Ủy Ban Thần Học Quốc Tế: Tính hỗ tương giữa Đức Tin Và Các Bí Tích, 7
d) Bản chất đối thoại của các Bí tích
65. [Đức tin, tính thành hiệu và tính hữu hiệu]. Công đồng Trent (DH 1608) đã sử dụng thuật ngữ “ex opere operato” (do chính việc đã làm) để diễn đạt điều sau. Khi một bí tích được cử hành đúng cách, nhân danh Giáo hội và phù hợp với ý nghĩa Giáo hội đã dành cho nó, trong trường hợp đó, nó luôn truyền đạt điều nó biểu thị. Việc minh xác này không ngụ ý loại bỏ việc tham gia của người trao ban và lãnh nhận bí tích. Trái lại: Người trao ban bí tích phải có ý định làm điều Giáo hội làm (DH 1611: faciendi quod facit ecclesia). Về phía người lãnh nhận, cần phân biệt giữa việc hữu hiệu (fertile) và việc không hữu hiệu (infecunda). Thuật ngữ “opus operatum” (chính sự việc đã làm) không có ý chống lại việc tham gia của người trao ban bí tích hoặc của người lãnh nhận nó. Nó nhấn mạnh điều này: cả đức tin của người trao ban cũng như của người lãnh nhận bí tích đều không tạo ra ơn cứu rỗi, nhưng chỉ có ơn thánh của Đấng Cứu chuộc thông qua bí tích mới tạo ra ơn cứu rỗi mà thôi. Như thế, không phải vì những người trao ban bí tích và những người lãnh nhận nó tin vào điều họ làm trong bí tích, nên, chính vì lý do đó, Chúa Kitô hành động qua bí tích. Nhưng vì lý do sau đây: bất cứ khi nào một bí tích được cử hành một cách thích đáng, theo ý nghĩa được Giáo hội dành cho, Chúa Kitô đều liên kết hành động của nó với hành động của Giáo hội.
66. Theo nghĩa này, đối diện với nền thần học của những người Cải cách, Công đồng Trent sẽ khẳng định rõ ràng tính hữu hiệu của các bí tích [82]. Tuy nhiên, một thực hành giáo hội chỉ quan quan đến tính thành hiệu (validity) sẽ làm tổn hại đến cơ chế bí tích của Giáo hội, bởi vì điều này giản lược nó vào một trong các khía cạnh thiết yếu của nó. Một bí tích thành hiệu thông truyền điều thuật ngữ kỹ thuật gọi là “res et sacramentum” (thực thể và dấu chỉ), như một phần cấu thành hành động bí tích của ơn thánh. Thí dụ, trong trường hợp phép rửa, đó sẽ là “ấn tích” (character). Tuy nhiên, các bí tích chỉ về và nhận được ý nghĩa đầy đủ của chúng trong việc thông truyền res (thực thể) của ơn thánh riêng của bí tích. Trong trường hợp phép rửa, nó có ý nói tới ơn ban sự sống mới trong Chúa Kitô, bao gồm ơn tha thứ tội lỗi.
67. [Đức tin thỏa đáng đối với các Bí tích và Ý định]. Như các thành phần thiết yếu, luận lý học bí tích bao gồm đáp ứng tự do, chấp nhận hồng ân Thiên Chúa, tóm lại là đức tin, bất kể phôi thai ra sao, đặc biệt trong trường hợp phép rửa. Thần học gần đây nhất đã lấy thế giới biểu thị, vốn của riêng các biểu tượng và dấu hiệu, làm điểm qui chiếu để soi sáng việc thông truyền ơn thánh diễn ra trong các bí tích. Lĩnh vực này nằm trong một trật tự rất gần với ngôn ngữ của con người và các tương quan liên bản vị. Vì các bí tích được đặt trong lãnh vực đối thoại và tương quan của tín hữu với Chúa Kitô, nên phương thức này có những ưu điểm của nó. Ta sẽ không nắm được việc biểu thị các biểu tượng hoặc dấu hiệu nếu không tham gia vào thế giới mà biểu tượng trong biểu thị của nó đã tạo ra. Tương tự như vậy, không thể nhận được hiệu quả của ơn thánh bí tích (tính hữu hiệu hay sự phong phú), được truyền đạt bởi các dấu hiệu bí tích, mà không đi vào thế giới được các dấu hiệu bí tích này phát biểu. Đức tin là chìa khóa mở lối vào thế giới vốn làm cho các thực tại bí tích thực sự trở thành các dấu hiệu biểu thị và tạo ra ơn thánh thần linh một cách hữu hiệu.
68. Việc lãnh nhận các bí tích có thể thành hiệu hoặc bất thành hiệu, hữu hiệu hoặc vô hiệu. Muốn có một chuẩn bị thỏa đáng, điều sẽ không đủ nếu chỉ không mâu thuẫn ở bên ngoài hay ở bên trong với ý nghĩa của bí tích. Theo chiều hướng này, việc lãnh nhận thành hiệu không tự động hàm ngụ việc lãnh nhận bí tích cách hữu hiệu. Để có được sự lãnh nhận hữu hiệu, cần phải có một ý định tích cực. Nói cách khác, người lãnh nhận phải tin cả vào nội dung (fides quae) lẫn một cách hiện sinh (fides qua) điều mà Chúa Kitô ban cho họ một cách bí tích qua sự trung gian của Giáo hội. Có sự đa dạng về mức độ trong việc tuân theo tín lý. Điều có tính quyết định ở đây là: người lãnh nhận không bác bỏ bất cứ lời giảng dạy nào của Giáo hội. Cũng có những mức độ khác như về cường độ của đức tin. Điều có tính quyết định ở đây là việc tích cực chuẩn bị để lãnh nhận những gì được bí tích biểu thị. Mỗi việc lãnh nhận bí tích cách hữu hiệu đều là một hành vi thông đạt và do đó là một phần của cuộc đối thoại giữa Chúa Kitô và tín hữu cá nhân.
69. Mặc dù đúng là tín lý về nó phát xuất từ các suy tư liên quan tới các đòi hỏi không thể thiếu nơi các thừa tác viên ban phát các bí tích, ý định vẫn chiếm một vị thế quan yếu. Một mặt, nó hoàn toàn duy trì tính thành hiệu ex opere operato, nghĩa là: tính thành hiệu của các hành vi bí tích hoàn toàn và độc nhất tùy thuộc Chúa Kitô chứ không tùy thuộc đức tin của cả người lãnh nhận lẫn thừa tác viên bí tích. Nhưng nó cũng bỏ ngỏ bản chất đối thoại của biến cố bí tích, để người ta không rơi vào cả chủ nghĩa tự động ma thuật lẫn chủ nghĩa tự động bí tích. Ý định nói lên mức tối thiểu không thể miễn chước phải đích thân tự nguyện tham gia vào biến cố nhưng không của việc thông truyền ơn thánh cứu rỗi một cách bí tích.
70. Các biểu tượng bí tích và hành động tượng trưng, được thực hiện qua nước, dầu, bánh, rượu và các nhân tố bên ngoài và hữu hình khác, mời gọi mỗi tín hữu mở “con mắt nội tâm của đức tin” [83] và nhìn thấy các hiệu quả cứu rỗi của từng bí tích. Những hành động tượng trưng này, được thực hiện với các yếu tố vật chất này, trên thực tế, có chức năng thực hiện một hành động của Chúa Kitô, Đấng Cứu Rỗi. Những gì diễn ra trong việc ban phát các bí tích đều bắt nguồn từ những gì đã xảy ra trong các hành động của Chúa Kitô, Đấng Cứu Rỗi, trong cuộc sống trần thế của Người, chẳng hạn như trong các việc chữa lành. Nhiều người tin vào Chúa Kitô (Ur-Sakrament [bí tích nguyên thủy]) và do đó đã đạt được sự nên thánh, chẳng hạn như: người phụ nữ Samaria ở giếng Giacóp (Ga 4: 28-29; 30); Ông Giakêu, khi đón tiếp Chúa Giêsu vào nhà (Lc 19: 8-10); người phụ nữ xứ Syrophênixia, người nhận được ơn chữa lành cho con gái bằng một đức tin không nao núng (Mc 7: 24-30), v.v. Những hành động mang tính biểu tượng, “bí tích” này của Chúa Giêsu, được thực hiện với các yếu tố vật chất, có chức năng tăng cường đức tin nơi những người thụ hưởng và ơn thánh hóa, nhờ vào tầm nhìn và đức tin nội tâm. Đức tin được củng cố phải được diễn dịch thành một lời tuyên tín qua chứng tá cuộc sống Kitô hữu giữa lòng thế giới.
71. [Bản chất đối thoại]. Việc cử hành phụng vụ các bí tích không những chỉ mô tả hành động cứu độ theo lối katabatic (từ trên đi xuống) của Thiên Chúa, mà còn, tuy vẫn không thể tách biệt khỏi lối vừa nói, theo lối anabatic (từ dưới đi lên) nữa của người lãnh nhận, bắt đầu với câu đáp “Amen” và các cử chỉ, như việc mở rộng bàn tay để lãnh nhận Mình Thánh. Mọi bí tích đều là những hành động thông đạt, được khắc ghi trong nhiệm cục cứu rỗi: tức nhiệm cục triển khai trong lịch sử ý của Thiên Chúa muốn bước vào mối tương quan bản thân với con người. Do đó, trong các bí tích, bản chất giao ước vốn đánh dấu và đồng hành với toàn bộ lịch sử cứu rỗi đã được phản ảnh. Nơi đâu bản chất đối thoại của bí tích giảm đi, nơi ấy sẽ phát sinh ra các hiểu lầm về nó như một loại ma thuật (chủ nghĩa duy nghi thức) và hay chỉ tập chú vào ơn cứu rỗi cá nhân (tư nhân hóa duy chủ quan).
Kỳ sau: e) Cơ chế bí tích
65. [Đức tin, tính thành hiệu và tính hữu hiệu]. Công đồng Trent (DH 1608) đã sử dụng thuật ngữ “ex opere operato” (do chính việc đã làm) để diễn đạt điều sau. Khi một bí tích được cử hành đúng cách, nhân danh Giáo hội và phù hợp với ý nghĩa Giáo hội đã dành cho nó, trong trường hợp đó, nó luôn truyền đạt điều nó biểu thị. Việc minh xác này không ngụ ý loại bỏ việc tham gia của người trao ban và lãnh nhận bí tích. Trái lại: Người trao ban bí tích phải có ý định làm điều Giáo hội làm (DH 1611: faciendi quod facit ecclesia). Về phía người lãnh nhận, cần phân biệt giữa việc hữu hiệu (fertile) và việc không hữu hiệu (infecunda). Thuật ngữ “opus operatum” (chính sự việc đã làm) không có ý chống lại việc tham gia của người trao ban bí tích hoặc của người lãnh nhận nó. Nó nhấn mạnh điều này: cả đức tin của người trao ban cũng như của người lãnh nhận bí tích đều không tạo ra ơn cứu rỗi, nhưng chỉ có ơn thánh của Đấng Cứu chuộc thông qua bí tích mới tạo ra ơn cứu rỗi mà thôi. Như thế, không phải vì những người trao ban bí tích và những người lãnh nhận nó tin vào điều họ làm trong bí tích, nên, chính vì lý do đó, Chúa Kitô hành động qua bí tích. Nhưng vì lý do sau đây: bất cứ khi nào một bí tích được cử hành một cách thích đáng, theo ý nghĩa được Giáo hội dành cho, Chúa Kitô đều liên kết hành động của nó với hành động của Giáo hội.
66. Theo nghĩa này, đối diện với nền thần học của những người Cải cách, Công đồng Trent sẽ khẳng định rõ ràng tính hữu hiệu của các bí tích [82]. Tuy nhiên, một thực hành giáo hội chỉ quan quan đến tính thành hiệu (validity) sẽ làm tổn hại đến cơ chế bí tích của Giáo hội, bởi vì điều này giản lược nó vào một trong các khía cạnh thiết yếu của nó. Một bí tích thành hiệu thông truyền điều thuật ngữ kỹ thuật gọi là “res et sacramentum” (thực thể và dấu chỉ), như một phần cấu thành hành động bí tích của ơn thánh. Thí dụ, trong trường hợp phép rửa, đó sẽ là “ấn tích” (character). Tuy nhiên, các bí tích chỉ về và nhận được ý nghĩa đầy đủ của chúng trong việc thông truyền res (thực thể) của ơn thánh riêng của bí tích. Trong trường hợp phép rửa, nó có ý nói tới ơn ban sự sống mới trong Chúa Kitô, bao gồm ơn tha thứ tội lỗi.
67. [Đức tin thỏa đáng đối với các Bí tích và Ý định]. Như các thành phần thiết yếu, luận lý học bí tích bao gồm đáp ứng tự do, chấp nhận hồng ân Thiên Chúa, tóm lại là đức tin, bất kể phôi thai ra sao, đặc biệt trong trường hợp phép rửa. Thần học gần đây nhất đã lấy thế giới biểu thị, vốn của riêng các biểu tượng và dấu hiệu, làm điểm qui chiếu để soi sáng việc thông truyền ơn thánh diễn ra trong các bí tích. Lĩnh vực này nằm trong một trật tự rất gần với ngôn ngữ của con người và các tương quan liên bản vị. Vì các bí tích được đặt trong lãnh vực đối thoại và tương quan của tín hữu với Chúa Kitô, nên phương thức này có những ưu điểm của nó. Ta sẽ không nắm được việc biểu thị các biểu tượng hoặc dấu hiệu nếu không tham gia vào thế giới mà biểu tượng trong biểu thị của nó đã tạo ra. Tương tự như vậy, không thể nhận được hiệu quả của ơn thánh bí tích (tính hữu hiệu hay sự phong phú), được truyền đạt bởi các dấu hiệu bí tích, mà không đi vào thế giới được các dấu hiệu bí tích này phát biểu. Đức tin là chìa khóa mở lối vào thế giới vốn làm cho các thực tại bí tích thực sự trở thành các dấu hiệu biểu thị và tạo ra ơn thánh thần linh một cách hữu hiệu.
68. Việc lãnh nhận các bí tích có thể thành hiệu hoặc bất thành hiệu, hữu hiệu hoặc vô hiệu. Muốn có một chuẩn bị thỏa đáng, điều sẽ không đủ nếu chỉ không mâu thuẫn ở bên ngoài hay ở bên trong với ý nghĩa của bí tích. Theo chiều hướng này, việc lãnh nhận thành hiệu không tự động hàm ngụ việc lãnh nhận bí tích cách hữu hiệu. Để có được sự lãnh nhận hữu hiệu, cần phải có một ý định tích cực. Nói cách khác, người lãnh nhận phải tin cả vào nội dung (fides quae) lẫn một cách hiện sinh (fides qua) điều mà Chúa Kitô ban cho họ một cách bí tích qua sự trung gian của Giáo hội. Có sự đa dạng về mức độ trong việc tuân theo tín lý. Điều có tính quyết định ở đây là: người lãnh nhận không bác bỏ bất cứ lời giảng dạy nào của Giáo hội. Cũng có những mức độ khác như về cường độ của đức tin. Điều có tính quyết định ở đây là việc tích cực chuẩn bị để lãnh nhận những gì được bí tích biểu thị. Mỗi việc lãnh nhận bí tích cách hữu hiệu đều là một hành vi thông đạt và do đó là một phần của cuộc đối thoại giữa Chúa Kitô và tín hữu cá nhân.
69. Mặc dù đúng là tín lý về nó phát xuất từ các suy tư liên quan tới các đòi hỏi không thể thiếu nơi các thừa tác viên ban phát các bí tích, ý định vẫn chiếm một vị thế quan yếu. Một mặt, nó hoàn toàn duy trì tính thành hiệu ex opere operato, nghĩa là: tính thành hiệu của các hành vi bí tích hoàn toàn và độc nhất tùy thuộc Chúa Kitô chứ không tùy thuộc đức tin của cả người lãnh nhận lẫn thừa tác viên bí tích. Nhưng nó cũng bỏ ngỏ bản chất đối thoại của biến cố bí tích, để người ta không rơi vào cả chủ nghĩa tự động ma thuật lẫn chủ nghĩa tự động bí tích. Ý định nói lên mức tối thiểu không thể miễn chước phải đích thân tự nguyện tham gia vào biến cố nhưng không của việc thông truyền ơn thánh cứu rỗi một cách bí tích.
70. Các biểu tượng bí tích và hành động tượng trưng, được thực hiện qua nước, dầu, bánh, rượu và các nhân tố bên ngoài và hữu hình khác, mời gọi mỗi tín hữu mở “con mắt nội tâm của đức tin” [83] và nhìn thấy các hiệu quả cứu rỗi của từng bí tích. Những hành động tượng trưng này, được thực hiện với các yếu tố vật chất này, trên thực tế, có chức năng thực hiện một hành động của Chúa Kitô, Đấng Cứu Rỗi. Những gì diễn ra trong việc ban phát các bí tích đều bắt nguồn từ những gì đã xảy ra trong các hành động của Chúa Kitô, Đấng Cứu Rỗi, trong cuộc sống trần thế của Người, chẳng hạn như trong các việc chữa lành. Nhiều người tin vào Chúa Kitô (Ur-Sakrament [bí tích nguyên thủy]) và do đó đã đạt được sự nên thánh, chẳng hạn như: người phụ nữ Samaria ở giếng Giacóp (Ga 4: 28-29; 30); Ông Giakêu, khi đón tiếp Chúa Giêsu vào nhà (Lc 19: 8-10); người phụ nữ xứ Syrophênixia, người nhận được ơn chữa lành cho con gái bằng một đức tin không nao núng (Mc 7: 24-30), v.v. Những hành động mang tính biểu tượng, “bí tích” này của Chúa Giêsu, được thực hiện với các yếu tố vật chất, có chức năng tăng cường đức tin nơi những người thụ hưởng và ơn thánh hóa, nhờ vào tầm nhìn và đức tin nội tâm. Đức tin được củng cố phải được diễn dịch thành một lời tuyên tín qua chứng tá cuộc sống Kitô hữu giữa lòng thế giới.
71. [Bản chất đối thoại]. Việc cử hành phụng vụ các bí tích không những chỉ mô tả hành động cứu độ theo lối katabatic (từ trên đi xuống) của Thiên Chúa, mà còn, tuy vẫn không thể tách biệt khỏi lối vừa nói, theo lối anabatic (từ dưới đi lên) nữa của người lãnh nhận, bắt đầu với câu đáp “Amen” và các cử chỉ, như việc mở rộng bàn tay để lãnh nhận Mình Thánh. Mọi bí tích đều là những hành động thông đạt, được khắc ghi trong nhiệm cục cứu rỗi: tức nhiệm cục triển khai trong lịch sử ý của Thiên Chúa muốn bước vào mối tương quan bản thân với con người. Do đó, trong các bí tích, bản chất giao ước vốn đánh dấu và đồng hành với toàn bộ lịch sử cứu rỗi đã được phản ảnh. Nơi đâu bản chất đối thoại của bí tích giảm đi, nơi ấy sẽ phát sinh ra các hiểu lầm về nó như một loại ma thuật (chủ nghĩa duy nghi thức) và hay chỉ tập chú vào ơn cứu rỗi cá nhân (tư nhân hóa duy chủ quan).
Kỳ sau: e) Cơ chế bí tích
Vietcatholic News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét