Ủy Ban Thần Học Quốc Tế: Tính hỗ tương giữa Đức Tin Và Các Bí Tích, 4
e) Các trục của nhiệm cục bí tích
41. Hệ thống hóa các kết quả chính của cuộc hành trình của chúng ta, chúng ta có thể thiết lập được các điểm căn bản sau đây:
a) Nhiệm cục Ba Ngôi thần linh, vì có tính nhập thể, nên có tính bí tích. Vì nhiệm cục có tính bí tích trong bản chất, nên bảy bí tích do Chúa Kitô thiết lập, được Giáo hội bảo vệ và cử hành, có tầm quan trọng hết sức trong Giáo hội.
b) Tính bí tích của nhiệm cục thần linh qui chiếu vào đức tin. Chính nhờ đức tin mà tính bí tích này được nắm vững và mang ra sống. Việc tri nhận tính bí tích thông qua đức tin này được liên kết chặt chẽ với: việc Nhập thể, qua đó kế hoạch thần linh được hiển thị một cách lịch sử và hữu hình; Chúa Thánh Thần, Đấng tiếp nối mãi các hồng phúc của Chúa Kitô bằng cách thông truyền ơn thánh cứu rỗi qua các biểu tượng bí tích; Giáo hội, một định chế có tính lịch sử và hữu hình, một định chế sau khi nhận lãnh các hồng phúc bí tích, tiếp tục cử hành chúng để nuôi dưỡng và củng cố đức tin của các tín hữu.
c) Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập các bí tích và trao chúng cho Giáo hội của Người để các mầu nhiệm của đức tin sẽ được biểu hiện một cách hữu hình. Tín hữu nào tham dự vào những mầu nhiệm này đều nhận được những hồng phúc vốn được biểu hiện trong đó. Do đó, việc thông truyền đức tin bao hàm không những việc truyền đạt nội dung tín lý có đặc tính tri thức, mà, cùng với chúng, còn là việc được lồng, về phương diện hiện sinh, vào khuôn khổ của nhiệm cục bí tích, mà thông điệp Lumen fidei đã mô tả một cách nhuần nhuyễn:
“Nhưng điều được thông truyền trong Giáo hội, điều được lưu truyền trong Truyền thống sống động của Giáo Hội, là ánh sáng mới phát sinh từ cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống, một ánh sáng chạm tới chúng ta ở cốt lõi hữu thể và gắn kết tâm trí, ý chí và cảm xúc của chúng ta, mở ra cho chúng ta các mối tương quan sống trong hiệp thông với Thiên Chúa và với những người khác. Có một phương thế đặc biệt để truyền lại sự viên mãn này, một phương thế có khả năng gắn kết toàn bộ con người, thể xác và tinh thần, đời sống nội tâm và mối tương quan với người khác. Đó là các bí tích, được cử hành trong phụng vụ Giáo Hội. Chúng thông truyền một ký ức nhập thể, liên kết với thời gian và không gian của đời sống ta, liên kết với mọi giác quan của chúng ta; trong chúng, toàn bộ con người được gắn kết như một thành phần của một chủ thể sống động và là một phần của mạng lưới tương quan cộng đoàn. Dù các bí tích quả là bí tích đức tin [x. SC 59], ta có thể nói rằng chính đức tin cũng sở hữu một cấu trúc bí tích. Việc khêu dậy đức tin được liên kết với việc khởi đầu một cảm thức bí tích mới về cuộc sống của con người và sự hiện hữu Kitô giáo, trong đó thể hữu hình và thể vật chất mở lòng đón nhận mầu nhiệm vĩnh cửu” [46].
d) Việc lên cấu trúc cho nhiệm cục bí tích có tính đối thoại. Đức tin đại diện cho khoảnh khắc đáp trả đầy ơn thánh của con người đối với hồng phúc của Thiên Chúa. Có một sự hỗ tương thiết yếu giữa đức tin và tính bí tích, xét một cách tổng quát, và giữa đức tin và các bí tích, xét một cách chuyên biệt.
e) Bản chất đối thoại (đức tin) của nhiệm cục giả thiết sẽ sản sinh một loạt các hậu quả quan trọng khi đụng tới việc hiểu về thần học và cung ứng về mục vụ mỗi một bí tích khác nhau. Từ những phát biểu trước đây, ta có thể lập luận có nền tảng rằng các bí tích hữu hiệu mà không có đức tin giả thiết phải có một cơ chế nhân quả đơn thuần. Không có đức tin, nó giả thiết phải có một điều gì đó xa lạ với lãnh vực các mối tương quan giữa Thiên Chúa Ba Ngôi và con người, những tương quan vốn có bản chất đối thoại và liên bản vị. Các bí tích hữu hiệu mà không có đức tin cũng giả thiết phải có một hành động thuộc loại ma thuật, xa lạ với đức tin Kitô giáo và với luận lý học bí tích của nhiệm cục; nó cũng giả thiết phải có một quan niệm về Thiên Chúa, không phù hợp với tín lý Công Giáo, không tính đến việc cùng một hồng phúc thần linh ấy chứa đựng ơn thánh vốn cho phép tạo vật được thuận tình và hợp tác với hành động thần linh trong mức độ thích hợp với thân phận tạo vật. Nói cách khác: vì nhiệm cục Ba Ngôi, với đặc tính bí tích, là nhiệm cục đối thoại, nên không thể có việc hành động ơn thánh được trao ban trong chúng lại có mô hình của một thứ thuyết tự động bí tích (sacramental automatism).
41. Hệ thống hóa các kết quả chính của cuộc hành trình của chúng ta, chúng ta có thể thiết lập được các điểm căn bản sau đây:
a) Nhiệm cục Ba Ngôi thần linh, vì có tính nhập thể, nên có tính bí tích. Vì nhiệm cục có tính bí tích trong bản chất, nên bảy bí tích do Chúa Kitô thiết lập, được Giáo hội bảo vệ và cử hành, có tầm quan trọng hết sức trong Giáo hội.
b) Tính bí tích của nhiệm cục thần linh qui chiếu vào đức tin. Chính nhờ đức tin mà tính bí tích này được nắm vững và mang ra sống. Việc tri nhận tính bí tích thông qua đức tin này được liên kết chặt chẽ với: việc Nhập thể, qua đó kế hoạch thần linh được hiển thị một cách lịch sử và hữu hình; Chúa Thánh Thần, Đấng tiếp nối mãi các hồng phúc của Chúa Kitô bằng cách thông truyền ơn thánh cứu rỗi qua các biểu tượng bí tích; Giáo hội, một định chế có tính lịch sử và hữu hình, một định chế sau khi nhận lãnh các hồng phúc bí tích, tiếp tục cử hành chúng để nuôi dưỡng và củng cố đức tin của các tín hữu.
c) Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập các bí tích và trao chúng cho Giáo hội của Người để các mầu nhiệm của đức tin sẽ được biểu hiện một cách hữu hình. Tín hữu nào tham dự vào những mầu nhiệm này đều nhận được những hồng phúc vốn được biểu hiện trong đó. Do đó, việc thông truyền đức tin bao hàm không những việc truyền đạt nội dung tín lý có đặc tính tri thức, mà, cùng với chúng, còn là việc được lồng, về phương diện hiện sinh, vào khuôn khổ của nhiệm cục bí tích, mà thông điệp Lumen fidei đã mô tả một cách nhuần nhuyễn:
“Nhưng điều được thông truyền trong Giáo hội, điều được lưu truyền trong Truyền thống sống động của Giáo Hội, là ánh sáng mới phát sinh từ cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống, một ánh sáng chạm tới chúng ta ở cốt lõi hữu thể và gắn kết tâm trí, ý chí và cảm xúc của chúng ta, mở ra cho chúng ta các mối tương quan sống trong hiệp thông với Thiên Chúa và với những người khác. Có một phương thế đặc biệt để truyền lại sự viên mãn này, một phương thế có khả năng gắn kết toàn bộ con người, thể xác và tinh thần, đời sống nội tâm và mối tương quan với người khác. Đó là các bí tích, được cử hành trong phụng vụ Giáo Hội. Chúng thông truyền một ký ức nhập thể, liên kết với thời gian và không gian của đời sống ta, liên kết với mọi giác quan của chúng ta; trong chúng, toàn bộ con người được gắn kết như một thành phần của một chủ thể sống động và là một phần của mạng lưới tương quan cộng đoàn. Dù các bí tích quả là bí tích đức tin [x. SC 59], ta có thể nói rằng chính đức tin cũng sở hữu một cấu trúc bí tích. Việc khêu dậy đức tin được liên kết với việc khởi đầu một cảm thức bí tích mới về cuộc sống của con người và sự hiện hữu Kitô giáo, trong đó thể hữu hình và thể vật chất mở lòng đón nhận mầu nhiệm vĩnh cửu” [46].
d) Việc lên cấu trúc cho nhiệm cục bí tích có tính đối thoại. Đức tin đại diện cho khoảnh khắc đáp trả đầy ơn thánh của con người đối với hồng phúc của Thiên Chúa. Có một sự hỗ tương thiết yếu giữa đức tin và tính bí tích, xét một cách tổng quát, và giữa đức tin và các bí tích, xét một cách chuyên biệt.
e) Bản chất đối thoại (đức tin) của nhiệm cục giả thiết sẽ sản sinh một loạt các hậu quả quan trọng khi đụng tới việc hiểu về thần học và cung ứng về mục vụ mỗi một bí tích khác nhau. Từ những phát biểu trước đây, ta có thể lập luận có nền tảng rằng các bí tích hữu hiệu mà không có đức tin giả thiết phải có một cơ chế nhân quả đơn thuần. Không có đức tin, nó giả thiết phải có một điều gì đó xa lạ với lãnh vực các mối tương quan giữa Thiên Chúa Ba Ngôi và con người, những tương quan vốn có bản chất đối thoại và liên bản vị. Các bí tích hữu hiệu mà không có đức tin cũng giả thiết phải có một hành động thuộc loại ma thuật, xa lạ với đức tin Kitô giáo và với luận lý học bí tích của nhiệm cục; nó cũng giả thiết phải có một quan niệm về Thiên Chúa, không phù hợp với tín lý Công Giáo, không tính đến việc cùng một hồng phúc thần linh ấy chứa đựng ơn thánh vốn cho phép tạo vật được thuận tình và hợp tác với hành động thần linh trong mức độ thích hợp với thân phận tạo vật. Nói cách khác: vì nhiệm cục Ba Ngôi, với đặc tính bí tích, là nhiệm cục đối thoại, nên không thể có việc hành động ơn thánh được trao ban trong chúng lại có mô hình của một thứ thuyết tự động bí tích (sacramental automatism).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét