Linh mục vĩnh viễn đến muôn đời
Chương 8: sách Công giáo trong tự do
Trích sách Công giáo trong tự do (Catholique en liberté, nxb. Salvator, 2019)
renepoujol.fr, René Poujol, 2021-12-26
Linh mục vĩnh viễn đến muôn đời
Trong nhiều thế kỷ, đất Pháp đã biết “sản xuất” trong địa phương mình những linh mục mà các tín hữu cần. Cũng giống như khuôn mẫu kinh tế, với việc giảm sút các ơn gọi, việc giữ đạo hiện nay cũng phải nhờ đến các linh mục “ngoài vùng”, nhập linh mục từ các vùng đất truyền giáo cũ của mình… Nhưng thực sự không giải quyết được vấn đề. Thực tế là phải tự vấn về chỗ đứng của linh mục trong đời sống cộng đoàn.
Tên của họ: Fabien, Yvon, Paul, Gabriel, Bernard, Henri, Jacques, André, Gilles, Vincent, François, Michel, Henri-Jérôme, Jean, Daniel, Dominique, Jean-Pierre, Laurent, Yann… và nhiều người khác nữa, tôi không trích dẫn thêm vì danh sách sẽ dài như kinh cầu các thánh. Không có tên nữ! Vậy mới là vấn đề! Đây là một số linh mục đã ghi dấu ấn trong đời tôi. Tôi đã gặp bao nhiêu linh mục: một trăm, hai trăm, nhiều hơn nữa ư? Tôi không biết. Nhưng có rất nhiều người trong số họ đã gắn kết với những giây phút cụ thể trong đời sống, mà khi nhắc đến những giây phút này, tôi không thể không nhớ đến khuôn mặt của họ.
“Câu hỏi về linh mục” (chứ không phải chỗ đứng của họ) đã trở thành trọng tâm
Tại sao lại trích dẫn họ ra đây? Vì trong suy tư “trong tự do” về cuộc khủng hoảng và tương lai của Giáo hội, theo tôi gần như rất khó để bàn đến mà không nhắc đến các linh mục. Và không phải nhắc đến chỉ vì họ có thể là mục tiêu của những nghi ngờ lạm dụng trẻ em một cách bất công. Trong một thời gian dài, khi chúng ta nói đến Giáo hội, sai lầm là chúng ta chỉ nghĩ đến các linh mục và giám mục. Và thậm chí ngày nay, có nhiều người gần như chưa quen với sự tiến hóa của thế giới công giáo. Và khi đề cập đến sự suy tàn của đạo công giáo ở Pháp, chúng ta nghĩ ngay đến cuộc khủng hoảng về ơn gọi, sự già nua của hàng giáo sĩ, cùng với việc giữ đạo xuống thấp hoặc càng ngày người dân càng thờ ơ với tôn giáo. Miền quê Rouergue của tôi, một vùng mà chỉ đầu thế kỷ 20 đã có số linh mục chịu chức bằng con số của cả nước Pháp hiện nay, bây giờ cùng chịu chung số phận với tất cả giáo phận vùng nông thôn. Viễn cảnh là ngày mai, sẽ chỉ trong vòng chưa đầy mười năm, chỉ còn hai mươi linh mục dưới sáu mươi lăm tuổi bao cả một vùng lãnh thổ rộng lớn. Và có thể còn tệ hơn các nơi khác!
Có nghĩa là trong Giáo hội cần phải tái xây dựng hoặc ngăn làm sao để không bị phá hủy, vấn đề linh mục giữ một vị trí trọng tâm. Tôi nói rõ “vấn đề linh mục” chứ không phải “linh mục”. Vì tôi biết có thể có những bất đồng xảy ra về điểm này, để khỏi bị phản công nên tôi muốn loại mọi mơ hồ ngay từ đầu ở đây. Dù là người công giáo nhưng tôi không là người khoái đau khổ. Nếu không, tôi đã không ở lâu, sâu đậm, chân thành là bạn đồng hành với rất nhiều linh mục như vậy, đã không cảm thấy quý trọng và tình cảm với đa số họ. Ba mươi lăm năm làm nhà báo của một nhóm báo chí công giáo (Bayard) do các cha Dòng Mông Triệu thành lập đã thuyết phục tôi, rằng sự cộng tác đáng tin cậy và trung thực giữa giáo dân và linh mục là đã hoàn toàn có thể có được và mang lại kết quả. Nếu có nơi tôi một chút gì đó chống chủ nghĩa giáo quyền, với hết lòng khiêm tốn, chỉ vì tôi muốn tham dự vào chủ nghĩa của hồng y tương lai De Lubac, ngài đã xin cha Pierre cầu xin Chúa Thánh Thần trong ngày chịu chức khi cha nằm sấp trên sàn nhà: “Con hãy xin ơn chống chủ nghĩa giáo quyền, nhưng loại chủ nghĩa giáo quyền của các thánh!” Cả một chương trình rộng lớn…
Không phải ngẫu nhiên mà quyển sách của tôi đã viết là với và chung quanh các linh mục: Cha Jacques Delaporte, tổng giám mục Cambrai từ hai mươi năm trước, bạn tôi André Gouzes hai năm sau và cuối cùng là Cha Pierre, cũng là bạn tôi năm 2015. Cả ba, đã ghi dấu ấn sâu đậm trong đời tôi. Cha Jacques Delaporte với “sự hiện diện thực sự” mà ngài hiện thân trong giáo phận công nhân bị thảm họa của mình, Cha André Gouzes bằng lời mời khẩn thiết hít thở tinh thần thiêng liêng “thanh cao, tự do và mạnh mẽ”, Cha Pierre bằng lời chứng liên tục về phó thác hoàn toàn cho Chúa Quan Phòng.
Một thể chế bị tê liệt vì ơn gọi bị giảm sút
Như tôi đã nói, sự sụp đổ các ơn gọi làm giám mục của chúng ta bị tê liệt. Dù sự giảm sút của tín hữu còn tạo nhiều vấn đề hơn. Liệu chúng ta có thể bỏ thánh lễ ngày chúa nhật một cách hợp pháp chỉ đơn thuần vì thiếu linh mục và thiếu chủng sinh vào bậc sống độc thân linh mục không? Ở Vatican, nỗi lo đang ở cực điểm. Tôi đã kiểm tra nhiều lần. Đó là để cho Giáo hội “có các linh mục” mà chúng ta bị kẹt vào một tầm nhìn nào đó về gia đình kitô, thuyết phục rằng chỉ những gia đình đông con mới cho ơn gọi; cũng mục đích tương tự, khi chúng ta xin các giáo xứ để cho các em bé trai giúp lễ trong hy vọng làm nảy sinh ơn gọi nơi các em muốn bắt chước vị chủ tế; cũng chính từ tầm nhìn này đã làm chúng ta có lòng nhân từ đặc biệt đối với các cộng đồng và phong trào mới “giàu ơn gọi” và nhắm mắt theo tiêu chuẩn phân định cho một số chủng sinh, trước nguy cơ thấy có nhiều trường hợp về tội phạm ấu dâm và những lệch lạc tà phái, trong thời gian mà chúng ta đòi hỏi các bề trên chủng viện phải đặc biệt cảnh giác.
Sự bảo vệ “của giáo hoàng” mà các Binh đoàn Chúa Kitô” và nhà sáng lập mạo hiểm Marcial Maciel Degollado của họ được hưởng dưới thời Đức Gioan Phaolô II, một hồng y ở giáo triều cho tôi biết, phần lớn là do số lượng các linh mục trẻ trong hàng ngũ của họ, ngay cả khi “sự ra đi sớm sủa” đặc biệt cao trong cộng đồng của họ, do đào tạo chủng sinh “ngoài lề”, họ muốn giữ cho những người này tránh xa thế giới, để có thể thích ứng với việc hoán cải hơn… trước khi bất ngờ thấy các chuyện quyến rũ và rời chức thánh! Và duy nhất chỉ vì họ có vài trăm linh mục – và ba hoặc bốn giám mục – mà dòng Lefebvre đã độc chiếm sự chú ý của Rôma, đó là cuộc ly giáo thầm lặng của hàng triệu tín hữu, luôn được hiểu theo thuật ngữ bội giáo, vì họ không đặt ưu thế sự hiện diện của các linh mục “bất đồng chính kiến” trong số họ! Như thể Giáo hội là “một cơ quan giáo sĩ được giáo dân bao quanh” (Jean Delumeau). Và người ta có thể tiếp tục mong muốn.
Mọi tín hữu đã được rửa tội: thầy tế lễ, tiên tri và nhà vua. Kể cả phụ nữ!
Đúng, dù các giám mục biết cách phân định các chỉ thị của la-mã, nhưng vấn đề vẫn còn đó. Đâu là giải pháp? Đón nhận các linh mục từ nước ngoài, đặc biệt là từ Châu Phi với một số lượng lớn, điều này làm nảy sinh nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập văn hóa. Mơ ngày mai có các ông trưởng thành đã kết hôn có thể trở thành linh mục, như đã đề cập trong cuộc họp thượng hội đồng về vùng Amazon, giáo dân chỉ gặp các linh mục, người của Chúa một hoặc hai lần trong một năm? Trong những năm hậu Công đồng, Cha Pierre đã mang từ Phi châu về ý tưởng, có thể có một con đường cần phải đào. Một giám mục đã tâm sự với Cha Pierre, tầm nhìn phương Tây về linh mục do Rôma áp đặt, đã mang âm hưởng chủ nghĩa thực dân đến mức nào. Giao cho một thanh niên hai mươi lăm tuổi có trách nhiệm với cộng đồng là chuyện trái với truyền thống của toàn châu Phi, nơi mà khôn ngoan thuộc về những người lớn tuổi. Người ta sẽ nói với tôi, trách nhiệm của cộng đồng thì ít việc hơn là “linh mục quản xứ” được lựa chọn chính xác về sự trưởng thành và kinh nghiệm của họ. Nhưng làm sao làm khi hình thức này ngày càng hiếm?
Tôi không đủ kỹ năng cũng như tính hợp pháp để trình bày ở đây phác thảo của một giải pháp. Cũng không phải để giải quyết vấn đề liệu độc thân linh mục có phải là một trở ngại cho các ơn gọi hay không. Mặc dù tôi mong muốn đây là tùy chọn. Bởi vì suy cho cùng, cũng “có những người đã tự hoạn vì Nước Trời.” Công thức tạo ra sự lựa chọn tự do, và không có nơi nào quy định rằng việc thiến, dù là tượng trưng, là việc cần thiết để quản trị một cộng đồng. Nếu chứng từ về “ơn toàn diện” là không thể thay đổi, thì trước hết, về mặt lịch sử, đó là lời chứng của các đan sĩ và tu sĩ hơn là của các linh mục.
Tôi sẽ không mạo hiểm thêm về vấn đề phụ nữ được vào chức linh mục. Ngoại trừ việc nhắc lại rằng, họ đã được rửa tội thì họ cũng được làm: “Thầy tế lễ, nhà tiên tri và nhà vua!” Nếu những lời đó có ý nghĩa… Việc Đức Gioan-Phaolô II trong một tuyên bố long trọng đã tuyên bố, việc phong chức cho phụ nữ dứt khoát khép lại, đến vô tận làm cho tôi rơi vào tình trạng bối rối nhiều hơn là ngài thuyết phục tôi về tính không thể sai lầm của ngài. Ở đó, cảm thức đức tin, sensus fidei cũng làm công việc của nó.
Nguy cơ lệch lạc về một Giáo hội trưởng giả
Tôi là người của hai giáo phận: một giáo phận thành thị nơi tôi sống ở Val-de-Marne và một giáo phận nông thôn nổi bật từ quê hương Aveyron nơi tôi vẫn gắn bó. Tôi biết các giám mục, Michel Santier và François Fonlupt.
Thuộc về hai giáo phận, buộc tôi phải tối thiểu cởi mở với thực tế của Paris, làm cho tôi thấy rõ hố ngăn cách hai thế giới này và chắc chắn có sự đa dạng lớn lao trong các phản ứng cần được thực hiện. Điều này đôi khi làm tôi khó chịu trước hình thức của chủ nghĩa trí thức tối thượng, kể cả việc ra sắc lệnh, tương lai của đức tin là ở các thành phố – như trong Giáo hội sơ khai, nó được nhấn mạnh để làm điểm tựa cho sự biểu lộ – vì họ sẽ có giáo sĩ cần thiết để duy trì một nhóm nhỏ người công giáo giữ đạo, với số lượng áp đảo từ giai cấp trưởng giả, điều này đúng, cũng cung cấp cho họ các giáo sĩ và các nguồn lực của họ. Các bạn linh mục Paris của tôi sẽ tha thứ cho tôi vì đã công khai giải câu đố này ở đây, điều mà tôi nợ họ về hồng y André Vingt-Trois:
– Bạn có biết biệt hiệu được đặt cho tổng giám mục của chúng tôi là gì không? – Không!
– Máy gia tốc hạt phân tử!
Vì thế rủi ro không phải là lý thuyết, như tổng giám mục danh dự Albert Rouet, giáo phận Poitiers thường nhấn mạnh, về sự tái tập trung của Giáo hội ở Pháp vào một giai cấp xã hội hoàn toàn đáng kính trọng, nhưng mặc định, cả ơn gọi và tiền bạc, được định hình theo “Giáo hội của họ” trong theo cách riêng của họ, nếu không muốn nói theo hình ảnh của chính họ, và cuối cùng nghĩ rằng – đây sẽ là “mô hình mẫu” cần thiết cho sự tồn tại của tất cả mọi người! Trên khắp nước Pháp!
Tôi không phải là chuyên gia, nhưng cũng như nhiều người khác, tôi có những trực giác và những xác tín, cũng được nuôi dưỡng bằng nhiều thập kỷ quan sát từ nơi đặc quyền là báo chí công giáo này. Và đó là điều tôi muốn chia sẻ. Hiển nhiên là chúng ta đang sống trong một thời kỳ thay đổi hoàn toàn trong Giáo Hội, cũng như các nơi khác trong xã hội và trên thế giới. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, chúng ta vẫn ở trong tình trạng xen kẽ, dù thiếu thốn nhưng chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể tiếp tục tái tạo giống nhau, cứu những gì có thể cứu, nhất là cứu một mô hình dù sao cũng đã thuộc về quá khứ! Nhưng ngược lại, tôi nghĩ mọi thứ phải được tái tạo lại. Rằng sứ mệnh của linh mục phải được tìm lại trong chính bản chất của nó, làm sao để họ là nơi mà thế giới mong đợi: để họ dịu dàng nói về Chúa, đặc biệt không bận tâm đến việc quản lý và tổ chức giáo xứ.
“Chúng ta đã cầu nguyện rất nhiều cho các ơn gọi và Chúa dường như chỉ cho chúng ta những con đường khác.” (Giám mục Albert Rouet)
Nếu ngày mai chúng ta chỉ có một vài linh mục, thì tôi mong muốn họ hạnh phúc trong sứ vụ của họ, rạng rỡ, có tình huynh đệ hơn là tình cha con. Và sau đó chúng ta sẽ khám phá họ không còn đau khổ vì những ham muốn bị cho là của giáo dân. Và họ sẽ không còn dành vị trí đế chế của mình nữa. Tôi ước mong họ không bị lên án là công chức cúng bái. “Chúng ta” ở đây là giáo dân đi lễ ngày chúa nhật mong chờ “những ơn ích thiêng liêng”, cũng như các giám mục, người lo lắng mang ơn ích đến cho giáo dân. Tôi hy vọng chúng ta sẽ không còn cố gắng giúp họ vượt thắng cô đơn, để gom họ lại trong cộng đồng những người độc thân, vì các gia đình sẽ biết cách mở rộng cửa chào đón họ vào bàn ăn của mình. Ngày đó, tôi tin chắc, một phần của giới trẻ ngày nay, những người không hướng về chức linh mục, cũng không muốn “thành lập một Giáo hội” không nói gì với mình, ngày họ sẽ tìm lại ước muốn phục vụ cộng đoàn của họ. Bởi vì tuổi trẻ quãng đại, như chúng ta trong quá khứ và, cũng như nhân vật trong tiểu thuyết của tôi, đòi quyền làm kiểm kê trước khi dấn thân xa hơn.
Khi đứng trước những chuyện này, tôi phải thú nhận, dù bứt rứt, tôi hoàn toàn thờ ơ với những chiến lược quyền lực đây đó được ngụy trang trong các dự án truyền giáo. Có những giáo phận ở Pháp, nói theo kiểu chức thánh, họ cố gắng “tạo ra những con số”. Bằng cách trau dồi nơi các linh mục trẻ mới chịu chức, cũng giống như các sinh viên tốt nghiệp ở các đại học danh tiếng, rằng họ thuộc thành phần ưu tú, những người sẽ tái tạo thế giới. Và dĩ nhiên vứt bỏ di sản của những người lớn tuổi của mình. Một kỷ niệm nhắc tôi nhớ lại… và tôi chưa bao giờ quên được! Đó là năm 2012 ở Pau. Cha Jean Casanave chịu trách nhiệm đào tạo ở giáo phận đã mời tôi tham dự một cuộc hội thảo về các mối quan hệ thường mâu thuẫn giữa Giáo hội và giới truyền thông. Khi một giáo dân chuẩn bị đưa tôi trở lại nhà ga, tôi đi ngang qua một linh mục trẻ mặc áo chùng. Linh mục biết tôi là ai. Và tôi cũng biết linh mục đó. Sau một trao đổi ngắn, anh thân tình quàng vai tôi, hỏi tuổi của tôi, nhìn thẳng vào mắt tôi, cười nửa miệng: “Vậy đó, chỉ không đầy hai mươi năm nữa thế hệ của ông sẽ biến mất, và cuối cùng chúng tôi sẽ có thể xây dựng lại Giáo hội.”
Tôi không giận anh! Tôi cũng không còn trách anh! Tôi tự nhủ, nếu anh mang ngọn lửa đam mê Tin Mừng trong lòng, một ngày nào đó khi thế giới xuất hiện dưới mắt anh trong tình trạng thật của nó, không qua mạng lưới ý thức hệ, dù tham vọng thiêng liêng hay chiêu dụ bị kiềm lại. Hoặc ít ra là từ chối chấp nhận thực tại đóng băng vĩnh viễn trong một loài phủ nhận tiệt trùng. Suy nghĩ này trở lại trong tâm trí tôi, và cũng là của giám mục Albert Rouet đã nói lên: “Chúng ta đã cầu nguyện rất nhiều cho các ơn gọi và Chúa dường như chỉ cho chúng ta những con đường khác, để mở ra những cánh cửa khác. Chúa ban cho chúng ta những phương tiện để chăm sóc mục vụ ngày nay.” Giáo hội không làm cho linh mục biến mất vào quên lãng của lịch sử. Giáo hội chỉ đơn giản làm cho chúng ta thay đổi mô hình như những người trí thức nói. Đơn giản ư? Vậy à! Ngày hôm qua, vào thời còn phong phú, người ta còn dễ dàng cho rằng, “nơi nào có linh mục, nơi đó có Giáo hội”. Như thế, một cách ít tận căn, hàng chục năm sau, ở nhiều nơi đã dẫn chúng ta đến ngõ cụt của việc tập hợp các giáo dân… đến vô tận. Trong khi lời trong các sách Phúc âm là: “Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ!” Tính ưu việt của cộng đoàn không đòi hỏi sự hiện diện vĩnh viễn của linh mục vì Chúa Kitô đã ở đó, đã hiện diện giữa họ!
Chỗ đứng trọng tâm của họ có phải là câu trả lời thích hợp cho các thách thức của thiên niên kỷ không?
Chúng ta hãy rõ ràng ở đây: mục đích của tôi ở đây không phải là kêu gọi bất kỳ hình thức cự lại nào trước cuộc khủng hoảng ơn gọi linh mục và dĩ nhiên là không đặt vấn đề về tính đặc thù của chức linh mục thừa tác hoặc sự cần thiết của nó. Nhưng để hình thành một vấn đề đã trở nên không thể tránh được. Chỗ đứng trọng tâm của họ có phải là câu trả lời thích hợp cho các thách thức của thiên niên kỷ trong các nước có truyền thống kitô giáo của chúng ta không? Chúng ta biết khuynh hướng tự nhiên của mọi thể chế là tự đặt mình vào vị trí trọng tâm của một tổ chức, ngay khi được yêu cầu suy nghĩ về vấn đề này. Sự việc từ lâu thần học được cho là “công việc của các giáo sĩ” có thể dẫn đến việc Giáo hội tập trung vào hình ảnh của linh mục chứ không có điều gì khác hơn không? Có thể đây là sự nhân từ của Chúa khi Ngài để cho giáo dân tham dự vào thần học, sẽ dẫn chúng ta đến những con đường khác, mà đột nhiên, có thể giúp chúng ta tương đối hóa viễn cảnh “khủng hoảng về ơn gọi”.
Marta An Nguyễn dịch
http://phanxico.vn/2022/12/21/linh-muc-vinh-vien-den-muon-doi/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét