Tài liệu năm 2014 về Linh Hứng của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh , Phần 1: Các Tin Mừng Nhất Lãm
3. Chứng từ của các bản văn được chọn trong Tân Ước
Chúng ta đã nhấn mạnh như một nét chuyên biệt trong các trước tác Tân Ước, cách chúng diễn tả mối liên hệ giữa các tác giả của chúng với Thiên Chúa qua trung gian độc hữu con người của Chúa Giêsu. Có một vị trí đặc biệt ở đây dành cho bốn Tin Mừng. Thực vậy, Hiến chế tín lý Dei Verbum nói đến "ưu thế xứng đáng của chúng, bao lâu chúng tạo thành chứng từ tuyệt vời cho đời sống và giáo huấn của Ngôi Lời nhập thể, Chúa Cứu Thế của chúng ta" (số 18). Chúng ta sẽ xét đến vai trò ưu tuyển này của các Tin mừng, và để làm điều này, sau phần giới thiệu để trình bày những gì chúng có chung, sẽ lần lượt bàn đến các Tin mừng nhất lãm, sau đó là Tin mừng của Thánh Gioan. Đối với các trước tác Tân Ước khác, chúng ta sẽ giữ lại các chủ đề quan trọng nhất cho chủ đề được bàn: Công vụ Tông đồ, các thư của Tông đồ Phaolô, thư cho người Do Thái và Sách Khải Huyền.
3.1 Bốn sách Tin Mừng
Bốn sách Tin Mừng được phân biệt với mọi sách Thánh Kinh khác vì chúng đề cập trực tiếp đến "tất cả những gì Chúa Giêsu đã làm và dạy" (Cv 1:1), và trong đó, cùng một lúc, chúng trình bày việc Chúa Giêsu chuẩn bị các nhà truyền giáo cho nhiệm vụ truyền bá Lời Chúa mà Người đã mặc khải. Các Tin mừng chứng thực một cách đặc biệt nguồn gốc thần thiêng của bản văn của chúng, vì chúng trình bày chính con người của Chúa Giêsu và mối liên hệ của Người với Thiên Chúa, và vì chúng trình bày các Tông đồ, việc đào tạo các ngài và quyền bính đã được Chúa Giêsu phong ban cho các ngài.
a. Chúa Giêsu, đỉnh cao mặc khải của Thiên Chúa cho mọi dân tộc
Các Tin mừng trình bày giữa chúng một sự đa dạng thực sự trong các chi tiết của câu chuyện, và cả trong các định hướng thần học, nhưng chúng gặp nhau trong việc trình bày con người của Chúa Giêsu và thông điệp của Người. Chúng tôi đề nghị ở đây một tổng hợp làm nổi bật các khía cạnh chính.
Bốn Tin Mừng trình bày con người và câu chuyện của Chúa Giêsu như đỉnh cao của câu chuyện Thánh Kinh. Từ sự kiện này, chúng thường nhắc đến các trước tác Cựu Ước, được bản dịch sang tiếng Hy Lạp tức bản Bẩy Mươi biết đến nhưng kể cả các bản văn gốc bằng tiếng Do Thái và tiếng Aram của chúng nữa. Chúng ta hãy nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiều mối liên kết được các sách Tin Mừng đề cập giữa Chúa Giêsu, các tổ phụ, Môsê và các tiên tri, những nhân vật mà kỷ niệm và ý nghĩa được chứa đựng trong các trước tác thánh thiêng của Cựu Ước.
Các Tin mừng chứng thực rằng Chúa Giêsu là sự hoàn tất, là sự thành tựu của mặc khải Thiên Chúa của Israel, của Đấng Thiên Chúa kêu gọi, dạy dỗ, trừng phạt và thường xây dựng lại Israel như là dân của Người, tách biệt khỏi các dân khác, nhưng được kêu gọi trở thành sự chúc phúc cho mọi dân tộc. Đồng thời, các Tin Mừng mở rộng một cách dứt khoát tính phổ quát của Cựu Ước và cho thấy: trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa tự mặc khải cho toàn thể nhân loại, thuộc mọi thời đại (xem Mt 28:20, Mc 14:9 Lc 24:47, Ga 4:42).
Bốn Tin Mừng - mỗi Tin theo một cách riêng – quả quyết rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, không những theo nghĩa tước hiệu thiên sai, mà như còn nói lên mối liên hệ, độc đáo và chưa từng có, với Cha trên trời, do đó vượt quá vai trò cứu rỗi và mặc khải của mọi con người nhân bản khác. Điều này được trình bầy một cách minh nhiên hơn trong Tin Mừng Gioan, một mặt trong lời mở đầu (Ga 1:1-18), mặt khác trong các chương liên quan đến Chúa phục sinh, trước hết lúc gặp gỡ Thánh Tôma (Ga 20:28), sau đó, trong quả quyết tối hậu về giá trị vô tận của cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giêsu (Ga 21:25). Cũng cùng thông điệp này được tìm thấy trong Tin mừng Máccô dưới hình thức lồng chữ: ban đầu, ở đấy, người ta quả quyết rằng Chúa Giêsu là Chúa Kitô và là Con Thiên Chúa (Mc 1:1), và cuối cùng, người ta trích dẫn ở đấy lời chứng của viên bách quân Rôma về Chúa Giêsu bị đóng đinh: "Quả thật, người này là Con Thiên Chúa" (Mc 15:39). Cùng một nội dung này đã được chứng thực bởi các Tin Mừng nhất lãm khác, với các hạn từ mạnh mẽ và minh nhiên, trong một lời cầu nguyện hân hoan mà Chúa Giêsu ngỏ cùng Thiên Chúa Cha của Người (Mt 11:25-27, Lc 10:21-22). Sử dụng các kiểu nói thực sự độc đáo, Chúa Giêsu không những phát biểu sự bình đẳng hoàn toàn và tình thân mật kết hợp Thiên Chúa Cha và chính Người trong tư cách Chúa Con, mà còn quả quyết rằng mối liên hệ này chỉ có thể được thừa nhận nhờ hành động mặc khải: chỉ có Chúa Con có thể mặc khải Chúa Cha, và chỉ có Chúa Cha mới có thể mặc khải Chúa Con.
Theo quan điểm văn chương, các sách Tin Mừng chứa đựng các tình tiết tự sự và các diễn từ giáo huấn, nhưng trong thực tế, ý nghĩa tối hậu của chúng có liên quan với việc truyền tải lịch sử mặc khải và cứu rỗi. Chúng trình bày cuộc sống của Con Thiên Chúa nhập thể, Đấng, từ thân phận khiêm nhường của một cuộc sống bình thường, và trải qua các sỉ nhục tàn khốc của khổ nạn và sự chết, cuối cùng đạt được sự tôn vinh trong vinh quang. Nhờ cách này, các sách Tin mừng, khi truyền tải mặc khải của Thiên Chúa nơi Con của Người là Chúa Giêsu, đã mặc nhiên cho thấy nguồn gốc thần thiêng của bản văn của chúng.
b. Sự hiện diện và việc đào tạo các nhân chứng tận mắt và các thừa tác viên lời Chúa
24. Tất cả các tình tiết Tin mừng đều tập trung vào Chúa Giêsu, Đấng, tuy nhiên, được bao quanh bởi các môn đệ. Thuật ngữ "môn đệ" dùng để chỉ nhóm người theo chân Chúa Giêsu, mà số lượng không được xác định. Mọi sách Tin mừng đều nói chuyên biệt tới "nhóm mười hai", một nhóm được chọn để đồng hành với Chúa Giêsu trong suốt thời gian thừa tác của Người, một nhóm mà giá trị có tầm quan trọng lớn. Nhóm mười hai họp thành một cộng đồng, được xác định một cách chính xác bằng tên riêng của những người lập thành ra nó. Mọi sách Tin mừng đều tường trình rằng nhóm này được Chúa Giêsu chọn lựa (Mt 10:1-4, Mc 3:13-19, Lc 6:12-16, Ga 6:70). Mười hai người này theo Người để trở thành nhân chứng tận mắt cho thừa tác vụ của Người, và đảm nhận vai trò những người được sai đi với trọn quyền hành (Mt 10:5-8, Mc 3:14-15; 6:7, Lc 9:1-2, Ga 17:18; 20:21). Con số họ tượng trưng cho mười hai chi tộc Israel (Mt 19:28, Lc 22:30) và biểu thị sự trọn vẹn của dân Thiên Chúa, một điều cần đạt được qua sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng của họ cho toàn thế giới. Thừa tác vụ của họ không những chỉ truyền tải sứ điệp của Chúa Giêsu cho mọi người trong thời đại sắp tới, mà còn nhờ việc chu toàn lời tiên tri của Isaia về sự xuất hiện của Đấng Emanuen (Is 7,14), nó làm cho sự hiện diện của Chúa Giêsu trên thế giới được kéo dài, phù hợp với lời hứa của Người: "Và Thầy ở cùng chúng con mỗi ngày cho đến tận cùng thế giới" (Mt 28,20). Các sách Tin mừng, tức các sách chứng thực thành phần chuyên biệt của Nhóm Mười Hai, cho thấy một cách cụ thể nguồn gốc của nhóm này, nơi Chúa Giêsu và nơi Thiên Chúa.
3.2 Các Tin Mừng nhất lãm
Các Tin Mừng nhất lãm trình bày câu chuyện về Chúa Giêsu theo cách không để chỗ cho quan điểm của tác giả của tường thuật, cũng như việc mỗi vị trình bầy về con người, cuộc đời và sứ mệnh của Chúa Giêsu. Khi mô tả các mối liên hệ phong phú và đa dạng của Chúa Giêsu với Thiên Chúa, các sách Tin mừng mặc nhiên mô tả mối liên hệ của chúng với Thiên Chúa - nguồn gốc thần thiêng của chúng - và điều này luôn qua sự trung gian của con người và hành động mặc khải và cứu rỗi của Chúa Giêsu.
Chỉ có thánh Luca là cung cấp phần dẫn nhập vào hai cuốn trong bộ tác phẩm của ngài (Lc 1:1-4, xem Cv 1:1), dựa câu chuyện của ngài trên các giai đoạn trước đó của truyền thống tông đồ. Như thế, ngài dự kiến công trình của ngài bên trong diễn trình các tông đồ làm chứng cho Chúa Giêsu, và lịch sử cứu độ của Người, một chứng tá đã bắt đầu với các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu ("nhân chứng tận mắt"), được công bố trong truyền giảng tông đồ đầu tiên ("các thừa tác viên của ‘Lời’"), và bây giờ được tiếp diễn trong một hình thức mới qua Tin Mừng Luca. Nhờ cách này, Thánh Luca cho thấy một cách minh nhiên mối liên hệ giữa Tin mừng của ngài và Chúa Giêsu Đấng mặc khải Thiên Chúa, và ngài khẳng định thế giá công trình của ngài về vấn đề mặc khải.
Tại trung tâm của mọi Tin mừng là con người của Chúa Giêsu, được quan niệm theo các mối liên hệ rất nhiều và đặc thù của Người với Thiên Chúa, các liên hệ tự biểu lộ trong các biến đời sống Chúa Giêsu và trong các hoạt động của Người, nhưng cả trong vai trò của Người trong lịch sử cứu độ. Phần đầu của chương này sẽ đề cập đến con người và hoạt động của Chúa Giêsu. Phần thứ hai sẽ xem xét vai trò của Người trong lịch sử chung của Thiên Chúa và của nhân loại.
a. Chúa Giêsu và mối liên hệ đặc thù của Người với Thiên Chúa.
Các sách Tin Mừng xem xét mối liên hệ chuyên biệt nối kết Chúa Giêsu với Thiên Chúa theo nhiều cách khác nhau. Chúng trình bày Người như:
a / Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hiện hữu trong một mối liên hệ đặc quyền và độc đáo với Chúa Cha.
b / Đấng đầy Thần khí của Thiên Chúa
c / Đấng hành động với quyền năng của Thiên Chúa
d / Đấng dạy dỗ với uy thế của Thiên Chúa
e / Đấng mà mối liên hệ với Chúa Cha được mặc khải và xác nhận dứt khoát bằng cái chết và sự phục sinh của Người.
Chúa Giêsu Con Duy Nhất của Chúa Cha
Các Tin mừng về thời thơ ấu, trong Thánh Mátthêu và Thánh Luca, đề cập rõ ràng đến nguồn gốc thần thiêng của Chúa Giêsu (Mt 1:20, Lu-ca 1:35) và mối liên hệ độc đáo của Người với Chúa Cha (Mt 2:15, 49).
Ba Tin Mừng nhất lãm đề cập đến, như những biến cố quan trọng trong cuộc đời của Chúa Giêsu, các tình tiết trong đó Người trực tiếp nói chuyện với Cha của Người, và trong đó, về phần Chúa Cha, Người xác nhận nguồn gốc thần thiêng của danh tính và sứ mệnh Chúa Con.
Trong tất cả các Tin Mừng nhất lãm, thừa tác vụ công khai của Chúa Giêsu được dẫn đầu bởi việc Người chịu phép rửa và cuộc thần hiện gây ấn tượng. Các tầng trời mở ra, Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu và tiếng nói của Thiên Chúa tuyên bố Người là Con yêu dấu của Mình (Mt 3:13-17, Mc 1:9-11, Lc 3:21-22). Sau biến cố có thể nói là đăng quang này, các Tin mừng cho thấy Người được Thánh Thần dẫn vào sa mạc (Mt 4:1-11, Mc 1:12-13, Lc 4:1-13) để đương đầu với Satan (do đó gợi lên việc Israel lưu tại sa mạc), sau đó Người bắt đầu thừa tác vụ ở Galilê.
Một cuộc thần hiện có tính xác định khác – việc hiển dung của Chúa Giêsu – xẩy đến vào cuối thừa tác vụ của Người ở Galilê, khi Người lên đường đi Giêrusalem, lúc cận kề biến cố vượt qua. Như lúc chịu phép rửa, Thiên Chúa Cha tuyên bố: "Đây là Con yêu dấu của Ta" (Mt 17:5 tt.) và nhấn mạnh một cách minh nhiên quyền bính thuộc về Người: "Hãy lắng nghe Người!". Nhiều yếu tố của lần thần hiện này gợi lại các biến cố Sinai: đỉnh núi, sự hiện diện của Môsê và Êlia, sự kiện con người của Chúa Giêsu tỏa sáng, sự hiện diện của đám mây che phủ Người bằng bóng râm của nó. Bằng cách này, Chúa Giêsu và sứ mệnh của Người được nối kết với sự mặc khải của Thiên Chúa tại Sinai và lịch sử cứu độ của Israel.
Tin Mừng Mátthêu sử dụng một tước hiệu không có tương đương để đặt tên và mặc khải Chúa Giêsu là ai. Được gắn với tên riêng của Người - "Giêsu" - mà thánh nhân diễn giải bằng cụm từ: "Vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ" (Mt 1:21), Thánh Mátthêu còn nhắc đến tước hiệu "Emmanuen" (Mt 1: 23), có nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Is 7:14). Bằng cách này, tin mừng gia khẳng định một cách minh nhiên sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu, và nhấn mạnh thẩm quyền do đó mà ra đối với việc giảng dạy của Người cũng như các hành vi khác của thừa tác vụ của Người. Tước hiệu "Emmanuen" xuất hiện trở lại, theo một nghĩa nào đó, trong Mt 18:20, nơi Chúa Giêsu nói về sự hiện diện của Người giữa cộng đồng ("Khi hai hoặc ba người tập hợp nhân danh Thầy, Thầy ở đó giữa họ" ) và trong Mt 28: 20 với lời hứa tối hậu của Chúa Giêsu phục sinh: "Và Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến ngày tận thế".
Chúa Giêsu tràn đầy Thánh Thần Thiên Chúa
Trong bối cảnh phép rửa, các Tin Mừng nhất lãm cùng ghi lại việc Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu (Mt 3:16, Mc 1:10, Lc 3:22) và xác nhận hoạt động của Chúa Thánh Thần trong các hành vi của Người (xem Mt 12:28, Mc 3:28-30). Đặc biệt, Thánh Luca nhiều lần nhắc đến Thánh Thần, Đấng thúc đẩy Chúa Giêsu trong sứ mệnh giảng dạy và chữa bệnh của Người (Lc 4:1,14,18-21). Cũng tin mừng gia này lưu ý rằng, trong khoảnh khắc hết sức cảm xúc, Chúa Giêsu "hân hoan nhẩy mừng dưới hành động của Chúa Thánh Thần" (Lc 10:21), và nói: "Tất cả đã được Cha tôi ban cho tôi. Không ai biết Con là ai, ngoài Cha; và không ai biết Cha là ai ngoài Con và kẻ Người muốn mặc khải "(Lc 10:22, xem thêm Mt 11:25-27).
Chúa Giêsu hành động bằng quyền năng Thiên Chúa
27. Mối liên hệ đặc biệt giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa cũng được biểu lộ trong các vụ trừ qủy và chữa bệnh. Trong ba Tin Mừng nhất lãm, và nhất là trong Máccô, các vụ trừ qủy là dấu ấn đặc biệt trong sứ mệnh của Chúa Giêsu. Quyền năng của Chúa Thánh Thần hiện diện trong Chúa Giêsu cũng có thể đánh đuổi thần giam hãm tìm cách tiêu diệt các hữu thể nhân bản (thí dụ, Mc 1: 21-28). Cuộc giáp mặt của Chúa Giêsu với Satan, diễn ra trong những lần cám dỗ khi Chúa Giêsu khởi đầu thừa tác vụ của Người, tiếp diễn cách này, trong suốt đời Người, trong cuộc đấu tranh chiến thắng chống lại các lực lượng xấu xa từng gây ra đau khổ cho con người. Cùng những sức mạnh ma quỷ này được trình bày như biết rõ một cách lo lắng danh tính của Chúa Giêsu như là Con Thiên Chúa (xem, thí dụ, Mc 1:24; 3:11; 5:7). "Sức mạnh" từ Chúa Giêsu phát ra là sức mạnh chữa lành (x. Mc 5:30). Những câu chuyện như vậy có rất nhiều trong mỗi Tin Mừng nhất lãm. Khi các đối thủ của Chúa Giêsu buộc tội Người nhận được sức mạnh từ Satan, Người đáp lại bằng một tuyên bố tổng hợp liên kết các hành động lạ lùng của Người với sức mạnh của Chúa Thánh Thần và với sự hiện diện của triều đại Thiên Chúa: " Còn nếu tôi dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông" (Mt 12:28, xem Lc 11:20).
Sự hiện diện của quyền năng Thiên Chúa trong chính Chúa Giêsu thể hiện một cách đặc biệt trong các tình tiết trong đó, quyền bính của Người cũng được triển khai đối với các sức mạnh tự nhiên. Những câu chuyện dẹp yên bão tố và đi trên nước đều tương đương với các lần thần hiện, trong đó Chúa Giêsu thi hành quyền bính thần thiêng đối với lực lượng hỗn loạn của biển, và khi đi trên mặt nước, Người công bố tên thần thiêng (egô eimi) như tên riêng của Người (xem Mt 14:27, Mc 6:50). Trong câu chuyện của Tin Mừng Mátthêu, các môn đệ tham dự phép lạ đã xúc động đến độ tuyên xưng danh tính của Chúa Giêsu như Con Thiên Chúa (Mt 14:33). Cũng vậy, những câu chuyện về việc hóa bánh ra nhiều cho thấy sức mạnh đặc biệt và uy quyền của Chúa Giêsu (x. Mt 14:13-21, Mc 6:32-44, Lc 9:10-17, xem Mt 15: 32-39, Mc 8:1-10). Sự hóa nhiều các ổ bánh có thể liên kết với ơn Thiên Chúa ban manna trong sa mạc, và với thừa tác vụ tiên tri của Elia và Elisa. Đồng thời, bằng những lời nói và cử chỉ trên các ổ bánh, và bằng sự dư thừa các mẩu bánh còn lại, đã có sự ám chỉ đến việc cử hành Thánh Thể của cộng đồng Kitô giáo, trong đó quyền năng cứu độ của Chúa Giêsu được triển khai một cách bí tích.
Chúa Giêsu giảng dạy với uy quyền của Thiên Chúa
Các Tin Mừng nhất lãm nói rằng Chúa Giêsu giảng dạy với thẩm quyền đặc biệt. Khi hiển dung, giọng nói từ trời cho biết rõ: "Đây là Con yêu dấu của Ta: hãy lắng nghe Người!” (Mc 9:7, Mt 17:5, Lc 9:35). Trong hội đường Caphanaum, các nhân chứng của bài giáo huấn đầu tiên và phép trừ quỷ đầu tiên của Chúa Giêsu kêu lên: "Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh! " (Mc 1:27). Trong Mt 5:21-48, Chúa Giêsu, một cách đầy uy quyền, đặt giáo huấn của Người mâu thuẫn với các yếu tố chính của Lề Luật: " "Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng... Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết...” Người cũng tuyên bố là "chủ của ngày Sabát" (Mt 12:8, Mc 2:28, Lc 6:5). Thẩm quyền mà Chúa Giêsu nhận được từ Thiên Chúa cũng bao trùm cả việc tha thứ tội lỗi (Mt 9:6, Mc 2:10, Lc 5:24).
Cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu là sự mặc khải cuối cùng và như xác nhận mối liên hệ độc đáo của Người với Thiên Chúa
28. Việc đóng đinh Chúa Giêsu, một định mệnh cực kỳ tàn khốc và ô nhục, dường như xác nhận ý kiến của những kẻ thù của Người, những người coi Người là kẻ phạm thượng (Mt 26:65, Mc 14:63). Họ yêu cầu người bị đóng đinh từ trên thập giá bước xuống và do đó chứng minh được cao ngạo cho mình là Con Thiên Chúa (Mt 27:41-43, Mc 15:31-3). Cái chết trên Thập giá dường như chứng minh rằng những tuyên bố ngạo mạn và hành động của Người bị Thiên Chúa bác bỏ (recusé). Nhưng theo các sách Tin mừng, Chúa Giêsu, khi hấp hối, đã phát biểu sự kết hợp mật thiết của Người với Thiên Chúa Cha, Đấng mà Người chấp nhận thánh ý (Mt 26:39. 42; Mc 14:36; Lc 22:42). Và Thiên Chúa Cha, khi phục sinh Chúa Giêsu từ cõi chết (Mt 28:6; Mc 16:6; Lc 24:6.34) chứng tỏ Người chấp thuận hoàn toàn và dứt khoát con người của Chúa Giêsu, trong tất cả các hoạt động và các tuyên bố của Người. Bất cứ ai, đã tin vào sự phục sinh của Chúa Giêsu bị đóng đinh, thì không thể nghi ngờ mối liên hệ độc đáo của Người với Thiên Chúa Cha, cũng như tính hợp lệ của toàn bộ thừa tác vụ của Người.
b. Chúa Giêsu và vai trò của Người trong lịch sử cứu độ
29. Kinh thánh của dân Israel được coi như câu chuyện về lịch sử của Thiên Chúa với dân tộc này và như Lời Thiên Chúa. Các Tin Mừng nhất lãm cho thấy mối liên hệ kết hợp Chúa Giêsu với Thiên Chúa, và giải thích lịch sử của Người như sự nên trọn của Kinh thánh. Mối liên hệ đặc biệt kết hợp Chúa Giêsu với Thiên Chúa cũng được diễn dịch trong sự trở lại của Chúa Giêsu vào lúc tận cùng thời gian.
Sự nên trọn của Sách Thánh
Điều quan trọng cần lưu ý là, trong tất cả những điều Người nói, không những Chúa Giêsu hoàn tất lời dạy của Môsê và các tiên tri, mà Người còn tự trình bầy Người như người đích thân hoàn tất các Sác Thánh. Thánh Mátthêu (Mt 2:15) nhận xét rằng từ thời thơ ấu, Chúa Giêsu đã lặp lại hành trình của Israel "từ Ai Cập" (xem Hôsê 11: 1). Được tràn đầy Chúa Thánh Thần (Lc 4:15), sau khi đọc Isaia ở hội đường Nadarét, Người đã đóng sách lại và tuyên bố: "Hôm nay đoạn Kinh thánh này mà anh em vừa nghe đã nên trọn" (Lc 4:21). Cùng cách đó, Người gửi lời nói với Thánh Gioan Tẩy Giả đang ở trong tù rằng những gì các đặc phái viên của thánh nhân thấy đã hoàn tất toàn diện các lời tiên tri về Đấng Mêsia của Isaia (Mt 11:2-6 nối kết Is 26:19; 29:18-19; 35:5; 61:1). Lời mở đầu có tính lên chương trình của Tin mừng Máccô, trong những câu đầu tiên, đã cung cấp một bản tóm tắt về căn tính của Chúa Giêsu: không những ngay từ dòng đầu tiên, nó đã nói đến "Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa" (Mc 1:1) nhưng, trong những câu sau đây, nó cũng đã công bố chính Chúa trong con người của Người, mà việc xuất hiện đã được chuẩn bị, theo chứng từ của các tiên tri (Mc 1: 2-3, tự nhắc đến Is 23:20; Ml 3:1; Is 40: 3). Nếu các Tin mừng gia trình bày Người một cách nhất quán như là hậu duệ của Đavít, thì người ta cũng nói về Người, trong những điều liên quan đến khôn ngoan, Người còn vĩ đại hơn Salômôn (Mt 12:41; Lc 11:32), vĩ đại hơn Đền thờ (Mt 12:6), hoặc thậm chí vĩ đại hơn Giôna (Mt 12:41, Lc 11:32). Trong bài diễn văn trên núi, Người lập luật với một thẩm quyền vượt quá cả thẩm quyền của Môsê (xem Mt 5:21.27.33.38.43).
Sự hoàn tất lịch sử và việc trở lại vinh thắng của Chúa Giêsu
Theo các Tin Mừng nhất lãm, mối liên hệ rất mật thiết của Chúa Giêsu với Thiên Chúa được biểu lộ không những ở sự kiện cuộc đời của Chúa Giêsu là sự hoàn tất của lịch sử Thiên Chúa với Israel, mà còn ở sự kiện toàn bộ lịch sử được đem đến chỗ hoàn tất của nó bằng việc trở lại của Chúa Giêsu trong vinh quang của Người. Trong các ngôn từ khải huyền, (Mt 24-25, Mc 13, Lc 21), Người chuẩn bị cho các môn đệ của Người trước các day dắt của lịch sử sau khi Ngài chết và sống lại, và Người khuyên họ hãy trung thành và sẵn sàng chờ đợi Người trở lại. Từ nay, họ sống trong một thời gian giữa việc hoàn tất lịch sử trước đó, được hiện thực hóa bởi công việc và cuộc đời của Chúa Giêsu, và sự hoàn tất dứt khoát của lịch sử vào lúc tận cùng mọi thời gian. Thời gian ỡ giữa này là thời gian của cộng đồng những người tin vào Chúa Giêsu, thời của Giáo hội. Trong thời trung gian này, các Kitô hữu có sự bảo đảm này là Chúa phục sinh luôn ở bên cạnh họ (Mt 28:20), đặc biệt qua sự trung gian của quyền năng Chúa Thánh Thần (Lc 24:49, xem Cv. 1: 8). Họ cũng có nhiệm vụ loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu cho mọi người (xin xem Mt 26:13; Mc 13:10; Lc 24:47), để biến họ trở thành môn đệ của Chúa Giêsu (Mt 28:19) và sống theo Chúa Giêsu. Toàn bộ cuộc sống của họ, và toàn bộ thời gian này nhận làm chân trời việc hoàn tất lịch sử, một lịch sử sẽ trở thành sự thật trong việc trở lại vinh thắng của Chúa Giêsu.
c. Kết luận
30. Tin mừng nhất lãm cho thấy mối liên hệ đặc biệt kết hợp Chúa Giêsu với Thiên Chúa trong mọi chiều kích của cuộc sống và hoạt động của Người. Chúng cũng cho thấy ý nghĩa đặc biệt của cuộc đời Chúa Giêsu trong việc hoàn tất lịch sử chung của Thiên Chúa và dân Israel, cũng như trong sự hoàn tất dứt khoát toàn bộ lịch sử. Chính trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa tự mặc khải Người và mặc khải dự án cứu rỗi của Người cho toàn thể nhân loại, chính trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa nói với mọi con người nhân bản, và chính nhờ Chúa Giêsu mà họ được dẫn tới Thiên Chúa và kết hợp với Người, nhờ Chúa Giêsu họ có được ơn cứu rỗi. Khi trình bày Chúa Giêsu, Lời của Thiên Chúa, chính các Tin mừng trở thành Lời của Thiên Chúa. Bản chất Kinh thánh của Israel là nói về Thiên Chúa một cách có thẩm quyền, và dẫn tới Thiên Chúa một cách bảo đảm. Đặc điểm này cũng là bản chất của các Tin mừng, và dẫn tới việc ra đời của qui điển các trước tác Kitô giáo có liên hệ với qui điển Kinh thánh Do Thái.
Kỳ tới: Tin Mừng Gioan
Chúng ta đã nhấn mạnh như một nét chuyên biệt trong các trước tác Tân Ước, cách chúng diễn tả mối liên hệ giữa các tác giả của chúng với Thiên Chúa qua trung gian độc hữu con người của Chúa Giêsu. Có một vị trí đặc biệt ở đây dành cho bốn Tin Mừng. Thực vậy, Hiến chế tín lý Dei Verbum nói đến "ưu thế xứng đáng của chúng, bao lâu chúng tạo thành chứng từ tuyệt vời cho đời sống và giáo huấn của Ngôi Lời nhập thể, Chúa Cứu Thế của chúng ta" (số 18). Chúng ta sẽ xét đến vai trò ưu tuyển này của các Tin mừng, và để làm điều này, sau phần giới thiệu để trình bày những gì chúng có chung, sẽ lần lượt bàn đến các Tin mừng nhất lãm, sau đó là Tin mừng của Thánh Gioan. Đối với các trước tác Tân Ước khác, chúng ta sẽ giữ lại các chủ đề quan trọng nhất cho chủ đề được bàn: Công vụ Tông đồ, các thư của Tông đồ Phaolô, thư cho người Do Thái và Sách Khải Huyền.
3.1 Bốn sách Tin Mừng
Bốn sách Tin Mừng được phân biệt với mọi sách Thánh Kinh khác vì chúng đề cập trực tiếp đến "tất cả những gì Chúa Giêsu đã làm và dạy" (Cv 1:1), và trong đó, cùng một lúc, chúng trình bày việc Chúa Giêsu chuẩn bị các nhà truyền giáo cho nhiệm vụ truyền bá Lời Chúa mà Người đã mặc khải. Các Tin mừng chứng thực một cách đặc biệt nguồn gốc thần thiêng của bản văn của chúng, vì chúng trình bày chính con người của Chúa Giêsu và mối liên hệ của Người với Thiên Chúa, và vì chúng trình bày các Tông đồ, việc đào tạo các ngài và quyền bính đã được Chúa Giêsu phong ban cho các ngài.
a. Chúa Giêsu, đỉnh cao mặc khải của Thiên Chúa cho mọi dân tộc
Các Tin mừng trình bày giữa chúng một sự đa dạng thực sự trong các chi tiết của câu chuyện, và cả trong các định hướng thần học, nhưng chúng gặp nhau trong việc trình bày con người của Chúa Giêsu và thông điệp của Người. Chúng tôi đề nghị ở đây một tổng hợp làm nổi bật các khía cạnh chính.
Bốn Tin Mừng trình bày con người và câu chuyện của Chúa Giêsu như đỉnh cao của câu chuyện Thánh Kinh. Từ sự kiện này, chúng thường nhắc đến các trước tác Cựu Ước, được bản dịch sang tiếng Hy Lạp tức bản Bẩy Mươi biết đến nhưng kể cả các bản văn gốc bằng tiếng Do Thái và tiếng Aram của chúng nữa. Chúng ta hãy nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiều mối liên kết được các sách Tin Mừng đề cập giữa Chúa Giêsu, các tổ phụ, Môsê và các tiên tri, những nhân vật mà kỷ niệm và ý nghĩa được chứa đựng trong các trước tác thánh thiêng của Cựu Ước.
Các Tin mừng chứng thực rằng Chúa Giêsu là sự hoàn tất, là sự thành tựu của mặc khải Thiên Chúa của Israel, của Đấng Thiên Chúa kêu gọi, dạy dỗ, trừng phạt và thường xây dựng lại Israel như là dân của Người, tách biệt khỏi các dân khác, nhưng được kêu gọi trở thành sự chúc phúc cho mọi dân tộc. Đồng thời, các Tin Mừng mở rộng một cách dứt khoát tính phổ quát của Cựu Ước và cho thấy: trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa tự mặc khải cho toàn thể nhân loại, thuộc mọi thời đại (xem Mt 28:20, Mc 14:9 Lc 24:47, Ga 4:42).
Bốn Tin Mừng - mỗi Tin theo một cách riêng – quả quyết rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, không những theo nghĩa tước hiệu thiên sai, mà như còn nói lên mối liên hệ, độc đáo và chưa từng có, với Cha trên trời, do đó vượt quá vai trò cứu rỗi và mặc khải của mọi con người nhân bản khác. Điều này được trình bầy một cách minh nhiên hơn trong Tin Mừng Gioan, một mặt trong lời mở đầu (Ga 1:1-18), mặt khác trong các chương liên quan đến Chúa phục sinh, trước hết lúc gặp gỡ Thánh Tôma (Ga 20:28), sau đó, trong quả quyết tối hậu về giá trị vô tận của cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giêsu (Ga 21:25). Cũng cùng thông điệp này được tìm thấy trong Tin mừng Máccô dưới hình thức lồng chữ: ban đầu, ở đấy, người ta quả quyết rằng Chúa Giêsu là Chúa Kitô và là Con Thiên Chúa (Mc 1:1), và cuối cùng, người ta trích dẫn ở đấy lời chứng của viên bách quân Rôma về Chúa Giêsu bị đóng đinh: "Quả thật, người này là Con Thiên Chúa" (Mc 15:39). Cùng một nội dung này đã được chứng thực bởi các Tin Mừng nhất lãm khác, với các hạn từ mạnh mẽ và minh nhiên, trong một lời cầu nguyện hân hoan mà Chúa Giêsu ngỏ cùng Thiên Chúa Cha của Người (Mt 11:25-27, Lc 10:21-22). Sử dụng các kiểu nói thực sự độc đáo, Chúa Giêsu không những phát biểu sự bình đẳng hoàn toàn và tình thân mật kết hợp Thiên Chúa Cha và chính Người trong tư cách Chúa Con, mà còn quả quyết rằng mối liên hệ này chỉ có thể được thừa nhận nhờ hành động mặc khải: chỉ có Chúa Con có thể mặc khải Chúa Cha, và chỉ có Chúa Cha mới có thể mặc khải Chúa Con.
Theo quan điểm văn chương, các sách Tin Mừng chứa đựng các tình tiết tự sự và các diễn từ giáo huấn, nhưng trong thực tế, ý nghĩa tối hậu của chúng có liên quan với việc truyền tải lịch sử mặc khải và cứu rỗi. Chúng trình bày cuộc sống của Con Thiên Chúa nhập thể, Đấng, từ thân phận khiêm nhường của một cuộc sống bình thường, và trải qua các sỉ nhục tàn khốc của khổ nạn và sự chết, cuối cùng đạt được sự tôn vinh trong vinh quang. Nhờ cách này, các sách Tin mừng, khi truyền tải mặc khải của Thiên Chúa nơi Con của Người là Chúa Giêsu, đã mặc nhiên cho thấy nguồn gốc thần thiêng của bản văn của chúng.
b. Sự hiện diện và việc đào tạo các nhân chứng tận mắt và các thừa tác viên lời Chúa
24. Tất cả các tình tiết Tin mừng đều tập trung vào Chúa Giêsu, Đấng, tuy nhiên, được bao quanh bởi các môn đệ. Thuật ngữ "môn đệ" dùng để chỉ nhóm người theo chân Chúa Giêsu, mà số lượng không được xác định. Mọi sách Tin mừng đều nói chuyên biệt tới "nhóm mười hai", một nhóm được chọn để đồng hành với Chúa Giêsu trong suốt thời gian thừa tác của Người, một nhóm mà giá trị có tầm quan trọng lớn. Nhóm mười hai họp thành một cộng đồng, được xác định một cách chính xác bằng tên riêng của những người lập thành ra nó. Mọi sách Tin mừng đều tường trình rằng nhóm này được Chúa Giêsu chọn lựa (Mt 10:1-4, Mc 3:13-19, Lc 6:12-16, Ga 6:70). Mười hai người này theo Người để trở thành nhân chứng tận mắt cho thừa tác vụ của Người, và đảm nhận vai trò những người được sai đi với trọn quyền hành (Mt 10:5-8, Mc 3:14-15; 6:7, Lc 9:1-2, Ga 17:18; 20:21). Con số họ tượng trưng cho mười hai chi tộc Israel (Mt 19:28, Lc 22:30) và biểu thị sự trọn vẹn của dân Thiên Chúa, một điều cần đạt được qua sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng của họ cho toàn thế giới. Thừa tác vụ của họ không những chỉ truyền tải sứ điệp của Chúa Giêsu cho mọi người trong thời đại sắp tới, mà còn nhờ việc chu toàn lời tiên tri của Isaia về sự xuất hiện của Đấng Emanuen (Is 7,14), nó làm cho sự hiện diện của Chúa Giêsu trên thế giới được kéo dài, phù hợp với lời hứa của Người: "Và Thầy ở cùng chúng con mỗi ngày cho đến tận cùng thế giới" (Mt 28,20). Các sách Tin mừng, tức các sách chứng thực thành phần chuyên biệt của Nhóm Mười Hai, cho thấy một cách cụ thể nguồn gốc của nhóm này, nơi Chúa Giêsu và nơi Thiên Chúa.
3.2 Các Tin Mừng nhất lãm
Các Tin Mừng nhất lãm trình bày câu chuyện về Chúa Giêsu theo cách không để chỗ cho quan điểm của tác giả của tường thuật, cũng như việc mỗi vị trình bầy về con người, cuộc đời và sứ mệnh của Chúa Giêsu. Khi mô tả các mối liên hệ phong phú và đa dạng của Chúa Giêsu với Thiên Chúa, các sách Tin mừng mặc nhiên mô tả mối liên hệ của chúng với Thiên Chúa - nguồn gốc thần thiêng của chúng - và điều này luôn qua sự trung gian của con người và hành động mặc khải và cứu rỗi của Chúa Giêsu.
Chỉ có thánh Luca là cung cấp phần dẫn nhập vào hai cuốn trong bộ tác phẩm của ngài (Lc 1:1-4, xem Cv 1:1), dựa câu chuyện của ngài trên các giai đoạn trước đó của truyền thống tông đồ. Như thế, ngài dự kiến công trình của ngài bên trong diễn trình các tông đồ làm chứng cho Chúa Giêsu, và lịch sử cứu độ của Người, một chứng tá đã bắt đầu với các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu ("nhân chứng tận mắt"), được công bố trong truyền giảng tông đồ đầu tiên ("các thừa tác viên của ‘Lời’"), và bây giờ được tiếp diễn trong một hình thức mới qua Tin Mừng Luca. Nhờ cách này, Thánh Luca cho thấy một cách minh nhiên mối liên hệ giữa Tin mừng của ngài và Chúa Giêsu Đấng mặc khải Thiên Chúa, và ngài khẳng định thế giá công trình của ngài về vấn đề mặc khải.
Tại trung tâm của mọi Tin mừng là con người của Chúa Giêsu, được quan niệm theo các mối liên hệ rất nhiều và đặc thù của Người với Thiên Chúa, các liên hệ tự biểu lộ trong các biến đời sống Chúa Giêsu và trong các hoạt động của Người, nhưng cả trong vai trò của Người trong lịch sử cứu độ. Phần đầu của chương này sẽ đề cập đến con người và hoạt động của Chúa Giêsu. Phần thứ hai sẽ xem xét vai trò của Người trong lịch sử chung của Thiên Chúa và của nhân loại.
a. Chúa Giêsu và mối liên hệ đặc thù của Người với Thiên Chúa.
Các sách Tin Mừng xem xét mối liên hệ chuyên biệt nối kết Chúa Giêsu với Thiên Chúa theo nhiều cách khác nhau. Chúng trình bày Người như:
a / Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hiện hữu trong một mối liên hệ đặc quyền và độc đáo với Chúa Cha.
b / Đấng đầy Thần khí của Thiên Chúa
c / Đấng hành động với quyền năng của Thiên Chúa
d / Đấng dạy dỗ với uy thế của Thiên Chúa
e / Đấng mà mối liên hệ với Chúa Cha được mặc khải và xác nhận dứt khoát bằng cái chết và sự phục sinh của Người.
Chúa Giêsu Con Duy Nhất của Chúa Cha
Các Tin mừng về thời thơ ấu, trong Thánh Mátthêu và Thánh Luca, đề cập rõ ràng đến nguồn gốc thần thiêng của Chúa Giêsu (Mt 1:20, Lu-ca 1:35) và mối liên hệ độc đáo của Người với Chúa Cha (Mt 2:15, 49).
Ba Tin Mừng nhất lãm đề cập đến, như những biến cố quan trọng trong cuộc đời của Chúa Giêsu, các tình tiết trong đó Người trực tiếp nói chuyện với Cha của Người, và trong đó, về phần Chúa Cha, Người xác nhận nguồn gốc thần thiêng của danh tính và sứ mệnh Chúa Con.
Trong tất cả các Tin Mừng nhất lãm, thừa tác vụ công khai của Chúa Giêsu được dẫn đầu bởi việc Người chịu phép rửa và cuộc thần hiện gây ấn tượng. Các tầng trời mở ra, Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu và tiếng nói của Thiên Chúa tuyên bố Người là Con yêu dấu của Mình (Mt 3:13-17, Mc 1:9-11, Lc 3:21-22). Sau biến cố có thể nói là đăng quang này, các Tin mừng cho thấy Người được Thánh Thần dẫn vào sa mạc (Mt 4:1-11, Mc 1:12-13, Lc 4:1-13) để đương đầu với Satan (do đó gợi lên việc Israel lưu tại sa mạc), sau đó Người bắt đầu thừa tác vụ ở Galilê.
Một cuộc thần hiện có tính xác định khác – việc hiển dung của Chúa Giêsu – xẩy đến vào cuối thừa tác vụ của Người ở Galilê, khi Người lên đường đi Giêrusalem, lúc cận kề biến cố vượt qua. Như lúc chịu phép rửa, Thiên Chúa Cha tuyên bố: "Đây là Con yêu dấu của Ta" (Mt 17:5 tt.) và nhấn mạnh một cách minh nhiên quyền bính thuộc về Người: "Hãy lắng nghe Người!". Nhiều yếu tố của lần thần hiện này gợi lại các biến cố Sinai: đỉnh núi, sự hiện diện của Môsê và Êlia, sự kiện con người của Chúa Giêsu tỏa sáng, sự hiện diện của đám mây che phủ Người bằng bóng râm của nó. Bằng cách này, Chúa Giêsu và sứ mệnh của Người được nối kết với sự mặc khải của Thiên Chúa tại Sinai và lịch sử cứu độ của Israel.
Tin Mừng Mátthêu sử dụng một tước hiệu không có tương đương để đặt tên và mặc khải Chúa Giêsu là ai. Được gắn với tên riêng của Người - "Giêsu" - mà thánh nhân diễn giải bằng cụm từ: "Vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ" (Mt 1:21), Thánh Mátthêu còn nhắc đến tước hiệu "Emmanuen" (Mt 1: 23), có nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Is 7:14). Bằng cách này, tin mừng gia khẳng định một cách minh nhiên sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu, và nhấn mạnh thẩm quyền do đó mà ra đối với việc giảng dạy của Người cũng như các hành vi khác của thừa tác vụ của Người. Tước hiệu "Emmanuen" xuất hiện trở lại, theo một nghĩa nào đó, trong Mt 18:20, nơi Chúa Giêsu nói về sự hiện diện của Người giữa cộng đồng ("Khi hai hoặc ba người tập hợp nhân danh Thầy, Thầy ở đó giữa họ" ) và trong Mt 28: 20 với lời hứa tối hậu của Chúa Giêsu phục sinh: "Và Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến ngày tận thế".
Chúa Giêsu tràn đầy Thánh Thần Thiên Chúa
Trong bối cảnh phép rửa, các Tin Mừng nhất lãm cùng ghi lại việc Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu (Mt 3:16, Mc 1:10, Lc 3:22) và xác nhận hoạt động của Chúa Thánh Thần trong các hành vi của Người (xem Mt 12:28, Mc 3:28-30). Đặc biệt, Thánh Luca nhiều lần nhắc đến Thánh Thần, Đấng thúc đẩy Chúa Giêsu trong sứ mệnh giảng dạy và chữa bệnh của Người (Lc 4:1,14,18-21). Cũng tin mừng gia này lưu ý rằng, trong khoảnh khắc hết sức cảm xúc, Chúa Giêsu "hân hoan nhẩy mừng dưới hành động của Chúa Thánh Thần" (Lc 10:21), và nói: "Tất cả đã được Cha tôi ban cho tôi. Không ai biết Con là ai, ngoài Cha; và không ai biết Cha là ai ngoài Con và kẻ Người muốn mặc khải "(Lc 10:22, xem thêm Mt 11:25-27).
Chúa Giêsu hành động bằng quyền năng Thiên Chúa
27. Mối liên hệ đặc biệt giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa cũng được biểu lộ trong các vụ trừ qủy và chữa bệnh. Trong ba Tin Mừng nhất lãm, và nhất là trong Máccô, các vụ trừ qủy là dấu ấn đặc biệt trong sứ mệnh của Chúa Giêsu. Quyền năng của Chúa Thánh Thần hiện diện trong Chúa Giêsu cũng có thể đánh đuổi thần giam hãm tìm cách tiêu diệt các hữu thể nhân bản (thí dụ, Mc 1: 21-28). Cuộc giáp mặt của Chúa Giêsu với Satan, diễn ra trong những lần cám dỗ khi Chúa Giêsu khởi đầu thừa tác vụ của Người, tiếp diễn cách này, trong suốt đời Người, trong cuộc đấu tranh chiến thắng chống lại các lực lượng xấu xa từng gây ra đau khổ cho con người. Cùng những sức mạnh ma quỷ này được trình bày như biết rõ một cách lo lắng danh tính của Chúa Giêsu như là Con Thiên Chúa (xem, thí dụ, Mc 1:24; 3:11; 5:7). "Sức mạnh" từ Chúa Giêsu phát ra là sức mạnh chữa lành (x. Mc 5:30). Những câu chuyện như vậy có rất nhiều trong mỗi Tin Mừng nhất lãm. Khi các đối thủ của Chúa Giêsu buộc tội Người nhận được sức mạnh từ Satan, Người đáp lại bằng một tuyên bố tổng hợp liên kết các hành động lạ lùng của Người với sức mạnh của Chúa Thánh Thần và với sự hiện diện của triều đại Thiên Chúa: " Còn nếu tôi dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông" (Mt 12:28, xem Lc 11:20).
Sự hiện diện của quyền năng Thiên Chúa trong chính Chúa Giêsu thể hiện một cách đặc biệt trong các tình tiết trong đó, quyền bính của Người cũng được triển khai đối với các sức mạnh tự nhiên. Những câu chuyện dẹp yên bão tố và đi trên nước đều tương đương với các lần thần hiện, trong đó Chúa Giêsu thi hành quyền bính thần thiêng đối với lực lượng hỗn loạn của biển, và khi đi trên mặt nước, Người công bố tên thần thiêng (egô eimi) như tên riêng của Người (xem Mt 14:27, Mc 6:50). Trong câu chuyện của Tin Mừng Mátthêu, các môn đệ tham dự phép lạ đã xúc động đến độ tuyên xưng danh tính của Chúa Giêsu như Con Thiên Chúa (Mt 14:33). Cũng vậy, những câu chuyện về việc hóa bánh ra nhiều cho thấy sức mạnh đặc biệt và uy quyền của Chúa Giêsu (x. Mt 14:13-21, Mc 6:32-44, Lc 9:10-17, xem Mt 15: 32-39, Mc 8:1-10). Sự hóa nhiều các ổ bánh có thể liên kết với ơn Thiên Chúa ban manna trong sa mạc, và với thừa tác vụ tiên tri của Elia và Elisa. Đồng thời, bằng những lời nói và cử chỉ trên các ổ bánh, và bằng sự dư thừa các mẩu bánh còn lại, đã có sự ám chỉ đến việc cử hành Thánh Thể của cộng đồng Kitô giáo, trong đó quyền năng cứu độ của Chúa Giêsu được triển khai một cách bí tích.
Chúa Giêsu giảng dạy với uy quyền của Thiên Chúa
Các Tin Mừng nhất lãm nói rằng Chúa Giêsu giảng dạy với thẩm quyền đặc biệt. Khi hiển dung, giọng nói từ trời cho biết rõ: "Đây là Con yêu dấu của Ta: hãy lắng nghe Người!” (Mc 9:7, Mt 17:5, Lc 9:35). Trong hội đường Caphanaum, các nhân chứng của bài giáo huấn đầu tiên và phép trừ quỷ đầu tiên của Chúa Giêsu kêu lên: "Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh! " (Mc 1:27). Trong Mt 5:21-48, Chúa Giêsu, một cách đầy uy quyền, đặt giáo huấn của Người mâu thuẫn với các yếu tố chính của Lề Luật: " "Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng... Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết...” Người cũng tuyên bố là "chủ của ngày Sabát" (Mt 12:8, Mc 2:28, Lc 6:5). Thẩm quyền mà Chúa Giêsu nhận được từ Thiên Chúa cũng bao trùm cả việc tha thứ tội lỗi (Mt 9:6, Mc 2:10, Lc 5:24).
Cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu là sự mặc khải cuối cùng và như xác nhận mối liên hệ độc đáo của Người với Thiên Chúa
28. Việc đóng đinh Chúa Giêsu, một định mệnh cực kỳ tàn khốc và ô nhục, dường như xác nhận ý kiến của những kẻ thù của Người, những người coi Người là kẻ phạm thượng (Mt 26:65, Mc 14:63). Họ yêu cầu người bị đóng đinh từ trên thập giá bước xuống và do đó chứng minh được cao ngạo cho mình là Con Thiên Chúa (Mt 27:41-43, Mc 15:31-3). Cái chết trên Thập giá dường như chứng minh rằng những tuyên bố ngạo mạn và hành động của Người bị Thiên Chúa bác bỏ (recusé). Nhưng theo các sách Tin mừng, Chúa Giêsu, khi hấp hối, đã phát biểu sự kết hợp mật thiết của Người với Thiên Chúa Cha, Đấng mà Người chấp nhận thánh ý (Mt 26:39. 42; Mc 14:36; Lc 22:42). Và Thiên Chúa Cha, khi phục sinh Chúa Giêsu từ cõi chết (Mt 28:6; Mc 16:6; Lc 24:6.34) chứng tỏ Người chấp thuận hoàn toàn và dứt khoát con người của Chúa Giêsu, trong tất cả các hoạt động và các tuyên bố của Người. Bất cứ ai, đã tin vào sự phục sinh của Chúa Giêsu bị đóng đinh, thì không thể nghi ngờ mối liên hệ độc đáo của Người với Thiên Chúa Cha, cũng như tính hợp lệ của toàn bộ thừa tác vụ của Người.
b. Chúa Giêsu và vai trò của Người trong lịch sử cứu độ
29. Kinh thánh của dân Israel được coi như câu chuyện về lịch sử của Thiên Chúa với dân tộc này và như Lời Thiên Chúa. Các Tin Mừng nhất lãm cho thấy mối liên hệ kết hợp Chúa Giêsu với Thiên Chúa, và giải thích lịch sử của Người như sự nên trọn của Kinh thánh. Mối liên hệ đặc biệt kết hợp Chúa Giêsu với Thiên Chúa cũng được diễn dịch trong sự trở lại của Chúa Giêsu vào lúc tận cùng thời gian.
Sự nên trọn của Sách Thánh
Điều quan trọng cần lưu ý là, trong tất cả những điều Người nói, không những Chúa Giêsu hoàn tất lời dạy của Môsê và các tiên tri, mà Người còn tự trình bầy Người như người đích thân hoàn tất các Sác Thánh. Thánh Mátthêu (Mt 2:15) nhận xét rằng từ thời thơ ấu, Chúa Giêsu đã lặp lại hành trình của Israel "từ Ai Cập" (xem Hôsê 11: 1). Được tràn đầy Chúa Thánh Thần (Lc 4:15), sau khi đọc Isaia ở hội đường Nadarét, Người đã đóng sách lại và tuyên bố: "Hôm nay đoạn Kinh thánh này mà anh em vừa nghe đã nên trọn" (Lc 4:21). Cùng cách đó, Người gửi lời nói với Thánh Gioan Tẩy Giả đang ở trong tù rằng những gì các đặc phái viên của thánh nhân thấy đã hoàn tất toàn diện các lời tiên tri về Đấng Mêsia của Isaia (Mt 11:2-6 nối kết Is 26:19; 29:18-19; 35:5; 61:1). Lời mở đầu có tính lên chương trình của Tin mừng Máccô, trong những câu đầu tiên, đã cung cấp một bản tóm tắt về căn tính của Chúa Giêsu: không những ngay từ dòng đầu tiên, nó đã nói đến "Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa" (Mc 1:1) nhưng, trong những câu sau đây, nó cũng đã công bố chính Chúa trong con người của Người, mà việc xuất hiện đã được chuẩn bị, theo chứng từ của các tiên tri (Mc 1: 2-3, tự nhắc đến Is 23:20; Ml 3:1; Is 40: 3). Nếu các Tin mừng gia trình bày Người một cách nhất quán như là hậu duệ của Đavít, thì người ta cũng nói về Người, trong những điều liên quan đến khôn ngoan, Người còn vĩ đại hơn Salômôn (Mt 12:41; Lc 11:32), vĩ đại hơn Đền thờ (Mt 12:6), hoặc thậm chí vĩ đại hơn Giôna (Mt 12:41, Lc 11:32). Trong bài diễn văn trên núi, Người lập luật với một thẩm quyền vượt quá cả thẩm quyền của Môsê (xem Mt 5:21.27.33.38.43).
Sự hoàn tất lịch sử và việc trở lại vinh thắng của Chúa Giêsu
Theo các Tin Mừng nhất lãm, mối liên hệ rất mật thiết của Chúa Giêsu với Thiên Chúa được biểu lộ không những ở sự kiện cuộc đời của Chúa Giêsu là sự hoàn tất của lịch sử Thiên Chúa với Israel, mà còn ở sự kiện toàn bộ lịch sử được đem đến chỗ hoàn tất của nó bằng việc trở lại của Chúa Giêsu trong vinh quang của Người. Trong các ngôn từ khải huyền, (Mt 24-25, Mc 13, Lc 21), Người chuẩn bị cho các môn đệ của Người trước các day dắt của lịch sử sau khi Ngài chết và sống lại, và Người khuyên họ hãy trung thành và sẵn sàng chờ đợi Người trở lại. Từ nay, họ sống trong một thời gian giữa việc hoàn tất lịch sử trước đó, được hiện thực hóa bởi công việc và cuộc đời của Chúa Giêsu, và sự hoàn tất dứt khoát của lịch sử vào lúc tận cùng mọi thời gian. Thời gian ỡ giữa này là thời gian của cộng đồng những người tin vào Chúa Giêsu, thời của Giáo hội. Trong thời trung gian này, các Kitô hữu có sự bảo đảm này là Chúa phục sinh luôn ở bên cạnh họ (Mt 28:20), đặc biệt qua sự trung gian của quyền năng Chúa Thánh Thần (Lc 24:49, xem Cv. 1: 8). Họ cũng có nhiệm vụ loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu cho mọi người (xin xem Mt 26:13; Mc 13:10; Lc 24:47), để biến họ trở thành môn đệ của Chúa Giêsu (Mt 28:19) và sống theo Chúa Giêsu. Toàn bộ cuộc sống của họ, và toàn bộ thời gian này nhận làm chân trời việc hoàn tất lịch sử, một lịch sử sẽ trở thành sự thật trong việc trở lại vinh thắng của Chúa Giêsu.
c. Kết luận
30. Tin mừng nhất lãm cho thấy mối liên hệ đặc biệt kết hợp Chúa Giêsu với Thiên Chúa trong mọi chiều kích của cuộc sống và hoạt động của Người. Chúng cũng cho thấy ý nghĩa đặc biệt của cuộc đời Chúa Giêsu trong việc hoàn tất lịch sử chung của Thiên Chúa và dân Israel, cũng như trong sự hoàn tất dứt khoát toàn bộ lịch sử. Chính trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa tự mặc khải Người và mặc khải dự án cứu rỗi của Người cho toàn thể nhân loại, chính trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa nói với mọi con người nhân bản, và chính nhờ Chúa Giêsu mà họ được dẫn tới Thiên Chúa và kết hợp với Người, nhờ Chúa Giêsu họ có được ơn cứu rỗi. Khi trình bày Chúa Giêsu, Lời của Thiên Chúa, chính các Tin mừng trở thành Lời của Thiên Chúa. Bản chất Kinh thánh của Israel là nói về Thiên Chúa một cách có thẩm quyền, và dẫn tới Thiên Chúa một cách bảo đảm. Đặc điểm này cũng là bản chất của các Tin mừng, và dẫn tới việc ra đời của qui điển các trước tác Kitô giáo có liên hệ với qui điển Kinh thánh Do Thái.
Kỳ tới: Tin Mừng Gioan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét