100 BÀI GIÁO LÝ KINH THÁNH : BÀI 3
THlÊN CHÚA LÀ ĐẤNG HẰNG SỐNG
Trích sách Tiên tri Đa-ni-ên, ch.14
Dân
Ba-bi-lon có một thần tượng tên là Bel. Mỗi ngày, người ta phải tốn 12 giạ bột
mì, 40 con cừu và 6 chum rượu làm đồ cúng. Vua cũng thờ lạy nó, chỉ có Đa-ni-ên
thờ lạy Thiên Chúa chân thật. Vua hỏi:
-
Tại sao nhà ngươi không bái lạy thần Bel?
Đa-ni-ên
thưa:
Hạ
thần không sùng bái tượng thần do tay phàm làm ra, nhưng chỉ thờ Thần Sống,
Đấng dựng nên trời đất và có chủ quyền trên mọi xác phàm.
Sao?
Ngươi cho Bel không phải là thần sống ư? Ngươi lại không thấy ngài ăn, ngài
uống những gì mỗi ngày sao?
Đa-ni-ên
cười và nói:
Tâu
Bệ hạ, đừng lầm! Vị thần tượng ấy bên trong là đất thó, bên ngoài lát đồng, đã
chẳng sống thì làm sao ăn uống?
Nổi
giận, vua triệu các thầy cúng lại mà nói:
-
Các ngươi mà không nói thật với ta ai ăn đồ cúng, thì các ngươi sẽ phải chết.
Còn nếu các ngươi chứng tỏ được là chính Bel ăn, thì Đa-ni-ên sẽ phải chết, vì
y đã dám lộng ngôn đến Bel.
Tất
cả mọi người đều đến đền của Bel, rồi họ đặt đồ cúng và rượu lên bàn thờ. Vua
sai đóng cửa và niêm phong lại. Các thầy cúng ra vẻ tự đắc, vì họ đã đào bên
dưới bàn thờ một ngõ bí mật, qua ngõ đó, họ lẻn vào ban đêm ăn sạch đồ cúng.
Không ngờ Đa-ni-ên biết được, nên khi các thầy cúng đã ra, Đa-ni-ên sai các
tiểu đồng rắc tro khắp cả nội điện trước mặt một mình Vua mà thôi. Đêm ấy, theo
thói thường, các thầy cúng lẻn vào theo ngõ bí mật mà ăn uống hết sạch mọi sự.
Sáng hôm sau, Vua và Đa-ni-ên đến rất sớm, bẻ ấn niêm phong, mở cửa vào nội
điện. Khi vua nhìn lên bàn thờ, ông kêu lên:
Lạy
thần Bel, ngài thật lớn lao, và nơi ngài không có gì là gian dối!
Đa-ni-ên
cười, ông cầm tay vua lại, xin vua đừng đi vào bên trong, rồi ông nói:
-
Xin Bệ hạ nhìn xuống nền nhà mà coi những vết chân kia là của ai?
- Ta
thấy vết chân đàn ông, đàn bà và trẻ con.
Đó
là vết chân của bọn thày cúng và vợ con họ. Vua nổi giận, truyền trói các kẻ ấy
và bắt họ chỉ cho vua ngõ bí mật họ đã dùng để đi vào ăn uống của cúng. Nhà vua
thấy mình cũng bị bọn họ lừa, nên ra lệnh chém hết. Rồi vua trao tượng thần Bel
cho tiên tri Đa-ni-ên phá huỷ và triệt hạ luôn cả Đền Thờ
của nó... Xảy ra là khi dân Ba-bi-lon nghe tin, họ rất căm tức, tập họp nhau
lại trước đền vua và la hét:
-
Xin nộp Đa-ni-ên cho chúng tôi! Chẳng vậy, chúng tôi sẽ giết ngài và cả gia đình ngài nữa.
Bất
đắc dĩ, vua phải nộp Đa-ni-ên cho họ. Họ tống Đa-ni-ên vào hầm sư tử bị đói lâu
ngày để ăn thịt Đa-ni-ên... Vua rất thương tiếc Đa-ni-ên, ông tin chắc Đa-ni-ên
đã bị sư tử xé xác. Ngày thứ bảy, vua đến trên hầm ngó vào, thì lạ lùng thay!
Nhà tiên tri còn sống và bình an ngồi giữa bầy sư tử. Vua sửng sốt và vui mừng
kêu lớn tiếng:
-
Người thật lớn lao, lạy Thiên Chúa của Đa-ni-ên thờ! Ngoài Người, không có thần
nào khác nữa!
Vua
đã sai kéo Đa-ni-ên ra, còn những kẻ mưu hãm hại vị tiên tri, vua cho tống vào
hầm. Lập tức, chúng bị sư tử nghiền ngấu tan xác trước sự chứng kiến của nhà vua.
* Đó là lời Chúa! Tạ ơn Chúa!
Suy niệm Lời Chúa
Ta
hãy nhớ lời Đa-ni-ên tâu vua: “Hạ thần không sùng bái các thần tượng do tay
người phàm làm ra, bên trong là đất thó, bên ngoài tô sơn, trét màu, đã không
sống thì làm sao ăn uống?” Vậy ra các thần nọ, thần kia chỉ là chuyện bày vẽ,
tin nhảm, người đời đúc tượng ra, đem lên bàn thờ phong thần, phong thánh, rồi
quì xuống xì xụp vái lạy...
Đã
chỉ là những tượng đất, gỗ đá không hơn không kém, không có sự sống, làm sao có
thể nghe ta van vái mà phù hộ ta được? Hãy nghe tiên tri Ysaia chế diễu: “Kẻ
kia đi kiếm gỗ trên rừng về, nó lấy một phần để sưởi, một phần đun bếp, nấu
bánh, rồi sau khi ăn no nhậu say, sưởi ấm rồi, nó lấy gỗ thừa tạc một pho tượng
làm thần, rồi sụp lạy bái thờ, lâm râm khấn nguyện, hắn nói: ‘Xin cứu lấy tôi,
vì Người là thần của tôi'. Và tiên tri kết luận: Kẻ ấy thật là đứa không chút
hiểu biết, vì đi sụp lạy một súc gỗ!” (Ys 44.14-19).
Nếu
họ nói rằng: chúng tôi đâu có sụp lạy một khúc gỗ, chúng tôi thờ thần sống, mà
pho tượng chỉ là biểu hiệu tượng trưng; thì ta có thể hỏi vặn lại rằng: vậy thì
thần sống ấy đâu rồi, ở đâu bây giờ? Kìa xem các vị thần thời xưa mà người ta
coi như thần sống: nào thần Bel, thần Đa-gôn, dân Ai cập thờ thần rắn, bên
Ca-na-an thờ thần Ba-an, nữ thần A-tac-tê, bên Hi lạp thờ thần Giu-pi-te,
Mer-cu-rô, vv... Nếu các thần ấy đều là thần sống, thì chúng đâu rồi? Tại sao
ngày nay chính các dân ấy cũng chẳng còn ai thờ các thần ấy nữa. Lạ chưa? Nếu
các thần ấy tài giỏi và quyền phép, sao không cứu các dân đó mà để họ tiêu diệt
mất tích trên địa cầu? Và nếu dân nào còn sống sót đến ngày nay, chẳng hạn như
nước Ba Tư, Iran, Irắc, là con cháu của các dân As-sy-ri và Ba-bi-lon ngày xưa,
sao ngày nay không thấy các dân ấy thờ các thần mà tổ tiên họ đã thờ ngày xưa?
Vậy ra, các thần ấy chết hết cả rồi, và cũng chẳng thấy hoạt động nữa?
Còn
Thiên Chúa của chúng ta mới thật là “Thần sống, Đấng dựng nên đất trời và có
chủ quyền trên mọi xác phàm” như Đa-ni-ên nói trên kia, tức là Người vẫn sống,
đang sống và cứ sẽ sống mãi. Người phán: “Ta là Đấng Hằng Sống”. Người vẫn luôn
hoạt động:
1/
Người tạo dựng đất trời và vẫn ra tay bảo tồn trời đất này cùng các sinh vật,
trong đó có loài người chúng ta.
2/
Người sai Con Một của Người xuống thế, và vì yêu thương ta, bắt Con Một ấy phải
hi sinh chịu chết để đền thay tội ta.
3/
Người đang hoạt động ban ơn cho ta được cứu rỗi.
4/
Người lại sai Đức Maria từ trời xuống, năm 1858 ở Lộ Đức, năm 1917 ở Fatima, để
nhắn nhủ chúng ta ăn năn đền tội, cải thiện đời sống, từ bỏ tội lỗi để khỏi
chết mất linh hồn, sa hoả ngục, và để thế giới được hoà bình hạnh phúc, tránh khỏi tai hoạ
chiến tranh.
5/
Người đang chờ đợi ta nơi trường sinh vĩnh phúc!!!
Vị
thần này, chúng ta ngày nay và con cháu chúng ta mãi đến tận thế sẽ luôn thờ
phượng, kính tin Người.
Vậy
chúng ta hãy vui mừng và hi vọng. Đừng bị đui mù, thiếu hiểu biết mà chạy đi
van vái các thần khác những lúc ta gặp bệnh tật, gian nan, nghèo đói. Đó chẳng
qua là do ma quỉ bày đặt ra, làm ta mắc mưu mà bỏ Thiên Chúa! Những lúc nguy
khó ấy, ta phải lặp lại lời tiên tri Ysaia xưa: “Chỉ có Chúa là Thiên Chúa
thật, Đấng tạo tác ra đất trời. Ngoài Chúa ra, chẳng có thần nào khác" (Ys
43.10-11; 45.21-22).
Tích truyện
Ta
hãy nghe tích truyện "Hà Bá lấy vợ” trích trong cuốn Đông Chu Liệt quốc,
hồi 85, để thấy các tên đồng cốt bày ra chuyện thần kia để "hốt bạc".
Vua
nước Nguỵ sai tướng Tây Môn Báo ra trấn ở nghiệp Đô. Đến
nơi, ông thấy dân cư thưa thớt, phong cảnh tiêu điều. Hỏi thăm các vị bô lão,
ông được biết: Dân chúng khổ sở bỏ đi nơi khác, vì một nỗi Hà Bá lấy vợ. ở đấy
có con sông, thần Hà Bá thích vợ đẹp, mỗi năm bắt nạp một người con gái, nếu
không thần dâng nước, cửa nhà, ruộng vườn ngập hết. Tây Môn Báo hỏi:
-
Tại sao biết được Hà Bá lấy vợ?
Các
phụ lão nói:
-
Bọn đồng cốt ứng lên nói như vậy. Dân làng mỗi năm phải chịu mấy trăm vạn quan
tiền dùng làm phí tổn trong việc ấy. Khổ nữa là nhà nào có con gái đẹp thì một
là có nhiều tiền đút lót, bọn đồng cốt tha cho, đi tìm người con gái nhà khác;
ai nghèo thì sợ mất con phải bỏ xứ mà đi... Chúng lập một nhà trai cung ở mé
sông, mua lễ vật cúng tế, chọn ngày tốt cho người con gái tắm gội sạch sẽ, đặt
ngồi trên bè cỏ, thả trôi giữa sông, trôi vài dặm thì bị chìm xuống nước...
Biết
đầu đuôi câu chuyện, Tây Môn Báo nhất định đi dự một kỳ. Hôm ấy, ông đội mũ mão
chỉnh tề, có lính đi hầu, thân hành ra tận bờ sông. Dân chúng đến xem đông
nghịt. Bọn hào lão dẫn ra một mụ đồng cốt đã già, theo sau chừng vài mươi tên
đệ tử, khăn áo sặc sỡ. Tây Môn Báo gọi bà đồng ấy lại và nói:
- Ta
muốn xem mặt vợ Hà Bá kỳ này như thế nào.
Người
con gái được dâng đến, nàng không đẹp lắm, đang khóc lóc nước mắt giàn giụa và
sợ sệt. Môn Báo nói với bà cốt:
- Cô
gái này không đẹp lắm, chắc Hà Bá không chịu lấy làm vợ. Ta
phiền bà xuống nói với Hà Bá rằng quan Thái Thú muốn kén cho Hà Bá người vợ
tuyệt đẹp. Vì vậy, xin hẹn vài hôm nữa.
Dứt
lời, ông sai kẻ tả hữu bắt bà cốt ném xuống sông. Ai nấy trông thấy đều sợ hãi.
Ông ngồi yên chờ một lúc rồi nói:
- Bà
đồng này đã già, làm không được việc ta sai. Vậy phải có một người đệ tử xuống
đó thúc hối.
Tiếp
đó, một người đệ tử bị ném xuống sông. Cứ thế liên tiếp 3 người. Cuối cùng, ông
quay lại nhóm hào lão thường chia chác tiền nong trong vụ này, ông nói:
-
Bọn ấy đều là đàn bà, đi đứng chậm chạp, nói năng không nên lời. Ta phiền các
ngươi xuống đó thuật lại ý kiến ta với Hà Bá xem thế nào.
Nói
xong, truyền quân bắt một hào lão trong bọn. Cả bọn đều sợ hãi, quì lạy và nói:
- Ấy
là bà đồng tìm cách phỉnh lừa dân chúng. Xin
tha cho chúng tôi! Đừng bắt xuống đó mà oan mạng.
Môn Báo trợn mắt hét:
- Thế thì từ lâu nay, các ngươi
đã phỉnh phờ dân chúng, sống trên xương máu của mọi người, tội ấy đáng chết.
Cả bọn đều sụp lạy xin tha. Môn
Báo nói:
- Bà đồng cốt đã chết rồi. Từ nay
về sau, ai còn nói đến Hà Bá lấy vợ, ta sẽ bắt người ấy ném xuống sông.
Từ bấy giờ, dân chúng được sống
yên ổn, khỏi ai phỉnh phờ, bóc lột. Những dân đi trốn, hay tin, lại trở về. Môn
Báo lại khiến dân đào kênh lạch, khai thông nước trong vùng không còn đọng lại
nữa, nên chẳng bao giờ bị ngập lụt, chứ có phải do Hà Bá nào dâng lên đâu.
Ruộng nương nhờ những kênh lạch ấy mà có nước cày bừa, lúa má được mùa, cỏ cây
tốt tươi, hương hoa thơm nức.
100 BÀI GIÁO LÝ KINH THÁNH
Lm Ph. HOÀNG MINH TUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét