Giao ước (2): Từ Sabát đến lụt hồng thủy
Trong bài Giao ước (1), chúng ta đã giới thiệu các khái niệm cốt lõi của “giao ước” trong Thánh Kinh. Trong bài này, chúng ta nhìn vào lý thuyết và hành động cụ thể của Giao ước qua việc đọc 11 chương đầu tiên của “Sách giao ước”.
Làm thế nào để đọc hiểu 11 chương đầu sách Sáng thế?
Chúng ta phải đọc sách Sáng thế theo cách riêng của nó. Đó là tôn giáo, không phải khoa học lịch sử hiện đại, thế tục. Tuy chúng ta có thể học được rất nhiều từ Thánh Kinh về vật lý, quá trình tiến hóa, địa chất, vũ trụ học và nhiều thứ khác, nhưng đó không phải là những gì sách Sáng thế nhắm đến khi được viết ra. Sách Sáng thế không phải là sách giáo khoa của Thiên Chúa cho các lớp học về khoa học hay nhân chủng học.
Vụ án Galile, một sử gia người Ý, Đức hồng y Caesare Baronious, đã cho chúng ta một tổng kết: “Thánh Kinh cho chúng ta biết làm thế nào để đi đến thiên đàng, không bao mặt trời đi”.
Những gì Thánh Kinh kể cho chúng ta – về tất cả mọi thứ, từ đạo đức đến lịch sử – là sự thật. Nhưng đó là sự thật trong cách nói sự thật của Thiên Chúa, chân lý tôn giáo của Thánh Kinh. Đó không phải là một câu trả lời sự thật với cảnh sát. Bạn không tìm kiếm chân lý tôn giáo trong một cuốn sách toán. Do đó, chúng ta không thể tưởng tượng sẽ tìm ra bằng chứng toán học và khoa học trong văn bản tôn giáo này.
Thánh Kinh cho chúng ta biết lịch sử tôn giáo, chân lý tôn giáo, và nó truyền tải chân lý và lịch sử thông qua biểu tượng, số liệu và nhiều phong cách văn chương khác nhau.
Đây là cách Cựu Ước đã được viết ra.
Đọc chương 7 của Sách Đaniel: Ông mô tả 400 năm lịch sử của Israel qua bốn con thú, bốn con vật quái thai đàn áp mọi thụ tạo. Qua nghiên cứu, chúng ta có thể thấy rằng những “con thú” biểu tượng cho nước Babylon, Međo-Ba Tư, Hy Lạp và La Mã. Đó là những nước đã áp bức Israel. Đaniel cho chúng ta biết lịch sử, nhưng thông qua các biểu tượng.
Vì vậy, chúng ta sẽ không quả quyết đơn giản Thiên Chúa tạo ra thế giới trong sáu ngày, mỗi ngày có 24 giờ, hay cho rằng Thánh Kinh hỗ trợ một trong các lý thuyết của sự tiến hóa.
Ở đây chúng ta sẽ tiếp cận sách Sáng thế như đã được viết, một câu chuyện cổ bằng tiếng Do Thái, nói về lịch sử trong một tôn giáo. Đây là lịch sử gia đình, không phải là lịch sử của các quốc gia, của quân đội hay của nền kinh tế đang chi phối chúng ta. Đó là lịch sử theo quan điểm của Thiên Chúa.
Tạo ra một giao ước của tình yêu: Câu chuyện tình yêu của Thiên Chúa và nhân loại
Điểm nhấn của ba chương đầu tiên của sách Sáng thế cho chúng ta thấy rằng sáng tạo là hành động có mục đích của tình yêu Thiên Chúa. Thế giới không tự mà có, nhưng do Thiên Chúa muốn có thế giới. Không phải vì Ngài cô đơn, vì Ngài không thiếu bất cứ sự gì.
Thiên Chúa tạo ra thế giới bởi vì Thiên Chúa là tình yêu (x. 1Ga 4,16). Tình yêu là sáng tạo, tự hiến và trao ban sự sống.
Thiên Chúa làm ra thế giới như một món quà tinh khiết của tình yêu Ngài. Ngài đã tạo ra thế giới như ngôi nhà, một loại đền thờ hoàn vũ, trong đó các tầng trời là trần và trái đất – với tất cả các châu lục rộng lớn của, sông, biển, núi đồi và … – là sàn nhà. Thế giới đang thực hiện là một ngôi nhà lớn, nơi Ngài sẽ ở với các con cháu của loài người. Họ là vương miện của công trình sáng tạo của Ngài.
Ngày thứ bảy – ngày Sabat (x. St 2, 1-3) – đánh dấu sự hoàn thành công việc của Thiên Chúa, và đây là ngày Ngài lập một giao ước với những người Ngài đã dựng nên. Như chúng ta đã nói trong bài trước, “giao ước” là cách Thiên Chúa làm những người Ngài dựng nên sống trong một gia đình. Ađam và Eva là một phần gia đình của Ngài.
Giao ước của sáng tạo, là dấu chỉ đầu tiên về ý định của Thiên Chúa cho thế giới và cho nhân loại. Sự thật rằng từ “giao ước” không được viết ra trong sách Sáng thế. Nhưng nó ở khắp mọi nơi giữa các dòng chữ.
Một số học giả tin rằng sách Sáng thế ghi lại một sáng tạo trong bảy ngày, vì gốc của từ tiếng Do Thái là “Sheba” – giao ước / lời thề, cũng là “Bảy” (số bảy) – là một cách thề, có nghĩa đen là “bảy cái chính tôi” (x. St 21,27-32). Chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa làm ra thế giới trong bảy ngày như một hành động tuyên thệ, xác nhận vũ trụ do tay Ngài làm nên, còn bảo chứng cho lời thề đó là chính “bảy Ngài”. Ngài đã lập giao ước.
Sau đó, Thiên Chúa đã mạc khải cho Môsê rằng ngày Sabát là “một giao ước vĩnh viễn” (x. Xh 31,16-17). Ngày Sabát trở thành ngày thờ phượng Thiên Chúa của những người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa trong tình yêu. (x. Xh 20,8-11; 31,12-17; Đnl 5,15, 12,9; Ed 20,12).
“Việc mạc khải về công trình tạo dựng như vậy không thể tách rời khỏi việc mạc khải và thực hiện Giao Ước của Thiên Chúa duy nhất với dân Ngài. Công trình tạo dựng được mạc khải như bước đầu hướng tới Giao Ước này, như chứng từ đầu tiên và phổ quát của tình yêu toàn năng của Thiên Chúa” (GLCG số 288). Đó là lý do tại sao Chúa Yêsu nói: “Ngày Sabát đã được dựng nên cho con người, không phải con người cho ngày Sabát” (x. Mc 2,27-28).
Giao ước này là nguyên mẫu – nguồn và mô hình – cho tất cả các giao ước mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau này. Mỗi một giao ước trong tương lai – với các ông Noe, Abraham, Môsê, Đavit và Giao Ước Mới của Đức Yêsu – là một ký ức và một sự đổi mới của giao ước sáng tạo đầu tiên này.
Nói cách khác, những giao ước trong tương lai, chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa nhớ lại, cung hiến lại và lập lại cam kết của chính mình trong giao ước ban đầu. Đây là cách người Do Thái xưa đọc các giao ước. Do đó, Giao Ước Mới – giao ước cuối cùng và vĩnh cửu – được mô tả như cuộc tạo thành mới.
Chúa Yêsu, “trưởng tử của mọi loài thụ tạo” trở thành “Người Con đầu lòng sinh ra từ cõi chết” là “trái đầu mùa” của một nhân loại được tái sinh (x. Cl 1,15-20; 1Cr 15,20). Những người tham gia vào đó giao ước mới nhờ bí tích rửa tội trở thành “thụ tạo mới” (x. 2Cr 5,17; Gl 6,15). Cuối cùng, thư gửi tín hữu Hipri nói với chúng ta: “Ngày Sabát cho dân Thiên Chúa sắp đến” (x. Hr 4,9).
ĐGH Bênêđictô XVI: “Sáng tạo hướng về ngày Sabát … Ngày Sabát là dấu chỉ của giao ước giữa Thiên Chúa và con người. Đó là bản chất bên trong của giao ước … Sáng tạo tồn tại trong các giao ước Thiên Chúa muốn thực hiện với con người. Mục tiêu của sáng tạo là giao ước, là những câu chuyện tình yêu của Thiên Chúa với con người” (x. The Spirit of the Liturgy, pp. 25-27).
Hãy nhớ rằng lý do Thiên Chúa làm ra thế giới là giao ước, là sự hiệp thông tình yêu của Ngài với loài người.
Đám cưới trong vườn
Các “dấu chỉ” của giao ước của Thiên Chúa trong tạo dựng là tình yêu hôn nhân.
Vì vậy, chúng ta khởi đầu ngày Sabát của Thien Chúa, ngày Thiên Chúa chúc lành và làm cho nó nên thánh (x. St 2,1-3). Cuộc hôn nhân của Thiên Chúa với nhân loại trong hình ảnh người đàn ông và người phụ nữ trở nên một thịt (x. St 2,23-24).
Một lần nữa, để hiểu những gì chúng ta đang đọc đây, chúng ta cần phải đọc Thánh Kinh như một cuốn sách duy nhất, với một sự thống nhất của nội dung. Chúng ta cũng cần đọc đoạn này của Cựu Ước trong ánh sáng của Tân Ước.
Chúng ta không tìm thấy nghĩa đen của văn bản nói với chúng ta rằng Thiên Chúa là “khởi thủy hôn nhân”, chính Ngài làm cho nó nên một giao ước vĩnh viễn, và không thể thu hồi giao ước giữa chồng-vợ. Và chúng ta cũng không tìm thấy nghĩa đen của văn bản ở đây nói với chúng ta rằng đây là giao ước hôn nhân giữa Ađam-Eva là biểu tượng vĩnh viễn của giao ước giữa Thiên Chúa với loài người và mọi loài thụ tạo không thể phá hủy.
Tuy nhiên, khi chúng ta đọc đoạn này trong ánh sáng của Tân Ước và trong ánh sáng của các tiên tri, chúng ta hiểu chính xác những gì đang xảy ra ở đây.
- Ngày Sabát: “1Thế là trời đất cùng với mọi thành phần đã hoàn tất. 2Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm. Khi làm xong mọi công việc của Người, ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi. 3Thiên Chúa ban phúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hoá ngày đó, vì ngày đó Người đã nghỉ, ngưng làm mọi công việc sáng tạo của Người” (St 2, 1-3).
- Hôn nhân: “23Con người nói: ‘Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra’. 24Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2, 23-24).
Đây là cách Thiên Chúa hoạt động trong Thánh Kinh. Đó là “phương pháp sư phạm” của Ngài – phong cách giảng dạy thiêng liêng của Ngài. Ngài mở ra những thứ từ từ. Thường trước tiên, Ngài cho chúng ta “dấu chỉ” và sau đó cho chúng ta thấy ý nghĩa đầy đủ của các dấu chỉ đó (x. GLCG các số: 53, 122, 1145).
Đó là những gì Ngài đã làm trong sách Sáng thế. Ngài đem lại cho chúng ta những “dấu chỉ” của hôn nhân. Sau đó trong Thánh Kinh, dấu chỉ sẽ tiết lộ rằng hôn nhân không chỉ là mối quan hệ giữa chồng và vợ. Đó là dự định của Thiên Chúa và cũng là dấu chỉ của mối quan hệ giữa Ngài với tất cả nhân loại.
Từ “hôn nhân” không được sử dụng trong sách Sáng thế. Chúng ta biết đó là hôn nhân bởi vì Chúa Yêsu đã nói như thế (x. Mc 10,2-16). Chúa Yêsu nói văn bản này cho biết ý của Đức Chúa Trời là “từ khi khởi dầu tạo dựng” đã có “những gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”.
Tiếp tục đọc Tân Ước, Thiên Chúa cho chúng ta thấy đầy đủ hơn về ýnghĩa văn bản này. Trong Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Êphêsô, thánh nhân trích dẫn văn bản này và giải thích rằng điều này là giao ước hôn nhân trong khu vườn, là một tham chiếu cho giao ước giữa “Chúa Kitô và Giáo Hội” (x. Ep 5,21-33).
Thánh Phaolô không nói rằng sách Sáng thế không nói về vợ chồng, nhưng ngài đưa ra một bài học xinh đẹp về tình yêu vợ chồng. Ngài nói với chúng ta rằng hôn nhân cũng là một biểu tượng của một tình yêu lớn hơn – tình yêu của Chúa Kitô đã trao cho cô dâu của Ngài là Giáo Hội, tình yêu Thiên Chúa dành cho dân Ngài.
Bây giờ, chúng ta chuyển sang cuốn sách cuối cùng của Thánh Kinh, sách Khải Huyền. Những gì chúng ta tìm thấy trên trang cuối cùng của Thánh Kinh? Một đám cưới ! Cũng như chúng ta tìm thấy một đám cưới ở những trang đầu tiên của Thánh Kinh. Trùng hợp ngẫu nhiên chăng? Hoàn toàn không.
Những gì sách Khải Huyền “tiết lộ” là viên mãn cuối cùng, cuộc hôn nhân giữa Chúa Kitô và cô dâu của Ngài (x. Kh 19,9; 21,9, 22,17). Có gì khác? Một sáng tạo mới – một trời mới và đất mới (x. Kh 21,01).
Các tiên tri luôn luôn dạy Israel hy vọng về việc giao ước mới, cải thiện đời sống của họ sống theo đúng các giao ước. Và các ngài thích giới thiệu là Đấng Cứu Thế đến như một chú rể với người (dân) của Ngài như vợ-chồng, hoặc cô dâu của mình (x. Hs 2,16-24; Gr 2,02; Is 54,4-8). Đó là lý do tại sao khi Chúa Yêsu gọi Ngài là “chú rể” và những người được hiệp nhất với Ngài trong Bí tích Rửa tội được gọi là “hiền thê” (Ga 3,29, Mc 2,19; Mt 22,1-14; 25,1-13; 1Cr 6,15-17; 2Cr 11,2, xem them GLCG số 796).
Chúng tôi sẽ nói về điều này nhiều hơn trong đề tài cuối cùng của khóa Giao Ước này. Nhưng chúng ta cần phải thấy ở đây – ngay từ đầu – đó là cuộc hôn nhân trong Vườn Địa Đàng, cùng với ngày Sabát của Thiên Chúa là dấu chỉ cho chúng ta biết những điều lớn hơn nhiều.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói rằng câu chuyện ngày Sabát “tỏ lộ một cái gì đó của hôn nhân, của mối quan hệ mà Thiên Chúa muốn thiết lập với các sinh vật trong hình ảnh của Ngài, bằng cách gọi các sinh vật đó tham gia vào một giao ước của tình yêu” (x. Tông thư của Đức Giáo Hoàng về “Giữ Ngày của Chúa”, số 11-12).
Hình ảnh Người Con
Hình ảnh của chú rể và người phối ngẫu chỉ là một trong những hình ảnh Thánh Kinh sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa Thiên Chúa với dân Ngài. Ngoài ra, hình ảnh Cha của các con cũng được tìm thấy trong sách Sáng thế.
Trong sách Sáng thế có hai hình mẫu tạo ra con người. Hai hình mẫu này không mâu thuẫn nhau, nhưng bổ sung cho nhau giữa các hình mẫu đó.
Trong sách Sáng thế chương 1, chúng ta đã thấy Thiên Chúa-Đấng Tạo Hóa đưa vào vũ trụ sự hiện diện của một “ngôi nhà” cho riêng mình. Vào cuối công trình sáng tạo, Ngài tạo ra con người “trong hình ảnh của mình …trong hình ảnh Thiên Chúa … có nam và nữ”(x. St 1, 27). Đa số các bản Việt ngữ dịch là “theo” thay cho chữ “trong”, nên không diễn tả hết được ý nghĩa.
Trong chương 2 của sách Sáng thế, chúng ta thấy Thiên Chúa làm việc như một người Cha, yêu thương con người xuất phát từ bụi đất, tạo ra một thiên đường cho con người, và cuối cùng tạo ra một người vợ cho anh ta từ bên “cạnh sườn” của mình.
Có phải có hai “vị thần” cùng sáng tạo, nên hai câu chuyện mâu thuẫn? Không! Chỉ một Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa của tất cả những gì hữu hình và vô hình. Ngài cũng là một người Cha yêu thương con người dịu dàng như thể Thiên Chúa là Cha-Mẹ.
Trong ngôn ngữ của Thánh Kinh, được sinh ra trong một “hình ảnh” của ai đó, có nghĩa là con của Người đó. Khái niệm “hình ảnh” thể hiện mối quan hệ Cha-con của Thiên Chúa với dân của Ngài (x. St 5,1-3; Lc 3,38). , Chúng ta thấy rằng, ngay từ đầu, Thiên Chúa đã dự định cho chúng ta là con cái của Ngài, con cái tâm linh của Ngài.
Chúng ta đang tìm hiểu những trang đầu tiên của Thánh Kinh, có một bài học rất quan trọng – các giới hạn của ngôn ngữ con người của chúng ta trong việc mô tả tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Từ ngữ không thể mô tả hết tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Vì vậy, ở đây, trong những trang đầu tiên của Thánh Kinh, đã đưa ra hai hình ảnh mạnh mẽ nhất của tình yêu, mà con người có thể tưởng tượng, đó là cha mẹ – con cái và của vợ – chồng (x. GLCG, số 219).
Trong một nghĩa nào đó, chúng ta có thể nói rằng Thánh Kinh chúng ta đang sắp đọc kể về câu chuyện của Thiên Chúa nâng cao gia đình của Ngài từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành. Ngài chuẩn bị cho họ từng chút một để được phù hợp với tiệc cưới của Con Chiên trên trời, cho một liên minh thần thánh với Ngài mà chỉ có thể được tượng trưng bằng hình ảnh hôn nhân – những ngây ngất nhất và thân mật của các mối quan hệ giữa con người.
Một sáng tạo mới, một giao ước mới: Lụt hồng thủy
Các chương tiếp theo trong sách Sáng thế (3-5) cho chúng ta thấy “mùa thu” của tổ tiên loài người - từ con trai thần linh và con gái thiên đường – đã bướng bỉnh từ chối sự khôn ngoan của Chúa Cha và xem thường quyền thừa kế của họ, họ mất nhà.
Ác thần dưới hình dạng của con rắn, cám dỗ họ và dẫn họ lạc lối (x. GLCG, số 391-395). Và tội lỗi là từ chối tình Cha của Thiên Chúa – điều này nhiễm vào các thế hệ của nhân loại.
Nhưng ngay cả khi con cái của Thiên Chúa đã bị lưu đày khỏi thiên đường, vì tội lỗi, thì Ngài đã hứa cho họ trở về quê hương. Thiên Chúa hứa rằng trong suốt lịch sử loài người sẽ có một “mối thù” giữa con rắn-Satan, và người phụ nữ, “mẹ của tất cả sự sống”, và giữa con cái của hai bên (x. St 3,15, 20).
Bắt đầu có căng thẳng trong phần còn lại của sách Sáng thế – giữa hạt giống xấu của tội lỗi và hạt giống tốt của sự công chính.
Đứa trẻ đầu tiên ra đời của tội nguyên tổ – Cain – trở thành vụ giết người đầu tiên của thế giới. Như Ađam và Eva là những người đầu tiên từ chối Thiên Chúa làm Cha của mình. Dẫn đến con cái của họ từ chối tình huynh đệ giữa con người với nhau, tượng trưng trong lòng Cain đầy thù hận với Thiên Chúa: “Tôi là người giữ em tôi?” (x. St 4,9).
Nhưng cũng có một hạt giống tốt sinh ra từ Ađam và Eva – Seth. Seth sinh ra con trai tên là Enosh. Enosh là người đầu tiên bắt đầu thờ phượng Thiên Chúa, “gọi Danh Thiên Chúa” (x. St 4.26). “Tên / danh xưng” từ trong tiếng Hipri là “Shem”. Điều này sẽ trở nên quan trọng về sau.
Bạo lực, vô luật pháp, vô đạo đức bắt đầu lan tràn mặt đất cho đến mức nó lây nhiễm các “con trời”, đó là con của Seth (x. St 6,1-4). Những gì xảy ra trong sách Sáng thế, chương 6 là hậu duệ của Seth bị quyến rũ bởi vẻ đẹp của con gái Cain, coi chúng như những người vợ. Tệ hơn nữa, họ lấy nhiều hơn một vợ. Các con trai của Seth vi phạm sự linh thánh của giao ước hôn nhân được Thiên Chúa lập trong vườn địa đàng.
Những hậu quả của quan hệ giữa các con trai ông Seth và con gái ông Cain là người đàn ông bạo lực và tội ác – “những con người nổi tiếng”, mà Thánh Kinh ở nơi khác gọi là “tự hào khổng lồ … có kỹ năng trong chiến tranh” (x. Kn 14, 6; Br 3,26-27).
Cuối cùng, Thiên Chúa thấy “buồn” và “hối tiếc”, con người, các loài thụ tạo và đất đã ra hư hỏng. Sự đồi trụy này do con người cầm đầu (x. St 6, 5,7,12).
Từ khi bắt đầu với mưa
Chúng ta chuyển sang giao ước thứ hai của Thiên Chúa với các thụ tạo của Ngài – thiết lập giao ước với ông Noê.
Lụt hồng thủy được xem như cách Thiên Chúa muốn khởi động lại toàn bộ thế giới. Điều này âm vang trong câu chuyện ghi nhận trong sách Sáng thế.
Ban đầu cả thế giới chỉ là nước, các vùng nước hỗn loạn của “vực thẳm” (so sánh St 1,2 và 7,11): “Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước” (St 1,2). Và “năm sáu trăm đời ông Noê, tháng hai, ngày mười bảy tháng ấy, vào ngày đó, tất cả các mạch nước của vực thẳm vĩ đại bật tung, các cống trời mở toang” (St 7, 11).
Bạn cũng sẽ nhận thấy rất nhiều số “bảy” trong những câu chuyện của ông Noê: bảy cặp loài vật thanh sạch (x. St 7,2), bảy ngày trước nước lụt (x. St 7,10), vào ngày mười bảy, tháng thứ bảy tàu đậu lại trên núi Ararat (x. St 8,4). Cứ bảy ngày, ông Noê thả ra một con chim bồ câu cho đến khi một con mang lại những cành cây ôliu (x. St 8,10-12)
Ông Noê được miêu tả là một “người đàn ông đầu tiên”. Như Ađam, ông Noê được trao quyền trên các loài động vật (x. St 9,2). Ông cũng được đưa ra các lệnh tương tự như Thiên Chúa đã ban cho Ađam: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất” (x. St 9,1). Cuối cùng, như Ngài đã làm với Ađam, Thiên Chúa làm một giao ước với ông Noê và thông qua ông với tất cả chúng sinh (x. St 9,13).
Với giao ước này, Thiên Chúa canh tân giao ước của Ngài với các thụ tạo. Với giao ước này, Thiên Chúa mở rộng “cơ cấu gia đình” của dân với Ngài – từ một người chồng và một người vợ cho một đơn vị gia đình đến gia đình ông Noê có vợ và ba người con trai và vợ của họ – được bao gồm trong các phước lành của giao ước này.
Hai tên của câu chuyện: Ađam – Noê
Thánh Kinh cũng miêu tả ông Noê, giống như Ađam.
Ở đây, chúng ta nghe tiếng vọng từ những câu chuyện của Ađam trong câu chuyện của ông Noê.
Ađam – xuất phát từ chữ “Ađama” trong tiếng Do Thái, có nghĩa là “mặt đất” – đã được đưa ra một khu vườn để trồng trọt, còn ông Noê người trồng nho đầu tiên và trở thành “một người đàn ông của đất” (x. St 2,15 và 9,20). Và như trái cấm trong khu vườn là bằng chứng sự sụp đổ của Ađam, thì cây nho, rượu vang trở thành kết quả của ông Noê. Và dấu của tội nguyên tổ từ Ađam loan truyền là ông Noê phơi bày tội lỗi và sự trần truồng của mình như Ađam (x. St 3,6-7 và 9:21). Đây xem như kết quả của một lời nguyền (x. St 3,14-19 và 9,25).
Việc Kham, một trong ba người con trai của ông Noê, “thấy sự trần truồng của cha mình” (x. St 9, 22) có nghĩa là những gì?
Trong tiếng Do Thái, cụm từ này là một thành ngữ mô tả tội loạn luân (x. Lv 20,17; 18,6-18). Nhìn thấy sự trần truồng của cha, tức là phạm tội loạn luân với mẹ.
Nói thẳng ra – trong khi ông Noê đã say rượu, Khàm ngủ với mẹ. Chúng ta không thể cho rằng Kham muốn cướp quyền của cha mình. Chỉ đơn giản ngủ với mẹ mình là xúc phạm tột cùng và là dấu chỉ của sự thiếu tôn trọng (x. St 35,22; 49,3-4; 2Sm 16,21-22).
Người con trai sinh ra trong cuộc gặp gỡ loạn luân này là Canaan. Anh sẽ lớn lên là cha đẻ của một quốc gia bị dân Do Thái cho là dân tội lỗi (x. Lv 18,6-18; Xh 23,23-24).
Như con của Ađam, Cain giết em trai mình, nhưng Seth là người công chính. Ông Noê cũng có một hạt giống tốt: con đầu lòng của ông là Shem, người đã cố gắng che đi sự trần truồng của cha mình (x. St 9,23).
Sáng thế ký cho chúng ta nguồn gốc của 10 quốc gia và gia phả của cuộc xung đột giữa hai hạt giống tốt xấu của ông Noê. Con cháu của Kham trở thành kẻ thù của dân Thiên Chúa là Ai Cập, Canaan, Philitin, Assyria và Babylon. Còn hậu duệ của Shem là vị tộc trưởng lớn Abraham.
Từ đây, chúng ta sẽ thấy dân khắp nơi đã cố gắng để xây dựng Tháp Babel trong trật tự của con người, trong danh của con người (tiếng Do Thái “Shem” là “tên/danh”) (x. St 11,1-9). Nói cách khác, họ đang cố gắng xây dựng một loại “phản vương quốc”, chống lại Thiên Chúa.
Thiên Chúa đánh bại họ – phân tán họ trong một sự hỗn loạn và nhầm lẫn của các ngôn ngữ họ nói với nhau.
Chúng ta đã nói “Shem” là “tên”, nên từ dòng tộc của Shem, Thiên Chúa nâng những người được Ngài chọn lựa lên.
Người Do Thái cũng gọi là “Shemites. Abram là cháu trai lớn Shem (x. St 11,10-26), người được Thiên Chúa hứa: “Ta sẽ ban và làm cho tên của bạn [tiếng Do Thái = Shem] nên tuyệt vời”.
Câu hỏi học giúp nhớ đề tài
1. Dựa vào đâu để biết Thánh Kinh và một sách nói về tôn giáo?
2. Theo Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, mục đích và mục tiêu của sáng tạo là những gì?
3. Bạn biết gì về “phong cách giảng dạy của Thiên Chúa”?
4. Hai hình ảnh Thánh Kinh đã dùng để diễn tả tình yêu của Thiên Chúa với loài người là gì?
5. Để cầu nguyện và suy tư, các bạn có thể đọ các bài đọc trong thánh lễ Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay (Năm B) là St 9,8-15; Tv 25,4-9; 1Pr 3,18-22; Mc 1,12-15. Đọc các văn bản theo thứ tự và cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ, rồi kết nối điều Chúa muốn nói trong Giáo Hội. So sánh Lụt hồng thủy và bí tích Rửa Tội trong Hội Thánh.
An Thanh, CSsR
Viết theo tài liệu của St Paul Center
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét