Tài liệu năm 2014 về Linh Hứng của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh , Phần 1: Các Thư Thánh Phaolô
3.5 Các lá thư của Thánh Tông đồ Phaolô.
Thánh Phaolô làm chứng cho nguồn gốc thần thiêng của Sách thánh Israel, của Tin Mừng của ngài, của thừa tác vụ tông đồ và các lá thư của ngài.
a. Thánh Thánh Phaolô làm chứng cho nguồn gốc thần thiêng của Sách thánh
Thánh Phaolô rõ ràng nhìn nhận thẩm quyền của Kinh thánh, ngài làm chứng về nguồn gốc thần thiêng của nó và ngài coi chúng như những lời tiên tri của Tin mừng.
Qua thuật ngữ "Sách Thánh" (Rm 1,2), Thánh Phaolô muốn chỉ các cuốn sách tiếp nhận từ truyền thống Do Thái viết bằng tiếng Hy Lạp. Ngài không bao giờ đặt câu hỏi về sự thật hay sự linh hứng của chúng. Là một tín hữu Do Thái, ngài tiếp nhận chúng như các chứng từ cho thấy ý muốn và kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Với các đồng tín hữu của mình, ngài tin vào sự thật, sự thánh thiện và sự thống nhất của chúng. Qua chúng, Thiên Chúa truyền đạt chính mình Người cho chúng ta, thách thức chúng ta và bày tỏ ý muốn của Người cho chúng (Rm 4:23-25; 15:4; 1 Cr 9:10; 10:4, 11).
Cũng phải nói thêm rằng Thánh Phaolô đọc và tiếp nhận Kinh thánh như những lời tiên tri về Chúa Kitô và của thời đại chúng ta (Rm 16: 25-26), nói cách khác như những lời tiên tri về sự cứu rỗi được hiến tặng trong và qua trung gian Chúa Giêsu Kitô và vì vậy, như những lời tiên tri về Tin Mừng (x. Rm 1:2): những trước tác này được định hướng theo Kitô học và phải được đọc như vậy (xem 2 Cr 3).
Như Lời của Thiên Chúa và làm chứng cho Tin mừng, Kinh thánh xác nhận tính thống nhất và ổn định của kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, Đấng là một như từ thuở khởi đầu (xem Rm 9:6-29).
b. Thánh Phaolô làm chứng cho nguồn gốc thần thiêng của Tin Mừng của ngài
40. Trong chương đầu tiên của thư gửi tín hữu Galát, Thánh Phaolô thừa nhận đã bắt bớ Giáo hội vì lòng nhiệt thành với Lề Luật, nhưng ngài thú nhận rằng Thiên Chúa, vì lòng nhân hậu vô hạn của Người, đã mặc khải cho ngài Con của Người (x. Gl 1:16; xem Eph 3:1-6). Nhờ sự mặc khải này, Chúa Giêsu thành Nadarét, Đấng trước đây, đối với Thánh Phaolô, là người phạm thượng, một Mêxia giả mạo, nay trở thành Đấng Phục sinh, Đấng Mêxia vinh quang, Đấng chinh phục sự chết, Con Thiên Chúa. Trong cùng lá thư này, ở câu Gl 1:12, ngài tuyên bố rằng Tin mừng của ngài đã được mặc khải cho ngài. Chữ Tin Mừng ở đây chúng ta phải hiểu là các thành phần chính của đời sống, hành trình và sứ mệnh của Chúa Giêsu, ít nhất cái chết và sự phục sinh cứu độ của Người.
Trong thư Galát 1-2, ngài loan báo rằng Tin mừng của ngài không bao gồm việc cắt bì. Nói cách khác, ngài tuyên bố rằng, theo những gì đã được mặc khải cho ngài, không cần thiết phải cắt bì hoặc trở thành người giữ Luật Môsê mới được thừa hưởng các lời hứa cánh chung. Đối với Thánh Phaolô, sự kiện bắt các Kitô hữu có nguồn gốc không Do Thái cắt bì không phải là vấn đề ngoại biên hay có tính địa phương, nhưng chạm đến trái tim của Tin mừng. Ngài kiên quyết tuyên bố rằng người cắt bì – để trở thành người giữ Luật Môsê và để có được, nhờ cách này, sự công chính - sẽ làm cho cái chết trên thập giá của Chúa Kitô trở nên vô ích: "tôi đây, Phaolô, tôi nói cho anh em biết: anh em mà chịu phép cắt bì thì Đức Kitô sẽ không có ích gì cho anh em” (Gl 5: 2; xem Gl 2:21; 5:4). Do đó, điều đang bị đe doạ là chính Tin Mừng, một Tin Mừng đã được mặc khải cho ngài và do đó, không thể sửa đổi.
Ở thư Galát 1-2, Thánh Phaolô chứng minh ra sao rằng Tin Mừng của ngài – mà việc cắt bì không phải là một thành phần - có nguồn gốc thần thiêng? Ngài bắt đầu bằng cách khẳng định rằng đặc điểm này của Tin Mừng không thể phát xuất từ ngài, bởi vì, khi còn là một người Pharisiêu, ngài đã chống đối nó cách quyết liệt, và do đó, nếu nay ngài tuyên bố ngược lại với những gì ngài đã nghĩ trước đây, thì đó không phải là do sự bất ổn về tri thức: tất cả những người đồng đạo của ngài đều biết rõ rằng ngài kiên định trong các xác tín của ngài (x. Gl 1:13-14). Sau đó, Thánh Phaolô cho thấy rằng Tin Mừng của ngài không thể đến từ các Tông đồ khác, không những vì ngài đã chỉ thấy họ không lâu sau cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, mà còn vì ngài không ngần ngại mâu thuẫn với Thánh Phêrô, người đáng chú ý nhất trong các tông đồ, khi vị này có lập trường muốn biến việc cắt bì trở thành một yếu tố phân biệt giữa các Kitô hữu (xem Gl 2:11-14). Cuối cùng, vì Tin mừng của ngài được mặc khải cho ngài, ngài cũng phải tuân theo những gì Chúa đã nói với ngài. Đó là lý do tại sao ngài có thể khẳng định, ở đầu bức thư gửi tín hữu Galát, "Tuy nhiên, nếu chính chúng tôi, hoặc nếu một thiên thần từ trời tuyên bố với anh em một tin mừng khác với những gì chúng tôi đã loan báo cho anh em, hãy để người ấy bị tuyệt thông” (Gl 1:8, xem Gl 1:9).
Tại sao Thánh Phaolô muốn nhấn mạnh đến đặc điểm được mặc khải của Tin mừng của ngài? Nguồn gốc thần thiêng này bị tranh biện bởi các nhà truyền giáo chủ trương Do thái hóa, vì việc cắt bì đã được áp đặt bởi một mệnh lệnh có tính sấm ngôn thần thiêng trong luật Môsê (St 17: 10-14). Thực thế, St 17: 10-14 quả quyết rằng để được ơn cứu rỗi, điều cần là phải thuộc về gia đình Ápraham và, vì lý do này, phải cắt bì. Như thế, trong hai bức thư của mình - Thư Galát và thư Rôma - Thánh Phaolô hẳn cho thấy rằng Tin Mừng của ngài không đi ngược lại Sách thánh và không mâu thuẫn với St 17: 10-14, một đoạn văn không thừa nhận ngoại lệ. Thực thế, Thánh Phaolô không thể tuyên bố rằng sấm ngôn này vô giá trị vì nó được công nhận là quy phạm bởi mọi người Do Thái thực hành đạo. Vì Thánh Phaolô không thể làm ngơ đoạn văn này, nên ngài phải diễn giải nó một cách khác, nhưng ngài không thể làm như vậy mà không dựa vào các đoạn Sách thánh khác (St 15:6 và Tv 32:1-2 trong Rm 4:3, 6), vốn tạo thành quy tắc mà căn cứ vào đó St 17:10-14 phải được giải thích.
c. Thừa tác vụ tông đồ của Thánh Phaolô và nguồn gốc thần thiêng của nó
41. Thánh Phaolô cũng phải nhấn mạnh đến nguồn gốc thần thiêng của hoạt động tông đồ của ngài, vì một số người trong nhóm các Tông đồ đã mói xấu ngài và coi thường giá trị Tin Mừng của ngài; mặc dù đã gặp Đấng Phục sinh, ngài không phải là một thành phần trong số những người từng sống với Chúa Giêsu và là chứng nhân sự dạy dỗ, các phép lạ và cuộc khổ nạn của ngài. Đây là lý do tại sao Thánh Phaolô khẳng định sự kiện ngài đã được để riêng ra và được Chúa gọi làm Tông đồ cho dân ngoại (xin xem Rm 1:5; 1 Cr 1:1, 2 Cr 1:1, Gl 1:1). Đây cũng là lý do tại sao, trong diễn từ dài tự khen mình ở 2 Cr 10-13, ngài nhắc đến các mặc khải nhận được từ Chúa (2 Cr 12:14). Đó không phải là một sự cường điệu tu từ hay một lời nói dối ngoan đạo nhằm làm nổi bật tư cách tông đồ của ngài, mà là một bằng chứng xác thực đơn giản. Trong diễn từ ca ngợi chính mình ở 2 Cr 10-13, Thánh Phaolô nhấn mạnh rất ít về các mặc khải ngoại thường mà ngài được hưởng, và trước nhất nhấn mạnh đến những đau khổ làm tông đồ của ngài cho Giáo hội, vì sức mạnh của Thiên Chúa biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối mong manh của ngài. Nói cách khác, khi ngài kể lại các điều mặc khải nhận được từ Thiên Chúa, Thánh Phaolô không làm như vậy để được các giáo hội ngưỡng mộ, nhưng để chứng tỏ rằng các đặc điểm đặc trưng của vị Tông đồ chân chính, đúng hơn, là các mệt mỏi và đau khổ. Vì lý do này, chứng từ của ngài đáng tin cậy.
Trong Gl 2:7-9, Thánh Phaolô cũng lưu ý rằng khi ngài đến Giêrusalem, Thánh Giacôbê, Thánh Phẹrô, và Thánh Gioan, những người có ảnh hưởng nhất trong các tông đồ, đã thừa nhận rằng Thiên Chúa đã lập ngài thành Tông đồ dân ngoại. Do đó, Thánh Phaolô không phải là người duy nhất khẳng định nguồn gốc thần thiêng của ơn gọi của ngài, vì nó được các thẩm quyền trong giáo hội thời đó công nhận.
d. Thánh Phaolô chứng thực nguồn gốc thần thiêng của các lá thư của ngài
42. Thánh Phaolô không chỉ xác nhận nguồn gốc thần thiêng của hoạt động tông đồ và Tin Mừng của ngài. Sự kiện Tin Mừng của ngài đã được mặc khải cho ngài không tự động bảo đảm tính chính xác và độ đáng tin của việc truyền tải nó. Đây là lý do tại sao ngài đề cập, ngay ở đầu các lá thư của ngài, đến ơn gọi và sứ mệnh tông đồ của ngài: ví dụ, trong thư Rôma 1:1, ngài tự định nghĩa ngài như sau: “Tôi là Phaolô, tôi tớ của Đức Kitô Giêsu; tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa". Do đó, ngài khẳng định rằng các lá thư của ngài đã trung thành truyền tải Tin Mừng của mình và muốn mọi giáo hội cùng đọc chúng (xem Cl 4:16).
Ngay cả những khuyên dạy về kỷ luật không liên kết trực tiếp với Tin mừng cũng phải được các tín hữu của các giáo hội khác nhau tiếp nhận như thể chúng là một lệnh truyền của Chúa (xem 1 Cr 7:17b; 14:37). Thánh Phaolô chắc chắn không gán cùng một thẩm quyền cho mọi trước tác của ngài, như lập luận giải nghi của 1 Cr 7 cho thấy, nhưng vì chúng thường giải thích và biện minh cho Tin Mừng của ngài, nên các luận điểm của ngài (xem Rm 1-11 và Gl 14). ) chắc chắn tạo thành một cách giải thích mới về chính Tin mừng, một cách giải thích có thẩm quyền.
3.6. Thư gửi tín hữu Do Thái
43. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái không có cao vọng tông đồ minh nhiên, khác với Thánh Phaolô, người tuyên bố đã nhận được Tin mừng trực tiếp từ Chúa Kitô (xem Gl 1:1,12,16).
Tuy nhiên, bức thư này có hai đoạn có tầm quan trọng đặc biệt: Dt 1:12, trong đó tác giả tổng hợp lịch sử mặc khải của Thiên Chúa cho con người, và cho thấy mối liên hệ chặt chẽ của sự mặc khải thần thiêng giữa hai giao ước, và Dt 2:1-4, nơi ngài tự trình bầy mình như người thuộc thế hệ Kitô hữu thứ hai, nhận được lời Thiên Chúa, sứ điệp cứu rỗi, không trực tiếp từ Chúa Giêsu, nhưng qua trung gian các nhân chứng của Chúa Kitô, các môn đệ đã từng được nghe Người.
a. Lịch sử mặc khải của Thiên Chúa
Ở đầu trước tác của mình, tác giả nhận xét: " Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua (1) các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, trong những ngày chúng ta đang sống này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua (2) Thánh Tử” (Dt 1:1-2). Trong câu khai mạc đáng ngưỡng mộ này, tác giả đã vẽ lại trọn lịch sử của Lời Thiên Chúa được ngỏ cùng con người. Đoạn văn có tầm quan trọng quyết định đối với chủ đề mặc khải và linh hứng và xứng đáng được giải thích chính xác.
Ở đấy, một sự kiện chính đã được khẳng định cách long trọng: Thiên Chúa tìm cách bước vào mối liên hệ bản thân với con người. Đối với cuộc gặp gỡ này, Người đưa ra sáng kiến: Thiên Chúa lên tiếng. Động từ được sử dụng không có túc từ trực tiếp và nội dung của lời này không được xác định. Mặt khác, những người được đặt trong mối liên hệ đều được xác định: Thiên Chúa, cha ông, các Tiên tri, chúng ta, Thánh Tử. Ở đây, Lời Thiên Chúa không được trình bày như một mặc khải sự thật, nhưng như một phương tiện để thiết lập mối liên hệ giữa con người.
Trong lịch sử Lời Thiên Chúa, hai giai đoạn chính được phân biệt. Việc lặp lại cùng một động từ "lên tiếng hay nói" thể hiện một sự liên tục rõ ràng, và sự song hành của hai câu mang lại sự tương đồng của hai sự can thiệp. Nhưng sự khác biệt nhấn mạnh đến sự đa dạng của thời đại, cung cách, người nhận và người trung gian.
Về những điều liên quan với thời đại, đối với dữ kiện đầu tiên ("Thuở xưa"), một khái niệm phức tạp hơn đã được đặt đối lập với nó về trình tự thời gian. Tác giả sử dụng một kiểu nói của Kinh thánh "thời sau hết", một kiểu nói mơ hồ chỉ thời tương lai (xem St 49: 1), nhưng ý nghĩa của nó đặc biệt liên quan đến thời điểm Thiên Chúa tự tỏ mình ra một cách dứt khoát: "lúc cuối thời"(xem Edk 38:16, Đn 2:28: 10:14). Tác giả lấy lại biểu thức này, nhưng thêm vào đó một cụm từ chỉ độ chính xác mới: "trong những ngày chúng ta đang sống này". Độ chính xác nhỏ trên bình diện vật chất, nhưng cho thấy một sự thay đổi tận gốc về viễn ảnh. Trong Cựu Ước, sự can thiệp dứt khoát của Thiên Chúa luôn được định vị trong viễn ảnh đen tối của tương lai. Ở đây, tác giả quả quyết rằng thời sau hết đã có mặt, vì một kỷ nguyên mới đã được khai mở bởi cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô (xem Cv 2:17,: 1 Cr 10:11, 1 Pr 1:20). Nếu "những ngày chúng ta đang sống này" là một phần của thời sau hết, thì ngày tối hậu vẫn chưa đến (x. Ga 6:39: 12:48), nó chỉ đang đến gần mà thôi (xem Dt 10:25). Nhưng, kể từ bây giờ, sự hiện hữu của Kitô hữu đã tham dự vào những sự thiện dứt khoát, được hứa cho thời sau hết (Dt 6: 4-5: 12:22-24, 28). Mối liên hệ của Thiên Chúa với con người đã thay đổi bình điện: nó chuyển từ hứa hẹn qua thể hiện, từ hình tượng loan báo đến sự hoàn thành. Sự khác biệt có tính định tính.
Cách thức mà Lời Chúa được trình bày khác nhau đối với hai thời đại của lịch sử cứu độ. Trong thời cổ đại, nó được đặc trưng bằng tính đa dạng: “nhiều lần”, “nhiều cách". Trong tính đa dạng này, có một sự phong phú. Thiên Chúa, một cách không mệt mỏi (xem Grm 7:13), tìm phương thế để tiếp cận chúng ta: ra lệnh, đưa ra lời hứa, xử phạt những kẻ nổi loạn, an ủi những người đau khổ, sử dụng mọi hình thức biểu lộ có thể có như thần hiện gây kinh sợ, các thị kiến đầy an ủi, các sấm ngôn ngắn gọn, những bức tranh lịch sử vĩ đại, bài thuyết giáo tiên tri, các thánh ca và nghi thức phụng vụ, lề luật, câu truyện. Nhưng tính đa dạng cũng là một dấu hiệu của sự không hoàn hảo (x. Dt 7:23; 10:1-2, 11-14). Thiên Chúa tự phát biểu Người một cách hạn chế. Như một nhà sư phạm giỏi, Người bắt đầu bằng cách nói những điều sơ đẳng nhất, dưới những hình thức dễ tiếp cận nhất. Người nói về dòng dõi và đất đai, hứa hẹn và thực hiện việc giải phóng dân Người, ban cho họ những định chế tạm thời: các triều đại hoàng gia, chức tư tế cha truyền con nối. Nhưng tất cả điều này chỉ là một hình ảnh loan báo. Trong giai đoạn sau hết, Lời Thiên Chúa sẽ được ban cho một cách trọn vẹn, dứt khoát và hoàn hảo. Các kho tàng rải rác trong các thời đại trước được tập hợp và đem tới đỉnh cao của chúng trong sự thống nhất của mầu nhiệm Chúa Kitô.
Song song với việc các thời kỳ tiếp nối nhau, ta thấy có sự thay đổi các lớp người lắng nghe Lời Thiên Chúa. Lời thuở xưa ngỏ cùng "cha ông" theo nghĩa rộng, nghĩa là cho toàn bộ các thế hệ đã nhận được sứ điệp tiên tri (Dt 3:9). Lời sau cùng được ngỏ cùng "chúng ta". Đại từ "chúng ta" bao gồm tác giả và người nhận bản văn của ngài, nhưng cả những người đã nghe Lời Chúa và những người đương thời của họ (Dt 2:3).
Để mô tả những người trung gian, tác giả sử dụng một biểu thức đáng kinh ngạc, khác thường: theo nghĩa đen (Dt 1:1-2), Thiên Chúa nói "trong" các tiên tri, "trong Thánh Tử"; trong khi biểu thức thông thường là "qua trung gian" (xem Mt 1:22, 2:15, v.v., Cv 28:25). Tác giả có thể thấy rõ sự hiện diện tích cực của chính Thiên Chúa trong các sứ giả của Người.
Đây là ý nghĩa duy nhất phù hợp với biểu thức thứ hai "trong Thánh Tử". Tiếp nối các tiên tri theo nghĩa rộng nhất - nghĩa là, đối với tất cả những người mà Kinh thánh kể lại các vụ lên tiếng, là sứ giả tối hậu tức "Thánh Tử". Địa vị được chọn làm tên cho Người, ở cuối câu, kéo chú ý tập trung vào Người (Dt 1: 2-4). Cuộc gặp gỡ của Thiên Chúa với con người chỉ thể hiện duy nhất ở trong Người. Trước tiên, Thiên Chúa gửi "các tiên tri đầy tớ" của Người (Grm 7:25; 25:4; 35:15; 44:4); nhưng bây giờ sứ giả của Người không còn đơn thuần là một người đầy tớ nữa, mà là "Thánh Tử". Nói qua trung gian các Tiên tri, Thiên Chúa tự tỏ mình ra, nhưng một cách gián tiếp, bởi một người đứng làm trung gian; giờ đây, cuộc gặp gỡ với Lời Thiên Chúa được thể hiện nơi Thánh Tử. Bây giờ, không còn là một người khác với Thiên Chúa nói với chúng ta về Lời nữa, mà là một ngôi vị thần thiêng, mà sự hợp nhất với Chúa Cha được phát biểu bằng một công thức mạnh mẽ hơn tác giả có thể tìm thấy " phản ánh vinh quang Thiên Chúa, biểu thức hoàn hảo của hữu thể Người” (Dt 1: 3). Thiên Chúa không lấy làm đủ việc Người tỏ mình ra cho chúng ta bằng cách sử dụng ngôn ngữ của chúng ta: Người đến, trong con người của Chúa Giêsu Kitô, để thực sự chia sẻ cuộc hiện sinh của chúng ta, và nói không những ngôn ngữ của lời nói, mà còn là ngôn ngữ của cuộc sống hiến dâng và của máu đổ ra.
b. Mối liên hệ của tác giả với sự mặc khải của Thánh Tử
44. Khi khai triển một khía cạnh của học thuyết liên quan đến Lời của Thiên Chúa ngỏ với con người trong các Tiên tri và trong Thánh Tử (xem Dt 1:1-14), tác giả ngay lập tức làm rõ mối liên hệ của nó với cuộc sống và đề cao mối liên hệ của nó với Thánh Tử: "Vì thế, chúng ta càng phải chú tâm hơn nữa vào những lời đã nghe, kẻo bị cuốn trôi đi mất. Quả vậy, nếu lời được các thiên thần loan báo đã có hiệu lực, và nếu mọi vi phạm cũng như bất tuân đều bị phạt đích đáng, thì làm sao chúng ta thoát khỏi, nếu chúng ta thờ ơ với ơn cứu độ cao quý như thế? Ơn cứu độ đó, đầu tiên đã được Chúa rao giảng, rồi được những kẻ nghe cho chúng ta thấy là có hiệu lực, đồng thời được Thiên Chúa chứng thực bằng những dấu lạ điềm thiêng, bằng nhiều quyền năng khác nhau và bằng các ân huệ của Thánh Thần mà Người phân phát tuỳ ý muốn của Người"(Dt 2:1-4).
Các Kitô hữu được mời gọi chú ý nhiều đến lời mình nghe. Nhưng nghe sứ điệp không đủ; phải gắn bó với nó bằng cả trái tim và cuộc sống của mình. Không có sự gắn bó nghiêm túc vào Tin Mừng, người ta có nguy cơ lầm đường lạc lối (xem Dt 2:1). Bất cứ ai tự xa rời Thiên Chúa chỉ có thể bị lạc lối và tiêu vong. Trong khi đó, ai cố gắng gắn bó với sứ điệp mình nghe thì tiến gần lại Thiên Chúa (Dt 7:19) và nhận được ơn cứu rỗi.
Sau khi đã giới thiệu chủ đề trên (Dt 2:1), tác giả khai triển nó thành một câu dài (Dt 2:2-4). Ngài đặt cơ sở cho lập luận của mình trên sự so sánh giữa các thiên thần và Chúa.
Yếu tố duy nhất giống hệt nhau giữa hai bên là biểu thức "được loan báo bởi". Lời được loan báo bởi các thiên thần; "ơn cứu rỗi" khởi đầu được loan báo bởi Chúa.
Khi nhắc đến "lời", tác giả nghĩ nhiều hơn đến việc công bố Lề Luật ban hành ở Sinai. Kiểu nói "ơn cứu rỗi" là kiểu nói bất ngờ. Có lẽ chúng ta mong đợi một thuật ngữ song hành với "lời". Việc thiếu song hành này rất phong phú về nội dung. Nó cho thấy một sự khác biệt sâu xa giữa Cựu Ước và Tân Ước. Trong giao ước cũ, chỉ có một "lời", một lề luật bên ngoài chỉ đạo và trừng phạt. Trong giao ước mới, đó là ơn cứu rỗi thực sự được đề nghị. Vậy, liệu có lời bào chữa nào cho những người bác bỏ ơn cứu rỗi chăng? Nơi họ, chỉ có sự bất tuân và vô ơn mà thôi. Họ không bác bỏ một đòi hỏi, mà tự khép lòng mình đối với tình yêu.
Diễn từ dài trên đây về chủ đề này cho thấy ơn cứu rỗi đã kết hợp ra sao giữa tác giả và những người tiếp nhận trước tác của ngài đồng thời chỉ ra ba đặc điểm của ơn cứu rỗi: lời truyền giảng của Chúa, thừa tác vụ của các môn đệ đầu tiên, chứng từ của Thiên Chúa (x. Dt 2: 3b-4). Đặc tính đầu tiên của ơn cứu rỗi là nó bắt đầu được Chúa loan báo. Tác giả không sử dụng một động từ đơn giản ("bắt đầu"), mà là một cụm từ vòng vo trang trọng: "ở đầu". Đây có thể là một việc kín đáo nhắc tới St 1:1. Ơn cứu rỗi tạo nên một sáng thế mới. Tước hiệu "Chúa" ám chỉ Chúa Kitô, Thánh Tử vốn là Đấng mặc khải tối hậu được Thiên Chúa sai đến (xem Dt 1: 2). Ơn cứu rỗi mà Người mặc khải là đỉnh cao của công trình cứu độ của Thiên Chúa. Việc loan báo được thực hiện bởi Chúa đã đến với "chúng ta" (Dt 2:3) - "chúng ta", nghĩa là tác giả và người nhận tác phẩm của ngài - qua trung gian thừa tác vụ của các nhân chứng từng "nghe” và từng là các môn đệ đầu tiên của Chúa Kitô. Thiên Chúa, mà từ Người, mọi mặc khải và ơn cứu rỗi phát xuất (Dt 1: 1-2), xác nhận thừa tác vụ của các môn đệ như dấu lạ, phép lạ và ơn Chúa Thánh Thần (xem Cv 5:12, Rm 15:19). 1 Cr 12:4,11; 2 Cr 12:12).
Sau khi gợi lên một cách tổng hợp toàn bộ lịch sử mặc khải (Dt 1:1-2), tác giả cho thấy (xem Dt 2:1-4) rằng chính ngài, và do đó, tác phẩm của ngài, được liên kết với với Thánh Tử và với Thiên Chúa qua trung gian thừa tác vụ chứng nhân trực tiếp của Chúa.
Kỳ tới: Sách Khải Huyền
Thánh Phaolô làm chứng cho nguồn gốc thần thiêng của Sách thánh Israel, của Tin Mừng của ngài, của thừa tác vụ tông đồ và các lá thư của ngài.
a. Thánh Thánh Phaolô làm chứng cho nguồn gốc thần thiêng của Sách thánh
Thánh Phaolô rõ ràng nhìn nhận thẩm quyền của Kinh thánh, ngài làm chứng về nguồn gốc thần thiêng của nó và ngài coi chúng như những lời tiên tri của Tin mừng.
Qua thuật ngữ "Sách Thánh" (Rm 1,2), Thánh Phaolô muốn chỉ các cuốn sách tiếp nhận từ truyền thống Do Thái viết bằng tiếng Hy Lạp. Ngài không bao giờ đặt câu hỏi về sự thật hay sự linh hứng của chúng. Là một tín hữu Do Thái, ngài tiếp nhận chúng như các chứng từ cho thấy ý muốn và kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Với các đồng tín hữu của mình, ngài tin vào sự thật, sự thánh thiện và sự thống nhất của chúng. Qua chúng, Thiên Chúa truyền đạt chính mình Người cho chúng ta, thách thức chúng ta và bày tỏ ý muốn của Người cho chúng (Rm 4:23-25; 15:4; 1 Cr 9:10; 10:4, 11).
Cũng phải nói thêm rằng Thánh Phaolô đọc và tiếp nhận Kinh thánh như những lời tiên tri về Chúa Kitô và của thời đại chúng ta (Rm 16: 25-26), nói cách khác như những lời tiên tri về sự cứu rỗi được hiến tặng trong và qua trung gian Chúa Giêsu Kitô và vì vậy, như những lời tiên tri về Tin Mừng (x. Rm 1:2): những trước tác này được định hướng theo Kitô học và phải được đọc như vậy (xem 2 Cr 3).
Như Lời của Thiên Chúa và làm chứng cho Tin mừng, Kinh thánh xác nhận tính thống nhất và ổn định của kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, Đấng là một như từ thuở khởi đầu (xem Rm 9:6-29).
b. Thánh Phaolô làm chứng cho nguồn gốc thần thiêng của Tin Mừng của ngài
40. Trong chương đầu tiên của thư gửi tín hữu Galát, Thánh Phaolô thừa nhận đã bắt bớ Giáo hội vì lòng nhiệt thành với Lề Luật, nhưng ngài thú nhận rằng Thiên Chúa, vì lòng nhân hậu vô hạn của Người, đã mặc khải cho ngài Con của Người (x. Gl 1:16; xem Eph 3:1-6). Nhờ sự mặc khải này, Chúa Giêsu thành Nadarét, Đấng trước đây, đối với Thánh Phaolô, là người phạm thượng, một Mêxia giả mạo, nay trở thành Đấng Phục sinh, Đấng Mêxia vinh quang, Đấng chinh phục sự chết, Con Thiên Chúa. Trong cùng lá thư này, ở câu Gl 1:12, ngài tuyên bố rằng Tin mừng của ngài đã được mặc khải cho ngài. Chữ Tin Mừng ở đây chúng ta phải hiểu là các thành phần chính của đời sống, hành trình và sứ mệnh của Chúa Giêsu, ít nhất cái chết và sự phục sinh cứu độ của Người.
Trong thư Galát 1-2, ngài loan báo rằng Tin mừng của ngài không bao gồm việc cắt bì. Nói cách khác, ngài tuyên bố rằng, theo những gì đã được mặc khải cho ngài, không cần thiết phải cắt bì hoặc trở thành người giữ Luật Môsê mới được thừa hưởng các lời hứa cánh chung. Đối với Thánh Phaolô, sự kiện bắt các Kitô hữu có nguồn gốc không Do Thái cắt bì không phải là vấn đề ngoại biên hay có tính địa phương, nhưng chạm đến trái tim của Tin mừng. Ngài kiên quyết tuyên bố rằng người cắt bì – để trở thành người giữ Luật Môsê và để có được, nhờ cách này, sự công chính - sẽ làm cho cái chết trên thập giá của Chúa Kitô trở nên vô ích: "tôi đây, Phaolô, tôi nói cho anh em biết: anh em mà chịu phép cắt bì thì Đức Kitô sẽ không có ích gì cho anh em” (Gl 5: 2; xem Gl 2:21; 5:4). Do đó, điều đang bị đe doạ là chính Tin Mừng, một Tin Mừng đã được mặc khải cho ngài và do đó, không thể sửa đổi.
Ở thư Galát 1-2, Thánh Phaolô chứng minh ra sao rằng Tin Mừng của ngài – mà việc cắt bì không phải là một thành phần - có nguồn gốc thần thiêng? Ngài bắt đầu bằng cách khẳng định rằng đặc điểm này của Tin Mừng không thể phát xuất từ ngài, bởi vì, khi còn là một người Pharisiêu, ngài đã chống đối nó cách quyết liệt, và do đó, nếu nay ngài tuyên bố ngược lại với những gì ngài đã nghĩ trước đây, thì đó không phải là do sự bất ổn về tri thức: tất cả những người đồng đạo của ngài đều biết rõ rằng ngài kiên định trong các xác tín của ngài (x. Gl 1:13-14). Sau đó, Thánh Phaolô cho thấy rằng Tin Mừng của ngài không thể đến từ các Tông đồ khác, không những vì ngài đã chỉ thấy họ không lâu sau cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, mà còn vì ngài không ngần ngại mâu thuẫn với Thánh Phêrô, người đáng chú ý nhất trong các tông đồ, khi vị này có lập trường muốn biến việc cắt bì trở thành một yếu tố phân biệt giữa các Kitô hữu (xem Gl 2:11-14). Cuối cùng, vì Tin mừng của ngài được mặc khải cho ngài, ngài cũng phải tuân theo những gì Chúa đã nói với ngài. Đó là lý do tại sao ngài có thể khẳng định, ở đầu bức thư gửi tín hữu Galát, "Tuy nhiên, nếu chính chúng tôi, hoặc nếu một thiên thần từ trời tuyên bố với anh em một tin mừng khác với những gì chúng tôi đã loan báo cho anh em, hãy để người ấy bị tuyệt thông” (Gl 1:8, xem Gl 1:9).
Tại sao Thánh Phaolô muốn nhấn mạnh đến đặc điểm được mặc khải của Tin mừng của ngài? Nguồn gốc thần thiêng này bị tranh biện bởi các nhà truyền giáo chủ trương Do thái hóa, vì việc cắt bì đã được áp đặt bởi một mệnh lệnh có tính sấm ngôn thần thiêng trong luật Môsê (St 17: 10-14). Thực thế, St 17: 10-14 quả quyết rằng để được ơn cứu rỗi, điều cần là phải thuộc về gia đình Ápraham và, vì lý do này, phải cắt bì. Như thế, trong hai bức thư của mình - Thư Galát và thư Rôma - Thánh Phaolô hẳn cho thấy rằng Tin Mừng của ngài không đi ngược lại Sách thánh và không mâu thuẫn với St 17: 10-14, một đoạn văn không thừa nhận ngoại lệ. Thực thế, Thánh Phaolô không thể tuyên bố rằng sấm ngôn này vô giá trị vì nó được công nhận là quy phạm bởi mọi người Do Thái thực hành đạo. Vì Thánh Phaolô không thể làm ngơ đoạn văn này, nên ngài phải diễn giải nó một cách khác, nhưng ngài không thể làm như vậy mà không dựa vào các đoạn Sách thánh khác (St 15:6 và Tv 32:1-2 trong Rm 4:3, 6), vốn tạo thành quy tắc mà căn cứ vào đó St 17:10-14 phải được giải thích.
c. Thừa tác vụ tông đồ của Thánh Phaolô và nguồn gốc thần thiêng của nó
41. Thánh Phaolô cũng phải nhấn mạnh đến nguồn gốc thần thiêng của hoạt động tông đồ của ngài, vì một số người trong nhóm các Tông đồ đã mói xấu ngài và coi thường giá trị Tin Mừng của ngài; mặc dù đã gặp Đấng Phục sinh, ngài không phải là một thành phần trong số những người từng sống với Chúa Giêsu và là chứng nhân sự dạy dỗ, các phép lạ và cuộc khổ nạn của ngài. Đây là lý do tại sao Thánh Phaolô khẳng định sự kiện ngài đã được để riêng ra và được Chúa gọi làm Tông đồ cho dân ngoại (xin xem Rm 1:5; 1 Cr 1:1, 2 Cr 1:1, Gl 1:1). Đây cũng là lý do tại sao, trong diễn từ dài tự khen mình ở 2 Cr 10-13, ngài nhắc đến các mặc khải nhận được từ Chúa (2 Cr 12:14). Đó không phải là một sự cường điệu tu từ hay một lời nói dối ngoan đạo nhằm làm nổi bật tư cách tông đồ của ngài, mà là một bằng chứng xác thực đơn giản. Trong diễn từ ca ngợi chính mình ở 2 Cr 10-13, Thánh Phaolô nhấn mạnh rất ít về các mặc khải ngoại thường mà ngài được hưởng, và trước nhất nhấn mạnh đến những đau khổ làm tông đồ của ngài cho Giáo hội, vì sức mạnh của Thiên Chúa biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối mong manh của ngài. Nói cách khác, khi ngài kể lại các điều mặc khải nhận được từ Thiên Chúa, Thánh Phaolô không làm như vậy để được các giáo hội ngưỡng mộ, nhưng để chứng tỏ rằng các đặc điểm đặc trưng của vị Tông đồ chân chính, đúng hơn, là các mệt mỏi và đau khổ. Vì lý do này, chứng từ của ngài đáng tin cậy.
Trong Gl 2:7-9, Thánh Phaolô cũng lưu ý rằng khi ngài đến Giêrusalem, Thánh Giacôbê, Thánh Phẹrô, và Thánh Gioan, những người có ảnh hưởng nhất trong các tông đồ, đã thừa nhận rằng Thiên Chúa đã lập ngài thành Tông đồ dân ngoại. Do đó, Thánh Phaolô không phải là người duy nhất khẳng định nguồn gốc thần thiêng của ơn gọi của ngài, vì nó được các thẩm quyền trong giáo hội thời đó công nhận.
d. Thánh Phaolô chứng thực nguồn gốc thần thiêng của các lá thư của ngài
42. Thánh Phaolô không chỉ xác nhận nguồn gốc thần thiêng của hoạt động tông đồ và Tin Mừng của ngài. Sự kiện Tin Mừng của ngài đã được mặc khải cho ngài không tự động bảo đảm tính chính xác và độ đáng tin của việc truyền tải nó. Đây là lý do tại sao ngài đề cập, ngay ở đầu các lá thư của ngài, đến ơn gọi và sứ mệnh tông đồ của ngài: ví dụ, trong thư Rôma 1:1, ngài tự định nghĩa ngài như sau: “Tôi là Phaolô, tôi tớ của Đức Kitô Giêsu; tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa". Do đó, ngài khẳng định rằng các lá thư của ngài đã trung thành truyền tải Tin Mừng của mình và muốn mọi giáo hội cùng đọc chúng (xem Cl 4:16).
Ngay cả những khuyên dạy về kỷ luật không liên kết trực tiếp với Tin mừng cũng phải được các tín hữu của các giáo hội khác nhau tiếp nhận như thể chúng là một lệnh truyền của Chúa (xem 1 Cr 7:17b; 14:37). Thánh Phaolô chắc chắn không gán cùng một thẩm quyền cho mọi trước tác của ngài, như lập luận giải nghi của 1 Cr 7 cho thấy, nhưng vì chúng thường giải thích và biện minh cho Tin Mừng của ngài, nên các luận điểm của ngài (xem Rm 1-11 và Gl 14). ) chắc chắn tạo thành một cách giải thích mới về chính Tin mừng, một cách giải thích có thẩm quyền.
3.6. Thư gửi tín hữu Do Thái
43. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái không có cao vọng tông đồ minh nhiên, khác với Thánh Phaolô, người tuyên bố đã nhận được Tin mừng trực tiếp từ Chúa Kitô (xem Gl 1:1,12,16).
Tuy nhiên, bức thư này có hai đoạn có tầm quan trọng đặc biệt: Dt 1:12, trong đó tác giả tổng hợp lịch sử mặc khải của Thiên Chúa cho con người, và cho thấy mối liên hệ chặt chẽ của sự mặc khải thần thiêng giữa hai giao ước, và Dt 2:1-4, nơi ngài tự trình bầy mình như người thuộc thế hệ Kitô hữu thứ hai, nhận được lời Thiên Chúa, sứ điệp cứu rỗi, không trực tiếp từ Chúa Giêsu, nhưng qua trung gian các nhân chứng của Chúa Kitô, các môn đệ đã từng được nghe Người.
a. Lịch sử mặc khải của Thiên Chúa
Ở đầu trước tác của mình, tác giả nhận xét: " Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua (1) các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, trong những ngày chúng ta đang sống này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua (2) Thánh Tử” (Dt 1:1-2). Trong câu khai mạc đáng ngưỡng mộ này, tác giả đã vẽ lại trọn lịch sử của Lời Thiên Chúa được ngỏ cùng con người. Đoạn văn có tầm quan trọng quyết định đối với chủ đề mặc khải và linh hứng và xứng đáng được giải thích chính xác.
Ở đấy, một sự kiện chính đã được khẳng định cách long trọng: Thiên Chúa tìm cách bước vào mối liên hệ bản thân với con người. Đối với cuộc gặp gỡ này, Người đưa ra sáng kiến: Thiên Chúa lên tiếng. Động từ được sử dụng không có túc từ trực tiếp và nội dung của lời này không được xác định. Mặt khác, những người được đặt trong mối liên hệ đều được xác định: Thiên Chúa, cha ông, các Tiên tri, chúng ta, Thánh Tử. Ở đây, Lời Thiên Chúa không được trình bày như một mặc khải sự thật, nhưng như một phương tiện để thiết lập mối liên hệ giữa con người.
Trong lịch sử Lời Thiên Chúa, hai giai đoạn chính được phân biệt. Việc lặp lại cùng một động từ "lên tiếng hay nói" thể hiện một sự liên tục rõ ràng, và sự song hành của hai câu mang lại sự tương đồng của hai sự can thiệp. Nhưng sự khác biệt nhấn mạnh đến sự đa dạng của thời đại, cung cách, người nhận và người trung gian.
Về những điều liên quan với thời đại, đối với dữ kiện đầu tiên ("Thuở xưa"), một khái niệm phức tạp hơn đã được đặt đối lập với nó về trình tự thời gian. Tác giả sử dụng một kiểu nói của Kinh thánh "thời sau hết", một kiểu nói mơ hồ chỉ thời tương lai (xem St 49: 1), nhưng ý nghĩa của nó đặc biệt liên quan đến thời điểm Thiên Chúa tự tỏ mình ra một cách dứt khoát: "lúc cuối thời"(xem Edk 38:16, Đn 2:28: 10:14). Tác giả lấy lại biểu thức này, nhưng thêm vào đó một cụm từ chỉ độ chính xác mới: "trong những ngày chúng ta đang sống này". Độ chính xác nhỏ trên bình diện vật chất, nhưng cho thấy một sự thay đổi tận gốc về viễn ảnh. Trong Cựu Ước, sự can thiệp dứt khoát của Thiên Chúa luôn được định vị trong viễn ảnh đen tối của tương lai. Ở đây, tác giả quả quyết rằng thời sau hết đã có mặt, vì một kỷ nguyên mới đã được khai mở bởi cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô (xem Cv 2:17,: 1 Cr 10:11, 1 Pr 1:20). Nếu "những ngày chúng ta đang sống này" là một phần của thời sau hết, thì ngày tối hậu vẫn chưa đến (x. Ga 6:39: 12:48), nó chỉ đang đến gần mà thôi (xem Dt 10:25). Nhưng, kể từ bây giờ, sự hiện hữu của Kitô hữu đã tham dự vào những sự thiện dứt khoát, được hứa cho thời sau hết (Dt 6: 4-5: 12:22-24, 28). Mối liên hệ của Thiên Chúa với con người đã thay đổi bình điện: nó chuyển từ hứa hẹn qua thể hiện, từ hình tượng loan báo đến sự hoàn thành. Sự khác biệt có tính định tính.
Cách thức mà Lời Chúa được trình bày khác nhau đối với hai thời đại của lịch sử cứu độ. Trong thời cổ đại, nó được đặc trưng bằng tính đa dạng: “nhiều lần”, “nhiều cách". Trong tính đa dạng này, có một sự phong phú. Thiên Chúa, một cách không mệt mỏi (xem Grm 7:13), tìm phương thế để tiếp cận chúng ta: ra lệnh, đưa ra lời hứa, xử phạt những kẻ nổi loạn, an ủi những người đau khổ, sử dụng mọi hình thức biểu lộ có thể có như thần hiện gây kinh sợ, các thị kiến đầy an ủi, các sấm ngôn ngắn gọn, những bức tranh lịch sử vĩ đại, bài thuyết giáo tiên tri, các thánh ca và nghi thức phụng vụ, lề luật, câu truyện. Nhưng tính đa dạng cũng là một dấu hiệu của sự không hoàn hảo (x. Dt 7:23; 10:1-2, 11-14). Thiên Chúa tự phát biểu Người một cách hạn chế. Như một nhà sư phạm giỏi, Người bắt đầu bằng cách nói những điều sơ đẳng nhất, dưới những hình thức dễ tiếp cận nhất. Người nói về dòng dõi và đất đai, hứa hẹn và thực hiện việc giải phóng dân Người, ban cho họ những định chế tạm thời: các triều đại hoàng gia, chức tư tế cha truyền con nối. Nhưng tất cả điều này chỉ là một hình ảnh loan báo. Trong giai đoạn sau hết, Lời Thiên Chúa sẽ được ban cho một cách trọn vẹn, dứt khoát và hoàn hảo. Các kho tàng rải rác trong các thời đại trước được tập hợp và đem tới đỉnh cao của chúng trong sự thống nhất của mầu nhiệm Chúa Kitô.
Song song với việc các thời kỳ tiếp nối nhau, ta thấy có sự thay đổi các lớp người lắng nghe Lời Thiên Chúa. Lời thuở xưa ngỏ cùng "cha ông" theo nghĩa rộng, nghĩa là cho toàn bộ các thế hệ đã nhận được sứ điệp tiên tri (Dt 3:9). Lời sau cùng được ngỏ cùng "chúng ta". Đại từ "chúng ta" bao gồm tác giả và người nhận bản văn của ngài, nhưng cả những người đã nghe Lời Chúa và những người đương thời của họ (Dt 2:3).
Để mô tả những người trung gian, tác giả sử dụng một biểu thức đáng kinh ngạc, khác thường: theo nghĩa đen (Dt 1:1-2), Thiên Chúa nói "trong" các tiên tri, "trong Thánh Tử"; trong khi biểu thức thông thường là "qua trung gian" (xem Mt 1:22, 2:15, v.v., Cv 28:25). Tác giả có thể thấy rõ sự hiện diện tích cực của chính Thiên Chúa trong các sứ giả của Người.
Đây là ý nghĩa duy nhất phù hợp với biểu thức thứ hai "trong Thánh Tử". Tiếp nối các tiên tri theo nghĩa rộng nhất - nghĩa là, đối với tất cả những người mà Kinh thánh kể lại các vụ lên tiếng, là sứ giả tối hậu tức "Thánh Tử". Địa vị được chọn làm tên cho Người, ở cuối câu, kéo chú ý tập trung vào Người (Dt 1: 2-4). Cuộc gặp gỡ của Thiên Chúa với con người chỉ thể hiện duy nhất ở trong Người. Trước tiên, Thiên Chúa gửi "các tiên tri đầy tớ" của Người (Grm 7:25; 25:4; 35:15; 44:4); nhưng bây giờ sứ giả của Người không còn đơn thuần là một người đầy tớ nữa, mà là "Thánh Tử". Nói qua trung gian các Tiên tri, Thiên Chúa tự tỏ mình ra, nhưng một cách gián tiếp, bởi một người đứng làm trung gian; giờ đây, cuộc gặp gỡ với Lời Thiên Chúa được thể hiện nơi Thánh Tử. Bây giờ, không còn là một người khác với Thiên Chúa nói với chúng ta về Lời nữa, mà là một ngôi vị thần thiêng, mà sự hợp nhất với Chúa Cha được phát biểu bằng một công thức mạnh mẽ hơn tác giả có thể tìm thấy " phản ánh vinh quang Thiên Chúa, biểu thức hoàn hảo của hữu thể Người” (Dt 1: 3). Thiên Chúa không lấy làm đủ việc Người tỏ mình ra cho chúng ta bằng cách sử dụng ngôn ngữ của chúng ta: Người đến, trong con người của Chúa Giêsu Kitô, để thực sự chia sẻ cuộc hiện sinh của chúng ta, và nói không những ngôn ngữ của lời nói, mà còn là ngôn ngữ của cuộc sống hiến dâng và của máu đổ ra.
b. Mối liên hệ của tác giả với sự mặc khải của Thánh Tử
44. Khi khai triển một khía cạnh của học thuyết liên quan đến Lời của Thiên Chúa ngỏ với con người trong các Tiên tri và trong Thánh Tử (xem Dt 1:1-14), tác giả ngay lập tức làm rõ mối liên hệ của nó với cuộc sống và đề cao mối liên hệ của nó với Thánh Tử: "Vì thế, chúng ta càng phải chú tâm hơn nữa vào những lời đã nghe, kẻo bị cuốn trôi đi mất. Quả vậy, nếu lời được các thiên thần loan báo đã có hiệu lực, và nếu mọi vi phạm cũng như bất tuân đều bị phạt đích đáng, thì làm sao chúng ta thoát khỏi, nếu chúng ta thờ ơ với ơn cứu độ cao quý như thế? Ơn cứu độ đó, đầu tiên đã được Chúa rao giảng, rồi được những kẻ nghe cho chúng ta thấy là có hiệu lực, đồng thời được Thiên Chúa chứng thực bằng những dấu lạ điềm thiêng, bằng nhiều quyền năng khác nhau và bằng các ân huệ của Thánh Thần mà Người phân phát tuỳ ý muốn của Người"(Dt 2:1-4).
Các Kitô hữu được mời gọi chú ý nhiều đến lời mình nghe. Nhưng nghe sứ điệp không đủ; phải gắn bó với nó bằng cả trái tim và cuộc sống của mình. Không có sự gắn bó nghiêm túc vào Tin Mừng, người ta có nguy cơ lầm đường lạc lối (xem Dt 2:1). Bất cứ ai tự xa rời Thiên Chúa chỉ có thể bị lạc lối và tiêu vong. Trong khi đó, ai cố gắng gắn bó với sứ điệp mình nghe thì tiến gần lại Thiên Chúa (Dt 7:19) và nhận được ơn cứu rỗi.
Sau khi đã giới thiệu chủ đề trên (Dt 2:1), tác giả khai triển nó thành một câu dài (Dt 2:2-4). Ngài đặt cơ sở cho lập luận của mình trên sự so sánh giữa các thiên thần và Chúa.
Yếu tố duy nhất giống hệt nhau giữa hai bên là biểu thức "được loan báo bởi". Lời được loan báo bởi các thiên thần; "ơn cứu rỗi" khởi đầu được loan báo bởi Chúa.
Khi nhắc đến "lời", tác giả nghĩ nhiều hơn đến việc công bố Lề Luật ban hành ở Sinai. Kiểu nói "ơn cứu rỗi" là kiểu nói bất ngờ. Có lẽ chúng ta mong đợi một thuật ngữ song hành với "lời". Việc thiếu song hành này rất phong phú về nội dung. Nó cho thấy một sự khác biệt sâu xa giữa Cựu Ước và Tân Ước. Trong giao ước cũ, chỉ có một "lời", một lề luật bên ngoài chỉ đạo và trừng phạt. Trong giao ước mới, đó là ơn cứu rỗi thực sự được đề nghị. Vậy, liệu có lời bào chữa nào cho những người bác bỏ ơn cứu rỗi chăng? Nơi họ, chỉ có sự bất tuân và vô ơn mà thôi. Họ không bác bỏ một đòi hỏi, mà tự khép lòng mình đối với tình yêu.
Diễn từ dài trên đây về chủ đề này cho thấy ơn cứu rỗi đã kết hợp ra sao giữa tác giả và những người tiếp nhận trước tác của ngài đồng thời chỉ ra ba đặc điểm của ơn cứu rỗi: lời truyền giảng của Chúa, thừa tác vụ của các môn đệ đầu tiên, chứng từ của Thiên Chúa (x. Dt 2: 3b-4). Đặc tính đầu tiên của ơn cứu rỗi là nó bắt đầu được Chúa loan báo. Tác giả không sử dụng một động từ đơn giản ("bắt đầu"), mà là một cụm từ vòng vo trang trọng: "ở đầu". Đây có thể là một việc kín đáo nhắc tới St 1:1. Ơn cứu rỗi tạo nên một sáng thế mới. Tước hiệu "Chúa" ám chỉ Chúa Kitô, Thánh Tử vốn là Đấng mặc khải tối hậu được Thiên Chúa sai đến (xem Dt 1: 2). Ơn cứu rỗi mà Người mặc khải là đỉnh cao của công trình cứu độ của Thiên Chúa. Việc loan báo được thực hiện bởi Chúa đã đến với "chúng ta" (Dt 2:3) - "chúng ta", nghĩa là tác giả và người nhận tác phẩm của ngài - qua trung gian thừa tác vụ của các nhân chứng từng "nghe” và từng là các môn đệ đầu tiên của Chúa Kitô. Thiên Chúa, mà từ Người, mọi mặc khải và ơn cứu rỗi phát xuất (Dt 1: 1-2), xác nhận thừa tác vụ của các môn đệ như dấu lạ, phép lạ và ơn Chúa Thánh Thần (xem Cv 5:12, Rm 15:19). 1 Cr 12:4,11; 2 Cr 12:12).
Sau khi gợi lên một cách tổng hợp toàn bộ lịch sử mặc khải (Dt 1:1-2), tác giả cho thấy (xem Dt 2:1-4) rằng chính ngài, và do đó, tác phẩm của ngài, được liên kết với với Thánh Tử và với Thiên Chúa qua trung gian thừa tác vụ chứng nhân trực tiếp của Chúa.
Kỳ tới: Sách Khải Huyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét