Người Công Giáo có thờ Ðưc Mẹ không?
Dĩ nhiên, người Công Giáo chúng ta chỉ THỜ phượng một Chúa duy nhất mà thôi. Nhưng chúng ta cũng rất kính mến Ðức Mẹ và các Thánh. Ðiều này đã được giải thích, trình bày rất nhiều lần và qua các thế hệ. Một số giáo hội Tin Lành như Anh giáo, Lutheran cũng đồng quan điểm với chúng ta về sự kính mến Ðức Mẹ. Giáo hội Chính Thống cũng rất tôn kính Ðức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.
Tuy nhiên ở thời nào cũng có một số người qúa khích, luôn luôn tìm cách đả kích và lên án Giáo Hội Công Giáo. Một trong những đề tài mà họ thường xử dụng là việc người Công Giáo “thờ” Ðức Mẹ. Những người thuộc loại này, ngày nay chúng ta hay thấy ở các nhóm Tin Lành qúa khích (fundamentalism). Ðối với những kẻ cố tình gán ép, công kích bất kể sự giải thích của Giáo Hội Công Giáo, chúng ta chỉ biết cầu nguyện cho họ mà thôi. Nhưng đối với những người thật tình muốn tìm hiểu, hoặc ngay cả việc muốn tranh luận về vấn đề này, người Công Giáo cần phải thỏa mãn họ cách nghiêm chỉnh, trong sự tương kính, và tình nhân ái.
Giáo huấn của giáo hội luôn luôn rõ ràng: Ðức Giêsu Kitô là Ðấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa Cha và con người. Không một ai dù ở trên trời hay dưới thế có thể thay thế Ngài. Vai trò của Ðức Mẹ và các Thánh là dẫn đưa các tín hữu đến với Ðức Kitô. Sự trung gian phụ này do chính Chúa ban cho các ngài, chứ không phải các ngài tự có.
ÐỨC MẸ TRONG KINH THÁNH
Trong bất cứ giai đoạn quan trọng nào của cuộc đời Chúa Cứu Thế, chúng ta luôn nhìn thấy hình ảnh của Ðức Mẹ. Khi Chúa khởi đầu chương trình cứu chuộc của Ngài, Ðức Mẹ đã được Thiên Thần Gabriel ca tụng là đầy ơn phúc và nhiều phúc lạ hơn mọi người nữ (Lu-ca 1:28). Lúc Hài Nhi Thánh được sinh ra ở Bê-lem, Ngài đã không đến trực tiếp từ trời, nhưng qua cung lòng trinh nữ Maria (Mát-thêu 1:25; Lu-ca 2:7) Khi thánh Giuse và Ðức Mẹ dâng con trẻ trong đền thờ, tiên tri Simeon đã tiên báo là Ðức Mẹ sẽ phải gặp rất nhiều đau khổ (Lu-ca 2:35). Mười hai năm sau, cũng sau một lần thăm viếng đền thờ, con trẻ Giêsu đã trở về Nazareth với mẹ và cha nuôi đồng thời tuân phục các ngài (Lu-ca 2:51).
Ðức Mẹ đã hiện diện trong bữa tiệc cưới ở Cana để chứng kiến phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu, đồng thời khởi sự cuộc rao giảng công khai của Ngài (Gioan 2:3). Thỉnh thoảng, Đức Mẹ đã đến thăm Chúa Giêsu khi Ngài đang rao giảng (Mát-thêu 12:46-50). Lúc Chúa chịu thọ hình, chính Ðức Mẹ đã đứng ở chân thánh giá để chứng kiến cái chết của con mình, đồng thời, theo lời truyền của Chúa, nhận thánh Gioan (đại diện Giáo Hội) làm con. Trong hiệu qủa, Ðức Mẹ đã nhận lãnh vai trò làm Mẹ của Giáo Hội (Gioan 19:26). Cuối cùng, khi các môn đệ nhận lãnh Chúa Thánh Linh trong ngày hiện xuống, Ðức Mẹ cũng có mặt ở đó (Tông Đồ Công Vụ 1:14).
ÐỨC MẸ TRONG GIÁO HỘI
Từ khởi sự cho đến hoàn thành, hình ảnh của Ðức Mẹ, lúc ẩn, khi hiện, nhưng luôn bàng bạc trong cuộc đời của Chúa Cứu Thế. Khi Chúa Giêsu hoàn tất cuộc giáng trần, vai trò của Ðức Mẹ đã mở rộng từ việc làm mẹ thể lý của Chúa đến là mẹ tinh thần của tất cả anh chị em Ngài, cả Giáo Hội. Ðức Mẹ đã không xin hoặc đòi hỏi tước vị này, hay Giáo Hội đã phong cho Ðức Mẹ, nhưng là chính Chúa Kitô, từ trên thập gía, đã truyền lệnh ấy cho Mẹ và cho toàn thể Giáo Hội.
Người Công Giáo nhìn vào Ðức Mẹ như một gương mẫu và vị “chỉ bảo đàng lành.” Qua lời xin vâng trong ngày Truyền Tin, Ðức Mẹ đã trở nên người Kitô đầu tiên và hoàn hảo nhất. Cả cuộc đời của Ðức Mẹ là một minh chứng cho thấy những nhiệm mầu sẽ đến, nếu người ta biết hợp tác với Thánh Ý của Chúa. Niềm tin vững mạnh vào Chúa và tiếng đáp lại lời Ngài của Ðức Mẹ đã khiến Ðức Mẹ trở thành con người đầu tiên nhận lãnh Ðức Kitô, cả hồn và xác. Từ đấy, giáo hội vẫn luôn lập lại lời thánh Elizabeth: “Phúc thay cho người nữ đã tin rằng lời của Chúa về bà sẽ được hoàn thành.” (Lu-ca 1:45).
Người Công Giáo xin lời bầu cử của Ðức Mẹ cũng như họ xin lời cầu nguyện của tất cả những tín hữu tốt lành, còn sống cũng như đã chết, vì tất cả sinh tồn trong Ðức Kitô (1 Cô-rin-tô 15:22). Việc các thánh cùng thông công này đã được giáo hội thực thi ngay từ khởi đầu. Nếu chúng ta, là những người có tội mà vẫn có thể cầu nguyện cho nhau, tại sao chúng ta không thể xin Ðức Mẹ và các thánh chuyển cầu?
Lời cầu nguyện thường xuyên nhất đối với thân mẫu Ðức Kitô là kinh Ave Maria: Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà... Tại sao những người Tin lành qúa khích lại có thể chống lại lời cầu nguyện rất Kinh Thánh này? Vì phần đầu của kinh Kính Mừng đã lấy trực tiếp từ lời của Thiên Sứ Gabriel khi truyền tin cho Ðức Mẹ (Lu-ca 1:28-42). Trong khi phần thứ hai của kinh này xác định Thiên Tính của Ðức Kitô, tình trạng tội lỗi của con người, nhân loại sẽ phải đối diện với cái chết, và sức mạnh của lời chuyển cầu.
Kinh Kính Mừng đã thở thành một phần quan trọng của chuỗi Mân Côi, một hình thức tổng hợp của việc cầu nguyện và suy gẫm về những mầu nhiệm của công trình Cứu Chuộc. Thế mà những người Tin Lành qúa khích đã cho đó là những lời lập đi lập lại vô ích. Người Công Giáo không đặt nặng trên những lời cầu, nhưng là thái độ và bầu khí cầu nguyện khiến người cầu kinh có thể chìm vào sự cảm nghiệm thánh, nghe được tiếng Chúa thay vì tiếng của chính mình.
Việc cầu nguyện với Ðức Mẹ tự nó không phải là cứu cánh, nhưng chỉ là một phương tiện đưa con người đến sự kết hợp sâu xa hơn với Con của Mẹ. Ðến với Ðức Giêsu qua Ðức Mẹ (Ad Jesum per Mariam) đã là châm ngôn cổ truyền nhất của mọi tín hữu Công Giáo. Sùng kính Ðức Mẹ cách thực sự, không bao giờ làm mờ đi sự duy nhất của Ðức Kitô, vì người Công Giáo biết rằng mệnh lệnh duy nhất của Ðức Mẹ đã được ghi lại trong Kinh Thánh, là phải vâng lời Chúa trọn vẹn Hãy làm bất cứ điều gì Ngài bảo. (Gioan 2:5).
CÁC TÍN ÐIỀU VỀ ÐỨC MẸ
Người Tin Lành qúa khích vẫn hiểu lầm (hay cố tình không hiểu) hai tín điều chính về Ðức Mẹ: Vô Nhiễm Nguyên Tội (Immaculate Conception) và Hồn Xác Lên Trời (Assumption). Các tín điều về Ðức Mẹ luôn được đặt qua lăng kính Kitô học và Giáo Hội học. Nói một cách khác, Giáo Hội suy niệm về Ðức Maria để nói về Ðức Giêsu và về Giáo Hội nhiều hơn là nói về chính Ðức Mẹ, Ðấng nối liền Chúa và Giáo Hội vì vai trò đặc biệt của Mẹ trong công cuộc cứu rỗi.
Tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội của Ðức Mẹ minh chứng rằng Ðức Trinh Nữ đã không vướng tội nguyên tổ của ông bà Adam và Eve. Tín điều này còn nói lên hai điểm quan trọng khác. Thứ nhất, Ðức Mẹ được ơn Vô nhiễm vì Ngài đã hoàn toàn ưng thuận làm Mẹ Ðấng Cứu Thế và để lòng Mẹ được xứng đáng là nơi Chúa ngự. Thứ hai, qua sự chết và phục sinh của Chúa Kitô, tất cả những tì vết gây nên bởi nguyên tổ trong các tín hữu, đã được thanh tẩy nhờ phép rửa tội.
Nhiều giáo phái Tin lành đã tỏ ra lo ngại về tín điều này, vì họ cho rằng tín điều sẽ làm mất đi nhân tính của Ðức Mẹ và nâng Ngài lên hàng thần thánh. Họ trưng đẫn kinh Ngợi Khen (Magnificat), theo đó Ðức Mẹ đã tuyên xưng Thiên Chúa Ðấng cứu độ tôi (Lu-ca 1:47). Như vậy, chính Ðức Mẹ đã tự nhận rằng mình cần được cứu chuộc. Về điều này, thần học Công Giáo đã giải thích rằng, đúng vậy, Ðức Mẹ cũng cần được cứu chuộc, nhưng Mẹ đã được cứu rỗi bởi ơn ban trước (prevenient grace). Có nghĩa, Ðức Mẹ đã được Chúa cho tránh khỏi tội nguyên tổ trước khi Chúa giáng trần để chịu chết và phục sinh, cứu độ nhân loại. Ðức Mẹ được ơn vô nhiễm nguyên tội ngay từ khi thành thai trong lòng mẹ Ngài là thánh Anna, để sau này trở nên người Mẹ Vô Nhiễm, đón nhận người Con Vô Nhiễm là Ðấng Thiên Sai vào lòng mình. Quan niệm về thời gian chỉ là của nhân loại, đối với Thiên Chúa là Ðấng hằng có đời đời thì thời gian không có nghĩa gì cả. Người nữ được vinh dự đón Ngôi Hai Thiên Chúa vào lòng cần phải được thanh tẩy và chuẩn bị trước, đó cũng là điều có thể hiểu được với sự suy luận thông thường.
Tín điều Hồn Xác Lên Trời dạy rằng Mẹ Thiên Chúa đã được cất về trời cả hồn lẫn xác. Thân xác của Ðức Mẹ đã không bị hư đi, vì Ngài đã cưu mang Ðấng Cứu Chuộc. Mọi Kitô hữu (cả Công Giáo lẫn Tin Lành) đều tin kẻ chết sẽ sống lại, tín điều hồn xác lên trời chỉ đơn thuần tái xác định sự thừa nhận của Chúa về sự xứng đáng của Ðức Mẹ để được hưởng ơn cứu độ toàn diện (sống lại trước mọi người) vì Ngài là Mẹ Ðức Kitô và là Mẹ Giáo Hội. Ở đây, chúng ta lại thấy chiều kích Kitô học và Giáo Hội học. Phần thưởng hồn xác lên trời đã trao ban cho Ðức Mẹ vì Ngài đã cưu mang Ðấng Cứu Thế. Ðồng thời phần thưởng này còn nhắc đến việc kẻ chết sống lại, điều mà cả Giáo Hội đang trông mong.
Không phải chỉ có Ðức Mẹ mới được hưởng ơn vô nhiễm nguyên tội (khỏi tội tổ tông), chúng ta đã được hưởng ơn này qua bí tích Thanh Tẩy. Ơn hồn xác lên trời, Ðức Mẹ đã được hưởng trước, nhưng mọi tín hữu đều có thể được hưởng trong ngày Chúa giáng lâm lần thứ hai.
ÐỨC MARIA TRỌN ÐỜI ÐỒNG TRINH
Người Tin lành qúa khích đã công kích Giáo Hội Công Giáo về vấn đề Ðức Maria trọn đời đồng trinh. Tất cả các Kitô hữu đều tin rằng Ðức Maria đã đồng trinh cho tới khi hạ sinh Chúa Giêsu, điều này đã được ghi rõ trong Phúc Âm (Mát-thêu 1:18; Lu-ca 1:34). Nhưng sau đó là vấn đề đã gây bất đồng ý kiến. Giáo Hội Công Giáo dạy rằng Ðức Mẹ đồng trinh không những cho tới khi mang thai Chúa Cứu Thế, nhưng còn suốt đời của Mẹ nữa.
Trước nhất, đây là việc bảo vệ một sự thật. Từ lâu, trước khi các giáo phái Tin Lành tự tách lìa khỏi giáo hội Roma (thế kỷ thứ 16), sự đồng trinh trọn đời của Ðức Mẹ đã luôn luôn được dạy và tin tưởng. Các kinh phụng vụ cổ thời nhất đã nhắc đến Ðức Mẹ là Trinh Nữ. Nếu Ðức Mẹ đã không đồng trinh trọn đời, tại sao người ta vẫn gọi Ðức Mẹ là Trinh Nữ sau khi Chúa Kitô giáng trần? Một người chưa lập gia đình thì được gọi là độc thân, nhưng đến khi anh ta thành gia thất rồi thì không ai còn gọi anh ta là chàng độc thân nữa. Giáo hội thuở ban đầu luôn luôn gọi Ðức Mẹ là Thánh Nữ Ðồng Trinh và Ngài đã sống và chết như một trinh nữ.
Thứ hai, tất cả các kinh tin kính cổ thời nhất đều nhấn mạnh đến điều Ðức Maria trọn đời đồng trinh. Kinh tin kính ở Epiphanius năm 374; Công đồng Constantinople đệ nhị năm 553; và Công đồng Lateran năm 649. Các Thánh phụ trong giáo hội như Augustine, Jerome, và Cyril thành Alexandria đều viết về Ðức Mẹ đồng trinh trọn đời. Ngay cả các nhà cải cách Tin Lành như Luther, Calvin, và Zwingli cũng đã đồng ý về sự đồng trinh trọn đời của Ðức Mẹ.
Sự trọn đời đồng trinh của Ðức Mẹ đã nói lên tính cách đặc biệt trong ơn gọi của Mẹ. Ðức Mẹ đã được gọi và được chọn là Mẹ của Ðấng Cứu Thế, không một công tác nào trên thế gian còn còn có thể quí trọng hơn công tác này, vì vậy thật là hữu lý khi nói rằng không còn con người trần thế nào được sinh ra từ cung lòng của Mẹ, đã cưu mang Ðấng Thiên Sai.
Ngoài ra, đã không có bằng chứng nào cho thấy Ðức Maria đã có thêm con cái sau Ðức Giêsu. Thánh sử Mác-cô, 3:31-33, đã nói đến mẹ và anh em Ngài, nhưng đây là hậu qủa của sự thiếu chính xác trong hai ngôn ngữ Do thái và Aram. Cùng một chữ này nhưng ở những nơi khác lại được dịch là đồng bào (brethren), hay còn được hiểu là anh em ruột thịt, bà con gần hoặc họ hàng xa. Truyền thống của giáo hội từ hai ngàn năm nay vẫn lưu truyền rằng Ðức Maria đã trọn đời đồng trinh. Không nên vì một vài người muốn nói khác đi mà giáo hội phải thay đổi truyền thống ngàn xưa đó.
CÁC PHÉP LẠ ÐỨC MẸ HIỆN RA
Cũng có một số các Kitô hữu ngoài Công Giáo đã tỏ ra quan tâm về việc các phép lạ Ðức Mẹ hiện ra. Chính Giáo Hội Công Giáo đã không dễ dàng chấp nhận sự xác thật của các phép lạ nói trên; tuy nhiên, Giáo Hội cũng tin rằng đối với Chúa sự gì cũng có thể xảy ra. (Lu-ca 1:37). Nếu Chúa đã tự tỏ mình ra hay gửi vị trung gian để truyền mệnh lệnh của Ngài trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, kể cả thời gian sau khi Chúa đã lên trời, như sự kiện Chúa gọi thánh Phaolô, thì tại sao ngày nay chúng ta phải thắc mắc về điều này?
Tất cả những phép lạ hiện ra, dù là do chính Chúa thực hiện như với thánh nữ Maria Magarita, hoặc qua sự chuyển mệnh của Ðức Mẹ như ở Lộ Ðức hay Fatima v.v… đều mang một chủ đề tương tự. Ðã không có những mạc khải mới, nhưng chỉ là sự tái xác định những huấn lệnh của Phúc Âm. Các con hãy cải thiện đời sống và tin tưởng vào Tin Mừng (Mác-cô 1:15). Thật lạ lùng, đây cũng chính là những thông điệp mà các giáo sĩ Tin Lành qúa khích đã và đang rao giảng.
TÔN THỜ ÐỨC MẸ?
Trở lại câu hỏi người Công Giáo có tôn thờ Ðức Mẹ không? Câu trả lời luôn luôn là KHÔNG, nhưng các giáo dân Công Giáo có bổn phận phải kính mến Ðức Mẹ cũng như các Thánh, vì các Ngài đã nêu gương sáng đức tin cho thế gian qua cuộc đời của các Ngài. Người Công Giáo xin lời bầu cử của các Ngài trước toà Chúa khi tất cả các tín hữu ở trên trời cũng như còn dưới thế cùng nhau cầu nguyện lời kinh hoàn hảo của Ðức Kitô.
Ðức Maria là dấu chỉ của niềm hi vọng cho tất cả các Kitô hữu; trong Mẹ, Chúa đã đem vườn địa đàng trở lại tình trạng tinh sạch của thuở ban đầu. Vì vậy, Mẹ là dấu chỉ và hứa hẹn của những gì Chúa sẽ làm cho những người biết noi theo gương trung tín của Mẹ. Trong Kinh Thánh, Ðức Mẹ đã tiên tri: Mọi thế hệ sẽ khen tôi có phúc. (Lu-ca 1:48). Thể hiện lời tiên tri này, người Công Giáo coi đó là điều vinh hạnh vô cùng, vì người ta không thể không nhắc đến người Phụ Nữ này và vai trò độc đáo của Bà trong đức tin Kitô giáo. Nếu không, người ta sẽ bóp méo sự thật của Kinh Thánh.
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)
Tuy nhiên ở thời nào cũng có một số người qúa khích, luôn luôn tìm cách đả kích và lên án Giáo Hội Công Giáo. Một trong những đề tài mà họ thường xử dụng là việc người Công Giáo “thờ” Ðức Mẹ. Những người thuộc loại này, ngày nay chúng ta hay thấy ở các nhóm Tin Lành qúa khích (fundamentalism). Ðối với những kẻ cố tình gán ép, công kích bất kể sự giải thích của Giáo Hội Công Giáo, chúng ta chỉ biết cầu nguyện cho họ mà thôi. Nhưng đối với những người thật tình muốn tìm hiểu, hoặc ngay cả việc muốn tranh luận về vấn đề này, người Công Giáo cần phải thỏa mãn họ cách nghiêm chỉnh, trong sự tương kính, và tình nhân ái.
Giáo huấn của giáo hội luôn luôn rõ ràng: Ðức Giêsu Kitô là Ðấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa Cha và con người. Không một ai dù ở trên trời hay dưới thế có thể thay thế Ngài. Vai trò của Ðức Mẹ và các Thánh là dẫn đưa các tín hữu đến với Ðức Kitô. Sự trung gian phụ này do chính Chúa ban cho các ngài, chứ không phải các ngài tự có.
ÐỨC MẸ TRONG KINH THÁNH
Trong bất cứ giai đoạn quan trọng nào của cuộc đời Chúa Cứu Thế, chúng ta luôn nhìn thấy hình ảnh của Ðức Mẹ. Khi Chúa khởi đầu chương trình cứu chuộc của Ngài, Ðức Mẹ đã được Thiên Thần Gabriel ca tụng là đầy ơn phúc và nhiều phúc lạ hơn mọi người nữ (Lu-ca 1:28). Lúc Hài Nhi Thánh được sinh ra ở Bê-lem, Ngài đã không đến trực tiếp từ trời, nhưng qua cung lòng trinh nữ Maria (Mát-thêu 1:25; Lu-ca 2:7) Khi thánh Giuse và Ðức Mẹ dâng con trẻ trong đền thờ, tiên tri Simeon đã tiên báo là Ðức Mẹ sẽ phải gặp rất nhiều đau khổ (Lu-ca 2:35). Mười hai năm sau, cũng sau một lần thăm viếng đền thờ, con trẻ Giêsu đã trở về Nazareth với mẹ và cha nuôi đồng thời tuân phục các ngài (Lu-ca 2:51).
Ðức Mẹ đã hiện diện trong bữa tiệc cưới ở Cana để chứng kiến phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu, đồng thời khởi sự cuộc rao giảng công khai của Ngài (Gioan 2:3). Thỉnh thoảng, Đức Mẹ đã đến thăm Chúa Giêsu khi Ngài đang rao giảng (Mát-thêu 12:46-50). Lúc Chúa chịu thọ hình, chính Ðức Mẹ đã đứng ở chân thánh giá để chứng kiến cái chết của con mình, đồng thời, theo lời truyền của Chúa, nhận thánh Gioan (đại diện Giáo Hội) làm con. Trong hiệu qủa, Ðức Mẹ đã nhận lãnh vai trò làm Mẹ của Giáo Hội (Gioan 19:26). Cuối cùng, khi các môn đệ nhận lãnh Chúa Thánh Linh trong ngày hiện xuống, Ðức Mẹ cũng có mặt ở đó (Tông Đồ Công Vụ 1:14).
ÐỨC MẸ TRONG GIÁO HỘI
Từ khởi sự cho đến hoàn thành, hình ảnh của Ðức Mẹ, lúc ẩn, khi hiện, nhưng luôn bàng bạc trong cuộc đời của Chúa Cứu Thế. Khi Chúa Giêsu hoàn tất cuộc giáng trần, vai trò của Ðức Mẹ đã mở rộng từ việc làm mẹ thể lý của Chúa đến là mẹ tinh thần của tất cả anh chị em Ngài, cả Giáo Hội. Ðức Mẹ đã không xin hoặc đòi hỏi tước vị này, hay Giáo Hội đã phong cho Ðức Mẹ, nhưng là chính Chúa Kitô, từ trên thập gía, đã truyền lệnh ấy cho Mẹ và cho toàn thể Giáo Hội.
Người Công Giáo nhìn vào Ðức Mẹ như một gương mẫu và vị “chỉ bảo đàng lành.” Qua lời xin vâng trong ngày Truyền Tin, Ðức Mẹ đã trở nên người Kitô đầu tiên và hoàn hảo nhất. Cả cuộc đời của Ðức Mẹ là một minh chứng cho thấy những nhiệm mầu sẽ đến, nếu người ta biết hợp tác với Thánh Ý của Chúa. Niềm tin vững mạnh vào Chúa và tiếng đáp lại lời Ngài của Ðức Mẹ đã khiến Ðức Mẹ trở thành con người đầu tiên nhận lãnh Ðức Kitô, cả hồn và xác. Từ đấy, giáo hội vẫn luôn lập lại lời thánh Elizabeth: “Phúc thay cho người nữ đã tin rằng lời của Chúa về bà sẽ được hoàn thành.” (Lu-ca 1:45).
Người Công Giáo xin lời bầu cử của Ðức Mẹ cũng như họ xin lời cầu nguyện của tất cả những tín hữu tốt lành, còn sống cũng như đã chết, vì tất cả sinh tồn trong Ðức Kitô (1 Cô-rin-tô 15:22). Việc các thánh cùng thông công này đã được giáo hội thực thi ngay từ khởi đầu. Nếu chúng ta, là những người có tội mà vẫn có thể cầu nguyện cho nhau, tại sao chúng ta không thể xin Ðức Mẹ và các thánh chuyển cầu?
Lời cầu nguyện thường xuyên nhất đối với thân mẫu Ðức Kitô là kinh Ave Maria: Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà... Tại sao những người Tin lành qúa khích lại có thể chống lại lời cầu nguyện rất Kinh Thánh này? Vì phần đầu của kinh Kính Mừng đã lấy trực tiếp từ lời của Thiên Sứ Gabriel khi truyền tin cho Ðức Mẹ (Lu-ca 1:28-42). Trong khi phần thứ hai của kinh này xác định Thiên Tính của Ðức Kitô, tình trạng tội lỗi của con người, nhân loại sẽ phải đối diện với cái chết, và sức mạnh của lời chuyển cầu.
Kinh Kính Mừng đã thở thành một phần quan trọng của chuỗi Mân Côi, một hình thức tổng hợp của việc cầu nguyện và suy gẫm về những mầu nhiệm của công trình Cứu Chuộc. Thế mà những người Tin Lành qúa khích đã cho đó là những lời lập đi lập lại vô ích. Người Công Giáo không đặt nặng trên những lời cầu, nhưng là thái độ và bầu khí cầu nguyện khiến người cầu kinh có thể chìm vào sự cảm nghiệm thánh, nghe được tiếng Chúa thay vì tiếng của chính mình.
Việc cầu nguyện với Ðức Mẹ tự nó không phải là cứu cánh, nhưng chỉ là một phương tiện đưa con người đến sự kết hợp sâu xa hơn với Con của Mẹ. Ðến với Ðức Giêsu qua Ðức Mẹ (Ad Jesum per Mariam) đã là châm ngôn cổ truyền nhất của mọi tín hữu Công Giáo. Sùng kính Ðức Mẹ cách thực sự, không bao giờ làm mờ đi sự duy nhất của Ðức Kitô, vì người Công Giáo biết rằng mệnh lệnh duy nhất của Ðức Mẹ đã được ghi lại trong Kinh Thánh, là phải vâng lời Chúa trọn vẹn Hãy làm bất cứ điều gì Ngài bảo. (Gioan 2:5).
CÁC TÍN ÐIỀU VỀ ÐỨC MẸ
Người Tin Lành qúa khích vẫn hiểu lầm (hay cố tình không hiểu) hai tín điều chính về Ðức Mẹ: Vô Nhiễm Nguyên Tội (Immaculate Conception) và Hồn Xác Lên Trời (Assumption). Các tín điều về Ðức Mẹ luôn được đặt qua lăng kính Kitô học và Giáo Hội học. Nói một cách khác, Giáo Hội suy niệm về Ðức Maria để nói về Ðức Giêsu và về Giáo Hội nhiều hơn là nói về chính Ðức Mẹ, Ðấng nối liền Chúa và Giáo Hội vì vai trò đặc biệt của Mẹ trong công cuộc cứu rỗi.
Tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội của Ðức Mẹ minh chứng rằng Ðức Trinh Nữ đã không vướng tội nguyên tổ của ông bà Adam và Eve. Tín điều này còn nói lên hai điểm quan trọng khác. Thứ nhất, Ðức Mẹ được ơn Vô nhiễm vì Ngài đã hoàn toàn ưng thuận làm Mẹ Ðấng Cứu Thế và để lòng Mẹ được xứng đáng là nơi Chúa ngự. Thứ hai, qua sự chết và phục sinh của Chúa Kitô, tất cả những tì vết gây nên bởi nguyên tổ trong các tín hữu, đã được thanh tẩy nhờ phép rửa tội.
Nhiều giáo phái Tin lành đã tỏ ra lo ngại về tín điều này, vì họ cho rằng tín điều sẽ làm mất đi nhân tính của Ðức Mẹ và nâng Ngài lên hàng thần thánh. Họ trưng đẫn kinh Ngợi Khen (Magnificat), theo đó Ðức Mẹ đã tuyên xưng Thiên Chúa Ðấng cứu độ tôi (Lu-ca 1:47). Như vậy, chính Ðức Mẹ đã tự nhận rằng mình cần được cứu chuộc. Về điều này, thần học Công Giáo đã giải thích rằng, đúng vậy, Ðức Mẹ cũng cần được cứu chuộc, nhưng Mẹ đã được cứu rỗi bởi ơn ban trước (prevenient grace). Có nghĩa, Ðức Mẹ đã được Chúa cho tránh khỏi tội nguyên tổ trước khi Chúa giáng trần để chịu chết và phục sinh, cứu độ nhân loại. Ðức Mẹ được ơn vô nhiễm nguyên tội ngay từ khi thành thai trong lòng mẹ Ngài là thánh Anna, để sau này trở nên người Mẹ Vô Nhiễm, đón nhận người Con Vô Nhiễm là Ðấng Thiên Sai vào lòng mình. Quan niệm về thời gian chỉ là của nhân loại, đối với Thiên Chúa là Ðấng hằng có đời đời thì thời gian không có nghĩa gì cả. Người nữ được vinh dự đón Ngôi Hai Thiên Chúa vào lòng cần phải được thanh tẩy và chuẩn bị trước, đó cũng là điều có thể hiểu được với sự suy luận thông thường.
Tín điều Hồn Xác Lên Trời dạy rằng Mẹ Thiên Chúa đã được cất về trời cả hồn lẫn xác. Thân xác của Ðức Mẹ đã không bị hư đi, vì Ngài đã cưu mang Ðấng Cứu Chuộc. Mọi Kitô hữu (cả Công Giáo lẫn Tin Lành) đều tin kẻ chết sẽ sống lại, tín điều hồn xác lên trời chỉ đơn thuần tái xác định sự thừa nhận của Chúa về sự xứng đáng của Ðức Mẹ để được hưởng ơn cứu độ toàn diện (sống lại trước mọi người) vì Ngài là Mẹ Ðức Kitô và là Mẹ Giáo Hội. Ở đây, chúng ta lại thấy chiều kích Kitô học và Giáo Hội học. Phần thưởng hồn xác lên trời đã trao ban cho Ðức Mẹ vì Ngài đã cưu mang Ðấng Cứu Thế. Ðồng thời phần thưởng này còn nhắc đến việc kẻ chết sống lại, điều mà cả Giáo Hội đang trông mong.
Không phải chỉ có Ðức Mẹ mới được hưởng ơn vô nhiễm nguyên tội (khỏi tội tổ tông), chúng ta đã được hưởng ơn này qua bí tích Thanh Tẩy. Ơn hồn xác lên trời, Ðức Mẹ đã được hưởng trước, nhưng mọi tín hữu đều có thể được hưởng trong ngày Chúa giáng lâm lần thứ hai.
ÐỨC MARIA TRỌN ÐỜI ÐỒNG TRINH
Người Tin lành qúa khích đã công kích Giáo Hội Công Giáo về vấn đề Ðức Maria trọn đời đồng trinh. Tất cả các Kitô hữu đều tin rằng Ðức Maria đã đồng trinh cho tới khi hạ sinh Chúa Giêsu, điều này đã được ghi rõ trong Phúc Âm (Mát-thêu 1:18; Lu-ca 1:34). Nhưng sau đó là vấn đề đã gây bất đồng ý kiến. Giáo Hội Công Giáo dạy rằng Ðức Mẹ đồng trinh không những cho tới khi mang thai Chúa Cứu Thế, nhưng còn suốt đời của Mẹ nữa.
Trước nhất, đây là việc bảo vệ một sự thật. Từ lâu, trước khi các giáo phái Tin Lành tự tách lìa khỏi giáo hội Roma (thế kỷ thứ 16), sự đồng trinh trọn đời của Ðức Mẹ đã luôn luôn được dạy và tin tưởng. Các kinh phụng vụ cổ thời nhất đã nhắc đến Ðức Mẹ là Trinh Nữ. Nếu Ðức Mẹ đã không đồng trinh trọn đời, tại sao người ta vẫn gọi Ðức Mẹ là Trinh Nữ sau khi Chúa Kitô giáng trần? Một người chưa lập gia đình thì được gọi là độc thân, nhưng đến khi anh ta thành gia thất rồi thì không ai còn gọi anh ta là chàng độc thân nữa. Giáo hội thuở ban đầu luôn luôn gọi Ðức Mẹ là Thánh Nữ Ðồng Trinh và Ngài đã sống và chết như một trinh nữ.
Thứ hai, tất cả các kinh tin kính cổ thời nhất đều nhấn mạnh đến điều Ðức Maria trọn đời đồng trinh. Kinh tin kính ở Epiphanius năm 374; Công đồng Constantinople đệ nhị năm 553; và Công đồng Lateran năm 649. Các Thánh phụ trong giáo hội như Augustine, Jerome, và Cyril thành Alexandria đều viết về Ðức Mẹ đồng trinh trọn đời. Ngay cả các nhà cải cách Tin Lành như Luther, Calvin, và Zwingli cũng đã đồng ý về sự đồng trinh trọn đời của Ðức Mẹ.
Sự trọn đời đồng trinh của Ðức Mẹ đã nói lên tính cách đặc biệt trong ơn gọi của Mẹ. Ðức Mẹ đã được gọi và được chọn là Mẹ của Ðấng Cứu Thế, không một công tác nào trên thế gian còn còn có thể quí trọng hơn công tác này, vì vậy thật là hữu lý khi nói rằng không còn con người trần thế nào được sinh ra từ cung lòng của Mẹ, đã cưu mang Ðấng Thiên Sai.
Ngoài ra, đã không có bằng chứng nào cho thấy Ðức Maria đã có thêm con cái sau Ðức Giêsu. Thánh sử Mác-cô, 3:31-33, đã nói đến mẹ và anh em Ngài, nhưng đây là hậu qủa của sự thiếu chính xác trong hai ngôn ngữ Do thái và Aram. Cùng một chữ này nhưng ở những nơi khác lại được dịch là đồng bào (brethren), hay còn được hiểu là anh em ruột thịt, bà con gần hoặc họ hàng xa. Truyền thống của giáo hội từ hai ngàn năm nay vẫn lưu truyền rằng Ðức Maria đã trọn đời đồng trinh. Không nên vì một vài người muốn nói khác đi mà giáo hội phải thay đổi truyền thống ngàn xưa đó.
CÁC PHÉP LẠ ÐỨC MẸ HIỆN RA
Cũng có một số các Kitô hữu ngoài Công Giáo đã tỏ ra quan tâm về việc các phép lạ Ðức Mẹ hiện ra. Chính Giáo Hội Công Giáo đã không dễ dàng chấp nhận sự xác thật của các phép lạ nói trên; tuy nhiên, Giáo Hội cũng tin rằng đối với Chúa sự gì cũng có thể xảy ra. (Lu-ca 1:37). Nếu Chúa đã tự tỏ mình ra hay gửi vị trung gian để truyền mệnh lệnh của Ngài trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, kể cả thời gian sau khi Chúa đã lên trời, như sự kiện Chúa gọi thánh Phaolô, thì tại sao ngày nay chúng ta phải thắc mắc về điều này?
Tất cả những phép lạ hiện ra, dù là do chính Chúa thực hiện như với thánh nữ Maria Magarita, hoặc qua sự chuyển mệnh của Ðức Mẹ như ở Lộ Ðức hay Fatima v.v… đều mang một chủ đề tương tự. Ðã không có những mạc khải mới, nhưng chỉ là sự tái xác định những huấn lệnh của Phúc Âm. Các con hãy cải thiện đời sống và tin tưởng vào Tin Mừng (Mác-cô 1:15). Thật lạ lùng, đây cũng chính là những thông điệp mà các giáo sĩ Tin Lành qúa khích đã và đang rao giảng.
TÔN THỜ ÐỨC MẸ?
Trở lại câu hỏi người Công Giáo có tôn thờ Ðức Mẹ không? Câu trả lời luôn luôn là KHÔNG, nhưng các giáo dân Công Giáo có bổn phận phải kính mến Ðức Mẹ cũng như các Thánh, vì các Ngài đã nêu gương sáng đức tin cho thế gian qua cuộc đời của các Ngài. Người Công Giáo xin lời bầu cử của các Ngài trước toà Chúa khi tất cả các tín hữu ở trên trời cũng như còn dưới thế cùng nhau cầu nguyện lời kinh hoàn hảo của Ðức Kitô.
Ðức Maria là dấu chỉ của niềm hi vọng cho tất cả các Kitô hữu; trong Mẹ, Chúa đã đem vườn địa đàng trở lại tình trạng tinh sạch của thuở ban đầu. Vì vậy, Mẹ là dấu chỉ và hứa hẹn của những gì Chúa sẽ làm cho những người biết noi theo gương trung tín của Mẹ. Trong Kinh Thánh, Ðức Mẹ đã tiên tri: Mọi thế hệ sẽ khen tôi có phúc. (Lu-ca 1:48). Thể hiện lời tiên tri này, người Công Giáo coi đó là điều vinh hạnh vô cùng, vì người ta không thể không nhắc đến người Phụ Nữ này và vai trò độc đáo của Bà trong đức tin Kitô giáo. Nếu không, người ta sẽ bóp méo sự thật của Kinh Thánh.
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)
Vietcatholic News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét