Trang

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Phao-lô, vị thánh của mọi thời (kỳ 7)

Phao-lô, vị thánh của mọi thời (kỳ 7)




TRUYỆN KỂ ĐỂ CHO VUI: CUỘC ĐỜI THỰC CỦA THÁNH PHÊRÔ VÀ QUAN HỆ GIỮA THÁNH PHAOLÔ VÀ PHÊRÔ 

Simôn Ba-Giôna (tức Simôn con ông Gioan) còn gọi là Kêpha (tức Đá Tảng) đến từ Bétsaiđa/Caphanaum. Ông là thủ lãnh nhóm dân chài, làm chủ nhân chiếc thuyền đánh cá, và có thể lại cũng làm chủ căn hộ nào đó, nơi ông sống chung với em trai mình là Anrê. Ông đã có vợ. Và, mẹ vợ của ông được Đức Giêsu chữa lành. Sau ngày Chúa Phục Sinh, ông cùng vợ mình lập hành trình rao giảng tin rất vui mừng về Đức Giêsu Kitô.
 
Thánh Phêrô là thành viên –dĩ nhiên là đấng sáng lập- nên cộng đoàn khép kín gồm bạn bè của Đức Giêsu. Ông là phát-ngôn-nhân của nhóm. Ông đại diện cho nhóm vẫn nói rằng Đức Giêsu không phải là Gioan Tẩy Giả nay sống lại, cũng không là Êlya, lại chẳng là bất cứ ngôn sứ già nào khác nay quay về từ cõi chết, nhưng Ngài là Đấng Mêsia. Đức Giêsu bất đồng ý kiến với Phêrô. Chỉ mỗi thánh Mátthêu là người từng dùng văn chương Phúc Âm để nói lên rằng Phêrô được đặt tên như thể để tượng trưng cho viên đá tảng, trên đó Đức Giêsu thiết lập Hội thánh của Ngài, mà thôi.

Trong cơn thống khổ, Đức Giêsu đã bị bắt và bị hãm hại cho đến chết, Phêrô là người từng chối bỏ Thầy mình, rồi lẩn trốn. Có người lại nghĩ: Phêrô là người đầu tiên phát giác ra Thầy mình đã sống lại, nhưng không chắc.

Trong Công Vụ, Phêrô thánh-nhân nắm giữ vai trò lãnh đạo cộng đoàn dân Chúa ở Giêrusalem. Chính ông là người từng đề nghị cho người thay thế cho vai trò của Giuđa Iscariốt. Cũng chính ông là người đã nói trước đám đông quần chúng ở Giêrusalem sau lễ Ngũ Tuần. Và chính ông đã nói thay cho nhóm của mình ở Đền Thờ và tại Sanhêdrin. Sách Công Vụ còn kể về sự kiện Cornêliô, trong đó đề cập đến công tác mục vụ của thánh Phêrô từng giảng cho dân ngoại. Thánh Phêrô và một số người khác chừng như đã tỏ ra khá lúng túng về tài thu hút quần chúng. Xem ra, thánh nhân từng nghĩ rằng sự hiện diện của Nhóm ở giữa người ngoại giáo đã miễn cho các ngài không buộc trở thành Do thái trước khi gia nhập về với Đạo. Sách Công Vụ còn mô tả thánh Phêrô là người từng dấy lên công cuộc mục vụ cho Samaria đối lại điều Chúa muốn, có đề cập ở Tin Mừng. Thánh nhân đả kích Simôn Magus về chuyện mua chuộc bằng tiền bạc để được nói trước công chúng và lôi cuốn mọi người. Chừng như, thánh nhân cũng đi Rôma, ít nhất là để thực hiện chuyện đeo đuổi Simôn Magus. Xem ra có phần chắc là thánh Phêrô không là sáng lập viên của cộng đoàn Rôma. Ông cũng bị nhốt tù vào thời Agrippa đệ Nhất, nghĩa là trong các năm từ 41 đến 44. Có thể, thánh nhân cũng đã đến Rôma vào thời Claudius trị vì (tức từ năm 41-54). Theo truyền thống phổ biến thời sau này, thì thánh nhân cũng đã gần gũi thánh Máccô, và đã gặp Philô ở nơi đó. Thánh Phêrô bị xử chết treo trên thập tự vào thời Nêrô trị vì (tức 54-68).

Các chi tiết trên đây, tuy là thế vẫn cần phân tách kỹ. Cũng như những điều được viết trong sách Công Vụ nếu muốn xét về tính sử học ở mọi chuyện, có như thế mới đáng để ta tin. Thánh Phêrô ở sách Công Vụ không nhất thiết phải giống hệt một như Phêrô lịch sử.

Hai thư được gán cho Phêrô là tác giả, đều không do thánh nhân viết. Thư thứ nhất gọi là của Phêrô thường được định vị vào thời gian quanh niên biểu 100 sau Công nguyên (về chuyện này cũng có nhiều ý kiến rất khác biệt). Tác giả J. Elliott lại cứ nghĩ rằng: thư thứ nhất Phêrô chỉ là thư gửi rộng rãi cho các cộng đoàn kẻ tin không ở thủ phủ nào nhất định, xuyên suốt các thành thị cũng như quận lỵ ở Tiểu Á. Theo nghĩa đó, ta chỉ có thể nói rằng đây là loại thư rất “Công giáo”, gửi đến các xứ miền như Pontus, Galát, Cappađokia, Tiểu Á và Bithynia, vv. Nghĩa là một chu vi rộng đến 129,000 dặm vuông. Ở đây cũng nên nhớ: địa bàn hoạt động của thánh Phaolô còn lớn hơn nhiều. Lúc đó, là thời điểm có tranh chấp rất xã hội giữa các vị quyết dấn bước theo chân Chúa và những người gần cận với các ngài. Riêng ở Bithynia, Pontus và Capađôkia không có chứng cứ sử sách nào xác minh được sinh hoạt của Phaolô thánh-nhân, ở nơi này. J. Elliott lại sẽ định rõ tháng ngày cho các thư như thế vào trước niên biểu 70 hoặc 75 sau Công nguyên. Nhưng thật ra, có thể trễ hơn thế, rất nhiều. Phần lớn câu chuyện nói ở đây là nói về tình trạng không có nơi ăn chốn ở, trong xã hội cũng như về việc “có chỗ ở đậu” rất đàng hoàng tử tế, trong nhà Chúa.

Thư thứ 2 bảo là của thánh Phêrô, có thể đã được viết trước sau năm 125 Công nguyên. Ở thư thứ hai được gọi là của thánh Phêrô này, người viết xem ra cũng thấy khó để nói những lời nhẹ nhàng về tương quan hai chiều giữa thánh Phêrô và Phaolô. Thư này nói về Phaolô bằng từ ngữ rất dễ thương như: “bào huynh Phaolô thân thương”, cả vào khi thánh nhân bảo: Phaolô là người khó mà hiểu được ông và ông đã trở thành mối hiểm nguy đối với những người thất học và không ổn định về mọi chuyện.

          
TIẾP NỐI SỨ VỤ TÔNG ĐỒ

“Chuyện thường tình”, là ta vẫn có danh sách gồm các vị giám mục từng là Đấng chủ quản rất cả thể (ở Rôma, Antiôkia, Alexandria) kéo xuống tận thời đại của các thánh tông đồ.

Câu chuyện như thế, đến từ Eusêbiô, người chủ trương phổ biến thư ấy. Eusêbiô sống vào những năm tháng từ 275-339.

Eusêbiô tuỳ thuộc Julius Africanus, là người viết lên biên niên sử vào năm 220. Julius được coi là cha đẻ ra lối viết về biên niên sử của Đạo Chúa. Ông tạo ảnh hưởng lên các nhà viết về thời sự Hy Lạp, thời bấy giờ. Ông đã đề vào đó niên biểu khởi đầu là từ năm 5499 trước Công nguyên. Ông là người châu Phi, từng hồi hướng trở về với Đạo Chúa và xem ra ông từng học trường đạo ở Alexandria.

Julius cung cấp một danh sách gồm các vị giám mục thành Rôma, Antiôkia và cả ở Alexandria nữa, tức những tài liệu hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu khả dĩ đi ngược thời gian về tới các thánh tông đồ. Đây là danh sách được Eusêbiô giữ lại để làm sổ sách. Danh sách này có giám mục Êvôđiô thành Antiôkia được thánh Phêrô bổ nhiệm rất sớm sủa, chừng như vào đầu thập niên ’40 thì phải. Lại có Linô làm giám mục thành Rôma cũng do thánh Phêrô và Phaolô chỉ định. Ngoài ra, còn có Máccô giám mục thành Alexandria đương nhiên vẫn nối kết chặt chẽ với Phêrô thánh-nhân. Định vị thời gian theo đó thánh Phêrô về với Rôma sớm như thế, tức là đã đi ngược lại những gì nói trong sách Công Vụ. Và, nếu nói Phaolô thánh nhân cũng dính dự vào chuyện chỉ định các đấng bậc chủ trì thành Rôma đại loại như thế thì xem ra cũng không thể nói được là đúng, đặc biệt lại quá sớm. Vả lại, cũng không thấy có chuyện sùng kính thánh Máccô ở Alexandria cho đến thế kỷ thứ tư, mãi sau này.

Về danh sách các giám mục chủ quản thành La Mã, đứng đầu là thánh Phêrô. Nhưng chừng như Julius lại cứ nghĩ là thánh nhân đã rời Palestin vào đúng năm hoặc chung quanh niên biểu thứ 42 sau Công nguyên, khi đó thánh Giacôbê con của Zêbêđê đã bị giết và cả khi Giacôbê đấng Công chính lại đã trổi lên trở thành lãnh đạo Giáo hội ở Giêrusalem. Điều này, còn có thể chấp nhận là trùng hợp với sách Công Vụ.

Julius lại đã nghĩ là các giáo hội ở Rôma, Antiôkia và Alexandria được sáng lập quanh thời gian này, tức là vào đầu thập niên ’40 ở thế kỷ đầu, đặc biệt hơn cả là vào thế vận hội Olympiad từ năm 41-44. Ông cho rằng các giáo hội này là do thánh Phêrô lập nên hoặc được sáng lập vào nhiệm kỳ Phêrô thánh nhân làm thủ lãnh các tông đồ của Chúa.

Thánh Phêrô sau đó, có thể đã rời Palestin đi Antiôkia để thiết lập hội thánh ở nơi này và đã chỉ định Êvôdius làm giám mục chủ quản tiên khởi, trước mọi người. Sau đó, Julius lại đưa ra một danh sách gồm sáu giám mục chủ quản giáo hội từ thời Êvôdius đến năm 180 Công nguyên. Nếu thế thì, con số các vị đảm nhiệm trong thời gian dài như thế, lại quá ít, nếu ta hiểu được rằng tuổi thọ của các vị sống vào thời đó, cũng không kéo dài như hôm nay.

Julius tính toán ngày giờ theo kiểu nhảy cóc định vị thời gian cho các giám mục chủ quản giáo hội sớm hơn hơn thực tế đã xảy ra như thế. Và sau đó, ông lại định ngày Ignatiô thành Antiôkia bị giết đúng vào thời Trôhan trị vì. Như thế, cũng không đúng với thực tế gần như chắc chắn là Hadrian chứ không phải vào thời của Trôhan.

Có thể là, lúc đó Phêrô thánh-nhân đã đi Rôma để thiết lập hội thánh ở đây và thánh nhân lựu lại ở nơi này cho đến ngày qua đời vào thời gian chừng 20 năm sau ngày đó. Thật ra thì, một số truyền thống của người La Mã lại nói rằng cả hai thánh Phêrô và Phaolô đều được Linô chỉ định làm giám mục chủ quản đầu tiên thành Rôma. Ít năm sau đó, truyền thống La Mã lại bảo là thánh Phêrô là giám mục đầu tiên ở thành này.

Thánh sử Máccô –mà Papias từng gọi ông là nhà chú giải của thánh Phêrô- theo bản ghi chú của Julius thì thánh sử cũng đi Rôma để rao giảng tại Ai Cập và đặc biệt hơn cả, là ở Alexandria. Điều này tạo cho giáo hội ở Alexandria một chút tính chất rất Phêrô. Nói thế cũng không có gì làm chắc cho lắm, bởi không có chứng cứ lịch sử nào dám xác định là thánh Máccô có mặt ở nơi này, chỉ đến thế kỷ thứ 4, mà thôi.

Xem ra, ở thời điểm ấy đã có nhu cầu thiết lập các vị đáng tin cậy để kế nghiệp vị quản cai Giáo hội cả thể từ các thánh tông đồ, đặc biệt hơn cả là từ thánh Phêrô vị đá tảng của Hội thánh. Ý kiến thông thường, từ Julius cho đến Eusêbiô, là những người từng dựng nên ảnh hình có động lực tạo được từ một chính kiến khá thông thoáng. Cả vào khi ta thấy có khó khăn để thiết định năm tháng ngày giờ theo tính sử học về đấng kế vị thánh cả Phêrô, thì nhu cầu nối kết mang tính biểu tượng nhất với thánh Phêrô là những chi tiết có từ các tài liệu sớm sủa ta từng có, mà thôi.

Thư tịch đọc thêm:
Jerome Murphy-O’ConnorPaul – a Critical Life, Oxford University Press, 1996 tr. 26-30; The Ministry of Women, như đã dẫn, tr. 289-290; The Collection, như đã dẫn, tr. 144-146.
Mai Tá lược dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét