100 BÀI GIÁO LÝ KINH THÁNH : BÀI 5ĐIỀU RĂN THỨ BA
PHỤNG TỰ THIÊN CHÚA. NGÀY CHÚA NHẬT
Thiên Chúa đã yêu thương loài
người, đã dựng nên họ để chia sẻ cho họ vinh quang và hạnh phúc tràn trề của
Người. Đáp lại tình thương và ơn tạo dựng ấy, loài người phải làm gì? Thưa:
- phải tạ ơn Người,
- phải thờ phượng Người,
- phải vâng theo lề luật của
Người.
Vì có hồn và có xác, nên loài
người phải dâng lên Thiên Chúa các việc nói trên bằng cả hồn và cả xác, tức là
bề trong lẫn bề ngoài. Ở bề trong tâm hồn, ta dâng lên Người các tâm tình thờ
lạy, tạ ơn, tuân phục rất chân thực, rất thiết tha. Ở bề ngoài, phải dùng các
cử chỉ, lễ nghi, lời nói mà biểu lộ các tâm tình bên
trong. Cho nên, việc tế tự phải gồm cả bên trong lẫn bên ngoài.
Hơn nữa, vì loài người không sống
cô độc, riêng rẽ, song hợp thành gia đình, xã hội; nên việc tế tự cũng phải
mang tính cách xã hội, cộng đồng, công khai.
Để giúp loài người thờ phụng đúng
ý Thiên Chúa, nên ngay từ thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã thiết lập việc tế tự ấy,
cách đây khoảng 3.250 năm. Ta hãy nghe vài đoạn Kinh Thánh về điều đó.
Trích sách Xuất hành (13.10-11,16-20;20.1-24;24.3-8)
Thiên Chúa phán với Môsê:
- Hãy đi đến với dân và thánh hoá
chúng hôm nay và ngày mai: chúng hãy giặt giũ áo xống và lo dọn mình, sẵn sàng
vào ngày kia, Thiên Chúa sẽ xuống trước mắt toàn dân, trên núi Si-nai.
... Đến ngày thứ ba, ngay buổi
sáng, xảy có sấm chớp và mây dầy đặc trên núi, và tiếng loa rất mạnh: toàn dân
trong trại đều run khiếp. Môsê đem dân ra khỏi trại nghinh đón Thiên Chúa: họ
đứng dưới chân núi. Tất cả núi Si-nai nghi ngút khỏi, vì Thiên Chúa xuống núi
trong lửa. Khói bốc lên như khói lò thiêu. Tất cả núi đều rung chuyển mạnh.
Tiếng loa mỗi lúc một tăng rất lớn. Môsê thưa chuyện với Thiên Chúa, và Thiên
Chúa đáp lại ông trong tiếng sấm. Yavê Thiên Chúa xuống trên núi Si-nai, trên
đỉnh núi, và Thiên Chúa gọi Môsê lên. Khi ông đã lên, Thiên Chúa phán các lời
này rằng:
- Ta
là Yavê, Thiên Chúa của ngươi... Ngươi sẽ không tôn thờ thần nào khác trước mặt
Ta... Ta là Thiên Chúa ghen tuông[1] phạt tội cha ông trên con cháu đến ba
bốn đời đối với ai thù nghịch Ta, nhưng sẽ giữ nghĩa và ban ơn dư ngàn
cho những ai yêu mến Ta và giữ các lịnh truyền của Ta... Ngươi hãy nhớ giữ ngày
Chúa nhật, để thánh hoá ngày ấy... Ngươi sẽ không làm việc trong ngày ấy... Bởi
thế, Thiên Chúa đã chúc lành cho ngày ấy và tác thánh nó.
Tiếp
theo, Thiên Chúa ban các điều luật khác của 10 điều răn: nào thảo kính cha mẹ,
chớ giết người, vv...
Toàn
dân thấy sấm sét và lửa cùng tiếng loa và núi bốc khói, thì rụng rời và đứng
mãi đàng xa... Nhưng Môsê đã nói với dân:
-
Đừng sợ! Thiên Chúa đã hiện đến cách uy linh như vậy, cốt để các ngươi có lòng
kính sợ Người, ngõ hầu các ngươi đừng còn dám phạm tội nữa.
Sau
khi ban lề luật, Thiên Chúa ban bố cách phụng tự Người:
- Ngươi sẽ dựng tế đàn, và trên đó, ngươi sẽ
dâng tế lễ toàn thiêu, tế lễ kỳ an, chiên, dê và bò, lừa của ngươi...
Môsê
xuống thuật lại cho dân mọi lời của Thiên Chúa và các lệnh truyền. Toàn dân
đồng thanh đáp lại:
Mọi
lời Thiên Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành.
Và
để ký kết Giao Ước, Môsê đã xây một tế đàn, rồi ông dâng một tế lễ lên Thiên
Chúa. Ông lấy một nửa máu các vật tế lễ rẩy lên tế đàn (là nơi Thiên Chúa ngự)
và nửa phần máu kia rẩy lên dân và nói:
-
Này là máu của Giao Ước đã kết với các ngươi, theo các lời Thiên Chúa đã dạy và
các ngươi đã quyết ý tuân theo.
- Đó là Lời Chúa! - Tạ ơn Chúa!
Suy niệm Lời Chúa
Ta
vừa nghe Lời Chúa, kể tóm tắt việc Thiên Chúa hiện ra cách uy linh trên núi
Si-nai, để truyền 2 điều đáng ghi nhớ:
-
Thiên Chúa dạy phải thờ phụng một mình Người, và giữ 10 điều răn.
-
Sau đó, Người bảo phải lập tế đàn mà tế lễ lên cho Người.
Chúng
ta không trích nhiều đoạn khác đi vào chi tiết: nào là các loại tế lễ khác
nhau: tế lễ toàn thiêu, tế lễ cầu an, tế lễ đền tội, tạ ơn... Rồi các ngày lễ
hội: lễ Vượt qua, lễ Lều Tạm, lễ Cầu mùa... Các nghi lễ như cắt bì, phong chức,
các tổ chức phụng tự, các việc thanh tẩy, các điều luật luân lý...
Ngày
xưa, Thiên Chúa thiết lập việc tế tự cho dân Israen; ngày nay, Thiên Chúa dạy
Hội Thánh thiết lập các nghi lễ, Thánh Lễ và các Bí tích, có phải là để làm khổ
dân không? Thưa không! Thiên Chúa đầy yêu thương, lẽ đâu lại bày chuyện để làm
khổ con cái. Vậy Người muốn gì? Người muốn dùng các nghi lễ ấy mà thánh hoá ta,
ngõ hầu ban ơn phúc cho ta. Lý do thêm nữa: từ khi loài người mắc tội tổ tông
truyền, đã ra u mê, lầm lạc, quên bổn phận thờ phượng Thiên Chúa, thậm chí
nhiều người không còn biết Thiên Chúa thật là ai mà thờ, lại bày ra nhiều thần
vu vơ, quấy quá (có dân thờ rắn, thờ bò cái, thờ hà bá...), thế là mất công mất
của, mà lại hư đi đời đời, uổng kiếp người. Nên Thiên Chúa đành hiện ra, dạy
cho chúng ta việc tôn thờ, tế tự hợp ý Người, đúng ý Người.
Trong
vô số các việc khác, việc thờ phượng tốt đẹp nhất là dâng Thánh Lễ, cách riêng
cùng với cộng đoàn trong ngày Chúa nhật. Nhưng xét thấy nhiều người không chu
toàn bổn phận ấy cho xứng đáng: nào đi dự lễ cách ơ hờ, nguội lạnh, miễn cưỡng,
vì sợ không đi thì phạm tội mất linh hồn, sa hoả ngục, chữ không vì yêu mến,
quí trọng Chúa. Lúc dự Thánh Lê thì lòng trí lo ra, chẳng cầm trí tưởng nhớ đến
Chúa, đến các việc tế lễ đang diễn hành, mà chỉ nhớ các điều thế gian, phàm
tục, hoặc tệ hơn nữa, nhớ đến vui chơi, tội lỗi... Còn có một số người khác lấy
cớ nọ, cớ kia bỏ lễ Chúa Nhật: nào sợ ho, sợ cảm, sợ lạnh, sợ mất buôn bán, mất
lời... Mà lạ thay! Khi đi chơi ngày Chúa nhật, thì họ chẳng hề sợ những điều
ấy... Có người than rằng: Thánh Lễ ngày Chúa nhật dài quá! Có Đức Giám Mục kia
đáp lại rằng: "Không phải Thánh Lễ Chúa nhật dài, song là lòng đạo đức của
các người quá ngắn!". Lại có một số người khác chủ trương: đạo tại tâm, không
cần đi lễ, ở nhà thờ phượng Chúa trong lòng cũng đủ. Đáp lại, ta hãy suy rằng:
nếu đạo tại tâm cũng đủ, thì sao Thiên Chúa lại hiển hiện, để thiết lập các
nghi lễ, các tế lễ làm gì cho mất công?
Gia
đình chúng ta hôm nay làm giờ đền tạ Chúa, vì các tội lỗi đã ơ hờ, bỏ quên hay
lơ là với việc thờ phượng Chúa bên trong cũng như bên ngoài. Xin Chúa mở mắt
chúng ta ra, để kịp thời nhận biết, thờ phượng và yêu mến Chúa. và cho chúng ta
biết rằng: như thế là phúc cho ta! Đừng để một ngày nào đó, vào giờ chết, ta
ước ao chớ gì sống thêm nửa giờ để tham dự một Thánh Lễ cuối cùng thờ lạy Chúa
mà không được.
Tích truyện
Trong
họ đạo kia, có một người làm công, làm việc cả tuần, đến ngày Chúa nhật, ông ta
cũng bỏ không đi dâng Thánh Lễ, để ở nhà làm việc. Một bôm, cha sở đến thân mật
khuyên ông hãy thánh hoá ngây Chúa. ông trả lời:
Cha
xem! Gia đình con đông miệng ăn: một vợ và 7 đứa con. Nếu con nghỉ tay ngày
Chúa nhật, thì lấy gì ăn? Con muốn lắm mà không có giờ.
Một
lần khác, cha sở đến lại, vẫn thấy thế, ngài nói:
Tôi
với anh giao kèo: anh hứa vôi tôi trong suốt năm nay không làm việc ngày Chúa
nhật, để có giờ đi dâng lễ và nghỉ ngơi, thánh hoá ngày của Chúa. Phần tôi, tôi
hứa với anh là anh sẽ không thiệt gì đâu! Hãy trông cậy vào Chúa quan phòng!
Người lo cho chim trời có của ăn, lo cho hoa đồng có màu áo đẹp; thì cũng sẽ lo
cho con cái Người không phải thiếu thốn, như chính Người đã hứa trong Phúc Âm:
'Hãy lo tìm kiếm Nước Trời và sự công chính của Người trước đã, còn của ăn, áo
mặc, Người sẽ ban thêm cho sau". Và này anh, giả như anh có bị thiếu thốn,
tôi đây cam đoan sẽ đền bù chỗ thua thiệt ấy cho anh tất cả!
Giao
kèo ký kết xong. Cuối năm, cha sở đến thăm. Ngài nói:
-
Theo như giao kèo đầu năm, bây giờ tôi phải đền bù cho anh bao nhiêu?
Ông
ta mở to mất nhìn cha trả lời:
-
Không một xu nào cả! Mặc dầu con phải giữ ngày Chúa nhật, thế mà con vẫn kiếm
lời hơn năm ngoái. Hơn thế, trong gia đình con. cuộc sống đã đổi thay: vui vẻ
hơn, hạnh phúc hơn, đầm ấm hơn. Thật chưa bao giờ xảy ra như vậy!
Cha
sở nói:
Anh
vừa nói mặc dầu phải giữ ngày Chúa nhật... Anh nên nói: nhờ giữ
ngày Chúa nhật mà gia đình anh được mọi điều hạnh phúc hơn mới đúng! Thôi!
Chúng ta hãy tạ ơn Chúa, là Cha hằng săn sóc cho các con cái vẫn tin cậy vào
Người. Phần tôi cũng chia vui với gia đình anh!
[1] Nghĩa là không chịu để ta thờ lạy một thần nào khác, vì chỉ
có mình Người là Thiên Chúa thật.
100 BÀI GIÁO LÝ KINH THÁNH
Lm Ph. HOÀNG MINH TUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét