Trang

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Phao-lô, vị thánh của mọi thời (kỳ 11)



Phao-lô, vị thánh của mọi thời (kỳ 11)


SỰ SỐNG SIÊU PHÀM

Quan điểm này, là thế nào?

Đây không là cung cách ta thường nói. Cũng không là những gì từng xác chứng rằng: con người của Đức Giêsu rất có lý và giáo huấn của Chúa, rất đúng thực. Điều đó không chỉ dạy ta mỗi điều, là: những người từng dấn thân theo chân Đức Giêsu cũng rất đúng đắn và thánh Phaolô sẽ sai sót nếu ông chỉ muốn nói về những xác tín của ông vào dạo đó, mà thôi. Điều này không phải để bảo rằng Đức Giêsu nay lại “sống sót”, thêm lần nữa. Chắc chắn là như thế. Và, Ngài chưa từng “chết” đi! Đúng hơn, thánh Phaolô biết rằng: ở nơi Đức Giêsu mà ông gặp, vẫn có Sự Sống (viết Hoa) rất lớn. Lớn lao hơn cả loại hình sinh-động mà ta từng biết đến. Lớn hơn cả sự chết đã khiến Ngài biến mất dạng. Đó là Sự Sống Siêu Phàm gồm tất cả những gì tích cực ở cả hai thứ: ở sự sống theo loại hình của ta đang sống và ở cả sự chết theo cung cách ta sẽ trải nghiệm. Đức Giêsu là Sự Sống Còn rất Siêu Phàm. Và, Ngài đang sống cuộc Sống Siêu Phàm này, cũng rất mực. Bằng vào sự Sống gồm tóm cả “sự sống động” theo nghĩa thường tình và “cái chết” theo nghĩa cũng rất thường, như mọi lúc.

Như thế có ý nghĩa như thế nào? Có nghĩa là, ta đang nói về cái chết theo nghĩa “giá trị”, chứ không theo nghĩa xác thể, phàm trần. Ý thánh Phaolô nói ở đây, không đề cập đến sự chết theo nghĩa xác thể, phàm trần. Đức Giêsu đã không tỏ cho thánh Phaolô “thấy” được thân xác có hình hài thể chất như thi hài có dấu ấn nơi tay, chân và nương long Ngài, như ta vẫn biết và vẫn tưởng. Đúng hơn, thánh Phaolô trở thành người hiểu và biết Đức Giêsu là Đấng ông từng gặp. Hiểu về cái chết theo nghĩa rất “giá trị”. Những giá trị tỏ cho thấy: người đang chết dần mòn lại viết về người nào đó có đặc tính và sắc thái nhân vị để quyết được rằng người ấy có thể không “có” thật, trừ phi họ đang hiện diện ở bên trong và “có” thật qua kinh nghiệm mình từng trải về sự chết. Tôi gọi đây là “giá trị”. Các giá trị như thế đã “có” nơi Đức Giêsu, khi thánh Phaolô gặp Ngài. Giá trị ấy, được viết tận bên trong và sẽ lưu lại như đã bao gồm Sự Sống Siêu Phàm mới của Ngài, mãi mãi.

Điều này dẫn đến ý niệm hoàn toàn khác biệt về khổ đau Nó thay đổi ý tưởng thâm sâu thánh Phaolô từng đề cập về vấn đề “Trời”. “Trời” đây, không là chốn miền ớ đó mọi người kết thúc cuộc sống bằng vào những thứ mà họ muốn mang theo; để rồi, cũng quên mất chuyện đó và chẳng buồn nhớ đến nó. “Trời” đây, không là bệnh lú lẫn/mất trí nhớ rất miên trường, thứ bệnh mà tất cả chúng ta đây chưa từng kinh qua, nên không rõ. “Trời” đây, thực sự mang ý nghĩa rất trái ngược. “Trời” vẫn lưu lại ở sự việc tràn đầy ý nghĩa cũng rất thực của mọi sự, khiến ta chịu đựng được khổ đau trong toàn bộ ý nghĩa của sự chết dần chết mòn. Đó là tư tưởng lớn, rất vĩ đại.

Ta thừa hiểu cung cách mà người Công giáo chúng ta lâu nay vẫn quan niệm và nhận thức về sự hiện diện của Chúa nơi Thánh Thể. Điều, mà người Công giáo chúng ta thực sự muốn bày tỏ, là: ta không quen tin rằng: Đức Giêsu vẫn hiện diện rất thực ở nơi khác. Vâng. Đây không là cung cách tư duy của riêng thánh Phaolô, mà thôi. Điều, mà thánh-nhân muốn nói lên, đó là: hiện diện đích thực của Đức-Chúa-sống-lại ở khắp nơi và cả nơi nào hiện hữu mọi khổ đau, sầu buồn trong vũ trụ. Đức Giêsu hoạt động theo cung cách mà Đấng thánh sống động gồm tóm mọi sự đặt để trong hiện diện rất trỗi dậy, nơi Ngài. Theo tôi, ta sẽ hiểu được sự việc xảy đến rất rõ, nếu thánh Phaolô từng có ngựa để cỡi, thì có lẽ ông cũng đã ngã ngửa khỏi đó, vào lúc ấy. Và, như thế sẽ đảo ngược tất cả những gì trước đây ông thiết lập.


ĐẤNG CHẾT ĐI TRÊN THẬP GIÁ, ĐÃ TRỖI DẬY

Sự Sống Siêu Phàm của Đức Chúa Sống Lại đã tổng hợp mọi giá trị như thế. Và, các giá trị này thuộc về sự Sống Siêu Phàm. Tất cả đan kết với nhau, để nên một. Một, trong Đức Giêsu Sống lại rất đích thực.

Đó là lý do khiến thánh Phaolô diễn tả hai cụm-từ thành một, nơi Đức Giêsu. Thánh-nhân gọi Ngài là thế, bằng tiếng Hy Lạp qua cụm từ “Christos estauromenos”. Mỗi khi thánh Phaolô sử dụng cụm từ “Christos” này, thánh-nhân đều muốn nói đến Đức-Chúa-Sống-lại. Cụm từ “Estauromenos” tiếng Hy Lạp, là phân-từ có vĩ ngữ “stauros” theo sát bên mình mang ý nghĩa của một thập giá. Theo văn phạm, đó là phân-từ hiện-tại đang diễn tiến. Điều này có ý diễn tả Đức-Chúa-Phục-Sinh đang ở vào trạng thái tiếp tục sự Sống gồm các giá trị đặt nơi Ngài bằng kinh nghiệm chết trên thập giá. Có lẽ, cũng nên đặt gạch nối (-) cho cụm từ dài giòng này bằng danh xưng Đấng-Sống-Lại-đã-từng-chết-trên-thập-giá. Ngài đích thực là Đấng đã gặp gỡ thánh Phaolô trên đường Đamát. Cuộc gặp ấy rất thoáng chốc, khiến thánh Phaolô thay đổi tất cả những gì ông suy nghĩ về sự sống vào dạo trước; và cả đến những gì ông suy nghĩ về cái chết từng thể hiện.                                       

Tôi còn nhớ có lần từng giảng một bài trong thánh lễ nọ. Hình như hôm đó là ngày lễ Mẹ Về Trời. Lúc ấy tôi cứ suy nghĩ: nếu Đức Mẹ đi vào cuộc phục sinh/trỗi dậy, như tín điều ta vẫn quyết, thì bà con ta có nghĩ là: các nếp nhăn mà Đức Mẹ đã có trong cuộc sống thế trần vẫn còn đó trong thân xác của Mẹ trỗi dậy từ cõi chết không? Câu trả lời mà ai cũng nên có, là: “Có”. Đúng thế. Các nếp nhăn nơi Đức Mẹ, là do Mẹ vốn lo âu chăm sóc cho Con của Mẹ có thể cũng sẽ là một thứ để san sẻ việc Chúa chịu đóng đinh vào thập giá, có đúng không? Và các nếp nhăn ấy, sẽ không mờ nhạt được. Các vết nhăn, theo cung cách nào đó, vẫn còn lưu lại nơi giá trị đặt trong con người cụ thể của Đức Mẹ. Con người đây, tôi không có ý nói về xác thể, hình hài, hoặc ảnh tượng –điều này cũng rất dễ làm cho mọi người cười khẩy- nhưng nơi những gì được viết vẫn có đặc trưng lưu lại mãi mãi và nhất định là thế. Và, như mọi người đều biết, đó là ý niệm rất đặc trưng, cũng không là những gì nằm trong óc tưởng tượng của người Công giáo chúng ta, bởi khi nói chữ “phục sinh/trỗi dậy” thì người đi Đạo thường hay nghĩ đến các siêu sao hoặc nhân vật siêu phàm, toàn thiện, rất đẹp đẽ như khi ta kể về các “Hoa khôi Vũ trụ”, hoặc những gì tuyệt vời đến độ thế.

Ở đây, tôi chỉ muốn nói rằng: ta nên tách bạch khỏi lề thói phản ảnh sự tha-hoá như chàng Narcisse trong truyện thần thoại, mà theo tôi, đó không là niềm tin thực sự mà chỉ là những chứng loạn thần kinh, thôi. Thật tình thì, tôi cũng tìm cách thử tạo ra cái-gọi-là cơn “sốc” mà thánh Phaolô hẳn đã gặp phải khi sự việc “phục sinh/trỗi dậy” quay về phía ông và ông nhận ra được sự việc ấy. Dù, thánh-nhân có suy đến chuyện “không thể thực hiện được”, ta cũng đừng nên hiểu là ông đã chuẩn bị để Đức-Chúa-Phục-sinh đã “hiện ra” với ông đi chăng nữa, thì ông cũng không kỳ vọng là Ngài sẽ làm như thế. Có lẽ, ông kỳ vọng vào chuyện ngược lại. Đây, có thể coi như phương pháp trị liệu tính tự-mãn-nguyện với hình hài/xác thể đại loại như Narcisse vẫn có thể xảy đến với những ai muốn làm thế. Và, điều này lại đã lay chuyển tính khí có thể có như kiểu Narcisse ở thánh-nhân, tức rời khỏi hiện hữu. Đây, còn là khí-phách thể-hiện một tình tiết rất hệ trọng.

Vậy thì, những gì xảy đến vào dịp Phục Sinh rõ ràng là Đức Kitô đã trỗi-dậy. Ở đây, tôi dùng danh xưng “Đức Kitô” theo nghĩa khác hẳn bản dịch Do thái có cụm từ “Mêsia”, tức Đấng Thiên Sai. Theo tôi, thánh Phaolô cũng đã làm thế. Tức, ông cũng nghĩ rằng: Đức Giêsu ngưng không còn là Đấng Mêsia trong một thời gian rất ngắn trước khi Ngài chết đi và sống lại. Tôi sử dụng danh xưng “Đức Kitô” như “mật khẩu” thấy có trong truyền thống của người Đạo Chúa vẫn tin vào Đức Giêsu. Tin rằng: một khi đã phục-sinh/trỗi dậy rồi, Đức Giêsu lại trở thành nơi chốn hoặc khu vực liên hệ với tất cả chúng ta không như hồi-ức hoặc cảm-hứng. Nhưng Ngài đã trở thành đất miền cho người Đạo Chúa ngụ cư, thật thoải mái. Ngài là Đấng vẫn cư ngụ ở nơi ta. Và, trong ta. Ngài vẫn là con người như tự bao giờ, nhưng rồi ra sẽ không còn là cá thể/nhân vật như trước đây Ngài từng là. Ngài thực thi nhân cách của riêng Ngài trong thần hồn và xác thể của mọi nguời, và trong cả cuộc sống có sẻ san với ta, như tín hữu rất tin vào Ngài.

Phục sinh/trỗi dậy đã làm Ngài tăng trưởng trong ta và làm cho tất cả chúng ta được tăng trưởng ở nơi Ngài là Đấng đã phục sinh/trỗi dậy mà hướng về Cha. Không hề có xác-thể chết chóc rất khô cứng dùng để ấn định một tưởng nhớ về người nào đó đã đi vào quá khứ. Mộ phần người chết, chỉ là nơi tạm cư được thuê mướn có đá tảng dùng làm nắp đậy. Chỉ có sự sống là khác biệt, không xác định được và cũng không hạn chế lằn ranh để ta có thể “liên hệ” với Ngài trong Đức Kitô. Đức “Kitô” đây luôn có ý nghĩa đầy đặn và hiện đại nhất. Ngài tuỳ thuộc bất cứ hiện tại nào đang hiện hữu. Do có thiếu hụt vì sự chết, ta không thể “thấy” được sự việc này sẽ ra sao: ta cần đến cung-cách mới để hiểu biết, và có thể là: sau khi chết đi, ta mới “thấy” được thế. Chuyện này, không hoàn tất sự hội tụ/kết hợp, nhưng khiến cho việc ấy có thể “thấy” được. Chỉ khi nào điều ấy được “thấy” thì mục đích Thiên Chúa tạo dựng mọi vật, mới diễn bày cách trọn vẹn và đi vào hiện thực.

Trong khoảnh khắc rất đặc biệt, việc Đức Giêsu biến đổi hình thể thành Đức Kitô, toàn bộ việc “thấy được” như thế mới hiện hữu nơi Đức Giêsu. Từ khoảnh khắc đó, Ngài mới là Đức Kitô sống động; và, theo đúng nghĩa, mới thành hiện thực trong toàn bộ vũ trụ, khiến cho sự việc phục sinh/trỗi dậy được “thấy” nhiều hơn. Nhưng nước mắt và cơn hấp hối cũng như mồ hôi máu của Ngài, đã để lại những dấu vết khó tẩy xoá nơi Ngài và trên hình hài “đất-miền Kitô” ấy. Cuộc sống rất mới của Ngài được đánh dấu bằng sự sống Ngài cho đi. Đó là lý do khiến Ngài có thể và rất thực tế để đến với ta và hỗ trợ ta.

Trong cuộc sống rất mới của Ngài, việc Chúa chịu đóng đinh vào thập giá cách mãn đời, để lại dấu ấn trên ta –để ta vào được sự Phục sinh của chính ta.
                                                                                                                                     

BAO GỒM VÀ BAO GỘP

Thánh Phaolô cũng từng nghĩ về vấn đề này, và nay ta hãy tìm hiểu xem tiêu đề ấy có nghĩa gì? Theo tôi nghĩ, thánh nhân cũng đã để ra một số năm trời, nếu không muốn nói là: suốt quãng đời còn lại, để tư-duy.

  1. Nói thế có nghĩa: sự chết không còn là giới hạn hoặc lằn ranh phân cách giữa các quan điểm khác nhau nữa. Chuyện đó, đã gạt bỏ sang một bên dấu chấm hết/đứt đoạn khỏi mọi chấm-hết-của-sự-chết. Và tôi nghĩ, nó cũng loại bỏ nỗi niềm hãi sợ mà ta thường e ngại. Bởi, ta thường nghĩ: nó là dấu chấm hết/dứt đoạn mọi sự. Nhận định như thế rồi, ta sẽ thấy thánh Phaolô nhận ra rằng: sự Sống Siêu Phàm của Chúa đã làm thế đối với sự chết. Sự Sống Siêu Phàm, còn làm thế với các lằn ranh hạn chế khác nữa.

Xem thế thì, từ nay, nhờ Đức Chúa-chịu-đóng-đinh-vào-thập-giá-và-đã-sống-lại, sẽ không còn luận điểm nào mâu thuẫn hoặc đối nghịch mọi sự tựa các nhị-nguyên đối chọi, như: trắng/đen, nô lệ/tự do, dân ngoại/Do thái, nam/nữ. Mọi đối chọi theo kiểu nhị-nguyên nay không còn mang tính quyết định nữa. Bởi, có thứ gì đó vượt hẳn ở bên trên hết mọi thứ. Nhưng, vượt như thế không có nghĩa là: có nhượng bộ nào đó ở giữa chúng. Tất cả, đều mở ngỏ. Mọi thứ và mọi người đều gộp chung vào làm một. Và dĩ nhiên, đây là lời mời gọi hãy mặc lấy cho mình một kiểu sống chính trị, rất khác biệt.

  1. Thánh Phaolô tiếp tục nhận ra rằng: không gian và thời gian chỉ là mốc điểm hạn chế, thế thôi. Và cuối cùng, thánh nhân cũng đã hiểu, rằng: Đấng-chịu-đóng-đinh-trên-thập-giá-và-đã-sống-lại không hề bị ràng buộc bởi không-gian và thời gian theo cung cách giống như ta và tất cả mọi loài đều theo hướng nhượng bộ sự chết. Chúa có mặt trong mọi cảnh huống trong đó có thời gian và không gian là yếu tố luôn bao gộp, nhưng Ngài chẳng bao giờ bị yếu tố đó hạn-chế hoặc ràng-buộc, mà chỉ là sự bao gộp trong Sự Sống Siêu Phàm rất mới của Ngài thôi. Và, Ngài có mặt nơi không gian và thời gian bằng một hiện diện mới và theo cung cách giống mọi thứ và mọi người. Chúa không chỉ hiện diện trên mỗi đường Đa Mát hoặc con đường nào khác. Mà, Ngài sống bao gộp trong vũ trụ/vạn vật và Ngài biến đổi tất cả để nó trở thành cảnh huống mới, tạo dựng mới. Đồng thời, Ngài cũng biến tất cả mọi thứ thành vũ trụ/vạn vật có tâm điểm tập trung nơi Ngài.

  1. Thánh Phaolô còn tiến xa hơn và cuối cùng đạt nhận thức rất rõ, là: có thứ năng lượng chủ lực nằm ở sự hiện diện của Đức Chúa Phục Sinh ngõ hầu Ngài phá bỏ mọi khó khăn ta vẫn gặp, để ta coi đó như kết cuộc của một đối chọi nhị-nguyên hầu giúp ta được sống chung và sống cùng với nó. Thánh Phaolô gọi đó là “uy lực” của sự trỗi dậy, ở trong đó và ngang qua đó, ta có khả năng thăng-hoa mọi hạn chế, bất kể nó có là đối nghịch hoặc đối chọi nào không, ta vẫn sống hùng, sống mạnh theo cung cách rất “trỗi dậy”. Mọi tính cách bao gồm và bao gộp ở mức độ cao, đã dứt bỏ tất cả những gì không gồm tóm hoặc bao gộp những thành phần ở dưới thấp.

Xem thế thì, những gì làm mốc điểm để ta có thể tập trung nhấn mạnh về sự khác biệt vẫn có nơi ta và cả nơi cao sang/quyền quí hoặc bất cứ nơi nào khác. Sự thể này, cũng không hẳn là tuyệt đối. Thế nên, thánh Phaolô lại tiến đến một động thái khác biệt, là: chỉ trích dân con Israel mình vì họ cũng làm những chuyện ngược ngạo tựa hồ như thế.  

Bằng vào Giao ước ký kết với dân Ngài, Chúa từng đòi hỏi con dân Do thái phải sống mẫu mực như dân con được chọn, để rồi Ngài sẽ cho mọi người biết là Ngài muốn họ sống ra sao? Hành xử thế nào? Tuy nhiên, họ đã khoá trái cửa lại cốt để sở hữu các đặc trưng/đặc lợi cho riêng mình, rồi sẽ loại bỏ người ngoại đạo ra khỏi cảnh tình bao gồm và bao gộp ta vẫn quan niệm. Thánh Phaolô lại cũng quan niệm rằng: luật Torah của Do thái, như tục “cắt bì” và thói lệ ăn uống hoặc các tập tục khác cũng tốt lành ngõ hầu duy trì thứ ánh sáng le lói của nến đèn cả vào khi mặt trời đã bừng rạng. Trút bỏ tiền tài/của cải hoặc tài sản tư riêng để rồi dồn hết cho tục lệ sùng bái các ngẫu tượng, rốt cục chỉ là động thái của người thua cuộc/bại trận hoặc mất mát này khác họ vẫn làm.

Trên thực tế, thánh Phaolô gọi sự việc như thế là “hành thiện” và thánh nhân còn thêm: chỉ có niềm tin vào Chúa-Sống-Lại mới giúp ta đến với mọi sự và mọi người. Ở mọi nơi. “Tin” ở đây, không có nghĩa bảo rằng: mình có khả năng chứng tỏ là: Đức Chúa Phục Sinh đang đi vào hiện hữu để bao gộp bản chất của thế trần theo cung cách tư riêng, mật thiết của Ngài. Nói thế, tức bảo rằng: thánh nhân đã nhận ra là: Đức Kitô không chỉ thể hiện có mỗi thế, mà Ngài còn làm nhiều hơn thế, nữa. Nói cách khác, tin là đặt hết niềm tin tưởng vào sự thể như thế hơn bất cứ thứ gì khác.

Thánh Phaolô lại đã quyết tâm giúp cộng đoàn mình hiểu rằng: là con Chúa, ta phải sống bao gộp hết mọi sự vào với mình, theo cung cách trỗi dậy, tức: ở trong và ở với Đức Kitô. Ở trong, không là sống kinh nghiệm thăng-hoa linh-đạo thôi, nhưng là theo loại hình như doanh thương/giao dịch tựa hồ Đức Chúa Phục Sinh từng làm thế. Làm thế, tức theo thể thức có năng lực phàm trần để trở thành đặc trưng/đặc lợi khác biệt, cho mọi người. Từ đó, ta vượt xa mọi sự và tặng cho đám đối lập một lời cuối để họ có thể đi vào với hiệp thông, trong Chúa Phục Sinh. Thánh Phaolô lại vẫn nghĩ: bản thân ông cũng nên minh định lại thế giới phàm trần, tức thế giới có chính trị mới, thay cho nền chính trị cũ/xưa, nay lỗi thời.

Đến đây, cũng nên nói thêm đôi chút về cộng đoàn thời đó đã và đang đích thực tin vào chuyện này, tức cộng đoàn thời tiên khởi không còn chỗ cho người bảo trợ, cho thân chủ hoặc giới trung gian giùm giúp. Bởi, ai cũng có khả năng tiếp cận Đức Chúa Phục Sinh để có được mọi thứ, hầu tiến vào cuộc sống của chính mình. Cộng đoàn dân Chúa không cần đến các vị trung gian mới gặp được Chúa. Bởi, các vị thật ra chẳng giúp được gì, là bao nhiêu. Thật ra thì, cũng có cả quan niệm rằng: các vị nhiều lúc cũng gây cản trở khiến cộng đoàn hội thánh khó mà đạt được ý nghĩa phục sinh/trỗi dậy, là đằng khác. Các vị tuy là cộng đoàn cởi mở, dễ tiếp cận, nhưng các thánh nay phải trở nên bao gộp hết mọi người mới đi đúng đường lối do thánh nhân thành lập. Theo tôi nghĩ, thánh Phaolô chưa bao giờ suy nghĩ như thế. Và, cả người La Mã và Do thái cũng không suy nghĩ như vậy. Chính vì thế, thánh-nhân mới nhận ra là “bao gồm và bao gộp” là tên gọi mới của sự việc tựa hồ trò chơi lý thú ở trong Đạo.

Thật ra, theo thiển ý, thánh Phaolô cũng đã trải qua kinh nghiệm lớn lao là thế. Và tôi nghĩ: nếu mình tự thúc bách để tiến xa hơn, sẽ thấy rằng: rõ ràng là đã có sự bao gồm và bao gộp nơi kinh nghiệm của thánh Phaolô qua đường hướng và hệ thống cổ xưa như thắp sáng nến/đèn le lói cả vào khi mặt trời đã ló rạng. Dĩ nhiên, các ngài làm thế cũng có cái lợi là: khi hữu sự, sẽ thấy mình không còn rơi vào tăm tối, nhưng đã có ánh sáng của mặt trời, trỗi dậy rồi. Vả lại, nếu cứ duy trì động thái như cũ, rồi lại bảo: tương lai mai ngày, mình cũng làm thế, tức: sẽ lại gia tăng khuynh hướng chốc chốc lại quay về với ngẫu tượng, do bởi niềm tin của mình cuối cùng cũng bị thứ gì đó lôi kéo vào chốn miền ở dưới thấp. Nói cách khác, việc này nào khác gì động thái của người ngoại. Và, cũng không khác hành xử của người Do thái khi xưa vẫn làm ở hội đường, tức: có hành xử vẫn khư khư với tục nguyện cầu cũ kỹ/lỗi thời khác nào động thái của Hoàng đế Augustus quyết để cung cách phàm trần tiến sâu vào đường lối phụng tự ở đền thờ nơi có ảnh tượng của thần-hoàng đế vẫn trụ trì ở nơi đó. Xem thế, thì: mọi thứ chừng như cũng đã sụp đổ. Và, mọi sự nay lại trở về với chốn thân quen, như mọi người từng kinh nghiệm.

Đành rằng, thánh Phaolô chẳng bỏ nhiều thời gian mới nhận ra được rằng: điều hệ trọng đối với thánh-nhân quyết tỏ cho mọi người thấy vấn đề ở đây, chính là tên gọi mới của loại trò chơi có niềm tin dính líu ở trong đó. Ở đây, tôi dùng động từ “tỏ cho thấy” thay vì “nói cho nghe”, là bởi: ta có thể nói cho các vị ấy biết và coi đó như thành phần của sự việc giảng rao/truyền đạt, mà là tỏ cho mọi người thấy rằng: như thế mới có tác dụng nhiều hơn là chỉ nói suông. Và, thánh Phaolô sẽ lại cho các vị thấy được điều đó bằng việc thiết lập các cộng đoàn mới, ở các nơi. Cộng đoàn mới, bao gồm mỗi người và bao gộp hết mọi người. Bao gồm và bao gộp tất cả các cộng đoàn khác, không đặt nặng lên chữ “nếu” nhưng vẫn tuân theo qui định của cuộc chơi, để mọi người có thể lưu lại quanh quẩn ở trong đó, bằng không sẽ bị gạt ra ngoài. Đặc biệt có điều là: nếu ta muốn dân con Israel trở nên thành phần của “trò chơi” mới này, thì việc ấy tùy thuộc cũng khá nhiều vào việc chuẩn bị để nó xảy đến, cho tốt đẹp.


THÁNH PHAOLÔ HỒI HƯỚNG TRỞ VỀ

Nếu đây, là ngôn từ thích hợp với tâm trạng của thánh nhân lúc đó, thì nó vẫn không bao gộp ngôn ngữ tâm tình của cá nhân ai, mà chỉ là ngôn từ hỗ trợ cho cơ cấu xã hội, thôi. Các văn hoá khác nhau đều có đường lối khác biệt hầu dựng xây chính con người mình.

Thánh Phaolô không là thành quả của một nền văn hoá chuyên chiếu về nội tâm như bà con bên trời Tây thường vẫn nghĩ –và thánh-nhân cũng chẳng là mẫu mã của những gì tựa như thế. Với thế giới cổ xưa, người thụ hưởng quà tặng ngôn ngữ nội tại lại phải trao trả cho chủ, quà tặng nào có giá trị ngang ngửa hoặc hơn hẳn, trong khi người hưởng bảo trợ/giùm giúp từ các quan thày lại không có khả năng làm được việc ấy, nên đổi lại, họ mới phải đáp ứng bằng tình thuỷ chung và lòng danh dự vốn dĩ vẫn dành cho họ.

Thần-linh thánh-hoá, là quan-thày chủ-quản của đạo và là việc đền đáp ân huệ mà dân con trong đạo tỏ lòng với vị thần của mình ở trên cao, vẫn được gọi bằng tên thông thường là “tôn giáo”. Thần-linh chủ quản tuyển mộ dân con của các ngài. Và, ứng đáp của dân con trong tôn giáo, là lời nguyện cầu, tụng ca, tung hô, cốt để gia nhập vào nơi đó. Thánh Phaolô nhận đón thị kiến vĩ đại như việc tốt lành/lành thánh. Và, con dân cộng đoàn do thánh-nhân lập, lại đã ứng đáp theo cung cách “sứ vụ đến với dân ngoại”. Thánh-nhân được coi như vị tổng quản tài sản của Chúa. Và, đường lối mà thánh-nhân thực hiện chỉ cốt làm vinh danh/chúc tụng Chúa; việc này đòi mọi người trong cộng đoàn của thánh-nhân phải biết sửa sang bằng chính ánh sáng do Đức Kitô mặc-khải. Có thế, thánh-nhân mới hiểu được quan hệ mật thiết giữa Thiên Chúa và những người không là Do thái. Quan thày của thánh-nhân vẫn đòi hỏi một sự gì đó rất mới và cũng khác. Thế nên, theo tôi nghĩ, ta cũng ngay thẳng đủ để có thể sử dụng cụm từ “hồi hướng trở về” theo nghĩa được đề cập ở đây. Thật ra, theo tôi thì đây chỉ là cung cách chống chọi người theo Do-thái-giáo một cách chầm chậm/tiệm tiến, nên mới để cho ta được phép sử dụng cụm từ “hồi hướng trở về”; bởi, chừng như người trong cộng-đoàn Đạo Chúa của ta không ưa thích các vị theo Do-thái-giáo nên mới khiến thánh-nhân “hồi hướng” bỏ Do thái-giáo mà trở về với Đạo Chúa. Thánh nhân luôn luôn là người của Do-thái-giáo; và, là người theo Do-thái-giáo rất tốt lành, thánh thiện.

Tác giả Murphy O’Connor thì khác, ông vẫn không nghĩ rằng: thánh Phaolô đã thấy vui khi mang trong người các ý niệm triết lý. Thánh-nhân đã bỏ lại mọi thứ rác-rưởi này nọ, bỏ lại cho Apôlô, là đồ đệ. Thánh-nhân là người duy nhất theo lối mòn sỏi đá giống như thế, nhưng theo cách khác. Lối mòn sỏi đá, đã chứng tỏ rằng: thánh-nhân là nhà tổ-chức sắp đặt mọi thứ cho cộng đoàn. Thánh-nhân có lần từng nói: “Hãy đi mà sống như thế!” Và, ông là người thực hiện điều mình từng khích lệ những người chưa biết chuyện như thế. Nhưng về lý thuyết, ông không bỏ nhiều thì giờ cho việc đó, hoặc nếu có, thì cũng chỉ là trục trặc, ngoại lệ. Ngôn từ rời khỏi miệng, lại cũng trượt sẩy và có thể là: thánh-nhân cũng không cùng một quyết tâm chỉ 10 phút sau đó. Thế nên, ta vẫn bị bế tắc khi tìm hiểu về ý-lực đúng đắn của thánh-nhân, như các nhà chú giải từng mắc phải. Và, ta thường nhớ lời của thánh nhân nói cũng nhiều, nên cuối cùng ta sử dụng ông như một hệ thống khả dĩ hỗ trợ cho yếu đuối của mình, khi gặp đòi hỏi phải sống hiền lành/thánh thiện và vẫn dùng ông làm mẫu mực. Ngược lại, thánh-nhân chẳng bao giờ có được tính chất ấy. Bởi, ông luôn chống đối những sự việc như thế.

Thật ra, nhiều người Do thái lại coi thánh Phaolô như người “bội giáo” đến từ Do-thái-giáo. Tôi thì không nghĩ thế. Tác giả Max Scheler có lần nói: người “bội giáo” không chấp nhận xác tín nào mới, đến với họ và cho họ. Nhưng, lại có hành xử như một trả thù/trả đũa cho hành-vi linh-đạo của thánh-nhân. Thật ra, thánh-nhân không giống những người như thế.

Đó là đặc trưng/đặc điểm thấy được nơi thánh Phaolô. Và, đó cũng là kết quả của cảm nghiệm phát tiết nơi ông, trên đường Đamát. Thánh Phaolô thừa biết rằng: Đức Chúa-chịu-chết-trên-thập-giá-và-đã-sống-lại là giải đáp cho tất cả các điều này. Thánh-nhân còn dư biết, là: Sự Sống vượt quá mọi thứ méo-mó của sự thật. Thánh-nhân lại cũng biết: có một thực tại năng nổ ở vũ trụ khả dĩ làm biến chất mọi đế quốc và các quan thày của họ. Điều này mang lại một loại hình khác của sự công-chính và an-lạc, cũng rất khác, miễn là chúng dân hiểu được chuyện đó. Thành thử, thánh Phaolô đã nhận ra: đó là ơn gọi. Là, sứ vụ ra đi để nói cho mọi người biết sự thật về Chúa đang hiện diện ở mọi nơi và mọi lúc. Và, sở dĩ thánh-nhân tập họp dân con mọi người thành nhóm nhỏ, là muốn cho họ sống theo lề lối chính-trị khác hẳn, ngõ hầu có thể bao gộp và làm biến chất tính phổ-cập của đế quốc.

Thành thử, việc này thực sự đã đến ngang qua thánh-nhân. Và, theo tôi, sự việc đến như đỉnh cao không ngờ trước. Đến, để cho thấy sự việc về Do-thái-giáo có nghĩa gì? Hành xử ra sao? Và, thánh-nhân lại vẫn nghĩ: sống đích thực điều này, thành-viên cộng-đoàn sẽ là người Do-thái rất đích thực. Đó là cung cách giúp thánh-nhân “thấy” được Đức Kitô sống lại. Và, danh hiệu “Christos estauromenos” như thế nghĩa là: Do-thái đích thực. Đức Giêsu không để mất tính-chất rất “Do thái” mà Ngài vẫn có, như chủ nghĩa dân ngoại mang tính sắc tộc đã chủ trương. Và từ đó, ta lại sẽ bị đẩy đưa vào chung cuộc. Đây, chính là ý nghĩa cánh chung của Israel, qua sự thể là: ta đã gia nhập vào sự sống lại của Đức Giêsu Kitô, rất Do thái. Và, thánh Phaolô cũng không hề để mất tính chất Do thái, như thế. Chính chúng ta chả bao giờ mang tính chất Do-thái của thời trước, cũng không là người ngoại giáo mang tính sắc tộc, nhưng bằng cách nào đó, ta cũng bị đẩy đưa để rồi được dẫn vào với chung cuộc, theo nghĩa cánh chung của Do thái, bằng cách tham dự vào sự sống lại của Đức Giêsu, rất Do thái.

Đúng thế. Có lẽ ở đây tôi nói hơi nhanh và hơi nhiều, nhưng như thế cũng chỉ mới nói một phần nào như dự tính, bởi theo tôi, thì thánh Phaolô cũng bị đánh gục quá nhanh và quá mạnh trên đường thánh-nhân trực chỉ Đamát. Và tôi nghĩ, thánh-nhân đã để hết thời gian còn lại của đời mình mà tìm cách đánh bật ý nghĩa của sự bao gồm và bao gộp, nói ở trên. Tôi không nghĩ là thánh-nhân đã nói nhiều về quan niệm thần học của mình ở nơi nào khác, hơn ở đây. Đây là điểm khởi đầu, nhưng lại gồm tóm hầu như trọn vẹn mọi ý nghĩa trong đó. Thánh-nhân từng tỏ cho thấy ý nghĩa của sự bao gồm và bao gộp cũng như tuyến song hành từng mang đến cùng một ý nghĩa. Và, thánh-nhân cũng đã nói lên điều này bằng nhiều cách, ở nhiều nơi. Bằng cách này hay cách khác, thánh Phaolô đều đánh bật ý niệm cho thấy điều đó rất có nghĩa. Nhưng ở đây, tôi không nghĩ: thánh-nhân lại có ý tưởng mới nào khác như thế. Có thể, đó cũng chỉ là một hoặc hai ý tưởng gọn nhỏ, cuối đời ông, nhưng tựu trung thì thực chất tư tưởng của ông vẫn ở đó. Điều này đặt ông ở vào vị thế có lập trường riêng tư, vào môi trường cũng tư riêng, chỉ có một. Tức, lập trường mà ông không hy vọng rằng mình sẽ đạt được. Thánh nhân không trở thành loại người như trước, rất cũ xưa.


Chuyện bên lề 

Phải chăng đây là nỗi niềm khổ đau của thánh-nhân? Có lẽ cũng thế thật. Và, có lẽ đây là hình thức khổ đau/âu sầu, cũng rất mới. Nói âu sầu/khổ đau là bởi: cung cách bao gộp cả sự sống lại đã cùng với thánh-nhân đi vào hiện hữu; và điều này còn có nghĩa: mọi âu sầu/khổ đau ở thánh-nhân cũng đều “ác tính” cũng không kém, nhưng không hề trở thành chuyện không thể giải quyết được. Bởi, sự việc này luôn bao gộp tính chất rất phục sinh/ trỗi dậy. Đó là kinh nghiệm mới của việc bao gồm và bao gộp rất đích thực. Theo tôi, thì khía cạnh chính-trị của nó mới quan trọng. Giá trị của chính kiến rất ngự-trị của niềm tin vào cuộc sống đích thực, vẫn là những gì mà hệ thống chính-trị của đế quốc La Mã từng làm cho những người bé nhỏ như thể đá vào người họ, loại trừ họ, làm cho họ thêm khổ đau, âu sầu, buồn bực. Và, ta có thể túm bắt bất cứ khổ đau/âu sầu nào giống như thế, rồi thăng-hoa/bao gộp chúng vào với tính chất tích cực mà người La Mã khi xưa từng cất bỏ.

Cuối cùng thì, đó là thất bại ê chề của hệ thống độc tài toàn trị mà chẳng cần tốn viên đạn nào. Đây chính là ấn bản mới của chính trị, nếu ta còn có thể gọi đó là hệ thống chính trị được. Đó, là “chính trị” mở, tức ta có thể đến được với nhau. Là, tính công dân trong sự thể rất trỗi dậy mà mọi người vẫn bị cơ chế độc tài bức bách, đến phẫn uất. Và, giá trị chính trị của nó lại cũng như sự việc khởi đầu từ khởi thủy, vẫn xảy đến với thánh Phaolô vào buổi rạng đông cuộc đời. Tôi không nghĩ rằng: thánh Phaolô từng muốn viết lên bộ thần học nào về Chúa Sống Lại, hết. Nhưng, thánh-nhân vẫn muốn ra khỏi nơi đó để thực hiện việc sống lại như mình chủ trương. Tôi mừng vì thánh-nhân là loại người như thế. Nhưng đấy lại là sự việc khác, từng tạo ra tính chất rất nhân-bản làm đặc trưng/đặc biệt, của riêng ông.

Điều mà thánh-nhân nhận thức về sự việc sống lại hoặc trỗi dậy, không là khoảnh khắc, chỉ có thế. Sống lại và trỗi dậy, không là thời điểm xảy đến vào đúng ngày Chúa Nhật rất Phục Sinh. Mà là, tiến trình dài cả một thời. Và, thánh-nhân không tái tạo thời ấy theo cung cách của vũ trụ/vạn vật, mà chỉ tác tạo lại đặc tính chính trị rất mới, mà thôi. Chính-trị mới của thánh-nhân, có liên quan đến việc trỗi dậy/phục sinh bao gộp hết mọi thứ, cứ chống đối mọi sự và chỉ mỗi chữa trị hình thức bạo lực, bất công và các kiểu “ăn trên ngồi chốc”, bằng mọi cách thôi. Thế nên, không còn khí thế của người bị lép vế, dưới trướng xảy đến nữa. Và, nếu điều này thực sự xảy đến cách đích thật, thì thánh-nhân tin chắc rằng sự việc buộc phải xảy đến. Xảy đến, đúng như thật khiến thánh-nhân tin như thế một cách rất thực, như thể nó diễn ra ngay trước mắt, đang quay hướng về thánh-nhân, nói với thánh-nhân một đôi điều, và đó là thời khắc rất con người, trong lịch sử loài người. Bởi, trong giòng lịch sử của loài người, trước đây không ai lại làm như thế hết. Chính vì thế, mà sau này thánh-nhân gọi đó là “tạo dựng mới”. Giống như thế, Thiên Chúa từng tạo dựng nên trời đất một lần nữa và qui định hành xử lại rất khác. Cũng như thế, có ai đó nói rằng hôm nay đây khi thức dậy ta lại đã có sự vật rất thể lý và qui định sống cũng rất mới. Thế nhưng, đó đích thực là loại hình của một sự thể. Là, toàn bộ ý niệm về sự tử tế trong quan hệ và hiện diện thâm nhập vào khắp chốn. Và, không còn là mảnh đời tâm lý rất mơ hồ, tuy vẫn đẹp. Nhưng là sự thể để ta đi xuống với vật thể và con người hữu hình, thực tế ở bên dưới từng bị đá vào người, rồi lấy đi các khác biệt nhè nhẹ của  sự sống và nỗi chết. Và một khi ta nhẹ nhàng lấy bỏ đi sự tử tế trong khác biệt, là ta cũng lấy đi mọi khác biệt nhẹ nhàng và tử tế như thế; để rồi, sau đó chẳng còn bất kỳ khác biệt nào nghiêm chỉnh như thế nữa.

Nói như thế, nhưng hẳn mọi người cũng hiểu rằng những người nhỏ bé ở bên dưới rồi ra cũng qua được mọi thứ, mà chỉ cần thời gian là được. Thật ra, thực tế cho thấy: những người bé nhỏ như thế lại chẳng bao giờ vượt qua được sự thể ấy, và vẫn cần đến thời gian để có thể đối đầu với sự thể rất như thế. Sách Công Vụ lại đã đặt thánh Phaolô vào vị trí ra đi về với xứ miền Ananias và có một lúc thánh-nhân cũng đã lạc bước âm thầm trong sa mạc –và đây cũng có thể là ý tưởng khá tốt- cho đến khi ông có được sự trùng hợp để nói đôi điều về sự việc ấy, nhưng với văn bản hiểu theo nghĩa chữ, thì sự việc trên cũng bị át hẳn.
Mai Tá lược dịch 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét