Giải đáp phụng vụ: Thánh lễ trực tuyến không được cử hành trên nền tảng ảo.
Giải đáp phụng vụ: Thánh lễ trực tuyến không được cử hành trên nền tảng ảo.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Với đại dịch Covid-19 mà thế giới đang gặp phải, con tò mò về một khía cạnh của Thánh lễ trực tuyến. Chẳng hạn, có là hợp lệ không, để cử hành Thánh lễ thông qua một nền tảng hội nghị nghe nhìn, và các người đọc bên kia màn hình là không hiện diện về mặt thể lý, ở nơi thánh lễ đang được cử hành? - A. P., Thành phố Tacloban, Leyte, Philippines.
Đáp: Trước khi trả lời câu hỏi này, trước tiên tôi muốn phác thảo một số lợi ích tích cực của việc cử hành Thánh lễ trực tuyến, ở những nơi không có Thánh lễ công khai.
Các Thánh lễ này cung cấp cho các tín hữu một dịp tăng trưởng trong ân sủng bằng cách nghe lời Chúa được công bố, được nuôi dưỡng bằng lời thuyết giảng, và hiệp nhất với nhau, theo cách tương tự như hiệp thông tinh thần, với các lời nguyện và hành động của linh mục đang cử hành hy tế Thánh lễ.
Tuy nhiên, và ở đây chúng ta phải nòi rõ ràng, giống như việc rước lễ thiêng liêng là một điều tốt, nhưng chắc chắn là không giống như rước Mình Máu Thánh của Chúa Kitô, và việc theo dõi Thánh lễ trực tuyến là một điều tốt nhưng là không tham dự Thánh lễ.
Chỉ những ai có mặt thật sự trong Thánh lễ mời tham dự đầy đủ.
Vào ngày 17-4-2020, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong Thánh lễ trực tuyến của chính mình, đã nhắc nhở chúng ta rằng các Thánh lễ trực tuyến và việc rước lễ thiêng liêng không đại diện cho Giáo hội:
“Đây là Hội Thánh trong một hoàn cảnh khó khăn mà Chúa cho phép, nhưng lý tưởng của Hội Thánh luôn luôn là ở với mọi người và với các bí tích - luôn mãi.”
Từ đó, cũng có thể nói rằng Thánh lễ không thể được cử hành trên một nền tảng ảo, và tất cả các phần của Thánh lễ phải được cử hành tại cùng một địa điểm và cùng một thời gian.
Do đó, sẽ là không đúng nếu có người đọc hoặc ca viên bước vào từ các nơi khác, và thay thế các người có mặt thật sự tại buổi lễ.
Thậm chí ở một số nơi, rất may là hiếm, có các nỗ lực cho thánh lễ đồng tế với các linh mục tham dự từ các nơi khác nhau. Mặc dù Thánh lễ do mỗi linh mục cử hành là hiệu lực, nhưng các thánh lễ đồng tế như vậy là vô hiệu lực, vì mỗi linh mục đã bỏ qua một phần Kinh nguyện Thánh Thể và các phần khác của Thánh lễ. Điều này sẽ tạo thành một sự lạm dụng nghiêm trọng.
Vì việc theo dõi Thánh lễ trực tuyến chủ yếu là một hoạt động tâm linh, chứ không thực sự tham dự Thánh lễ, các người đang làm như vậy có thể độc lập tham gia vào các hoạt động để nâng cao cảm nghiệm đó.
Thí dụ, nếu một gia đình đang dự Thánh lễ buổi sáng của Đức Thánh Cha bằng tiếng Ý, một trong các thành viên có thể đọc bài đọc bằng tiếng địa phương. Nếu họ muốn, họ cũng có thể hát một bài thánh ca như một phương tiện để rước lễ thiêng liêng.
Đây là tất cả các biện pháp tạm thời do cuộc khủng hoảng hiện nay. Khi các Thánh lễ công cộng dần được khôi phục, các Thánh lễ trực tuyến sẽ chắc chắn giảm dần, và việc truyền tải Thánh lễ bằng mọi hình thức truyền thông để mang lại lợi ích cho người bận ở nhà sẽ trở lại, với các quy định do Giám mục địa phương thiết lập hoặc, tùy theo trường hợp, có thể là do Hội đồng Giám mục thiết lập. (Zenit.org 12-5-2020)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/online-masses/
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Với đại dịch Covid-19 mà thế giới đang gặp phải, con tò mò về một khía cạnh của Thánh lễ trực tuyến. Chẳng hạn, có là hợp lệ không, để cử hành Thánh lễ thông qua một nền tảng hội nghị nghe nhìn, và các người đọc bên kia màn hình là không hiện diện về mặt thể lý, ở nơi thánh lễ đang được cử hành? - A. P., Thành phố Tacloban, Leyte, Philippines.
Đáp: Trước khi trả lời câu hỏi này, trước tiên tôi muốn phác thảo một số lợi ích tích cực của việc cử hành Thánh lễ trực tuyến, ở những nơi không có Thánh lễ công khai.
Các Thánh lễ này cung cấp cho các tín hữu một dịp tăng trưởng trong ân sủng bằng cách nghe lời Chúa được công bố, được nuôi dưỡng bằng lời thuyết giảng, và hiệp nhất với nhau, theo cách tương tự như hiệp thông tinh thần, với các lời nguyện và hành động của linh mục đang cử hành hy tế Thánh lễ.
Tuy nhiên, và ở đây chúng ta phải nòi rõ ràng, giống như việc rước lễ thiêng liêng là một điều tốt, nhưng chắc chắn là không giống như rước Mình Máu Thánh của Chúa Kitô, và việc theo dõi Thánh lễ trực tuyến là một điều tốt nhưng là không tham dự Thánh lễ.
Chỉ những ai có mặt thật sự trong Thánh lễ mời tham dự đầy đủ.
Vào ngày 17-4-2020, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong Thánh lễ trực tuyến của chính mình, đã nhắc nhở chúng ta rằng các Thánh lễ trực tuyến và việc rước lễ thiêng liêng không đại diện cho Giáo hội:
“Đây là Hội Thánh trong một hoàn cảnh khó khăn mà Chúa cho phép, nhưng lý tưởng của Hội Thánh luôn luôn là ở với mọi người và với các bí tích - luôn mãi.”
Từ đó, cũng có thể nói rằng Thánh lễ không thể được cử hành trên một nền tảng ảo, và tất cả các phần của Thánh lễ phải được cử hành tại cùng một địa điểm và cùng một thời gian.
Do đó, sẽ là không đúng nếu có người đọc hoặc ca viên bước vào từ các nơi khác, và thay thế các người có mặt thật sự tại buổi lễ.
Thậm chí ở một số nơi, rất may là hiếm, có các nỗ lực cho thánh lễ đồng tế với các linh mục tham dự từ các nơi khác nhau. Mặc dù Thánh lễ do mỗi linh mục cử hành là hiệu lực, nhưng các thánh lễ đồng tế như vậy là vô hiệu lực, vì mỗi linh mục đã bỏ qua một phần Kinh nguyện Thánh Thể và các phần khác của Thánh lễ. Điều này sẽ tạo thành một sự lạm dụng nghiêm trọng.
Vì việc theo dõi Thánh lễ trực tuyến chủ yếu là một hoạt động tâm linh, chứ không thực sự tham dự Thánh lễ, các người đang làm như vậy có thể độc lập tham gia vào các hoạt động để nâng cao cảm nghiệm đó.
Thí dụ, nếu một gia đình đang dự Thánh lễ buổi sáng của Đức Thánh Cha bằng tiếng Ý, một trong các thành viên có thể đọc bài đọc bằng tiếng địa phương. Nếu họ muốn, họ cũng có thể hát một bài thánh ca như một phương tiện để rước lễ thiêng liêng.
Đây là tất cả các biện pháp tạm thời do cuộc khủng hoảng hiện nay. Khi các Thánh lễ công cộng dần được khôi phục, các Thánh lễ trực tuyến sẽ chắc chắn giảm dần, và việc truyền tải Thánh lễ bằng mọi hình thức truyền thông để mang lại lợi ích cho người bận ở nhà sẽ trở lại, với các quy định do Giám mục địa phương thiết lập hoặc, tùy theo trường hợp, có thể là do Hội đồng Giám mục thiết lập. (Zenit.org 12-5-2020)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/online-masses/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét