Theo Vatican News, nhân dịp kỷ niệm năm thứ 160 ngày Thánh Gioan Vianey, Cha xứ Ars, qua đời, Đức Phanxicô đã viết cho 400,000 linh mục hoàn cầu một lá thư chân tình bày tỏ lòng biết ơn đồng thời khích lệ các ngài trong bầu khí ảm đạm do sai phạm của một phần rất nhỏ trong số các ngài gây ra.

Trong lá thư, ngài bày tỏ sự gần gũi của ngài với “các anh em linh mục, những người không ồn ào” để lại mọi sự ngõ hầu dấn thân vào cuộc sống hàng ngày của các cộng đồng; những người lao nhọc trong các “giao thông hào”; những người đối đầu với những hoàn cảnh đa dạng khôn nguôi trong cố gắng “chăm sóc và đồng hành với dân Chúa”. 

Với những người ấy, ngài viết “Tôi muốn nói một lời với từng chúng con, những người, thường không thanh la não bạt và chịu nhiều mất mát bản thân, giữa những mệt mỏi, bệnh hoạn và sầu buồn, vẫn thi hành sứ mệnh của chúng con trong việc phục vụ Thiên Chúa và giáo dân của mình. Bất chấp các gian khổ trên đường hành trình, chúng con đang viết lên những trang sử tươi đẹp nhất của đời sống linh mục”.

Đau đớn 

Lá thư của Đức Giáo Hoàng mở đầu bằng một cái nhìn về vụ tai tiếng lạm dụng: “Trong những năm tháng này, chúng ta đã chú ý hơn đến tiếng khóc, thường im lặng và bị đè nén, của các anh chị em chúng ta vốn là nạn nhân của sự lạm quyền, lạm dụng lương tâm và lạm dụng tình dục bởi các thừa tác viên thụ phong”. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích, ngay cả khi không “chối bỏ hay bác bỏ các tổn hại do một số anh em của chúng ta gây ra, quả không công bằng khi không bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với tất cả các linh mục đã trung thành và quảng đại hiến cuộc sống để phục vụ người khác. “Vô vàn linh mục biến cuộc sống của họ thành một việc thương xót trong các lĩnh vực hoặc tình huống thường là thù địch, bị cô lập hoặc bị làm ngơ, thậm chí còn có nguy cơ đến tính mạng của họ”. Đức Giáo Hoàng cám ơn họ “vì gương sáng can đảm và thường hằng của họ” và ngài viết rằng" trong những thời điểm hỗn loạn, tủi hổ và đau đớn này, chúng con chứng minh rằng chúng con đã vui vẻ đặt cuộc sống của mình lên tuyến đầu vì Tin Mừng ". Ngài mời gọi họ đừng nản lòng, vì "Chúa đang thanh tẩy Nàng Dâu của Người và hoán cải tất cả chúng ta cho chính Người. Người đang để chúng ta chịu thử thách để làm chúng ta nhận ra rằng không có Người, chúng ta chỉ đơn giản là cát bụi”.

BIẾT ƠN

Hạn từ chủ yếu thứ hai là "biết ơn". Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhớ rằng "ơn gọi, hơn cả sự lựa chọn của chúng ta, là một lời đáp lại lời kêu gọi tự do của Chúa". Đức Giáo Hoàng khuyên các linh mục "trở về với những khoảnh khắc rực rỡ" lúc chúng ta trải nghiệm lời kêu gọi của Chúa để tận hiến trọn cuộc sống của chúng ta để phục vụ Người, để nói tiếng "vâng" đó vốn phát sinh và phát triển tại tâm điểm cộng đồng Kitô giáo”. Trong các giây phút khó khăn, mỏng dòn, yếu đuối, “cám dỗ tồi tệ nhất là tiếp tục suy nghĩ ủ ê các rắc rối của chúng ta”. Điều quan trọng - Đức Thánh Cha giải thích - "là trân trọng nhớ đến sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống của chúng ta và ánh mắt thương xót của Ngươi, một ánh mắt luôn truyền cảm hứng để chúng ta đặt cuộc sống của chúng tôi lên tuyến đầu vì Người và vì dân của Người. Lòng biết ơn "luôn là vũ khí mạnh mẽ. Chỉ khi nào chúng ta biết chiêm niệm và cảm thấy chân thành biết ơn vì mọi cách thế chúng ta cảm nghiệm được tình yêu, lòng quảng đại, tình liên đới và tín thác của Thiên Chúa cũng như ơn tha thứ, sự nhẫn nại, chịu đựng và cảm thương của Người, chúng ta mới có thể để Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sự tươi mới có thể đổi mới (chứ không chỉ vá víu) cuộc sống và sứ mệnh của chúng ta”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng cảm ơn các anh em linh mục của mình "vì lòng trung thành với các cam kết của họ". Ngài nhận xét “Điều thực sự có ý nghĩa” là trong một xã hội và văn hóa “phù phiếm”, vẫn có những người khám phá ra niềm vui của việc hiến sinh. Ngài nói, “cảm ơn chúng con” vì đã cử hành Bí tích Thánh Thể hàng ngày và cử hành bí tích hòa giải, mang chúng ra sống một cách "không nghiêm khắc hay lỏng lẻo", chịu trách nhiệm đối với giáo dân và "đồng hành với họ trên con đường hoán cải". Ngài cảm ơn họ vì đã loan báo Tin Mừng "cho tất cả mọi người, với sự nhiệt tình":

“Cảm ơn chúng con vì những thời điểm lúc, bằng một cảm xúc tuyệt vời, chúng con đã ôm lấy tội nhân, chữa lành vết thương... Không gì cần thiết hơn điều này: để người ta năng lui tới, gần gũi, sẵn sàng xích lại gần thân xác anh chị em đau khổ của chúng ta”.

Đức Giáo Hoàng nói “Trái tim một mục tử là một trái tim "đã phát triển một ý thích tâm linh muốn là một với giáo dân của mình, một mục tử không bao giờ quên rằng mình phát xuất từ họ... điều này, ngược lại, sẽ dẫn đến việc tiếp nhận một lối sống đơn giản và khắc khổ về cuộc sống, từ khước các đặc quyền không liên quan gì đến Tin Mừng”.

Nhưng Đức Giáo Hoàng cũng cảm ơn và mời các linh mục tạ ơn "vì sự thánh thiện của dân Chúa", được biểu lộ nơi các cha mẹ nuôi dạy con cái họ bằng tình yêu bao la, nơi những người đàn ông và đàn bà làm việc chăm chỉ để nuôi sống gia đình họ, nơi các tu sĩ bệnh hoạn, già nua không bao giờ để mất nụ cười”.

KHUYẾN KHÍCH

Hạn từ thứ ba là "khuyến khích". Đức Giáo Hoàng muốn khuyến khích các linh mục: "Sứ mệnh mà chúng ta được kêu gọi bước vào không miễn thứ cho chúng ta khỏi đau khổ, đau đớn và thậm chí hiểu lầm. Đúng hơn, nó đòi hỏi chúng ta phải đối đầu với chúng một cách thẳng thừng và chấp nhận chúng, để Chúa có thể biến đổi chúng và làm chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với chính Người”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: Một kiểm tra tốt để biết cách tìm ra trái tim của chủ chăn "là tự hỏi bản thân chúng ta đối phó với nỗi đau đớn như thế nào. Thực thế, đôi khi, có thể xảy ra việc chúng ta cư xử như thầy Lêvi hoặc vị tư tế của câu chuyện ngụ ngôn Người Samaria nhân hậu, những người làm ngơ người đàn ông nằm trên mặt đất, những lần khác chúng ta lại tiếp cận với đau đớn một cách trí thức và tìm cách lẩn trốn vào công thức sáo rỗng (như "sống là như thế, chúng ta không thể làm gì khác"), kết cục nhường chỗ cho định mệnh thuyết". Còn nếu không, chúng ta có thể sát gần lại một lối sống xa cách chỉ mang lại sự cô lập và loại trừ”.

Đức Giáo Hoàng cũng cảnh báo chống lại thứ mà Bernanos vốn gọi là “thuốc độc quý giá nhất của ma quỷ ", đó là "nỗi buồn ngọt ngào mà các Giáo phụ phương Đông gọi là acedia (biếng nhác tẻ lạnh). Nỗi buồn làm tê liệt lòng can đảm để tiếp tục làm việc, cầu nguyện", một điều "làm vô hiệu mọi nỗ lực biến đổi và hoán cải, gieo rắc ghen ghét và thù địch ". Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời họ cầu xin “Chúa Thánh Thần ngự đến và đánh thức chúng ta, làm rung chuyển tính lờ đờ của chúng ta", thách thức việc nhắm mắt theo thói quen và "chúng ta hãy suy nghĩ lại cách làm việc theo thói quen của chúng ta; chúng ta hãy mở mắt và tai ra, và trên hết trái tim của chúng ta, để không thỏa mãn với sự việc như chúng hiện là, nhưng không nằm ỳ một chỗ trước Lời sống động và hữu hiệu của Chúa phục sinh”.

Đức Thánh Cha nấn mạnh rằng: "Trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta đã có thể chiêm niệm niềm vui luôn được tái sinh với Chúa Giêsu Kitô ra sao. Một niềm vui "không phát sinh từ những nỗ lực ý chí hay trí tuệ mà từ sự tin tưởng khi biết rằng những lời của Chúa Giêsu nói với Thánh Phêrô vẫn tiếp tục hành động".


Đức Giáo Hoàng giải thích: chính trong lời cầu nguyện, "chúng ta trải nghiệm được sự bấp bênh diễm phúc nhắc chúng ta nhớ làm môn đệ luôn cần sự giúp đỡ của Chúa và giải thoát chúng ta khỏi khuynh hướng Promethean nơi những người chỉ biết dựa vào sức mạnh của mình". Lời cầu nguyện của mục tử "được nuôi dưỡng và nhập thể trong trái tim của dân Chúa. Nó mang dấu chỉ các vết thương và niềm vui của dân mình".

Một sự ủy thác "giúp giải thoát chúng ta khỏi đi tìm các câu trả lời nhanh chóng, dễ dàng, làm sẵn; nó cho phép Chúa trở thành Đấng chỉ đường hy vọng, chứ không phải công thức và mục tiêu của riêng chúng ta. Vì vậy, "chúng ta nhìn nhận sự yếu đuối của mình, đúng thế; nhưng chúng ta cho phép Chúa Giêsu biến đổi nó và liên tục hướng chúng ta về phía sứ mệnh ".

Đức Giáo Hoàng nhận xét rằng để khuyến khích một trái tim, không được bỏ qua hai dây liên kết có tính cấu thành. Đầu tiên là mối liên hệ với Chúa Giêsu: Đây là lời mời không làm ngơ "việc đồng hành thiêng liêng, có một người anh em để nói chuyện, thảo luận và biện phân con đường của chính mình". Dây liên kết thứ hai là với người ta: "Đừng rút lui khỏi giáo dân của chúng con, hàng linh mục và cộng đồng của chúng con, càng không nên tìm cách ẩn mình trong các nhóm khép kín và ưu tuyển, một thừa tác viên dũng cảm là một thừa tác viên luôn luôn di chuyển".

Đức Giáo Hoàng yêu cầu các linh mục "gần gũi với những người đau khổ, không xấu hổ, hiện diện gần gũi với sự khốn cùng của con người và thực sự biến tất cả những kinh nghiệm này thành của riêng chúng ta, như bí tích Thánh Thể." Trở thành "những người xây dựng các mối liên hệ và hiệp thông, cởi mở, tin tưởng và chờ đợi trong hy vọng sự mới mẻ mà Nước Thiên Chúa mong muốn mang lại cho đến tận ngày nay”.

CA NGỢI

Hạn từ cuối cùng được đề xuất trong thư là "khen ngợi". Không thể nói về lòng biết ơn và khích lệ mà không suy niệm về Đức Maria, người "dạy chúng ta lời ca ngợi có khả năng nâng tầm nhìn của chúng ta hướng về tương lai và khôi phục lòng hy vọng vào hiện tại". Vì "nhìn vào Đức Mẹ là quay trở về với việc tin vào sức mạnh cách mạng của lòng dịu dàng và tình âu yếm". Đức Giáo Hoàng kết luận : Vì lý do này, “nếu đôi khi chúng ta cảm thấy bị cám dỗ muốn rút vào chính mình và các vụ việc của chính mình, an toàn khỏi mọi con đường bụi bặm của cuộc sống hàng ngày. Hoặc hối tiếc, phàn nàn, chỉ trích và mỉa mai chiếm thế thượng phong và khiến chúng ta mất đi khát vọng tiếp tục chiến đấu, hy vọng và yêu thương. Vào những lúc như thế, chúng ta hãy nhìn vào Mẹ Maria để ngài giải phóng ánh mắt của chúng ta khỏi “mọi điều hỗn loạn” từng ngăn cản chúng ta chú ý và cảnh giác, và do đó có khả năng nhìn thấy và tôn vinh Chúa Kitô sống động giữa dân của Người”.

Những lời cuối cùng của bức thư như sau: “Thưa anh em, một lần nữa, tôi liên tục cảm ơn anh em ... Xin cho chúng ta luôn để cho lòng biết ơn của chúng ta đánh thức sự ca ngợi và nhiệt tình đổi mới đối với thừa tác vụ xức dầu cho anh chị em của chúng ta bằng lòng hy vọng. Xin cho chúng ta trở thành những người có cuộc sống làm chứng cho lòng cảm thương và lòng thương xót mà chỉ một mình Chúa Giêsu mới có thể ban cho chúng ta".