẻ của ngài đã không cho phép ngài tiếp tục hướng dẫn Giáo hội và ngài tin chắc rằng Chúa Giêsu đang yêu cầu ngài bước sang một bên. Đức Benedictô đã từ bỏ cương vị người rao giảng, có lẽ vĩ đại nhất trên thế giới, vì tình yêu dành cho Chúa Giêsu.
Gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu là trọng tâm của ĐGH Benedictô. Trong hầu hết các tác phẩm của mình, Đức Benedictô cho thấy, chúng ta sẽ nhìn thế giới khác đi như thế nào, khi chúng ta có thể thưa chuyện với Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu. Cuốn sách đầu tiên Ngài viết đã đặt Chúa Giêsu là trung tâm của lịch sử nhân loại. Tại Công đồng Vatican II, ngài đã giúp soạn thảo văn kiện nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu là trung tâm của sự mặc khải thiêng liêng. Những cuốn sách cuối cùng của Ngài gồm 3 cuốn viết về Chúa Giê-su mà Ngài gọi là “Hành trình tìm kiếm dung mạo Chúa của cá nhân tôi”.
Tiếp xúc với Chúa Giêsu là khởi đầu và kết thúc sứ vụ của Đức Benedictô. Nói chuyện với một nhóm trẻ em sau khi các em được Rước Lễ Lần Đầu, ngài kể lại chi tiết thú vị về kinh nghiệm Rước Lễ Lần Đầu của chính ngài và cách “Chúa Giêsu đã đi vào trái tim tôi, Người đã thực sự viếng thăm tôi.” Đức Benedictô muốn chúng ta phải cảm nghiệm được Chúa Giêsu trước tiên, và sau đó chia sẻ cảm nghiệm về Chúa Giêsu với thế giới.
Đức Benedictô thường xuyên nói chuyện không chỉ về thế giới hiện đại mà còn cho và với thế giới hiện đại để giúp mọi người nhìn thấy giá trị của Chúa Giêsu. Ngài là một nhà phê bình văn hóa sắc sảo, người có thể giải quyết trực tiếp những vấn đề mà ngài quan sát được. Trong thông điệp đầu tiên của mình, Ngài thậm chí còn trích dẫn Nietzsche, một hành động mà tờ New York Times gọi là “đáng ngạc nhiên”: họ kinh ngạc là Đức Benedictô không chỉ giảng dạy Giáo lý cho thế giới mà, cần phải nói thêm, còn dành thời gian để chú tâm và xem xét thế giới và những nhà tư tưởng thế tục, ngay cả khi họ chỉ trích Giáo Hội Công Giáo.
Đức Benedictô hoà nhập vào thế giới hiện đại, và ngài không bao giờ sợ hãi thách thức thế giới hiện đại. Ngài thường kêu gọi sự chú ý đến vấn đề các chính sách không có mục tiêu sâu xa hơn là thúc đẩy lợi ích của những người nắm quyền, hoặc không có những cân nhắc đáng kể về đạo đức hoặc thực tế. Phát biểu trước Quốc hội Anh vào năm 2010, Ngài đổ lỗi cho cách tiếp cận thiển cận và nông cạn này đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu vào năm 2008 và kêu gọi các chính trị gia đưa ra quyết định dựa trên các chuẩn mực đạo đức lâu bền.
Khi Đức Benedictô đấu tranh cho tiếng nói của tôn giáo ở diễn đàn công khai, đó là vì ngài thấy cần có tiếng nói của tôn giáo để liên tục buộc các chính trị gia phải chịu trách nhiệm về hành động của họ, và liên tục nhắc nhở thế giới rằng vũ trụ không phải là thứ chúng ta có thể muốn làm gì thì làm. Trong diễn văn Regensburg năm 2006, Đức Benedictô bày tỏ sư lo lắng về việc tách rời những gì chúng ta muốn và khao khát, khỏi những ý niệm về sự thật và lòng tốt, đặc biệt là sự thật bền vững đến từ niềm tin vào Chúa. Ngài lo sợ rằng việc phụ thuộc quá nhiều vào khoa học như một nguồn tri thức sẽ dẫn đến một cái nhìn quá hạn hẹp về thiên nhiên—một cái nhìn về vũ trụ như một thứ có thể được làm chủ, can thiệp và thao túng theo ý muốn của mình.
Nhiều bài phê bình của Đức Benedictô sau này đã tìm thấy được trích dẫn trong thông điệp Laudato Si của Đức Phanxicô, thông điệp này ca ngợi những nhận xét của Đức Bebedictô trong các đoạn mở đầu. Giống như Đức Phanxicô bây giờ, Đức Benedictô thận trọng khi xem vũ trụ như một thứ gì đó để thống trị—để kiến tạo và làm theo ý chúng ta mà không có bất kỳ suy nghĩ nào về nó hoặc Đấng Tạo Hóa của nó.
Đức Benedictô thường xuyên chống lại việc chúng ta sử dụng đồ vật và con người tuỳ tiện theo ý muốn của chúng ta. Ngài đã thúc đẩy một số sáng kiến về môi trường và nêu bật môi trường trong thông điệp cuối cùng của ngài, Caritas in Veritate, khiến ngài được mệnh danh là “Đức Giáo Hoàng xanh”. Cả trước và sau khi được bầu lên chức vị Giáo hoàng, ngài đã dẫn đầu phản ứng của Vatican đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục – thúc đẩy chính sách không khoan nhượng và thậm chí loại bỏ một số cá nhân có vị trí tốt khỏi chức vụ sau khi ngài trở thành Giáo hoàng. Khi đến Hoa Kỳ với tư cách là Giáo hoàng vào năm 2008, Đức Benedictô XVI đã đích thân đến thăm một nhóm những người sống sót sau vụ lạm dụng tình dục bởi giáo sĩ—điều mà ngài sẽ lặp lại trong các chuyến công du nước ngoài sau đó.
Trong sự khiêm tốn, Đức Benedictô cũng ý thức được những giới hạn của mình. Khi kết thúc cuộc phỏng vấn dài như một cuốn sách vào cuối đời, Ngài đã phản ảnh về Đức Thánh Cha Phanxicô, khi nói rằng: “Tôi thấy rằng [Đức Phanxicô – chú thêm của dịch giả] là một người chu đáo, người vật lộn trí tuệ với những câu hỏi của thời đại chúng ta. Nhưng đồng thời, ngài chỉ đơn giản là một người rất gần gũi với mọi người, sát cánh cùng họ, luôn ở giữa họ….Có lẽ tôi đã không đủ chân thật với mọi người.” Không bao giờ tự mãn về sự vĩ đại của chính mình, ngài càng sẵn sàng khen ngợi người khác hơn – có lẽ chính tâm tình này đã khiến ngài có động lực mạnh mẽ để rao giảng Chúa Giê-su.
Cuốn sách cuối cùng mà Đức Benedictô viết là về những câu chuyện kể về thời thơ ấu của Chúa Giêsu, điều này thật đặc biệt thích hợp khi ngài đã về với Chúa trong khi chúng ta cử hành mùa Giáng sinh. Trong phần về Các thánh Anh Hài, Đức Benedictô lưu ý rằng lời tường thuật của thánh sử Mathêu (Mat 2, 18 – chú thêm của dịch giả) đã bỏ qua những lời an ủi trong lời tiên tri của tiên tri Giêrêmia, khi chỉ trích dẫn lời than thở của Rachel dành cho các con mình. Đức Benedictô lưu ý rằng “sự an ủi thực sự duy nhất không chỉ là lời nói mà là sự phục sinh.” (Ger. 31, 15-16 – chú thêm của dịch giả)
Khi chúng ta ghi nhớ những ngày băng hà của Đức Benedictô sau lễ Các Thánh Anh Hài, chúng ta hy vọng rằng ngài sẽ cảm nghiệm được niềm an ủi thực sự của sự phục sinh, và di sản của ngài dạy chúng ta cách yêu mến Chúa Giêsu trong thế giới hiện đại sẽ vẫn còn được tiếp tục.
David Paternostro, SJ. / Dec. 31/2022
Lược dịch Joachim Vu Hai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét