MÁU
Có hai vòng tuần hoàn tương đối độc lập về mặt giải phẫu nhưng liên quan chặt chẽ về mặt chức năng: tuần hoàn phổi
(hay còn gọi tiểu tuần hoàn) và tuần hoàn hệ thống (hay còn gọi là đại tuần
hoàn). Hai vòng tuần hoàn này đều hoạt động chủ yếu bởi sức bơm của cơ tim. (https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1u)
Năm
2019, một trận dịch sốt xuất huyết xuất hiện trên cao nguyên làm cho rất nhiều
người mắc bệnh và cần phải truyền máu. Tôi cũng là một trong những người tình
nguyện cho máu. Nhưng khi thử để lấy máu thì không đủ tiêu chuẩn: Trẻ để có
thành mạch vững mới có thể chịu đựng được sự trích ly máu trong suốt hai giờ,
khỏe mạnh, phải U60 ...
Một kỷ
niệm khác liên quan đến máu, là khi thằng bạn chạy thận cần truyền máu, tôi đã
cho. Thằng bạn nói rằng: Giờ đây trong tôi có máu lãnh đạo, tôi phải sống ...
Và một
điều tôi không bao giờ quên, luôn đi theo năm tháng cuộc đời, là sự việc xảy ra
trong những ngày tháng đầu của cuộc sống lứa đôi. Khi người vợ thân yêu sinh
đứa con đầu lòng và nuôi con thì bệnh bướu cổ cũng gia tăng. Buộc lòng phải cắt
bỏ cái bướu ở cổ. Trong khi ngồi bên vợ, sau khi được mổ xong, đột nhiên máu
trào ra bên cổ. Tôi còn nhớ, một cảm giác sợ hãi bao trùm lấy tôi. Cảm giác
lạnh xương sống xuất hiện. Tôi đổ mồ hôi, không còn biết gì nữa! Sau khi gọi
cấp cứu, tôi đã khóc. Bao nhiêu câu hỏi xuất hiện trong đầu. Nếu ...! nếu ...!
nếu ... ! Và ngày hôm nay, sau gần ba mươi năm nhớ lại, nếu ngày hôm ấy Thiên
Chúa không ghé mắt nhìn thì cuộc đời tôi sẽ ra sao? Thiên Chúa ghé mắt nhìn đến
tôi, Thiên Chúa vẫn yêu thương tôi, yêu thương gia đình tôi và Ngài cũng yêu
thương tất cả mọi con cái của Ngài và nhất là những ai biết trông cậy và phó
thác vào Ngài.
Máu,
cũng đã được nhắc đến ngay những trang đầu của cuốn Thánh Kinh. Vì ghen tuông,
Ca-in đã ghết chết A-ben (Stk 4,8), máu người công chính đã đổ ra (Dt 11,4).
Máu cũng
được nhắc tới trong câu chuyện xuất Ai cập của người Do thái. Khi Thiên Chúa nghé
mắt nhìn đến những nỗi thống khổ của người Do thái đang bị nô lệ bên Ai cập,
Ngài đã sai ngôn sứ Mô-sê đến để giải thoát họ. Trước sự chai lì của vua
Pha-ra-ô, Thiên Chúa đánh phạt Ai cập, bằng cách giết tất cả con đầu lòng trên
toàn cõi Ai cập. Và trong đêm Vượt qua đó, người Do thái giết chiên để ăn và
máu được bôi trên khung cửa để làm dấu nhà này được cứu thoát (x.Xh 12,1...).
Một lần
nữa, Thiên Chúa lại ghé mắt đến loài người tội lỗi. Ngài “đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người
thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Chính Chúa Giêsu,
trong bữa tiệc ly, đã nói “đây là máu
Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội” (Mt 26,28). Và hơn
nữa, trên thập giá, Ngài đã đổ máu ra cho mọi người. Thánh Phao-lô, trong thơ
gởi tín hữu Cô-lô-xê cũng đã viết: “Nhờ máu Người đổ ra
trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật
trên trời” (Cl 1,20).
Trong
bốn mười ngày giãn cách toàn xã hội (Từ ngày28 tháng 3 đến
ngày 12 tháng năm : 40 ngày. 40: Một con
số mang đầy tính biểu tượng của Ki-tô giáo), trùng với những ngày tháng đỉnh cao của phụng
vụ Ki-tô giáo: Kỷ niệm mầu nhiệm Thương Khó và Phục Sinh của Chúa Kitô. Chúng
ta, những ki-tô hữu, trong hoàn cảnh bắt buộc, phải tham dự những mầu nhiệm của
Chúa Kitô một cách trực tuyến, thì, Máu Chúa Kitô có ảnh hưởng gì trên đời sống
của chúng ta? Khi tham dự thánh lễ trực tuyến và phải hiệp lễ cách thiêng
liêng, ai ai cũng ao ước được tham dự thánh lễ trực tiếp và được rước lấy chính
Thánh Thể Chúa Kitô. Kinh nghiệm này có hun đúc lòng yêu mến Thánh Thể của
chúng ta một khi được tham dự thánh lễ công khai trở lại? Và lòng yêu mến Thánh
Thể có làm cho đời sống của chúng ta đượm tình yêu mến tha nhân và phó thác cho
tình yêu Thiên Chúa???
Nguyễn
Thái Hùng
Những ngày tháng 5.2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét