Ủy Ban Thần Học Quốc Tế: Tính hỗ tương giữa Đức Tin Và Các Bí Tích, 3
c) Nhập thể: Trung tâm, đỉnh cao và chìa khóa dẫn vào nhiệm cục bí tích
30. [Chúa Giêsu Kitô: Ur-Sakrament (bí tích nguyên thủy)]. Mong muốn ban chính mình Người của Thiên Chúa đạt tới đỉnh cao không thể vượt qua nơi Chúa Giêsu Kitô (x. DV 2). Nhờ sự kết hợp ngôi vị này (x. DH 301-302), nhân tính của Chúa Kitô, con người thật, “trong mọi sự đều giống như chúng ta, trừ tội lỗi” (Dt 4:15), là nhân tính của Con Thiên Chúa, của Ngôi Lời vĩnh cửu "cho chúng ta và để cứu rỗi chúng ta" (DH 150). Thần học gần đây khẳng định rằng Chúa Giêsu Kitô là bí tích nguyên thủy (Ur-Sakrament) và là chìa khóa dẫn vào cấu trúc bí tích của lịch sử cứu rỗi. Trong tổng hợp này, trong Chúa Giêsu Kitô này, chúng ta khám phá ra điều này: nhiệm cục cứu độ của Thiên Chúa, vì nhập thể, nên có tính bí tích. [25] Vì lý do này, có thể thực sự khẳng định rằng các bí tích là trung tâm của Kitô giáo. Mất các bí tích tương đương với việc mất nhập thể và ngược lại” [26]. Vì trong Chúa Giêsu Kitô, như đỉnh cao của lịch sử và sự viên mãn của thời gian (Gal 4: 4), có sự hợp nhất khít khao nhất có thể có giữa một biểu tượng tạo vật, tức nhân tính của nó, và điều được biểu tượng, tức sự hiện diện cứu rỗi của Thiên Chúa trong Con của Người ở giữa lòng lịch sử. Nhân tính của Chúa Kitô, hiểu như nhân tính không thể tách rời khỏi ngôi vị thần linh Con Thiên Chúa, là một “biểu tượng thực sự” của ngôi vị thần linh. Trong trường hợp tối cao này, tạo vật truyền đạt sự hiện diện của Thiên Chúa đến mức độ cao nhất.
31. [Nhân tính của Đấng bị đóng đinh vinh quang: Nền tảng của các bí tích]. Do đó, nhân tính của Chúa Kitô về bản chất được trao quyền từ trong nội tại để trở thành “Đấng trung gian và sự viên mãn của trọn mặc khải” (DV 2), một cách không thể vượt qua về mặt phẩm chất đối với bất cứ thực tại tạo vật nào khác, vì đó là nhân tính riêng của Con Thiên Chúa ( xem Dt 1: 1-2). Nhân tính mà sáng thế ngay từ đầu vốn hướng về được thể hiện một cách nổi bật trong nhân tính của Chúa Giêsu Kitô. Mọi hành động và lời nói của Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời vĩnh cửu nhập thể, vì được xức dầu bởi Chúa Thánh Thần, đều có đủ phẩm chất nhờ việc nhập thể. Một cách đến nỗi nhờ lời nói và việc làm của Người, và việc biểu lộ toàn thể con người của Người, Người đã thông truyền cho chúng ta sự mặc khải của Thiên Chúa (x. DV 4). Do đó, chính Chúa Giêsu Kitô là mầu nhiệm của Thiên Chúa được thông truyền và mặc khải cho con người (x. Cl 2: 2-3; 1:27; 4: 3), hiện diện trong các mầu nhiệm cứu độ khác nhau của đời sống Người: sinh ra, chịu phép rửa, biến hình, v.v.. Bây giờ việc diễn biến của mầu nhiệm của Chúa Kitô đạt đến đỉnh cao của nó trong cái chết và phục sinh vinh hiển, những biến cố luôn được hồng ân Chúa Thánh Thần tiếp nối (x. DV 4). Ở đó, sự mặc khải về tình yêu của Thiên Chúa cho đến tận cùng (x. Ga 13: 1) và năng lực cứu chuộc của nó được cô đọng với một cường độ cao siêu và không thể vượt qua. Kết quả là sự tha thứ tội lỗi (x. Cl 2: 13-14) và sự cởi mở chấp nhận tham dự vào sự sống vĩnh cửu của Đấng Phục sinh, nhờ ơn phúc của Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho chúng ta trở nên những người chia sẻ bản tính thần linh (x. 2 Pr 1: 4). Nhờ đó, chúng ta hiểu rằng Chúa Giêsu Kitô tập trung nền tảng và nguồn gốc của mọi tính bí tích, điều sau đó diễn biến trong các dấu hiệu bí tích khác nhau vốn sảnh sinh ra Giáo hội, nơi có sự tụ tập các khía cạnh độc nhất và những khoảnh khắc thâm hậu của cuộc sống Người: ơn tha thứ tội lỗi (sám hối), chữa lành người bệnh (Xức dầu bệnh nhân), chết và phục sinh (Bí tích Rửa tội và Bí tích Thánh Thể), chọn lựa và thiết định các môn đệ làm mục tử của cộng đồng (truyền chức thánh), v.v. Luận lý học bí tích, vốn được khắc ghi trong mặc khải Ba Ngôi, được kéo dài và cô đọng trong các bí tích, trong đó Chúa Kitô tự làm cho Người hiện diện một cách đặc biệt thâm hậu (SC 7). Cấu trúc bí tích và luận lý học đức tin tùy thuộc Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể và cứu chuộc [27].
32. Thật vậy, Chúa Giêsu không chỉ đơn giản truyền đạt cho chúng ta một điều gì đó quan trọng về Thiên Chúa. Người không chỉ đơn giản là một thầy giáo nào đó, một sứ giả hay một nhà tiên tri nào đó, mà là sự hiện diện bản vị của Ngôi Lời Thiên Chúa trong sáng thế. Vì Người, như là người thật, vốn không thể tách rời khỏi Thiên Chúa, Đấng mà Người gọi là "Cha", hiệp thông với Người có nghĩa là hiệp thông với Thiên Chúa (Ga 10:30; 14: 6, 9). Chúa Cha muốn dẫn dắt mọi người qua Chúa Thánh Thần vào hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô. Đồng thời, Chúa Giêsu Kitô là con đường dẫn đến sự sống và là chính sự sống (Ga 14: 6); nói cách khác: “Người đồng thời là Đấng Cứu Rỗi và là chính Ơn Cứu rỗi [28].Với các bí tích của Lời được cử hành trong Chúa Thánh Thần, đặc biệt với việc tưởng niệm cái chết và sự phục sinh của Người, chúng ta được cung cấp một phương cách và một biện pháp khắc phục sau cuộc mất mát vì tội lỗi, để đạt được sự hiệp thông và mối tương quan bản vị với Thiên Chúa thông qua việc tham dự vào sự sống của Chúa Kitô, tự lồng chúng ta vào với Người. Do đó, công việc cứu rỗi được hoàn thành, nó hoàn tất và đem sự khởi đầu của nó với sáng thế lên tuyệt đỉnh. Tuy nhiên, Thiên Chúa làm cho việc chấp nhận ơn phúc này lệ thuộc sự hợp tác của người nhận. Như trường hợp Đức Mẹ, vốn là mô hình giáo hội của người môn đệ, đã cho thấy, ơn thánh tôn trọng tự do, nó không bị áp đặt một cách cưỡng bức mà không có sự thuận tình của tự do (Lc 1: 38), ngay cả khi sự thuận tình được chính ơn thánh làm cho khả hữu ( Lc 1:28).
d) Giáo hội và các Bí tích trong nhiệm cục bí tích
33. [Giáo Hội: Grund-Sakrament (bí tích nền tảng)]. Tính hữu hình lịch sử của ơn thánh, một tính, trong lịch sử, từng được hiện thực trong Chúa Giêsu Kitô, vẫn có tính ưu vị, nhưng được dẫn khởi nhờ công trình của Chúa Thánh Thần trong Giáo hội [29]. Thuộc hữu thể Giáo hội là cấu trúc lịch sử và hữu hình, để phục vụ việc thông truyền ơn thánh vô hình, ơn thánh mà Giáo Hội vốn nhận được từ Chúa Kitô và thông truyền nhờ Chúa Thánh Thần. Có một loại suy đáng chú ý giữa Giáo hội và Ngôi Lời nhập thể (x. LG 8; SC 2). Từ những tiền đề này, thần học đương thời đã thâm hậu hóa sự hiểu biết về Giáo hội như là bí tích nền tảng (Grund-Sakrament), trong một đường hướng gần với sự hiểu biết của Vatican II về Giáo hội như là bí tích cứu độ phổ quát [30]. Như một bí tích, Giáo hội phục vụ sự cứu rỗi thế giới (LG 1; GS 45), phục vụ việc thông truyền ơn thánh mà việc tiếp nhận ơn thánh này đã biến nó thành bí tích. Tính bí tích luôn có đặc tính truyền giáo, phục vụ thiện ích của người khác.
34. Giờ đây, cũng như một bí tích, trong chính Giáo hội, đã có việc tri nhận được ơn thánh của Thiên Chúa, tri nhận được sự bừng nở của Nước Thiên Chúa. Như vậy, nếu một mặt, Giáo hội phục vụ việc thành lập Nước Thiên Chúa; thì mặt khác, sự hiện diện của Vương quốc Chúa Kitô trong mầu nhiệm đã hiện diện trong Giáo Hội (LG 3). Được phú ban cho các phương tiện ơn thánh này, Giáo Hội thực sự có thể là mầm mống và là khởi đầu của vương quốc [31] (LG 5). Vì là một người hành hương và được cấu thành từ những người tội lỗi, nên không hề có sự đồng nhất hoàn toàn giữa Giáo hội và Nước Thiên Chúa; như một thực tại được cấu thành bởi ơn thánh, nó sở hữu một chiều kích cánh chung, mà đỉnh cao là Giáo hội thiên quốc và là hiệp thông các thánh [32] (x. LG 48-49).
35. [Giáo hội: Thực tại Kitô học và Thần khí học]. Là những tạo vật ngụ cư trong Thiên Chúa Ba Ngôi, nghĩa là, “dân hợp nhất” trong sự hợp nhất của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (33), Giáo hội không những duy trì mối tương quan mật thiết với Ngôi Lời nhập thể, đến độ có thể khẳng định đúng sự thật rằng mình là Thân thể của Chúa Kitô (x. LG 7), mà còn với cả Chúa Thánh Thần nữa. Và điều này đúng không những vì Chúa Thánh Thần, hồng ân tuyệt vời của Đấng Phục sinh (x. Ga 7:39; 14:26; 15:26; 20:22), hoạt động trong kết cấu của Giáo Hội (xem LG 4), cư ngụ trong Giáo Hội và trong các tín hữu như trong một đền thờ (1 Cr 3:16; 6:19), hợp nhất nó và tạo ra năng động tính truyền giáo vốn cố hữu trong nó (xem Cv 2: 4-13); mà còn vì Giáo hội là một dân tộc thiêng liêng, thuộc thần khí (x. LG 12), được làm giàu nhờ các ơn phúc khác nhau mà Chúa Thánh Thần ban cho các tín hữu vì thiện ích của cả cộng đồng (x. Rm 12: 4-8; 1 Cr 12: 12-30; 1 Pr 4:10). Những đặc sủng này dẫn đến việc chiếm hữu đặc thù sự phong phú của Lời Thiên Chúa và ơn thánh bí tích, củng cố cộng đồng và thúc đẩy sứ mệnh của nó (xem AA 3), nói ngắn gọn: tăng cường tính bí tích của Giáo hội [34].
36. [Liên tục tính bí tích của Trật tự Cứu rỗi]. Ơn cứu rỗi mà trong lịch sử vốn được đề nghị nơi Chúa Giêsu Kitô tiếp tục diễn ra trong Giáo hội (x. Lc 10:16), Thân thể Chúa Kitô, qua các bí tích ban sự sống, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần [35]; "Điều có thể nhìn thấy nơi Chúa Kitô đã chuyển qua các bí tích" của Giáo hội [36]. Giáo Hội Công Giáo chủ trương rằng bảy bí tích đã được Chúa Kitô thiết lập [37], vì chỉ có Người mới có thẩm quyền kết hợp một cách hữu hiệu hồng phúc ơn thánh cứu rỗi của Người vào một số dấu hiệu nhất định nào đó [38]. Khẳng định này nhấn mạnh rằng các bí tích không phải là một sáng tạo của giáo hội và Giáo hội không thể thay đổi bản chất của chúng [39], mà chúng dựa trên biến cố được Chúa Kitô mang lấy trọn vẹn: Nhập thể, Sự sống, Sự chết và sự Phục sinh. Việc thiết lập của các bí tích thu thập ý nghĩa từ việc Nhập thể và công bố nó (xem § § 30-32), vì chúng chỉ rõ các đặc điểm của nhân tính Chúa Giêsu, việc triển khai các mầu nhiệm của cuộc sống nhân bản của Người mà cao điểm là lễ Phục sinh, vì ở đây, Chúa Giêsu tự hiến mình trọn vẹn như nguồn mọi ơn thánh, bắt đầu với ơn Chúa Thánh Thần. Giáo hội được soi sáng bởi Chúa Thánh Thần, Đấng mà Giáo Hội đã lãnh nhận vào Lễ Ngũ tuần và được khích lệ bởi việc cử hành Bí tích Thánh Thể (x. PO 5), vốn là nguồn và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu (SC 10; LG 11). Giáo hội vốn thừa nhận rằng hồng phúc bí tích của Chúa Kitô được tiếp tục một cách nổi bật trong bảy dấu hiệu bí tích vốn có nguồn gốc cách này các khác từ cùng một Chúa Kitô [40], trong khi chủ trương rằng ơn thánh thần linh không hoàn toàn bị giới hạn trong bảy bí tích [41].
37. [Ơn thánh bí tích và người ngoài Kitô giáo]. Giáo hội khẳng định rằng ơn thánh, ơn công chính hóa và ban ơn cứu độ, được ban cho và do đó, đức tin chân thực cũng được ban cho ở bên ngoài Giáo hội hữu hình, nhưng không độc lập với Chúa Giêsu (bí tích nguyên thủy) và Giáo Hội (bí tích nền tảng). Hành động của Chúa Thánh Thần không bị giới hạn trong các giới hạn của Giáo hội hữu hình, nhưng "sự hiện diện và hành động của nó là phổ quát, không bị bất cứ giới hạn nào về không gian hay thời gian" [42]. Các tôn giáo ngoài Kitô giáo có thể chứa các khía cạnh của sự thật và có thể là phương tiện và dấu hiệu gián tiếp của ơn thánh thiêng liêng của Chúa Giêsu Kitô. Nhưng điều này không có nghĩa chúng là những con đường cứu rỗi song song với Chúa Kitô hoặc độc lập với Chúa Kitô và Giáo hội của Người [43].
38. [Ơn thánh bí tích và đức tin]. Nói tóm lại, Lời Chúa, Lời sáng tạo và hữu hiệu, đã tạo ra ngôn ngữ liên bản vị của lời bí tích, tức các bí tích; những lời trong Ngôi Lời tiếp tục hành động nhờ Chúa Thánh Thần. Trong những lời mà thừa tác viên tuyên bố nhân danh Giáo hội, thí dụ "Cha rửa con", chính Chúa Kitô Phục sinh tiếp tục nói và hành động trong đó [44]. Vì các bí tích ngày nay được Chúa Thánh Thần làm cho khả hữu mối tương quan bản thân với Chúa đã chết và phục sinh, nên chúng không có ý nghĩa gì nếu không có mối tương quan như vậy, một mối tương quan được cô đọng trong hạn từ “đức tin”.
39. [Các bí tích: Thực thi tối cao tính bí tích của Giáo hội]. Tính bí tích nền tảng của Giáo hội được thực thi một cách vinh dự và với một cường độ đặc biệt trong việc cử hành các bí tích. Các bí tích luôn có một bản chất giáo hội: trong chúng, Giáo hội đặt chính hữu thể mình vào tình thế, để phục vụ việc thông truyền ơn thánh cứu độ của Chúa Kitô phục sinh, nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Do đó, mỗi và mọi bí tích đều là một hành vi nội tại có tính giáo hội. Theo các Giáo phụ, các bí tích luôn được cử hành trong đức tin của Giáo hội, vì chúng đã được ủy thác cho Giáo hội. Trong mỗi và mọi bí tích, đức tin của Giáo hội đi trước đức tin của tín hữu cá thể. Thật vậy, đó là việc thực thi có tính bản vị chính đức tin của giáo hội. Do đó, không có sự tham gia của đức tin giáo hội, những hành vi tượng trưng như vậy trở nên câm lặng, vì đức tin mở cửa dẫn tới việc biểu thị bí tích hoạt động.
40. [Các á bí tích]. Tính bí tích của giáo hội không những được nhập thân vào các bí tích. Còn một loạt các thực tại bí tích khác tạo thành một phần của cuộc sống và đức tin của Giáo hội, trong đó Kinh thánh nổi bật. Đối với lòng sùng đạo Kitô giáo, có tầm quan trọng lớn là điều gọi là các á bí tích, là những dấu hiệu thánh thiêng, được tạo ra theo mô hình các bí tích. Các á bí tích được sắp đặt hướng tới các bí tích và thánh hóa các hoàn cảnh khác nhau của đời sống (SC 60). Điều của riêng các bí tích là trong chúng có một cam kết giáo hội, một cam kết có thẩm quyền và chắc chắn nhằm thông truyền ơn thánh của Chúa Kitô, với điều kiện là tất cả các yêu cầu đều được chu toàn. Tuy nhiên, trong các á bí tích, người ta không thể nói đến một sự hữu hiệu tương tự như sự hữu hiệu của các bí tích [45]. Trong chúng, có một sự chuẩn bị để lãnh nhận ơn thánh và một ý hướng hợp tác với nó, chứ không phải là một sự hữu hiệu kiểu ex opere operato [do chính việc làm được thực hiện] (xem § 65), chỉ của riêng các bí tích. Do đó, trong khi nước rửa tội tạo ra hiệu quả tha thứ tội lỗi trong lòng việc cử hành bí tích, nước thánh, để tưởng nhớ bí tích rửa tội, không tạo hậu quả bởi chính nó, nhưng theo mức độ trong đó nó được lãnh nhận bằng đức tin, thí dụ khi bước qua lối vào đền thờ.
Kỳ tới: e) Các trục của nhiệm cục bí tích
30. [Chúa Giêsu Kitô: Ur-Sakrament (bí tích nguyên thủy)]. Mong muốn ban chính mình Người của Thiên Chúa đạt tới đỉnh cao không thể vượt qua nơi Chúa Giêsu Kitô (x. DV 2). Nhờ sự kết hợp ngôi vị này (x. DH 301-302), nhân tính của Chúa Kitô, con người thật, “trong mọi sự đều giống như chúng ta, trừ tội lỗi” (Dt 4:15), là nhân tính của Con Thiên Chúa, của Ngôi Lời vĩnh cửu "cho chúng ta và để cứu rỗi chúng ta" (DH 150). Thần học gần đây khẳng định rằng Chúa Giêsu Kitô là bí tích nguyên thủy (Ur-Sakrament) và là chìa khóa dẫn vào cấu trúc bí tích của lịch sử cứu rỗi. Trong tổng hợp này, trong Chúa Giêsu Kitô này, chúng ta khám phá ra điều này: nhiệm cục cứu độ của Thiên Chúa, vì nhập thể, nên có tính bí tích. [25] Vì lý do này, có thể thực sự khẳng định rằng các bí tích là trung tâm của Kitô giáo. Mất các bí tích tương đương với việc mất nhập thể và ngược lại” [26]. Vì trong Chúa Giêsu Kitô, như đỉnh cao của lịch sử và sự viên mãn của thời gian (Gal 4: 4), có sự hợp nhất khít khao nhất có thể có giữa một biểu tượng tạo vật, tức nhân tính của nó, và điều được biểu tượng, tức sự hiện diện cứu rỗi của Thiên Chúa trong Con của Người ở giữa lòng lịch sử. Nhân tính của Chúa Kitô, hiểu như nhân tính không thể tách rời khỏi ngôi vị thần linh Con Thiên Chúa, là một “biểu tượng thực sự” của ngôi vị thần linh. Trong trường hợp tối cao này, tạo vật truyền đạt sự hiện diện của Thiên Chúa đến mức độ cao nhất.
31. [Nhân tính của Đấng bị đóng đinh vinh quang: Nền tảng của các bí tích]. Do đó, nhân tính của Chúa Kitô về bản chất được trao quyền từ trong nội tại để trở thành “Đấng trung gian và sự viên mãn của trọn mặc khải” (DV 2), một cách không thể vượt qua về mặt phẩm chất đối với bất cứ thực tại tạo vật nào khác, vì đó là nhân tính riêng của Con Thiên Chúa ( xem Dt 1: 1-2). Nhân tính mà sáng thế ngay từ đầu vốn hướng về được thể hiện một cách nổi bật trong nhân tính của Chúa Giêsu Kitô. Mọi hành động và lời nói của Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời vĩnh cửu nhập thể, vì được xức dầu bởi Chúa Thánh Thần, đều có đủ phẩm chất nhờ việc nhập thể. Một cách đến nỗi nhờ lời nói và việc làm của Người, và việc biểu lộ toàn thể con người của Người, Người đã thông truyền cho chúng ta sự mặc khải của Thiên Chúa (x. DV 4). Do đó, chính Chúa Giêsu Kitô là mầu nhiệm của Thiên Chúa được thông truyền và mặc khải cho con người (x. Cl 2: 2-3; 1:27; 4: 3), hiện diện trong các mầu nhiệm cứu độ khác nhau của đời sống Người: sinh ra, chịu phép rửa, biến hình, v.v.. Bây giờ việc diễn biến của mầu nhiệm của Chúa Kitô đạt đến đỉnh cao của nó trong cái chết và phục sinh vinh hiển, những biến cố luôn được hồng ân Chúa Thánh Thần tiếp nối (x. DV 4). Ở đó, sự mặc khải về tình yêu của Thiên Chúa cho đến tận cùng (x. Ga 13: 1) và năng lực cứu chuộc của nó được cô đọng với một cường độ cao siêu và không thể vượt qua. Kết quả là sự tha thứ tội lỗi (x. Cl 2: 13-14) và sự cởi mở chấp nhận tham dự vào sự sống vĩnh cửu của Đấng Phục sinh, nhờ ơn phúc của Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho chúng ta trở nên những người chia sẻ bản tính thần linh (x. 2 Pr 1: 4). Nhờ đó, chúng ta hiểu rằng Chúa Giêsu Kitô tập trung nền tảng và nguồn gốc của mọi tính bí tích, điều sau đó diễn biến trong các dấu hiệu bí tích khác nhau vốn sảnh sinh ra Giáo hội, nơi có sự tụ tập các khía cạnh độc nhất và những khoảnh khắc thâm hậu của cuộc sống Người: ơn tha thứ tội lỗi (sám hối), chữa lành người bệnh (Xức dầu bệnh nhân), chết và phục sinh (Bí tích Rửa tội và Bí tích Thánh Thể), chọn lựa và thiết định các môn đệ làm mục tử của cộng đồng (truyền chức thánh), v.v. Luận lý học bí tích, vốn được khắc ghi trong mặc khải Ba Ngôi, được kéo dài và cô đọng trong các bí tích, trong đó Chúa Kitô tự làm cho Người hiện diện một cách đặc biệt thâm hậu (SC 7). Cấu trúc bí tích và luận lý học đức tin tùy thuộc Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể và cứu chuộc [27].
32. Thật vậy, Chúa Giêsu không chỉ đơn giản truyền đạt cho chúng ta một điều gì đó quan trọng về Thiên Chúa. Người không chỉ đơn giản là một thầy giáo nào đó, một sứ giả hay một nhà tiên tri nào đó, mà là sự hiện diện bản vị của Ngôi Lời Thiên Chúa trong sáng thế. Vì Người, như là người thật, vốn không thể tách rời khỏi Thiên Chúa, Đấng mà Người gọi là "Cha", hiệp thông với Người có nghĩa là hiệp thông với Thiên Chúa (Ga 10:30; 14: 6, 9). Chúa Cha muốn dẫn dắt mọi người qua Chúa Thánh Thần vào hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô. Đồng thời, Chúa Giêsu Kitô là con đường dẫn đến sự sống và là chính sự sống (Ga 14: 6); nói cách khác: “Người đồng thời là Đấng Cứu Rỗi và là chính Ơn Cứu rỗi [28].Với các bí tích của Lời được cử hành trong Chúa Thánh Thần, đặc biệt với việc tưởng niệm cái chết và sự phục sinh của Người, chúng ta được cung cấp một phương cách và một biện pháp khắc phục sau cuộc mất mát vì tội lỗi, để đạt được sự hiệp thông và mối tương quan bản vị với Thiên Chúa thông qua việc tham dự vào sự sống của Chúa Kitô, tự lồng chúng ta vào với Người. Do đó, công việc cứu rỗi được hoàn thành, nó hoàn tất và đem sự khởi đầu của nó với sáng thế lên tuyệt đỉnh. Tuy nhiên, Thiên Chúa làm cho việc chấp nhận ơn phúc này lệ thuộc sự hợp tác của người nhận. Như trường hợp Đức Mẹ, vốn là mô hình giáo hội của người môn đệ, đã cho thấy, ơn thánh tôn trọng tự do, nó không bị áp đặt một cách cưỡng bức mà không có sự thuận tình của tự do (Lc 1: 38), ngay cả khi sự thuận tình được chính ơn thánh làm cho khả hữu ( Lc 1:28).
d) Giáo hội và các Bí tích trong nhiệm cục bí tích
33. [Giáo Hội: Grund-Sakrament (bí tích nền tảng)]. Tính hữu hình lịch sử của ơn thánh, một tính, trong lịch sử, từng được hiện thực trong Chúa Giêsu Kitô, vẫn có tính ưu vị, nhưng được dẫn khởi nhờ công trình của Chúa Thánh Thần trong Giáo hội [29]. Thuộc hữu thể Giáo hội là cấu trúc lịch sử và hữu hình, để phục vụ việc thông truyền ơn thánh vô hình, ơn thánh mà Giáo Hội vốn nhận được từ Chúa Kitô và thông truyền nhờ Chúa Thánh Thần. Có một loại suy đáng chú ý giữa Giáo hội và Ngôi Lời nhập thể (x. LG 8; SC 2). Từ những tiền đề này, thần học đương thời đã thâm hậu hóa sự hiểu biết về Giáo hội như là bí tích nền tảng (Grund-Sakrament), trong một đường hướng gần với sự hiểu biết của Vatican II về Giáo hội như là bí tích cứu độ phổ quát [30]. Như một bí tích, Giáo hội phục vụ sự cứu rỗi thế giới (LG 1; GS 45), phục vụ việc thông truyền ơn thánh mà việc tiếp nhận ơn thánh này đã biến nó thành bí tích. Tính bí tích luôn có đặc tính truyền giáo, phục vụ thiện ích của người khác.
34. Giờ đây, cũng như một bí tích, trong chính Giáo hội, đã có việc tri nhận được ơn thánh của Thiên Chúa, tri nhận được sự bừng nở của Nước Thiên Chúa. Như vậy, nếu một mặt, Giáo hội phục vụ việc thành lập Nước Thiên Chúa; thì mặt khác, sự hiện diện của Vương quốc Chúa Kitô trong mầu nhiệm đã hiện diện trong Giáo Hội (LG 3). Được phú ban cho các phương tiện ơn thánh này, Giáo Hội thực sự có thể là mầm mống và là khởi đầu của vương quốc [31] (LG 5). Vì là một người hành hương và được cấu thành từ những người tội lỗi, nên không hề có sự đồng nhất hoàn toàn giữa Giáo hội và Nước Thiên Chúa; như một thực tại được cấu thành bởi ơn thánh, nó sở hữu một chiều kích cánh chung, mà đỉnh cao là Giáo hội thiên quốc và là hiệp thông các thánh [32] (x. LG 48-49).
35. [Giáo hội: Thực tại Kitô học và Thần khí học]. Là những tạo vật ngụ cư trong Thiên Chúa Ba Ngôi, nghĩa là, “dân hợp nhất” trong sự hợp nhất của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (33), Giáo hội không những duy trì mối tương quan mật thiết với Ngôi Lời nhập thể, đến độ có thể khẳng định đúng sự thật rằng mình là Thân thể của Chúa Kitô (x. LG 7), mà còn với cả Chúa Thánh Thần nữa. Và điều này đúng không những vì Chúa Thánh Thần, hồng ân tuyệt vời của Đấng Phục sinh (x. Ga 7:39; 14:26; 15:26; 20:22), hoạt động trong kết cấu của Giáo Hội (xem LG 4), cư ngụ trong Giáo Hội và trong các tín hữu như trong một đền thờ (1 Cr 3:16; 6:19), hợp nhất nó và tạo ra năng động tính truyền giáo vốn cố hữu trong nó (xem Cv 2: 4-13); mà còn vì Giáo hội là một dân tộc thiêng liêng, thuộc thần khí (x. LG 12), được làm giàu nhờ các ơn phúc khác nhau mà Chúa Thánh Thần ban cho các tín hữu vì thiện ích của cả cộng đồng (x. Rm 12: 4-8; 1 Cr 12: 12-30; 1 Pr 4:10). Những đặc sủng này dẫn đến việc chiếm hữu đặc thù sự phong phú của Lời Thiên Chúa và ơn thánh bí tích, củng cố cộng đồng và thúc đẩy sứ mệnh của nó (xem AA 3), nói ngắn gọn: tăng cường tính bí tích của Giáo hội [34].
36. [Liên tục tính bí tích của Trật tự Cứu rỗi]. Ơn cứu rỗi mà trong lịch sử vốn được đề nghị nơi Chúa Giêsu Kitô tiếp tục diễn ra trong Giáo hội (x. Lc 10:16), Thân thể Chúa Kitô, qua các bí tích ban sự sống, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần [35]; "Điều có thể nhìn thấy nơi Chúa Kitô đã chuyển qua các bí tích" của Giáo hội [36]. Giáo Hội Công Giáo chủ trương rằng bảy bí tích đã được Chúa Kitô thiết lập [37], vì chỉ có Người mới có thẩm quyền kết hợp một cách hữu hiệu hồng phúc ơn thánh cứu rỗi của Người vào một số dấu hiệu nhất định nào đó [38]. Khẳng định này nhấn mạnh rằng các bí tích không phải là một sáng tạo của giáo hội và Giáo hội không thể thay đổi bản chất của chúng [39], mà chúng dựa trên biến cố được Chúa Kitô mang lấy trọn vẹn: Nhập thể, Sự sống, Sự chết và sự Phục sinh. Việc thiết lập của các bí tích thu thập ý nghĩa từ việc Nhập thể và công bố nó (xem § § 30-32), vì chúng chỉ rõ các đặc điểm của nhân tính Chúa Giêsu, việc triển khai các mầu nhiệm của cuộc sống nhân bản của Người mà cao điểm là lễ Phục sinh, vì ở đây, Chúa Giêsu tự hiến mình trọn vẹn như nguồn mọi ơn thánh, bắt đầu với ơn Chúa Thánh Thần. Giáo hội được soi sáng bởi Chúa Thánh Thần, Đấng mà Giáo Hội đã lãnh nhận vào Lễ Ngũ tuần và được khích lệ bởi việc cử hành Bí tích Thánh Thể (x. PO 5), vốn là nguồn và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu (SC 10; LG 11). Giáo hội vốn thừa nhận rằng hồng phúc bí tích của Chúa Kitô được tiếp tục một cách nổi bật trong bảy dấu hiệu bí tích vốn có nguồn gốc cách này các khác từ cùng một Chúa Kitô [40], trong khi chủ trương rằng ơn thánh thần linh không hoàn toàn bị giới hạn trong bảy bí tích [41].
37. [Ơn thánh bí tích và người ngoài Kitô giáo]. Giáo hội khẳng định rằng ơn thánh, ơn công chính hóa và ban ơn cứu độ, được ban cho và do đó, đức tin chân thực cũng được ban cho ở bên ngoài Giáo hội hữu hình, nhưng không độc lập với Chúa Giêsu (bí tích nguyên thủy) và Giáo Hội (bí tích nền tảng). Hành động của Chúa Thánh Thần không bị giới hạn trong các giới hạn của Giáo hội hữu hình, nhưng "sự hiện diện và hành động của nó là phổ quát, không bị bất cứ giới hạn nào về không gian hay thời gian" [42]. Các tôn giáo ngoài Kitô giáo có thể chứa các khía cạnh của sự thật và có thể là phương tiện và dấu hiệu gián tiếp của ơn thánh thiêng liêng của Chúa Giêsu Kitô. Nhưng điều này không có nghĩa chúng là những con đường cứu rỗi song song với Chúa Kitô hoặc độc lập với Chúa Kitô và Giáo hội của Người [43].
38. [Ơn thánh bí tích và đức tin]. Nói tóm lại, Lời Chúa, Lời sáng tạo và hữu hiệu, đã tạo ra ngôn ngữ liên bản vị của lời bí tích, tức các bí tích; những lời trong Ngôi Lời tiếp tục hành động nhờ Chúa Thánh Thần. Trong những lời mà thừa tác viên tuyên bố nhân danh Giáo hội, thí dụ "Cha rửa con", chính Chúa Kitô Phục sinh tiếp tục nói và hành động trong đó [44]. Vì các bí tích ngày nay được Chúa Thánh Thần làm cho khả hữu mối tương quan bản thân với Chúa đã chết và phục sinh, nên chúng không có ý nghĩa gì nếu không có mối tương quan như vậy, một mối tương quan được cô đọng trong hạn từ “đức tin”.
39. [Các bí tích: Thực thi tối cao tính bí tích của Giáo hội]. Tính bí tích nền tảng của Giáo hội được thực thi một cách vinh dự và với một cường độ đặc biệt trong việc cử hành các bí tích. Các bí tích luôn có một bản chất giáo hội: trong chúng, Giáo hội đặt chính hữu thể mình vào tình thế, để phục vụ việc thông truyền ơn thánh cứu độ của Chúa Kitô phục sinh, nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Do đó, mỗi và mọi bí tích đều là một hành vi nội tại có tính giáo hội. Theo các Giáo phụ, các bí tích luôn được cử hành trong đức tin của Giáo hội, vì chúng đã được ủy thác cho Giáo hội. Trong mỗi và mọi bí tích, đức tin của Giáo hội đi trước đức tin của tín hữu cá thể. Thật vậy, đó là việc thực thi có tính bản vị chính đức tin của giáo hội. Do đó, không có sự tham gia của đức tin giáo hội, những hành vi tượng trưng như vậy trở nên câm lặng, vì đức tin mở cửa dẫn tới việc biểu thị bí tích hoạt động.
40. [Các á bí tích]. Tính bí tích của giáo hội không những được nhập thân vào các bí tích. Còn một loạt các thực tại bí tích khác tạo thành một phần của cuộc sống và đức tin của Giáo hội, trong đó Kinh thánh nổi bật. Đối với lòng sùng đạo Kitô giáo, có tầm quan trọng lớn là điều gọi là các á bí tích, là những dấu hiệu thánh thiêng, được tạo ra theo mô hình các bí tích. Các á bí tích được sắp đặt hướng tới các bí tích và thánh hóa các hoàn cảnh khác nhau của đời sống (SC 60). Điều của riêng các bí tích là trong chúng có một cam kết giáo hội, một cam kết có thẩm quyền và chắc chắn nhằm thông truyền ơn thánh của Chúa Kitô, với điều kiện là tất cả các yêu cầu đều được chu toàn. Tuy nhiên, trong các á bí tích, người ta không thể nói đến một sự hữu hiệu tương tự như sự hữu hiệu của các bí tích [45]. Trong chúng, có một sự chuẩn bị để lãnh nhận ơn thánh và một ý hướng hợp tác với nó, chứ không phải là một sự hữu hiệu kiểu ex opere operato [do chính việc làm được thực hiện] (xem § 65), chỉ của riêng các bí tích. Do đó, trong khi nước rửa tội tạo ra hiệu quả tha thứ tội lỗi trong lòng việc cử hành bí tích, nước thánh, để tưởng nhớ bí tích rửa tội, không tạo hậu quả bởi chính nó, nhưng theo mức độ trong đó nó được lãnh nhận bằng đức tin, thí dụ khi bước qua lối vào đền thờ.
Kỳ tới: e) Các trục của nhiệm cục bí tích
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét