Trang

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Phao-lô, vị thánh của mọi thời (kỳ 6)


Phao-lô, vị thánh của mọi thời (kỳ 6)



 PHAOLÔ VÀ HÀNH TRÌNH GIẢNG RAO Ở CÔNG VỤ
 Ở Công Vụ, ta hội ra được một số mấu chốt nhằm chứng thực chi tiết năm tháng ngày giờ khả dĩ giúp ta hiểu rõ thân thế và sự nghiệp của thánh nhân hơn. Chẳng hạn như, thánh Phaolô từng trải nghiệm thị kiến vĩ đại về Chúa-Sống-Lại xảy đến với ông dạo năm 39, sau Công nguyên. Theo Công Vụ, thì Phó tế Stêphanô bị hành quyết vào niên biểu 36, tức thời kỳ Philatô bị rút ra khỏi Giuđêa, nên đã chỉ định người kế nghiệp, nhưng do bởi vị này chưa đến kịp, nên thánh Phaolô mới bị làm khó dễ đến như thế. Trong khi đó, Pôlliô là em của Achaia lại được bổ làm tổng trấn xứ này chỉ trong giai đoạn nhất thời, tức: từ mùa Xuân đến mùa Hạ, là sẽ có người đến thay thế.

Vào lúc ấy, thánh Phaolô lại đã thực hiện những 3 hành trình giảng rao chuyên nghiệp: một, ở đảo Sýp; hành trình kia, ở Tiểu Á; và hành trình cuối, là Hy Lạp. Ở đây nữa, thánh nhân đã thiết lập một số cộng đoàn thân thương như: Cộng đoàn Thessalônikê, Phillíphê và Côrinthô. Thánh nhân từng đặt chân đến Athêna là nơi ông tiếp tục công tác mục vụ, nhưng không thành. Thật ra, thì việc sắp xếp hành trình theo mốc thời gian trước/sau thành 3 giai đoạn như vừa kể cũng chỉ mang tính giả định, thôi. Đây, là phương cách sắp xếp khá cổ điển; nghĩa là: Giáo hội ta cũng đã làm như vậy. Và làm thế, cũng để các đấng bậc được biết về thánh-nhân, là nhờ vào sách Công Vụ.

Giả như, có ai đó bất chợt gặp thánh-nhân ở góc phố thuộc xứ miền Êphêsô một ngày đẹp trời nào đó lại cứ cất tiếng lanh lảnh hỏi thánh-nhân xem ông đã thực hiện công trình rao giảng Tin Mừng của Đức-Chúa-Sống-Lại như thế nào? Có tuyệt vời lắm không? Chắc hẳn thánh nhân cũng không tài nào hiểu được ý của người hỏi, muốn nói lên điều gì? Ý nghĩa ra sao? Bởi, suy cho kỹ, hẳn ai cũng phải công nhận rằng: chỉ các nhà chú giải Kinh thánh mới là người định ra được cung cách sắp đặt hành trình diễn tiến ra sao, thôi. Một, là giai đoạn có Công Nghị ở Giêrusalem, còn giai đoạn kia là do Galliô sắp đặt cho tiện việc ghi chép, chứ thực ra thánh Phaolô có làm gì cũng đều tuỳ vào niềm hứng khởi và điều kiện cốt tạo khí thế cho công tác mục-vụ ông thực hiện, thôi.

Bởi thế nên, nhiều tác giả đã không đồng thuận với nhau về việc định vị năm tháng ngày giờ cho giai đoạn đầu của hành trình rao giảng do thánh nhân thực hiện. Đồng thời, một số vị khác còn chọn thời điểm diễn tiến trước ngày được gọi là “Giai đoạn đầu hành trình giảng rao của Phaolô”, thôi. Lối sắp xếp định vị thời hoạt động của Phaolô theo kiểu của Galliô, xem ra có phần dễ chịu hơn. Bởi nhờ đó, nó giúp ta định ra được hành trình ở giai đoạn hai và giai đoạn cuối, rất chuyên nghiệp.                   

Để tô lên một lược đồ mang tính đơn giản, ta có thể tạo nét chấm phá về thân thế sự nghiệp của thánh nhân, theo Công Vụ, rồi định ra như sau:

   Năm 36 sau Công nguyên: Thánh nhân hồi hướng trở về với Đức-Chúa-Phục-Sinh
   Năm 46-49 sau Công nguyên: Hành trình thứ nhất tiến hành tại Nam Thổ Nhĩ Kỳ
   Năm 52 sau Công nguyên: Hành trình thứ hai đi Tiểu Á và Hy Lạp
                                          : Hành trình thứ ba tập trung tại Hy Lạp và Tiểu Á
   Năm 58 sau Công nguyên: Thánh nhân bị bắt giam ở Giêrusalem
   Năm 60 sau Công nguyên: Hành trình Rôma
   Năm 61 sau Công nguyên: Được tự do và rời nhà trại Rôma (sau đó đến các nước
                                           phương Đông và dự định đi Tây Ban Nha mà không xong.                                           
   Năm 64 sau Công nguyên: Ông qua đời tại Rôma thời bạo chúa Nêrô còn tại chức.


Cũng nên biết, thánh Luca vẫn muốn thánh Phaolô cứ tiếp tục đi, đi mãi để rao giảng. 


HÀNH TRÌNH BAN ĐẦU

Theo Công vụ chương 13-14, hành trình này khởi từ đảo Sýp và từ miền Đông Nam của Tiểu Á; tại đó có đồng môn Barnaba luôn tháp tùng thánh-nhân. Trong các thư do mình viết, thánh Phaolô không đề cập đến chuyện này, thánh nhân cũng chẳng nói gì về chuyện có đồng môn Barnaba đi cùng với ông.

Theo Công Vụ, thì trước nhất thánh Phaolô đi Tarsus là do lời mời của đồng môn Barnaba. Cả hai đấng bậc đều đã ra đi thực hiện công tác mục vụ, trước là ở Salamin, thuộc đảo Sýp, bởi thánh Barnaba là người xuất thân từ đó. Đi đường biển cũng không mất nhiều thì giờ cho lắm, bởi khi đó thánh nhân đã mau mắn được “thuận buồm xuôi gió”, nên cũng lẹ. Đoạn đường này cũng không xa là bao, chỉ cách đó có 135 dặm tính từ Sêlêukia đến Salamin. Salamin lúc ấy là thủ đô của Hy Lạp, và thời thánh Phaolô, đây là trung tâm mậu dịch lớn nhất rất thông thương. Đến thế kỷ thứ 7, nơi này lại là đống gạch vụn cả vào khi người Ả Rập tràn đến phá sạch. Nay, phần đất này là thuộc nước Thổ Nhĩ Kỳ tuy nó vẫn nằm gọn trong phạm vi thuộc đảo Sýp.

Chặng kế tiếp, là lúc thánh nhân đặt chân đến, là Paphô. Nơi đây, có hải cảng lớn rộng cũng rất tiện, lại nằm dọc theo hướng Tây. Đây là chặng dừng chân có cảnh trí thiên nhiên, trông mát mắt. Tổng trấn La Mã thời đó là Sergiô Paulô được thánh Phaolô giúp đỡ ông được hồi hướng trở về với thánh hội ngay sau lúc thánh nhân chứng minh rằng phù thuỷ Bar-Jesus chỉ là kẻ gian lận mà thôi. Sergiô Paulô đến từ Antiôkia thuộc Pisiđia, là trung tâm của miền Tiểu Á. Có thể là, chính ông này cũng đề nghị Phaolô thánh-nhân và đồng môn Barnaba đi đến đó. Tất cả đều đã ghé bến Perghê, nay là miền duyên hải nằm phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, tất cả mọi người đều đã ra đi ngang qua rặng Taurus đến với Antiôkia thuộc vùng Pisiđia. Cộng đoàn thuộc hội đường Do thái ở nơi này bao gồm ít nhất 50% là người ngoài Đạo.

Sau đó, các ngài lại nhắm hướng quay về phía Đông Nam có đoạn đường dài khoảng 90 dặm để đến xứ miền mang tên Ikônium. Đây là thủ phủ Phrigya, rất cũ xưa. Đồng thời, một phần thuộc Galát vẫn có đó từ năm 25 trước Công nguyên. Về sau này, nó được nối liền vào với Antiôkia ngang qua thủ phủ Sêbasta. Phaolô-thánh nhân từng đặt chân đến nơi đây, hơn một lần. Thánh-nhân và đồng môn Barnaba sau đó đi Lystra và Gherbê, nơi đây có con đường gồ ghề lởm chởm nằm giữa hai địa danh này. Ngày nay, chẳng có di tích nào còn sót lại. Các đấng lại dấn bước ra đi thêm lần nữa. Cũng từ bến cảng Perghê, các ngài lên thuyền về lại nhà, là nơi có cứ địa ở Antiôkia thuộc Syria.

Vừa đến nơi, các ngài đã lại gặp rắc rối vì muốn ghé thăm các tín hữu miền Giuđêa. Nơi đây, đấng bậc chủ chốt vẫn cứ đòi bạn đạo vừa hồi hướng trở lại, phải cắt bì. Riêng Phaolô thánh-nhân và đồng môn Barnaba lại không muốn chuyện ấy xảy ra với con dân mình vừa hồi hướng. Cả đến giáo hội ở Antiôkia cũng không muốn thấy những chuyện như thế xảy ra với họ. Và, kết cuộc như ta đã biết, Công nghị ở Giêrusalem đã bàn về chuyện này. Và ở đây, Phaolô thánh-nhân xem ra phải mất nguyên ngày trời để bàn cãi, cuối cùng mới đạt ý nguyện là có được sự đồng thuận của đấng bậc có trọng trách, khi đó có thánh Giacôbê và Phêrô, hai nhân vật chủ chốt ở nơi này. Xem thế thì, toàn bộ xứ Antiôkia đều vui mừng nhất loạt, về chuyện này.


HÀNH TRÌNH GIAI ĐOẠN 2

Sách Công vụ, từ đoạn 15: 40 đến 18:22

Hành trình vào giai đoạn này, đa phần đều xảy ra ở Hy Lạp. Giai đoạn này, thánh Phaolô không có bạn đồng hành nào đáng kể, để đi theo.

Khi ấy, thánh-nhân đành khởi hành cùng với Sila bắt đầu giai đoạn 2, xuất phát từ chốn cũ để về miền đất hoàn toàn mới. Cuối cùng, đoàn cũng đến được Phillíphê, một thủ phủ thuộc Maxêđônia, chốn miền do thân phụ của Alexander Đại Đế, tức ngài Phillíphê thiết lập vào năm 360 trước Công nguyên. Người La Mã đã đặt chân đến nơi này từ năm 168 và đã làm nên con đường gọi là Via Ênhaxia nối liền biển Adriatic với biển Êgiê. Thủ phủ Phillíphê đã trở thành trung tâm mậu dịch lớn kể từ đó. Chính ở nơi này, nhiều cựu chiến binh thuộc đạo quân La Mã cũng về đây để hưu dưỡng. Thành thử, dân số ở đây ngày càng thêm đông nhờ có sự hiện diện của người La Mã. Những người này đều nói tiếng La tinh nhiều hơn Hy Lạp, do đó đã biến thủ phủ này thành một thứ thủ đô Rô Ma, rất bé nhỏ.

Khi ấy, người Do thái tụ tập về đây cũng khá nhiều. Điều đó cũng không có gì là bất thường cho lắm. Họ gặp nhau vào ngày Sabát, dọc suốt lên bờ sông Gargai. Chính ở nơi này, Phaolô thánh-nhân đã thâu nhận một số nữ phụ lành thánh, trong đó có chị Phryđia từng là dân ngoại biết kính sợ Chúa và chị cũng đã thực hiện nhiều công tác xã hội rất đáng kể.

Tiếp đó, đoàn lại đi Thessalônikê, thủ phủ chính của Maxêđônia cách đó chừng 100 dặm. Vào năm 42 trước Công nguyên, người La Mã từng tới đây để sinh sống rồi biến nơi này thành đất miền tự do, cho mọi người. Nơi này, chẳng bao giờ là thuộc địa của ai hết. Thủ phủ này có đường lối quản trị rất riêng tư, nhưng không kiểu cách. Và những người sống ở đây có thói quen sùng bái Hoàng đế, rất bề thế.

Phaolô thánh-nhân và bạn đạo Sila cũng đã thành công ở nơi này, nhưng không tránh được rắc rối cứ xảy đến. Các ngài lại phải bỏ nơi đó mà đi Bê-rê-a cách đó chừng 50 dặm về phía Đông Nam. Đây là chân đồi thuộc rặng Ôlympia, nằm chếch bên ngoài chính đạo, nhưng nó lại là chốn miền quan trọng. Ở đây, Phaolô thánh-nhân gặp một số người Do thái có đầu óc cởi mở, đầy nghị lực. Thế nhưng, rắc rối là những rối rắm đến từ Thessalônikê đã theo về, nên các ngài lại phải cất bước ra đi thêm lần nữa, đến Athêna.

Athêna, trước tiên là vùng đất trí thức, tức chốn miền văn hoá với các địa danh nổi tiếng như: Acrôpôlis, Parthênông, Athêna và Pathêô, vv. Phaolô thánh-nhân hân hạnh gặp được triết gia Êpicuriô và nhóm Khắc kỷ là những người từng mô tả thánh-nhân như “con vẹt” khi Phaolô nói về Đức Giêsu và sự Sống Lại. Họ đem Phaolô thánh-nhân đến đồi Arêpagus nhưng thánh-nhân biết tự bảo vệ chính bằng cách tuyên bố rằng mình là người thờ kính “Thần Vô Danh”, tức: Đấng có tế đàn đặt ở Athêna nên ông không bị họ kết tội là đã đem đến cho họ một đạo lý mới mẻ, rất khác lạ. Kế đó, thánh nhân lại chuyển về phía Tây cách đó chừng 50 dặm để đến trung tâm mậu dịch mang tên: Côrinthô. Thủ phủ Côrinthô được dựng xây từ năm 1000 trước Công nguyên, nhưng đã bị người La Mã phá hủy gần như toàn bộ vào năm 146 trước Công nguyên. Một trăm năm sau đó, Julius Xêda lại dựng xây nơi đó thành thuộc địa đặt dưới quyền cai trị của người La mã. Hồi thập niên ’50 và ’60 sau Công nguyên, đây là nơi trù phú nhất miền Nam Hy Lạp. Đồi Accrôcôrinthô cao hơn 1900 bộ chọc vút bên trên bán đảo Pêlôpônêsia. Nơi đây có dân số khá thưa thớt. Họ thường sống ở vùng sâu vùng xa, không thuận tiện, họ lại hay di chuyển đây đó, nên cũng khó. Nơi đây, có cả ngàn nữ-phụ vừa là nô lệ vừa là gái điếm, sinh hoạt tại ngôi đền thờ sùng kính nữ thần Aphrôđita cũng năng động, như sinh hoạt ở thành phố ngay bên dưới.

Phaolô thánh-nhân lưu lại nơi đây chừng 18 tháng. Khi người Do thái không còn muốn nghe thánh-nhân rao giảng nữa, ông lại cất bước ra đi để về với người ngoại giáo. Ở đây, có hai nhân vật nổi tiếng là Titô Justô sống ở gần bên hội đường, và Krispô là trưởng hội đường từng làm những việc lành thánh nay hồi hướng về với thánh Phaolô. Lúc bấy giờ, người Do thái lại bốc đồng, nổi nóng khi họ thấy mình đã bị mất đi người một bạn rất tốt và cũng là người trợ tá đắc lực về tài chánh, nên mới đem Phaolô ra trước toà tổng trấn Galliô cáo buộc là thánh nhân vi phạm luật Torah của người Do thái. Galliô thấy đó chỉ là tranh chấp giữa người Do thái với nhau thôi, nên ông đã rửa tay, bãi luận tội. Điều này thực sự tạo cho Phaolô thánh-nhân và thành viên trong nhóm rơi vào tình huống giống như Đế quốc La Mã từng đối xử với người Do thái, thời trước đó.

Phaolô thánh-nhân lưu lại ở đó một ít ngày rồi từ cảng Kenkrêa ở Côrinthô, ông lên thuyền đi Êphêsô, một hải cảng lớn nằm phía bên kia biển Ê-giê. Đây là thủ phủ thuộc miền Tiểu Á của người La Mã. Nơi đây, có công trình đẹp đẽ nhất địa cầu thời bấy giờ, đó là đền thờ nữ thần Artêmi mà người La Mã vẫn gọi bà là Điana, nữ thần săn bắn và mắn đẻ.


HÀNH TRÌNH GIAI ĐOẠN 3     

Vào cuối giai đoạn 3 của hành trình mục vụ do ông thực hiện, Phaolô thánh-nhân lại về với Giêrusalem chốn phồn hoa đô hội. Ở đây, ông bị cộng đoàn Do thái buộc cho cái tội là đã tuyên truyền chống đối luật Torah và chỉ nhằm đem những điều không mang tính Do thái đưa vào đền thờ dành cho người Do thái. Tội như thế, có thể dẫn đến hình phạt dễ bị xử tử. Điều này, xem ra không có cơ sở để luận tội. Và khi ấy, dân quân người La Mã bèn xúm vào can thiệp và bắt giữ Phaolô thánh-nhân chỉ vì họ vẫn cứ lầm lẫn cho ông là tay “Ai Cập” sừng sỏ từng nổi loạn đến khiếp sợ. Từ đó, thiên hạ lại cứ bàn ra tán vào về chuyện ra roi đánh cho Phaolô một trận, nhưng câu chuyện chấm dứt ngay ở đó, bởi họ nghe nói Phaolô là công dân La Mã chính hiệu, nên cũng khó lòng thực hiện ý đồ họ nghĩ ra.

Sau khi được trả tự do, thánh Phaolô lại gặp nhiều rắc rối khác với vị Thượng Tế tên là Ananias. Lúc ấy, thánh nhân đã biết khôn nên cứ tự coi mình là người Biệt Phái. Thế nên, nhóm Biệt Phái theo Sanhêdrin mới kéo ông về phe họ để chống lại bè Xađuxê. Trong nhóm này, có cả Thượng Tế nữa. Lập tức, Phaolô thánh-nhân đề cập đến vấn đề Sống lại, và phe nhóm hôm ấy bèn chia làm hai. Viên tổng quản người La Mã thấy vậy bèn ra lệnh nhốt Phaolô vào tù ở Giêrusalem. Khi ấy, cháu của Phaolô bèn kể lại cho vị tổng trấn này nghe câu chuyện người Do thái lập mưu ám sát Phaolô thánh nhân trên đường từ trại giam đến toà xử. Thế nên, Clauđiô Lysias, là quan toà người La Mã đến thay thế bèn ra lệnh chuyển Phaolô giao cho Xêda thụ lý có quân binh hộ tống rất cẩn thận, hầu đưa ông ra trước toà Fêlix khi ấy làm trấn thủ miền Giu-đêa, vào niên biểu từ 52-60, sau Công nguyên. Ở đó, thánh nhân bị ngài Trưởng Tế cầm đầu phe nhóm tố cáo Phaolô có ý đồ lập bè rối nhằm chủ đích bôi bẩn Đền thánh Giêrusalem vốn rất thanh sạch. Vị Trưởng Tế yêu cầu tống xuất Phaolô về cho quan quyền người Do thái ở Giêrusalem để xét xử, nhằm áp đặt và thực thi án tử hình đề ra cho ông. Yêu cầu này bị khước từ. Và, Phaolô thánh-nhân chỉ bị giữ chân tại nhà, ở Xêdarê một thời gian thôi. Trong thời gian này, Fêlix và vợ ông là Druscilla lại đã nghe Phaolô diễn giải nhiều điều – thật ra, thì Fêlix không có đạo và có thể ông cũng hy vọng là bị can sẽ đút lót cho ông. Thành thử, về mặt luật pháp mọi người đều thấy thật khó lòng xử trí. Bởi, ai là người sẽ xét xử Phaolô thánh-nhân đây? Và xử như thế để làm gì?

Và khi ấy, Festus đã trở thành tổng trấn từ năm 60 và ông được giao cho thụ lý vụ của Phaolô. Ngay lập tức, lợi dụng tình thế đã đổi thay, vị Thượng Tế lại yêu cầu đòi xét xử vụ dẫn độ thánh Phaolô; và chừng như lúc ấy cũng có âm mưu đen tối nhằm sát hại Phaolô trên đường từ Xêdarê về Giêrusalem. Chuyện này cũng lại bị Festus chối từ. Vị Thượng Tế bèn cùng với phe nhóm của ông đích thân đến Xêdarê để cáo buộc Phaolô một tội hình sự là dám chống lại luật Torah, chống cả Đền thờ và Hoàng đế, nữa. Festus bèn đề nghị thánh Phaolô hãy tự nguyện đi Giêrusalem và biện hộ cho chính mình khi ở trước mặt người Do thái. Lúc đó, Phaolô thánh-nhân đã chối từ mọi sự viện cớ bảo rằng ông là công dân La Mã nên phải được xét xử trước toà của Xêda. Điều ông yêu cầu đã thành tựu.

Nhưng, trước khi Phaolô được dẫn đi Rôma, vua Do thái là Agrippa II và chị của vua là Bêrênice đã đích thân đến Xêdarê thăm viếng và nghe ông giảng giải. Và, Festus lại nghĩ rằng Phaolô thánh-nhân đã lên cơn điên, nhưng Agrippa lại mỉa mai nói: nếu ông mà nghe Phaolô nói thêm nhiều điều nữa, chắc rồi ông cũng sẽ hồi hướng mà trở về với Đạo của thánh-nhân, thôi.

Mùa Thu năm 60, Phaolô thánh nhân lên thuyền đi xa, có sự hộ tống của binh đội người La Mã và thuyền ông lại bị phong ba nổi lên vùi dập suốt hai tuần liền, ngay gần đảo Crêta để rồi cuối cùng lại mắc cạn, ở Malta. Ở đó, Phaolô thánh-nhân lại một lần nữa, đã thoát chết vì rắn độc quấn ngang tay.

Ở Rôma, ông bị giữ tại nhà riêng trong căn hộ do ông thuê mướn, lúc nào cũng có lính canh suốt ngày đêm. Nhưng, tại nơi này, ông vẫn có thể giảng giải Tin Mừng của Chúa cho nhiều người và được nhiều vị đến thăm hỏi mà chẳng gặp ngăn trở nào hết. Câu chuyện như thế kéo dài cũng đến hai năm. Không thấy nói và cũng chẳng thấy ai ghi chép lại là ông bị xét xử thêm một vụ nào nữa ở Rôma, trong thời gian này. Khoảng giữa thế kỷ đầu, Eusêbiô lại cứ bảo: Phaolô thánh-nhân đã bị chém đầu tại Rôma dưới thời Nêrô, tức trước năm 68.                   

Cuối sách Công Vụ và đặc biệt là đoạn nói về cuộc tử đạo của Phaolô thánh-nhân, người đọc được bảo là Patrôclus, người hầu rượu cho Nêrô đã bị rơi từ của sổ phòng ông đến suýt chết. May có Phaolô ra tay giúp anh ta phục hồi sinh lực. Khi ấy, Nêrô nghe biết anh ta vẫn còn sống, nên đã có phản ứng tin rằng rồi ra Đức Chúa sẽ tìm cách lật đổ chính quyền La Mã; chính vì thế, nên ông mới ra lệnh giết càng nhiều người theo Đạo càng tốt, trong đó có Phaolô nữa. Chuyện này, cũng nên đặt dấu hỏi về tính cách sử học của lời đồn đại.

Có điều cần ghi chú là ở nguyện đường Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu ở La Mã, nơi đó có đến 1601 bức tranh vẽ về thánh Phaolô trên đường đi Đamát, do nghệ nhân Caravaggio thực hiện. Nêrô lúc đầu cũng được chôn cất tại nơi này. Như thế là kỳ phùng địch thủ gặp nhau ở một chỗ!!

Trên đây là truyện kể khá dài giòng về “thánh Phaolô”, rút từ sách Công Vụ. Tuy là thế, nhưng điều này không có nghĩa đây là chuyện thật về Phaolô thánh nhân.

Một lần nữa, cũng không cần phải kể dài giòng đủ chi tiết những gì đã xảy đến, mỗi khi ta nói về Phaolô theo tính cách sử học. Điều này chỉ ăn khớp với thánh Phaolô theo ý niệm rộng rãi về nguồn gốc của Đạo Chúa ở Giu-đêa đã truyền sang tận Đế quốc La Mã. Thánh Luca là người thích hợp với vấn đề này hơn cả. 
Mai Tá lược dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét