Trang

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020

Vụ ám sát Thánh Gioan-Phaolô II, bước quan trọng của Đức Mẹ trong triều giáo hoàng của ngài

cath.ch, Sixtine Waché, I. Media, 2020-05-14


Ngày 13 tháng 5 – 1981, ngày lễ Đức Mẹ Fatima, Đức Gioan-Phaolô II (1978-2005) đã sống sót một cách kỳ lạ trong một vụ ám sát. Ba mươi chín năm sau, hãng tin IMEDIA trở lại với một vài sự kiện ít được biết về vụ ám sát đánh dấu lịch sử triều giáo hoàng của ngài.
Chúng ta vẫn còn chưa biết ai đứng sau lưng vụ ám sát này, thủ phạm Mehmet Ali Ağca người Thổ Nhĩ Kỳ thì đã bị bắt ngay, ông là người hồi giáo thuộc nhóm “Sói xám”. Ngay sau khi bắn hai phát súng vào Đức Gioan-Phaolô II, người nổ súng chỉ ở cách ngài 3 mét đã bị đám đông bắt ngay. Khi đó Đức Gioan-Phaolô II 61 tuổi, ngài ngã gục trong vòng tay của Đức ông Stanislaw Dziwisz, thư ký riêng của ngài trước khi được đưa vào bệnh viện.
Bị thương ở bụng, ở khuỷu tay phải và ngón trỏ bàn tay trái, sau nhiều tháng tỉnh dưỡng, Đức Gioan-Phaolô II hoàn toàn lành hẳn. Ngày 17 tháng 5 năm 1982 ngài công khai tha thứ cho người tấn công mình và hai năm sau ngài vào tù thăm. Từ đó ngài kính mến Đức Mẹ và triều giáo hoàng của ngài mang chiều kích kính mến Đức Mẹ đặc biệt. Vụ ám sát đóng một vai trò quan trọng trong việc này.
Một sự cứu thoát của bàn tay quan phòn
Sau này các bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ săn sóc ngài cho biết, khi mổ họ không nghĩ ngài sẽ sống sót vì mức độ tổn thương trầm trọng của ba viên đạn. Sự việc không một cơ quan trọng yếu nào bị thương là dấu hiệu quan phòng kỳ lạ của Chúa.
Tay súng chuyên nghiệp Mehmet Ali Ağca đã dự trù dứt khoát phải bắn trúng mục đích. Nhưng cả kinh nghiệm lẫn quyết tâm của ông đã không đụng đến các cơ quan trọng yếu của Đức Giáo hoàng.
Thật vậy, các bác sĩ tuyên bố viên đạn đã trệch đường. Sau khi bình phục, sự kiện quan trọng này được Đức Gioan-Phaolô II xem như phép lạ. Sau này ngài nói ngài thấy ở đây “bàn tay” của Mẹ Maria.
Tầm quan trọng của Đức Trinh Nữ Fatima
Thực sự Đức Gioan-Phaolô II tin chắc mình được Đức Mẹ Maria Fatima can thiệp, Mẹ đã hành động đúng vào giây phút định mệnh để ngăn cái chết thấy rõ. Và chính ngài, ngài cho sự sống sót của mình là nhờ Đức Mẹ (dĩ nhiên ngài cám ơn công việc đáng kể của đội ngũ y tế tại bệnh viện Gemelli). Thực tế, vài tháng sau ngài tâm sự ngài cảm nhận được sự bảo vệ của Mẹ Maria: “Ngay lúc ngã xuống ở Quảng trường Thánh Phêrô, tôi có cảm giác sắc bén rằng tôi sẽ được cứu (…) một tay kéo tôi và tay kia làm trệch đường đạn”. Và viên đạn không trúng đích.
Xác quyết này của Đức Gioan-Phaolô II càng mạnh hơn vì ngày 13 tháng 5 là ngày kỷ niệm lần đầu tiên Đức Mẹ hiện ra cho ba trẻ mục đồng ở Fatima, Bồ Đào Nha năm 1917. Để tỏ lòng biết ơn Đức Mẹ che chở, đúng một năm sau ngài đến đền thánh Đức Mẹ Lusitanian và gắn viên đạn đã bắn ngài vào vương miện bằng vàng khối ở tượng Đức Mẹ ở đền thánh.
Ngày 26 tháng 6 năm 2000, ngài tiết lộ với Đức Hồng Y Joseph Ratzinger bí mật thứ ba của Fatima. Vì thận trọng, bí mật này chưa bao giờ được các giáo hoàng truyền lại. Cho đến bây giờ, nội dung của điều tiết lộ này vẫn còn gây tranh cãi, nhưng theo Đức Ratzinger cho biết, bí mật này mời gọi mọi người hoán cải, liên quan đến cuộc đàn áp chống lại Giáo hội và chống lại Người kế vị Thánh Phêrô. Như thế vụ ám sát chống Đức Gioan-Phaolô II là hoàn tựu của bí mật thứ ba này.
Sự tôn kính Đức Mẹ của Đức Gioan-Phaolô II
Tuy nhiên lòng kính mến Đức Mẹ Maria của Đức Gioan-Phaolô II không bắt đầu ngay sau vụ ám sát hụt này. Lòng kính mến Đức Mẹ sâu đậm đã ăn sâu trong lòng giáo dân Ba Lan và trong lòng ngài. Từ nhỏ ngài đã có thói quen cầu nguyện với Đức Mẹ ở nhiều đền thánh Ba Lan. Kể từ khi thân mẫu qua đời lúc ngài 9 tuổi, đặc biệt Đức Mẹ luôn ở bên cạnh ngài. Sau này ngài lấy khẩu hiệu của mình là Totus Tuus (Tất cả cho Mẹ) nói lên lòng kính mến Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ.
Sau sự kiện ngày 13 tháng 5 năm 1981, Đức Gioan-Phaolô II nhận ra chính mình trong thông điệp thứ ba Đức Mẹ tiết lộ cho ba trẻ Jacinta, Phanxicô và Lucia năm 1917. Trong triều giáo hoàng lâu dài của ngài, ngài đã đi hành hương Fatima ba lần. Ngài cũng dâng thế giới và nước Nga cho Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ như Đức Mẹ đã xin với ba trẻ.
Trong lần đi hành hương này, Đức Gioan-Phaolô II lại bị tấn công thêm một lần nữa, lần này bằng  lưỡi lê của linh mục Juan Fernandez Krohn, một linh mục theo giáo phái truyền thống người Tây Ban Nha, linh mục nghĩ Đức Gioan-Phaolô II là người “cộng sản”… Theo hồng y Dziwisz, người chứng kiến cảnh này thì Đức Gioan-Phaolô II bị thương nhẹ. Chắc chắn ngài lại xem đây là dấu hiệu để ngài gắn bó với Đức Mẹ Fatima hơn nữa.
Năm 1981, vài tháng sau sự kiện lịch sử, Đức Gioan-Phaolô II đã cho khắc trên mặt tiền của Dinh Tông Tòa ở Quảng trường Thánh Phêrô một bức khảm Đức Mẹ để kính nhớ việc Đức Mẹ can thiệp. Câu khẩu hiệu của Đức Gioan-Phaolô II cũng được khắc trên đó, dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của lòng kính mến một Thiên Chúa của ngài. Rồi năm 2006, trong lần kỷ niệm 25 năm vụ ám sát, một tấm khắc kỷ niệm được đặt ở nơi ngài bị bắn ở Quảng trường Thánh Phêrô. Một địa điểm lịch sử mà du khách hay người hành hương đến Rôma đều có thể đến dễ dàng.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét