Giải đáp phụng vụ : Làm sao khi có tình trạng khẩn cấp y tế trong Thánh lễ?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong một lễ ngày thường, một giáo dân đã té xỉu trong phần Lời nguyện các Tín hữu. Một người gọi điện thoại di động cho bệnh viện địa phương xin cấp cứu. Đội cấp cứu đến, mang theo một cái cáng, hỏi han về người bị nạn, đo huyết áp, đưa ông lên cáng và khiêng ông ra xe cứu thương đang đợi sẵn. Trong khi đó, linh mục tiếp tục với Thánh lễ, qua phần Truyền phép và Hiệp lễ, trong khi mọi chuyện trên xảy ra chỉ cách bàn thờ vài bước chân. Và cách nay vài năm, khi đến thăm một nhà thờ khác, tôi đã chứng kiến một phản ứng khác với trường hợp khẩn cấp y tế rõ ràng trên đây. Trong thánh lễ Chúa Nhật, linh mục chủ sự nhìn thấy một phụ nữ đang lả người ra; cha vội rời khỏi bàn thờ và giữ bà được trước khi bà ngã xuội, sau đó cha đưa bà ra phía sau nhà thờ và giao bà cho hai giáo dân khác săn sóc, và hai người này không biết chuyện gì xảy ra trước đó. Rồi cha vào nhà thờ tiếp tục Thánh lễ. Việc này xem ra là đáng quan tâm và có tính cộng đồng hơn vụ kể trên. Liệu có tuyên bố nào ở đâu đó cho rằng không có gì có thể làm gián đoạn Thánh lễ không, thưa cha? - C. A., Urbana, Illinois, Hoa Kỳ.
Đáp: Không có quy chế chung cho việc này, ngoài cảm thức chung và sự nhạy bén mục vụ để đáp trả các tình trạng khẩn cấp như thế.
Mặc dù Thánh lễ nói chung không nên bị gián đoạn, nhưng các trường hợp như được mô tả có thể dẫn đến sự gián đoạn tạm thời mà không thiếu sự tôn kính.
Nó cũng sẽ phụ thuộc vào thời điểm cụ thể, mà trong đó xảy ra trường hợp khẩn cấp y tế. Chẳng hạn, một linh mục sẽ dễ dàng nhận thấy một giáo dân lả người trong phần các bài đọc, hơn là trong phần Kinh nguyện Thánh Thể, khi nhiều linh mục tránh nhìn về phía cộng đoàn.
Phản ứng của riêng tôi trong trường hợp này có lẽ là cho gián đoạn Thánh lễ, ít nhất là trong khi đội cấp cứu đang làm việc. Điều này một phần là do tình huống như vậy làm cộng đoàn lo ra và không ai có thể nghiêm trang dự lễ. Ngoài ra, nếu giáo dân có nguy cơ tử vong và không có linh mục nào khác ở đó, thì cha phải rời bàn thờ và ban các bí tích.
Nói như thế, tôi không muốn nói là cha trong trường hợp đầu tiên làm sai, vì tôi không biết mọi hoàn cảnh dẫn ngài đến quyết định là cứ tiếp tục cử hành Thánh lễ. Còn linh mục trong thí dụ thứ hai đã phản ứng với sự chu đáo đáng khen ngợi, và có sự nhạy cảm với một tình huống cụ thể, nhưng hoàn cảnh khác nhau có thể dẫn đến các phản ứng khác nhau.
Một trường hợp đặc biệt là khi đối tượng của cấp cứu y tế là chính linh mục dâng lễ. Nếu một linh mục không thể tiếp tục cử hành Thánh lễ do bị bệnh đột ngột, thì một linh mục khác có thể tiếp tục Thánh lễ từ thời điểm gián đoạn. Điều này bao gồm cả trường hợp mà một linh mục mới chỉ truyền phép bánh xong; vị linh mục thay thế sẽ tiếp tục Thánh lễ từ truyền phép rượu trở về sau. (Zenit.org 20-1-2008)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Trong một lễ ngày thường, một giáo dân đã té xỉu trong phần Lời nguyện các Tín hữu. Một người gọi điện thoại di động cho bệnh viện địa phương xin cấp cứu. Đội cấp cứu đến, mang theo một cái cáng, hỏi han về người bị nạn, đo huyết áp, đưa ông lên cáng và khiêng ông ra xe cứu thương đang đợi sẵn. Trong khi đó, linh mục tiếp tục với Thánh lễ, qua phần Truyền phép và Hiệp lễ, trong khi mọi chuyện trên xảy ra chỉ cách bàn thờ vài bước chân. Và cách nay vài năm, khi đến thăm một nhà thờ khác, tôi đã chứng kiến một phản ứng khác với trường hợp khẩn cấp y tế rõ ràng trên đây. Trong thánh lễ Chúa Nhật, linh mục chủ sự nhìn thấy một phụ nữ đang lả người ra; cha vội rời khỏi bàn thờ và giữ bà được trước khi bà ngã xuội, sau đó cha đưa bà ra phía sau nhà thờ và giao bà cho hai giáo dân khác săn sóc, và hai người này không biết chuyện gì xảy ra trước đó. Rồi cha vào nhà thờ tiếp tục Thánh lễ. Việc này xem ra là đáng quan tâm và có tính cộng đồng hơn vụ kể trên. Liệu có tuyên bố nào ở đâu đó cho rằng không có gì có thể làm gián đoạn Thánh lễ không, thưa cha? - C. A., Urbana, Illinois, Hoa Kỳ.
Đáp: Không có quy chế chung cho việc này, ngoài cảm thức chung và sự nhạy bén mục vụ để đáp trả các tình trạng khẩn cấp như thế.
Mặc dù Thánh lễ nói chung không nên bị gián đoạn, nhưng các trường hợp như được mô tả có thể dẫn đến sự gián đoạn tạm thời mà không thiếu sự tôn kính.
Nó cũng sẽ phụ thuộc vào thời điểm cụ thể, mà trong đó xảy ra trường hợp khẩn cấp y tế. Chẳng hạn, một linh mục sẽ dễ dàng nhận thấy một giáo dân lả người trong phần các bài đọc, hơn là trong phần Kinh nguyện Thánh Thể, khi nhiều linh mục tránh nhìn về phía cộng đoàn.
Phản ứng của riêng tôi trong trường hợp này có lẽ là cho gián đoạn Thánh lễ, ít nhất là trong khi đội cấp cứu đang làm việc. Điều này một phần là do tình huống như vậy làm cộng đoàn lo ra và không ai có thể nghiêm trang dự lễ. Ngoài ra, nếu giáo dân có nguy cơ tử vong và không có linh mục nào khác ở đó, thì cha phải rời bàn thờ và ban các bí tích.
Nói như thế, tôi không muốn nói là cha trong trường hợp đầu tiên làm sai, vì tôi không biết mọi hoàn cảnh dẫn ngài đến quyết định là cứ tiếp tục cử hành Thánh lễ. Còn linh mục trong thí dụ thứ hai đã phản ứng với sự chu đáo đáng khen ngợi, và có sự nhạy cảm với một tình huống cụ thể, nhưng hoàn cảnh khác nhau có thể dẫn đến các phản ứng khác nhau.
Một trường hợp đặc biệt là khi đối tượng của cấp cứu y tế là chính linh mục dâng lễ. Nếu một linh mục không thể tiếp tục cử hành Thánh lễ do bị bệnh đột ngột, thì một linh mục khác có thể tiếp tục Thánh lễ từ thời điểm gián đoạn. Điều này bao gồm cả trường hợp mà một linh mục mới chỉ truyền phép bánh xong; vị linh mục thay thế sẽ tiếp tục Thánh lễ từ truyền phép rượu trở về sau. (Zenit.org 20-1-2008)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét