Phao-lô, vị thánh của mọi thời (kỳ 3)
VRNs (12.06.2013) – Sài Gòn- PHAOLÔ THÁNH NHÂN, CÂY VIẾT RẤT TÀI TÌNH
Trên hết mọi sự, thánh Phaolô là người ghi thư rất tuyệt hảo ít ai thấy. Ở đây nữa, lại xin cho phép tôi được mở một dấu ngoặc để nói thêm về việc: thế nào là “ghi thư”, vào thời đó. Thời, mà nhiều người Do thái thường hay viết thư để diễn tả về nhiều thứ. Một thời mà có đến 8 cuốn sách chứa đựng toàn những thư do Cicero viết. Và một người khác là Pliny sống thời kỳ sau thánh Phaolô, cũng viết ít là 121 thư gửi chính quyền La Mã. Ở thời này, ai cũng nghĩ thánh Phaolô được nhiều người biết như một tay viết về mục-vụ hay nhất, từ xưa đến giờ.
Phaolô thánh nhân không ngồi bàn để viết. Bởi, là doanh thương chuyên bán buôn lều/bạt trẩy đi xa, nên ông có thói quen đi thẳng vào vấn đề để nói về mọi chuyện. Ông luôn cần đến thư ký phác thảo những điều ông muốn nói, sau đó ông mới coi lại và lập thành hai bản có hiệu đính rõ ràng, một để gửi đi và bản kia giữ lại cho “văn khố”, của riêng ông. Làm việc này, thánh nhân không thể ngồi tại bàn viết, mà ở đâu đó bất cứ chỗ nào có thể ngồi, hết nơi này xó nọ, rất lưu động. Bản thảo và hiệu đính, thư ký không cần giấy bút để ghi chép mà chỉ dùng bút trâm bằng kim-loại viết lên sáp, mà thôi. Bản trên giấy để hiệu đính, tựa như thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrinthô, cũng tốn kém đến 10 drachmas. Thư ký có thể chép được 85 hàng chữ suốt một giờ. Thường, thì họ được trả công cũng khá hậu. Thư chép xong, lại cần người cầm thư chạy đến nơi nhận. Titô, là người từng mang thư thứ hai gửi giáo đoàn Côrinthô từ phần 1 đến phần 9, trong khi đó thì chị Phoêbê là người mang thư Rôma đến cộng đoàn sống ở La Mã. Còn, Ônêsimô là nô lệ được thánh Phaolô giải thoát lại là người dẫn đường đến thung lũng Lycus; và, Tychicô là người chạy thư Philêmôn. Khi đến nơi, người “chạy thư” phải đọc lớn tiếng xem trong đó thánh nhân viết gì, vì cộng đoàn thời đó nhiều nơi gồm những vị không biết đọc và cũng chẳng biết viết.
Thật khó mà đưa ra một qui luật chung về khung thời gian được thánh Phaolô bỏ giờ ra để viết xong một lá thư. Tựa như, thư thứ hai gửi cộng đoàn Côrinthô, phần 1-9 và thư Rôma gửi hội thánh La Mã, thánh Phaolô cũng bỏ ra đến 6 tháng trời, phần lớn vì mùa đông, việc di chuyển không mấy dễ dàng.
Chi phí tốn kém chỉ một thư cũng không nhẹ. Nói chung, theo tính toán của các nhà chú giải thì: thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrinthô tốn khoảng $1,520 Mỹ kim. Thư Rôma tốn mất $1,680 đô Mỹ, thư Philêmôn tốn chỉ mất có $74. Trong thời gian 2 năm cộng thêm mấy tháng lưu lại ở Êphêsô, thánh Phaolô viết tổng cộng ít nhất 4 bức, cụ thể như: thư Galát, Phillíphê, Philêmôn và thứ thứ nhất gửi cộng đoàn Côrinthô. Gộp chung lại, 4 thư này tốn khoảng $3,354 đô Mỹ. Với nghề kinh doanh lều/bạt, thánh nhân chỉ kiếm được chừng $80 một ngày, nhưng ông lại không làm việc toàn thời, do nhu cầu mục-vụ đòi hỏi. Bởi thế nên, các đồ đệ như Timôthê, Priscilla, Aquila và Titô được coi là những người hợp tác lao động hoặc làm nghề gì đó để sống tạm như thánh Phaolô, ngõ hầu hỗ trợ thánh nhân trong công tác mục vụ. Dù sao, cũng nên thêm vào đó chi phí ở thuê, mướn chỗ làm việc và của ăn thức uống. Tựu trung, xem ra tất cả các vị liệt kê ở trên, không có đủ tài nguyên để trang trải chi phí để ghi thư như thế. Cũng nên biết, thánh Phaolô không bao giờ chịu nhận tiền của bất cứ ai trong cộng đoàn ông chung sống hoặc lao động, cốt để ông không bị ràng buộc vào bất cứ người nào. Ông chỉ nhận tiền thù lao hay sao đó, khi đã rời đi nơi khác; ông có nhận cũng chỉ để giúp những nơi ông mới tới. Cộng đoàn Philíphê cũng đã tài trợ cho thánh Phaolô ở lại Côrinthô và gửi tiền cho thánh nhân lúc ông còn ở Êphêsô. (Ở đây, lại cũng xin mở thêm một dấu ngoặc để ghi nhớ, đó là: thánh Phaolô từng thu thập được một số tiền khá đáng giá, nhưng tiền đó là để giúp người Do thái nghèo sống ở Giêrusalem, mà thôi).
Ở đây, cần nói thêm là: trong số 14 bức thư được bảo là do thánh Phaolô viết, cả những thư được viết vào thời gian đầu, nay còn ghi trong Tân Ước. Có điều lạ, là: thứ tự sắp xếp các thư trong Tân Ước lại bắt đầu từ thư dài xuống thư ngắn, chẳng cần biết thư ấy viết vào thời nào, chủ đề gì. Nhưng, hầu như các nhà chú giải nay quyết rằng: thánh Phaolô chỉ viết có 7 thư, thôi. Đó là điều chắc như đinh đóng cột. Các thư đó, rõ ràng là do thánh Phaolô đọc cho thư ký viết, như: thư thứ nhất Thessalônikê, thư thứ nhất và thứ hai gửi cộng đoàn Côrinthô, thư Galát, thư Philíphê, Philêmôn và thư Rôma. Thường thì, các nhà chú giải đều dự đoán khá chính xác những chuyện như thế, trong khi một số các vị khác lại nghĩ rằng cả 14 thư này đều do thánh Phaolô viết hết.
Các thư khác, hầu hết là do các tác giả sau này viết; bởi, cú pháp được viết khác hẳn kiểu thông thường thánh Phaolô suy nghĩ và sống thực, nên chắc không do thánh nhân soạn. Các ấn bản này được gọi là ngụy-thư Phaolô, gồm các ấn bản như: thư gửi cộng đoàn Êphêsô, Côlôsê, thư thứ 2 Thessalônikê và thư mục vụ 1 và 2 gửi Timôthê và Titô. Theo thiển nghĩ, thật ra cũng có thư mục vụ do thánh Phaolô viết và gửi cộng đoàn Laođixê một phần đã nằm trong thư gửi cộng đoàn Côlôsê và Êphêsô rồi. Riêng thư Híp-ri (còn gọi là thư Do thái) có lúc được bảo là do thánh Phaolô soạn thảo, nhưng theo các nhà chú giải ngày nay, thì điều này cũng không đúng. Sở dĩ có chuyện đó, là vì cung cách viết trong thư Hip-ri không giống lối suy nghĩ của thánh Phaolô hoặc người nào lâu nay theo cùng một trào-lưu do thánh nhân lập. Thật ra, thì thư Hip-ri không thuộc dạng thư từ giao dịch, lại không phải là gửi cho cộng đoàn Do thái, nên điều chắc chắn là thư này không do thánh Phaolô tự tay viết.
Có thể nói mà không sợ sai lầm rằng: các ấn bản này tuy thuộc bộ kinh-điển, nhưng không giống như thánh Phaolô viết mang tính chất lịch sử. Việc truy tầm thư của thánh Phaolô viết cũng đã kích thích việc sưu tầm thư do người khác viết, rồi gián tiếp áp đặt một cách sai lầm rằng những thư như thế là do các nhân vật cao cấp thời giáo hội tiên khởi như thánh Phêrô, Giacôbê, Giuđê, Gioan chủ trương. Ở đây nữa, cần minh xác một điều, là: thánh Phaolô là nhân vật chính đã viết phần thứ hai sách Công Vụ. Và, một điều chắc chắn nữa là: một phần ba sách Tân Ước lại vẫn nói về thánh Phaolô Tông đồ, nhân vật chủ chốt của Tin Mừng.
Còn, việc này cũng không đúng cho lắm, là: ta cứ liệt thánh Phaolô vào hàng ngũ các đấng bậc chuyên “ghi thư”. Bởi, khi đọc nội dung điều ông muốn nói cho thư ký chép, thánh Phaolô không sử dụng tài ăn nói hoặc khoa hùng biện như khi viết. Ngôn từ mà thánh nhân sử dụng là những tư tưởng “hiện có trong đầu”. Thế nên, ta sẽ sơ hở rồi phạm lỗi lầm nếu để quá nhiều giờ vào việc phân tách bàn văn hoặc từ ngữ ghi trong thư. Ngay đến tác giả có lần từng nói: trong thư, ông chơi chữ khá nhiều. Ông là người kinh doanh lều/bạt và/hoặc da thú, mà tiếng Hy Lạp chỉ việc kinh doanh như thế bằng từ “skenopoios” có nghĩa là người phụ sân khấu, tạo mẫu, hoặc có vai trò ít quan trọng kiểu “vai ngoại chính” hoặc nhân vật bất chợt tìm đến cho việc dàn-dựng sân-khấu.
Thánh Phaolô tự gọi mình là tay “khùng điên” vì Đức Kitô: mà cụm từ “khùng điên” ở đây mang ý nghĩa như ở các vở hài dành cho khán giả thuộc cấp thấp chỉ như một anh hề sân-khấu chuyên nhắp miệng bắt chước các nhân vật chính dựng trong kịch bản, thôi. Các vai được dàn dựng như thế, chỉ để diễn thay cho nhân vật nào đó trong kịch thể theo hiệu lệnh và sở thích đặt cho vai trò nhái miệng cho giống kịch hài, để cười thoải mái mà thôi. Thật ra, ông cũng hơi giống anh hề sân khấu một đôi chút. Cả khi nói về “sự khùng điên của thập giá” đi nữa, ông cũng chỉ muốn đượm tính hóm-hỉnh coi đó như cái giá cái gông cứ kè kè bên cổ. Quả, đây có một chút tính “truyền thống” như vẫn thấy ở văn hoá Hy Lạp đến nỗi cả Socrates lẫn Êsốp đều có thể giữ vai trò ấy một cách khéo léo, và nhờ đó góp phần làm nên vở hài, tựa như thế mà thôi. (xem L. Welborn, 2005).
Cũng nên suy nghĩ thêm một chút để nói được rằng: không ai –kể cả thánh Phaolô- ngay từ đầu, lại nghĩ rằng các thư ông viết theo thể-loại như thế lại có thể trở thành “Kinh Sách” đưa vào “Tân ước” để mọi người tin. Đó chỉ là những thư được ghi chi tiết lúc này lúc khác, thế thôi. Không giống như các tác giả khác trong Tin Mừng, thánh Phaolô chẳng bao giờ giấu tên giấu tuổi mình là tác giả của các tài liệu đề ra như thế.
Cũng nên nhớ: phần lớn các thư do chính thánh Phaolô ghi, là để giải đáp các câu hỏi gửi về thánh nhân theo dạng thư từ, do thành viên cộng đoàn muốn hỏi về một số luật lệ hoặc thói tục, mà thôi. Bởi thế nên, đừng lưu giữ các thư như thế vào sổ bộ như đồ gia bảo … Và nên biết: các thư do thánh Phaolô ghi soạn là để đọc lớn cho cộng đoàn nghe, bởi mục đích thánh nhân ghi thư là để trả lời cho cộng đoàn biết về các vấn đề từng nảy sinh. Nói tóm lại, rất nhiều vị trong cộng đoàn thời đó không biết đọc và cũng chẳng biết viết, nên muốn thánh nhân giải đáp các vấn đề mình cần biết…
THÁNH PHAOLÔ VÀ KINH NGHIỆM HÌNH THÀNH ĐỜI ĐI ĐẠO
Từ đầu, thánh Phaolô đã là người Do thái và mãi mãi ông cũng sẽ là người Do thái. Ông chưa bao giờ hồi hướng trở về với đạo giáo nào khác. Và, ông cũng chẳng bao giờ là người Công giáo theo đúng nghĩa, bởi Công giáo thời bấy giờ làm gì đã thành hình, sớm như thế. Có thể gọi ông là Kitô hữu -nếu muốn hiểu cụm từ này như danh xưng để chỉ những “kẻ theo Đấng Thiên Sai”- (tức cụm từ chỉ các kẻ tin vào Đức Giêsu). Cộng đoàn Antiôkia là một trong các cứ điểm mà thánh Phaolô từng hăng say làm việc nhiều hơn đâu hết. Quả thật, làm việc với cộng đoàn ở đây, thánh nhân cũng gặp nhiều trắc trở với giới lãnh đạo; nhưng cuối cùng, thánh nhân cũng đã tách ly, không còn làm việc ở đó nữa. Và, từ lúc đó, thánh nhân đã phải minh định lại từ ngữ nói về thuyết “Thiên Sai”, theo chân Chúa.
Thánh Phaolô chưa từng gặp mặt Đức Giêsu đến một lần, trong quá trình Chúa sống ở cõi trần. Thánh nhân có nghe nói về Ngài, phần lớn là qua lời thánh Phêrô, nên ông biết là Đức Giêsu đã chết và đã sống lại và Ngài sẽ lại quang lâm, cũng rất sớm; có lẽ vào thời thánh nhân còn tại thế. Thánh Phaolô thừa hiểu rằng: dân con Hội thánh khi nói về việc Chúa quang lâm ai cũng hiểu theo nghĩa đen, rất thực tế. Ông cũng biết, cộng đoàn của ông được lập ra là để quây quần hướng về Chúa và chờ đợi ngày Chúa quang lâm, thêm lần nữa. Các thánh thời tiên khởi nhìn toàn bộ cuộc sống của Đức Giêsu như kiểu mẫu rất xứng đáng, nên các ngài rất thông cảm cho nhân loại, vẫn chờ đợi xem con người rồi sẽ ra sao, về sau.
Theo các thánh, thì Đức Giêsu là “A-đam Mới”. Là, “Con Người Mới” rất đáng kính phục. Thật ra, các thánh cũng ý thức được sự cần thiết phải kết hợp với Chúa hiện diện nơi các đấng theo cung cách cũng rất lạ. Các thánh được khai tâm về việc này, phần lớn là nhờ nghi thức thanh tẩy và tiệc lòng mến. Thông tin mà thánh Phaolô có được về chuyện này, là do từ người khác. Bởi lúc đầu, bản thân thánh Phaolô cũng không ưa thích các loại hình như thế. Vì thế nên, những điều được thánh-nhân nhấn mạnh trong thư cuối, cũng khác với những điều do thánh nhân thực hiện qua nghi thức lễ/tiệc ấy.
Nếu hỏi rằng: người theo Chúa có chấp nhận thánh Phaolô về với cộng đoàn mình không? Thật ra, cũng khó mà trả lời cho chính xác. Ở Tin Mừng thánh Máccô, ta thấy xảy ra “sự việc” ít thấy trong đời sinh hoạt công khai của Đức Giêsu là: hôm đó, có người thực hiện việc chữa lành người tật nguyền và dám trừ quỉ nhân danh Đức Giêsu và cũng làm theo kiểu Chúa và môn đệ Ngài làm, dù ta gọi việc đó là phép lạ hay không cũng chẳng thành vấn đề.
Vấn đề xảy ra khi ấy, là: một số tông đồ nòng cốt những muốn hạ bệ người này và những người có lập trường/khả năng tương tự. Nhưng, khi ấy Chúa đã phản bác ý kiến này và truyền cho các thánh cứ để họ làm thế, dù họ không thuộc nhóm của các thánh. Bởi, nếu những người này mà còn làm được điều tốt lành và theo kiểu tốt đẹp, thì đâu có gì là sai quấy. Theo thiển ý, thánh Máccô khi kể lại tình huống lúc ấy, là: để đưa ra một thẩm định về sự việc rất gần gũi với thời buổi và nơi chốn mà thánh sử là tác giả đang sống. Bởi, thánh Máccô viết Tin Mừng, là thánh sử viết tại Rôma vào những năm 70, sau khi Chúa về Trời.
Do đó, tôi thiết nghĩ, các thừa-tác-viên đồng-hành với thánh nhân đã thực hiện công cuộc mục vụ rất tốt, nhưng lại không được lòng các tông đồ trụ-cột như thánh nhân và đồng sự của thánh nhân, là các bậc nữ-lưu rất trọng vọng. Các nữ-lưu này, không đủ quyền như các đấng bậc trụ cột ở Giêrusalem như: thánh Phêrô, Giacôbê và thánh Gioan, nên không được phê chuẩn. Thêm vào đó, nhóm của các thánh chỉ gồm thánh Phaolô và các thừa-tác-viên nữ như các chị Phôêbê, Chloê, Priscilla, vv.. Nói tóm lại, điều đó cho thấy các vị này cũng đã làm nhiều điều tốt đẹp không chỉ ở Akaia thôi, mà còn ở La Mã cho cộng đoàn dân Chúa sống tại đây. Thánh Máccô còn nói: “Hãy cứ để họ làm như thế, vì họ đang làm những việc được Chúa khích lệ”. Duy có điều, là: thánh Máccô không đại diện cho tất cả các nhóm Đạo Chúa vừa phát triển, nên đó mới thành chuyện.
Thánh Phaolô từng có kinh nghiệm đổi đời, thoạt vào lúc Chúa sống lại và Chúa đã tỏ hiện cùng thánh-nhân qua thị kiến vĩ đại xảy đến với thánh nhân trên đường Đamát. Vì thế nên, sau đó thánh nhân mới trở về Ả Rập, tức về vùng Nabatêa nằm hướng Đông Nam Đamát, suốt 2, 3 năm liền để chứng tỏ là ông đã trải nghiệm được điều mà Giáo hội gọi là “Con Đường Đamát”. Chừng như thánh nhân cũng đã quay lại Đamát sống vài năm để san sẻ tình thân với tín-hữu ở đó những gì mà thánh nhân từng đạt được, ngõ hầu mọi người có thể thông hiểu đời của Chúa, nhất là sự việc Chúa sống lại đã rành rành. Sau này, thánh nhân lại lên đường đi Giêrusalem suốt 15 ngày ròng rã, là để gặp các lãnh tụ chóp bu con dân của Chúa sống ở Giêrusalem và để nghe biết nhiều điều về Chúa, hơn. Tiếp theo đó, thánh nhân lại đi Antiôkia và trở thành một phần của cộng đoàn dân con Đức Giêsu ở nơi này. Được Hội thánh ở đây đỡ đầu, thánh Phaolô đã trở thành vị thừa sai năng-nổ suốt 12 năm hoặc hơn, tại các thí điểm mục vụ như: Syria, Cicilia (tức một phần Thổ Nhĩ Kỳ) như mọi người ắt hẳn đều đã biết. Ở đây, thánh nhân đã miệt mài làm việc với các vị chưa thành người Do-thái nhưng vẫn tin vào Đức Giêsu cũng như tin vào Thiên Chúa của Ngài. Chính giai đoạn này, chừng như thánh nhân cũng từng làm việc tại Galatia chừng vài ba năm thêm nữa, nhưng không thành công cho lắm.
Dù thế, Giáo Hội Giêrusalem cũng đã phát triển rộng rãi lan sang nhiều chốn miền khác như Lyđia, Jôppa, Xêdarê, Siđôn… Cuối cùng, thánh nhân buộc phải về lại Giêrusalem để tham dự cuộc họp thượng đỉnh với các thủ lãnh Giáo Hội hầu bàn bạc về tình hình người anh em ngoại-giáo nay hồi hướng quay về với Đạo Chúa. Ở đây nữa, thánh nhân đưa ra đề nghị và cũng được công nghị chấp thuận, là: những ai vừa hồi hướng trở về ràn chiên của Chúa không cần qua thủ tục “cắt bì” như dân Do thái vẫn làm. Thành thử, vấn đề hỏi rằng: các vị này có cần phải trở thành người Do thái trước đã, rồi mới được làm tín hữu Đức Kitô, không?
Nhiều người nghĩ, câu trả lời cho vấn đề nêu trên phải là chữ: Có! Vâng. Ai cũng cần làm việc ấy và phải giữ luật Torah nhất là chế độ ăn uống các thức ăn thuần khiết. Thánh Phaolô lại chủ trương không cần phải như thế, và ông đã thắng. Có lẽ có người lại sẽ cho rằng ông đã mua phiếu của lãnh tụ các Giáo hội ở Giêrusalem, đó là chuyện rất thường xảy ra ở Trung Đông, nghĩa là chỉ cần thuận đem về cho Giêrusalem các thành quả quyên góp được từ cộng đoàn kiều dân sống tản mác ở bên ngoài rồi đem phân phát cho người nghèo khó ở nơi đó, thế là được. Có thủ lãnh nào ngửa tay ra nhận quà như thế, mà lại không đền đáp bằng món quà phê chuẩn, thuận thảo với thánh Phaolô, sẽ bị giới chức trong cuộc coi như người thiếu lễ giáo hoặc thiếu xã giao, lịch thiệp.
Tuy nhiên, chẳng mấy chốc, một số lãnh tụ trong đó có thánh Phêrô và thánh Giacôbê, lại đã bội ước, bèn rút lại sự đồng thuận về chính sách mà thánh Phaolô chủ trương, đặc biệt là với cộng đoàn sống ở Antiôkia. Cũng xin mở dấu ngoặc ở đây để nói thêm, là: bà con ta phải nhận ra rằng: ở miền Cận Đông thời trước và có lẽ cả ngày hôm nay ở Trung Đông nữa, chẳng mấy ai thắng hoặc bại một cách triệt để hết. Bởi, người thua cũng sẽ đoạt lại được chút gì đó, sau khi đã đại bại. Và qua đó, hẳn cũng có người sẽ vội kết luận rằng: toàn bộ Giáo hội tiên khởi chừng như đã được bao bọc bằng thứ “bom nổ chậm” sẵn sàng nổ bùng vào bất cứ giây phút nào. Đúng thế. Và khi xảy ra những chuyện như thế, chắc chắn sẽ có luồng hơi lạnh vụt bốc theo chiều hướng khác nhau… Kết cuộc là, thánh Phaolô đành phải tách ly khỏi các đấng bậc này, và nhất là tách khỏi thánh Banaba người từng là bạn đồng hành cộng tác với ông, trong nhiều công tác mục vụ, vào dạo trước. Cuối cùng, thánh Phaolô đành theo con đường mình vạch sẵn như vị thừa sai độc lập, chỉ khẳng định quyền bính tư riêng trực tiếp có từ Đức Giêsu mà thôi.
Và như thế, thánh Phaolô là nhà hoạt động cho tự do từng trỗi dậy. Thánh nhân còn là nhà cách mạng từng bảo vệ quyền tự do có trách nhiệm, cho nhiều người. Thánh nhân không chỉ là người tái tạo thị kiến lớn, về cộng đồng nhân loại, nhưng ông là người sáng chế ra nhãn giới ấy và thực hiện nó, cũng rất đạt. (còn tiếp)
Mai Tá lược dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét