Triết Lý Cho Người Mới Bắt Đầu: Thần Học Về Cái Chết
Vấn nạn quan trọng nhất trong bất kỳ nghiên cứu nào về bản chất của cái chết là vấn nạn này: cái chết có thể được coi là định mệnh của con người theo nghĩa nào? Điều này sẽ giúp chúng ta trả lời thêm các câu hỏi về tính chất tự nhiên của cái chết và giúp chúng ta hiểu về cái chết của Đức Kitô và của chính chúng ta.
Thánh Tôma Aquinô hiểu rất rõ bản chất của cái chết. Ngài nói: "Việc con người nhất thiết phải chết một phần là do bản tính tự nhiên và một phần là do tội lỗi. Cái chết do bản tính tự nhiên gây ra bởi các yếu tố trái ngược của thân xác. Mọi yếu tố vật chất trong thân xác được cấu thành bởi cả hai yếu tố hoạt động và thụ động, chúng được giữ lại với nhau bằng một kết nối mong manh. Từ góc nhìn các yếu tố này, cái chết là điều tự nhiên. Không có bất cứ năng lực nào trong chính các yếu tố vật chất cũng như trong linh hồn có thể giữ cho thân xác tôi hoặc bất kỳ thân xác nào khỏi chết. Do vậy, từ góc nhìn thân xác, con người là phàm nhân và phải chịu chết.
Tuy nhiên, con người không chỉ là một thân xác, mà còn là một linh hồn. Linh hồn là yếu tố thiêng liêng trong cấu thành của Con Người. Triết học và Huấn Giáo gọi nó là mô thể của thân xác, trong con người yếu tố đó làm cho chất thể thành hiện hữu và trở thành thực thể tức là Con người. Thân xác và linh hồn không phải là hai nguyên lý riêng biệt mà là những nguyên lý bổ sung, chúng phải tồn tại và kết hợp với nhau để con người hiện hữu một cách hoàn hảo. Linh hồn, hoặc mô thể, hiện hữu trong chất thể và tổ chức chất thể, bởi vì con người không phải là một thiên thần. Thân xác không thể tồn tại với tư cách một con người mà không có linh hồn. Như vậy, định mệnh của con người, trong bất cứ nghĩa nào, cũng không thể được xác định chỉ bởi một trong những yếu tố này. Cả hai đều cần thiết.
Mặc dù thân xác hướng đến cái chết vì các yếu tố trái ngược của nó, nhưng nó cũng hướng đến sự sống vì sự hiện diện của linh hồn.Thật ra, từ góc độ linh hồn, cái chết không phải là điều tự nhiên đối với con người. Thánh Thomas nói: "Một điều được cho là tự nhiên nếu nó khởi đi từ các nguyên lý tự nhiên. Mà các nguyên lý thiết yếu của tự nhiên lại là mô thể và chất thể. Mô thể của con người là linh hồn có lý trí của nó, bất tử, do đó cái chết không phải là lẽ tự nhiên đối với con người theo góc độ mô thể hoặc linh hồn này”. Theo lẽ tự nhiên mà nói, mặc dù đúng là cái chết là định mệnh của con người nếu người ta chỉ xét đến một phần của anh ta: tức là thân xác, thì cũng không gì có thể vượt xa hơn Chân lý đó nếu người ta xem xét anh ta từ góc nhìn hồn thiêng. Lý trí suy xét về định mệnh của linh hồn và nhận ra rằng có trí thông minh hoạt động trong con người, vượt xa khỏi thân xác chúng ta và không mở ngỏ cho cái chết. Một số triết gia cổ đại đã biết điều này. Theo Thánh Thomas, Aristotle đã biết điều này, và ông biết điều này chỉ nhờ vào lý trí. Thánh Thomas nói: "Kết luận này cũng được biết đến nhờ vào thẩm quyền uy tín của Aristotle, vì ông nói trong khảo luận về linh hồn của mình, “trí năng rõ ràng là một thứ có thật và không thể bị phá hủy” (tức là bất tử).
Khi thảo luận về cái chết, hàm ý đầu tiên của ý tưởng trên nên được hiểu là: ngay cả đứng ở góc độ lý trí, xác định rằng cái chết là định mệnh chung cuộc của con người và do đó xác định rằng sự sống là điều phi lý, thì điều này tuyệt đối là không thể. Cái chết là một thực tế, nhưng nó không thể là định mệnh của con người vì điều này giản lược con người chỉ còn là hạng vật chất mà thôi. Thực vậy, không có giải đáp nào cho vấn nạn cái chết cho đến khi nó được xem xét từ góc nhìn linh hồn.
Thánh Thomas nhiều lần giải thích rằng linh hồn, trong vai trò của mình, chỉ có thể hiểu được cách đầy đủ vì có trí thông minh và sự hiểu biết. Một khi trí năng biết được một mối quan hệ nhân quả, thì năng lực của tâm trí không thể ở yên cho đến khi nguyên nhân đầu tiên, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân tối thượng (trong trường hợp này, là Thiên Chúa) được cảm nghiệm trực tiếp.
Aristotle nói về năng lực trí tuệ hoặc tính năng động này trong cuốn sách siêu hình học đầu tiên của mình. Ông nói thế này: "Chính vì sự ham biết của mình mà con người xưa nay đều bắt đầu suy tư triết lý. Thoạt tiên họ tự thắc mắc về những khó khăn hiển nhiên, sau đó suy tư thêm từng chút một và phát biểu về những khó khăn của những vấn nạn lớn hơn. Vì chúng ta chỉ có thể biết từng sự vật khi chúng ta biết nguyên nhân tột cùng của nó". Thánh Thomas hiểu rõ chủ đề này khi Ngài bàn luận về vấn đề số phận con người. Ngài cũng lập lại chủ đề đó một cách chính xác khi Ngài cho rằng, ngay cả lý trí cũng phải đạt đến kết luận cần thiết rằng con người phải thấy được Thiên Chúa thì mới kiện toàn.
Điều này là do khao khát tự nhiên của trí năng. Nếu điều này là đúng, thì trí thông minh của chúng ta phải thấy được Thiên Chúa thì mới nên kiện toàn; đây là mục đích cuối cùng của chúng ta và con người phải có khả năng sống mãi.
Nếu việc nhìn thấy Thiên Chúa là sự kiện toàn của linh hồn và linh hồn là sự kiện toàn của sự sống thân xác, điều đó hàm ý rằng cái chết không thể là kết thúc của con người. Hơn nữa, thân xác thực sự không phải chết. Một người suy tư triết lý sẽ phải kết luận rằng, dù thân xác có phải chết, thì linh hồn vẫn sống mãi mãi và đây không phải là chuyện tự nhiên, bởi vì sự phân chia vĩnh viễn của xác chết và linh hồn, vốn sống bất tử, sẽ giống như sự tàn bạo. Trong chúng ta, thân xác và linh hồn đi cùng với nhau. Theo Aristotle, các điều kiện phản tự nhiên hoặc tàn bạo không thể tồn tại mãi mãi. Do đó, khi suy nghĩ như thế, các nhà triết học cổ đại bị đưa tới một hẻm núi không lối ra.
Giờ đây, khi được xem xét theo cách này, con người thực sự là một điều phi lý. Làm thế nào để giải thích sự thật rằng linh hồn có tính năng động đến với Thiên Chúa; chính linh hồn phải sống mãi mãi nhưng thân xác, thứ gắn chặt với linh hồn (hoàn toàn cần thiết cho sự hiện hữu của con người) lại phải chết vĩnh viễn? Không có năng lực nào trong linh hồn tôi cũng như trong thân xác tôi có thể làm cho tôi sống mãi mãi.
Giải đáp cho vấn đề này chỉ có thể là: sự sống lại của kẻ chết. Nhưng không có sức mạnh nào trên trái đất có thể mang lại sự phục sinh. Và điều phi lý sẽ là: thân xác nằm chết vĩnh viễn, trong khi linh hồn sống mãi mãi. Tuy nhiên, đây là điều phi lý mà các nhà triết học cổ đại đã gặp phải khi họ cố gắng giải quyết mâu thuẫn này chỉ bằng lý trí.
Thực vậy, không thể giải quyết bằng lý trí. Người ta phải có kinh nghiệm từ Kinh thánh, từ mặc khải và đặc biệt là từ sự kiện phục sinh để giải quyết vấn nạn đó. Các nhà triết học cổ đại không thể giải quyết vấn đề này bởi vì họ không biết rằng con người đã được mời gọi và có thể được mời gọi vào sự thân mật với Thiên Chúa. Họ không biết về ân sủng. Seneca, một triết gia La Mã cổ đại đã dạy rằng cái chết là điều tự nhiên đối với Con người, ông dạy điều này bởi vì ông không biết về Kinh thánh và ông không biết về thân phận con người trước khi sa ngã. (Adam và Eva không nhất thiết phải chết trước khi sa ngã). Thánh Thomas nói về họ, "Seneca và các triết gia khác cứu xét bản chất con người theo những nguyên tắc thuộc về nó (bản chất con người) và chỉ từ những nguyên lý tự nhiên. Họ không biết về tình trạng đầu tiên của sự vô tội ban đầu, vốn chỉ hiểu thấu được nhờ đức tin. Do đó, họ chỉ nói về cái chết như một khiếm khuyết tự nhiên, mặc dù khiếm khuyết tự nhiên này đối với chúng ta, một cách nào đó, là một hình phạt.
Thực ra, con người ban đầu đã được tạo dựng một cách đúng đắn. Họ đã hiệp thông và thân mật với Thiên Chúa. Họ không có tội, và do đó họ không nhất thiết phải chịu cảnh phải chết. Nói cách khác, điều kiện cho sự thống nhất và toàn vẹn của nhân tính chỉ là vĩnh viễn chừng nào con người vẫn sống trong tình trạng ân sủng. Thiên Chúa đã đưa con người vào một mối kết hiệp tình yêu đẹp đẽ, trong đó ân sủng và sự sống của Thiên Chúa thấm đẫm tất cả các năng lực của con người và ban cho con người khả năng bẩm sinh có thể điều khiển thân xác của chính mình. Năng lực này đã mất đi khi tội lỗi xâm nhập vào thế giới. Tội lỗi, đó là cái chết của linh hồn, dẫn đến sự nhất thiết phải chết của thân xác. Con người trong tình trạng tội lỗi nguyên tổ có hai cái chết: cái chết của linh hồn là nguyên nhân của cái chết tất nhiên của thân xác. Dĩ nhiên, chúng ta biết rằng linh hồn không chết trong bản thể của nó, nhưng nó giống như một cái gì đó đã chết, bởi vì giống như linh hồn đem lại sự sống cho thân xác thế nào, Thiên Chúa cũng đem lại sự sống cho linh hồn như vậy. Linh hồn nào không thể cảm nghiệm sự hiệp thông với Thiên Chúa thì coi như đã chết. Và đó là lý do tại sao chúng ta gọi tội lỗi mà vì nó chúng ta mất ân sủng là "tội phải chết" (ND: tội trọng). Nó làm cho linh hồn trở nên như một thứ gì đã chết.
Như một kết luận, rõ ràng cái chết của con người là một bi kịch gây ra bởi một bi kịch sâu sắc hơn nhiều: cái chết do tội lỗi mang lại. Cảm nhận cái chết mà không biết gì về ân sủng gây ra một sự căng thẳng tột độ trong mỗi con người bởi vì cái chết dường như quá phản tự nhiên và phi lý. Điều này xẩy ra không phải vì cuộc sống sau khi chết chỉ là một kiểu suy nghĩ mộng mơ. Sự cần thiết của sự sống đời sau là hoàn toàn hợp lý bởi vì chúng ta có khả năng hiểu biết. Con người sống trong tình trạng tội lỗi bị mắc kẹt trong hẻm núi không lối ra. Điều này xẩy ra là bởi vì con người có khả năng biết rằng linh hồn sống mãi mãi. Tuy nhiên, không để cho thân xác dự phần vào sự sống của linh hồn lại là một sự tàn bạo không giải thích được. Tất nhiên, nguồn gốc của bi kịch là tội lỗi. Nhà triết học, chỉ cậy dựa vào lý trí, có thể coi đây là một điều kiện quá quắt. Ông ta không thể biết tại sao tội lỗi tồn tại.
Do đó, vấn đề không phải là con người cảm thấy vô vọng và nhận thấy cuộc sống hoàn toàn phi lý, có gì đó trong cuộc sống mà con người không thể tìm được ý nghĩa của nó. Đúng ra, nguồn gốc của sự phi lý là con người biết rằng sự sống là vĩnh cửu. Trước hết, do cái chết của linh hồn mà con người không còn năng lực nào để đạt đến bất kỳ đối tượng nào là vĩnh cửu. Thứ đến, ngay cả khi con người có thể, thì thân xác họ cũng không thể theo đến nơi linh hồn dẫn đến. Nếu người ta là một người theo trường phái triết học Platon (Platon tin rằng thân xác là một nhà tù mà linh hồn ở trong đó cách phản tự nhiên) thì điều này sẽ ổn. Nhưng, đối với một người hiểu rằng có cả sự vĩnh cửu của linh hồn lẫn sự thống nhất giữa thể xác và linh hồn, thì cái chết của thân xác là một điều phi lý, chính là vì linh hồn bất tử.
Tuy nhiên chủ nghĩa hư vô, và nỗi thống khổ hiện sinh không được bàn đến ở đây. Nếu cái chết là định mệnh của con người, tội lỗi không phải là điều điên rồ. Tuy nhiên, sự điên rồ của tội lỗi lại tạo ra một thực tế là con người sẽ tồn tại, nhưng trong một tình trạng hoàn toàn không mãn nguyện. Con người không ân sủng không thể có sự kiện toàn tự nhiên. Và không thể có sự kiện toàn cho linh hồn, vốn tồn tại vĩnh cửu, bởi vì không có sự kết hợp với Thiên Chúa.
n sủng thay đổi tất cả điều này. Người nào hiểu được ân sủng thì hiểu ra rằng có một sự phục sinh sóng đôi, tương ứng với cái chết sóng đôi này. Đối với cái chết của linh hồn, chúng ta có sự phục sinh của linh hồn và ơn thánh hóa. Đối với cái chết của thân xác, chúng ta có sự phục sinh những người chết, đó là sự thành toàn hoàn hảo của sự phục sinh linh hồn.
Thế thì nỗi thống khổ hiện sinh thực sự của con người chỉ có thể là do sự hiện hữu của tội lỗi. Nỗi trăn trở mà con người trải qua cũng xẩy ra nơi những người ngoại giáo, họ là những người không biết rằng bản chất của họ không đúng như nó cần phải là. Cái chết của thân xác gây ra vấn nạn, và vấn nạn khó khăn thực sự xẩy ra bởi vì con người có thể biết rằng mình có thể sống mãi mãi, và biết rằng hành động của họ phải ảnh hưởng được đến vận mệnh của họ.
Điều này có ý nghĩa gì đối với cái chết của Đức Kitô? Cái chết của Đức Kitô, mặc dù tột cùng đau đớn, vẫn không phải là một cái chết nghiệm thấy được trong bất cứ thứ tăm tối hiện sinh nào mà sự hiểu biết của con người thấu được. Qua nhiều thế kỷ, học thuyết Công Giáo đã dạy rằng Đức Kitô có được cái nhìn thấu suốt tràn đầy ơn phúc ngay từ khi thụ thai... Đức Kitô không chỉ thấy được Thiên Chúa từ lúc thụ thai, mà còn thấy được tất cả chúng ta. Tất cả chúng ta đều được cuốn hút vào trong mọi hành động của Ngài. Kể cả trong cái chết của Ngài.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II đã nói điều này: "Đức Giêsu có cái nhìn rõ ràng về Thiên Chúa, và sự kết hiệp vững bền với Chúa Cha đã chi phối tâm trí của Ngài [trên thập giá]. Nhưng do ảnh hưởng của giác quan... linh hồn nhân tính của Đức Giêsu bị giảm trừ thành một vùng đất hoang”. Nói cách khác, từ góc độ cảm xúc và trí tưởng tượng của Ngài [tại thời điểm Ngài chết], linh hồn Đức Giêsu trở nên đen tối. Nhưng khả năng hiểu biết hoặc ý chí của Ngài thì lại không như thế. Khả năng và ý chí này luôn luôn hợp nhất với Chúa Cha cách trọn vẹn. Thật quan trọng phải nhận ra rằng cái chết của Đức Kitô không phải là sự lo lắng (sợ hãi) mang tính hiện sinh. Đức Kitô đã không khoác cho mình bộ mặt của một kẻ giấu mình, không biết đến những gì Thiên Chúa có thể giải quyết trong hoàn cảnh ấy.
Chúng ta nên có thái độ nào đối với cái chết? Nó phải giống như cái chết của Chúa. Đối với người Kitô hữu, cái chết không phải là một cảnh tăm tối, một điều phi lý, hay chìm ngập vào trong một ẩn số vô nghĩa. Người Kitô hữu biết rằng cái chết thì đau đớn và phiền não. Nó không phải là một kinh nghiệm dễ chịu. Đó là một hình phạt của tội nguyên tổ. Tuy nhiên, người Kitô không nên lo lắng về cái chết thân xác. Điều khiến cho cái chết trở nên độc địa không phải là thân xác chết đi và bị hủy hoại trong nấm mồ. Người nào sống một cuộc đời kết hiệp với Thiên Chúa nơi trần gian sẽ hiểu ra, với niềm xác tín vững chắc và lý lẽ nhất, rằng linh hồn sống mãi. Người ta cũng biết rằng, sau sự phục sinh của Chúa Kitô, với niềm tin chắc chắn nhất, mình sẽ có một phần trong sự phục sinh đó. Vấn nạn thực sự của cái chết là nó gây đau đớn. Nhưng đối với một người có đức tin, không nên hoang mang về những gì nằm bên kia cái chết, người ta cũng không cần phải đánh tan cái vẻ mâu thuẫn bề ngoài của sự tàn lụi linh hồn chỉ bằng cách dự đoán một điều gì đó tốt đẹp, tuyệt vời có thể có sau này.
Sự phi lý thực sự của cái chết nằm ở chỗ: một người, dù biết có những gì bên kia nấm mồ, nhưng vẫn đi tới nấm mồ ấy mà không chuẩn bị gì. Nọc độc của cái chết là tội lỗi.
Nguồn: https://ccgaction.org/spiritual_life/theologyofdeath
Phê-rô Phạm văn Trung dịch.
Thánh Tôma Aquinô hiểu rất rõ bản chất của cái chết. Ngài nói: "Việc con người nhất thiết phải chết một phần là do bản tính tự nhiên và một phần là do tội lỗi. Cái chết do bản tính tự nhiên gây ra bởi các yếu tố trái ngược của thân xác. Mọi yếu tố vật chất trong thân xác được cấu thành bởi cả hai yếu tố hoạt động và thụ động, chúng được giữ lại với nhau bằng một kết nối mong manh. Từ góc nhìn các yếu tố này, cái chết là điều tự nhiên. Không có bất cứ năng lực nào trong chính các yếu tố vật chất cũng như trong linh hồn có thể giữ cho thân xác tôi hoặc bất kỳ thân xác nào khỏi chết. Do vậy, từ góc nhìn thân xác, con người là phàm nhân và phải chịu chết.
Tuy nhiên, con người không chỉ là một thân xác, mà còn là một linh hồn. Linh hồn là yếu tố thiêng liêng trong cấu thành của Con Người. Triết học và Huấn Giáo gọi nó là mô thể của thân xác, trong con người yếu tố đó làm cho chất thể thành hiện hữu và trở thành thực thể tức là Con người. Thân xác và linh hồn không phải là hai nguyên lý riêng biệt mà là những nguyên lý bổ sung, chúng phải tồn tại và kết hợp với nhau để con người hiện hữu một cách hoàn hảo. Linh hồn, hoặc mô thể, hiện hữu trong chất thể và tổ chức chất thể, bởi vì con người không phải là một thiên thần. Thân xác không thể tồn tại với tư cách một con người mà không có linh hồn. Như vậy, định mệnh của con người, trong bất cứ nghĩa nào, cũng không thể được xác định chỉ bởi một trong những yếu tố này. Cả hai đều cần thiết.
Mặc dù thân xác hướng đến cái chết vì các yếu tố trái ngược của nó, nhưng nó cũng hướng đến sự sống vì sự hiện diện của linh hồn.Thật ra, từ góc độ linh hồn, cái chết không phải là điều tự nhiên đối với con người. Thánh Thomas nói: "Một điều được cho là tự nhiên nếu nó khởi đi từ các nguyên lý tự nhiên. Mà các nguyên lý thiết yếu của tự nhiên lại là mô thể và chất thể. Mô thể của con người là linh hồn có lý trí của nó, bất tử, do đó cái chết không phải là lẽ tự nhiên đối với con người theo góc độ mô thể hoặc linh hồn này”. Theo lẽ tự nhiên mà nói, mặc dù đúng là cái chết là định mệnh của con người nếu người ta chỉ xét đến một phần của anh ta: tức là thân xác, thì cũng không gì có thể vượt xa hơn Chân lý đó nếu người ta xem xét anh ta từ góc nhìn hồn thiêng. Lý trí suy xét về định mệnh của linh hồn và nhận ra rằng có trí thông minh hoạt động trong con người, vượt xa khỏi thân xác chúng ta và không mở ngỏ cho cái chết. Một số triết gia cổ đại đã biết điều này. Theo Thánh Thomas, Aristotle đã biết điều này, và ông biết điều này chỉ nhờ vào lý trí. Thánh Thomas nói: "Kết luận này cũng được biết đến nhờ vào thẩm quyền uy tín của Aristotle, vì ông nói trong khảo luận về linh hồn của mình, “trí năng rõ ràng là một thứ có thật và không thể bị phá hủy” (tức là bất tử).
Khi thảo luận về cái chết, hàm ý đầu tiên của ý tưởng trên nên được hiểu là: ngay cả đứng ở góc độ lý trí, xác định rằng cái chết là định mệnh chung cuộc của con người và do đó xác định rằng sự sống là điều phi lý, thì điều này tuyệt đối là không thể. Cái chết là một thực tế, nhưng nó không thể là định mệnh của con người vì điều này giản lược con người chỉ còn là hạng vật chất mà thôi. Thực vậy, không có giải đáp nào cho vấn nạn cái chết cho đến khi nó được xem xét từ góc nhìn linh hồn.
Thánh Thomas nhiều lần giải thích rằng linh hồn, trong vai trò của mình, chỉ có thể hiểu được cách đầy đủ vì có trí thông minh và sự hiểu biết. Một khi trí năng biết được một mối quan hệ nhân quả, thì năng lực của tâm trí không thể ở yên cho đến khi nguyên nhân đầu tiên, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân tối thượng (trong trường hợp này, là Thiên Chúa) được cảm nghiệm trực tiếp.
Aristotle nói về năng lực trí tuệ hoặc tính năng động này trong cuốn sách siêu hình học đầu tiên của mình. Ông nói thế này: "Chính vì sự ham biết của mình mà con người xưa nay đều bắt đầu suy tư triết lý. Thoạt tiên họ tự thắc mắc về những khó khăn hiển nhiên, sau đó suy tư thêm từng chút một và phát biểu về những khó khăn của những vấn nạn lớn hơn. Vì chúng ta chỉ có thể biết từng sự vật khi chúng ta biết nguyên nhân tột cùng của nó". Thánh Thomas hiểu rõ chủ đề này khi Ngài bàn luận về vấn đề số phận con người. Ngài cũng lập lại chủ đề đó một cách chính xác khi Ngài cho rằng, ngay cả lý trí cũng phải đạt đến kết luận cần thiết rằng con người phải thấy được Thiên Chúa thì mới kiện toàn.
Điều này là do khao khát tự nhiên của trí năng. Nếu điều này là đúng, thì trí thông minh của chúng ta phải thấy được Thiên Chúa thì mới nên kiện toàn; đây là mục đích cuối cùng của chúng ta và con người phải có khả năng sống mãi.
Nếu việc nhìn thấy Thiên Chúa là sự kiện toàn của linh hồn và linh hồn là sự kiện toàn của sự sống thân xác, điều đó hàm ý rằng cái chết không thể là kết thúc của con người. Hơn nữa, thân xác thực sự không phải chết. Một người suy tư triết lý sẽ phải kết luận rằng, dù thân xác có phải chết, thì linh hồn vẫn sống mãi mãi và đây không phải là chuyện tự nhiên, bởi vì sự phân chia vĩnh viễn của xác chết và linh hồn, vốn sống bất tử, sẽ giống như sự tàn bạo. Trong chúng ta, thân xác và linh hồn đi cùng với nhau. Theo Aristotle, các điều kiện phản tự nhiên hoặc tàn bạo không thể tồn tại mãi mãi. Do đó, khi suy nghĩ như thế, các nhà triết học cổ đại bị đưa tới một hẻm núi không lối ra.
Giờ đây, khi được xem xét theo cách này, con người thực sự là một điều phi lý. Làm thế nào để giải thích sự thật rằng linh hồn có tính năng động đến với Thiên Chúa; chính linh hồn phải sống mãi mãi nhưng thân xác, thứ gắn chặt với linh hồn (hoàn toàn cần thiết cho sự hiện hữu của con người) lại phải chết vĩnh viễn? Không có năng lực nào trong linh hồn tôi cũng như trong thân xác tôi có thể làm cho tôi sống mãi mãi.
Giải đáp cho vấn đề này chỉ có thể là: sự sống lại của kẻ chết. Nhưng không có sức mạnh nào trên trái đất có thể mang lại sự phục sinh. Và điều phi lý sẽ là: thân xác nằm chết vĩnh viễn, trong khi linh hồn sống mãi mãi. Tuy nhiên, đây là điều phi lý mà các nhà triết học cổ đại đã gặp phải khi họ cố gắng giải quyết mâu thuẫn này chỉ bằng lý trí.
Thực vậy, không thể giải quyết bằng lý trí. Người ta phải có kinh nghiệm từ Kinh thánh, từ mặc khải và đặc biệt là từ sự kiện phục sinh để giải quyết vấn nạn đó. Các nhà triết học cổ đại không thể giải quyết vấn đề này bởi vì họ không biết rằng con người đã được mời gọi và có thể được mời gọi vào sự thân mật với Thiên Chúa. Họ không biết về ân sủng. Seneca, một triết gia La Mã cổ đại đã dạy rằng cái chết là điều tự nhiên đối với Con người, ông dạy điều này bởi vì ông không biết về Kinh thánh và ông không biết về thân phận con người trước khi sa ngã. (Adam và Eva không nhất thiết phải chết trước khi sa ngã). Thánh Thomas nói về họ, "Seneca và các triết gia khác cứu xét bản chất con người theo những nguyên tắc thuộc về nó (bản chất con người) và chỉ từ những nguyên lý tự nhiên. Họ không biết về tình trạng đầu tiên của sự vô tội ban đầu, vốn chỉ hiểu thấu được nhờ đức tin. Do đó, họ chỉ nói về cái chết như một khiếm khuyết tự nhiên, mặc dù khiếm khuyết tự nhiên này đối với chúng ta, một cách nào đó, là một hình phạt.
Thực ra, con người ban đầu đã được tạo dựng một cách đúng đắn. Họ đã hiệp thông và thân mật với Thiên Chúa. Họ không có tội, và do đó họ không nhất thiết phải chịu cảnh phải chết. Nói cách khác, điều kiện cho sự thống nhất và toàn vẹn của nhân tính chỉ là vĩnh viễn chừng nào con người vẫn sống trong tình trạng ân sủng. Thiên Chúa đã đưa con người vào một mối kết hiệp tình yêu đẹp đẽ, trong đó ân sủng và sự sống của Thiên Chúa thấm đẫm tất cả các năng lực của con người và ban cho con người khả năng bẩm sinh có thể điều khiển thân xác của chính mình. Năng lực này đã mất đi khi tội lỗi xâm nhập vào thế giới. Tội lỗi, đó là cái chết của linh hồn, dẫn đến sự nhất thiết phải chết của thân xác. Con người trong tình trạng tội lỗi nguyên tổ có hai cái chết: cái chết của linh hồn là nguyên nhân của cái chết tất nhiên của thân xác. Dĩ nhiên, chúng ta biết rằng linh hồn không chết trong bản thể của nó, nhưng nó giống như một cái gì đó đã chết, bởi vì giống như linh hồn đem lại sự sống cho thân xác thế nào, Thiên Chúa cũng đem lại sự sống cho linh hồn như vậy. Linh hồn nào không thể cảm nghiệm sự hiệp thông với Thiên Chúa thì coi như đã chết. Và đó là lý do tại sao chúng ta gọi tội lỗi mà vì nó chúng ta mất ân sủng là "tội phải chết" (ND: tội trọng). Nó làm cho linh hồn trở nên như một thứ gì đã chết.
Như một kết luận, rõ ràng cái chết của con người là một bi kịch gây ra bởi một bi kịch sâu sắc hơn nhiều: cái chết do tội lỗi mang lại. Cảm nhận cái chết mà không biết gì về ân sủng gây ra một sự căng thẳng tột độ trong mỗi con người bởi vì cái chết dường như quá phản tự nhiên và phi lý. Điều này xẩy ra không phải vì cuộc sống sau khi chết chỉ là một kiểu suy nghĩ mộng mơ. Sự cần thiết của sự sống đời sau là hoàn toàn hợp lý bởi vì chúng ta có khả năng hiểu biết. Con người sống trong tình trạng tội lỗi bị mắc kẹt trong hẻm núi không lối ra. Điều này xẩy ra là bởi vì con người có khả năng biết rằng linh hồn sống mãi mãi. Tuy nhiên, không để cho thân xác dự phần vào sự sống của linh hồn lại là một sự tàn bạo không giải thích được. Tất nhiên, nguồn gốc của bi kịch là tội lỗi. Nhà triết học, chỉ cậy dựa vào lý trí, có thể coi đây là một điều kiện quá quắt. Ông ta không thể biết tại sao tội lỗi tồn tại.
Do đó, vấn đề không phải là con người cảm thấy vô vọng và nhận thấy cuộc sống hoàn toàn phi lý, có gì đó trong cuộc sống mà con người không thể tìm được ý nghĩa của nó. Đúng ra, nguồn gốc của sự phi lý là con người biết rằng sự sống là vĩnh cửu. Trước hết, do cái chết của linh hồn mà con người không còn năng lực nào để đạt đến bất kỳ đối tượng nào là vĩnh cửu. Thứ đến, ngay cả khi con người có thể, thì thân xác họ cũng không thể theo đến nơi linh hồn dẫn đến. Nếu người ta là một người theo trường phái triết học Platon (Platon tin rằng thân xác là một nhà tù mà linh hồn ở trong đó cách phản tự nhiên) thì điều này sẽ ổn. Nhưng, đối với một người hiểu rằng có cả sự vĩnh cửu của linh hồn lẫn sự thống nhất giữa thể xác và linh hồn, thì cái chết của thân xác là một điều phi lý, chính là vì linh hồn bất tử.
Tuy nhiên chủ nghĩa hư vô, và nỗi thống khổ hiện sinh không được bàn đến ở đây. Nếu cái chết là định mệnh của con người, tội lỗi không phải là điều điên rồ. Tuy nhiên, sự điên rồ của tội lỗi lại tạo ra một thực tế là con người sẽ tồn tại, nhưng trong một tình trạng hoàn toàn không mãn nguyện. Con người không ân sủng không thể có sự kiện toàn tự nhiên. Và không thể có sự kiện toàn cho linh hồn, vốn tồn tại vĩnh cửu, bởi vì không có sự kết hợp với Thiên Chúa.
n sủng thay đổi tất cả điều này. Người nào hiểu được ân sủng thì hiểu ra rằng có một sự phục sinh sóng đôi, tương ứng với cái chết sóng đôi này. Đối với cái chết của linh hồn, chúng ta có sự phục sinh của linh hồn và ơn thánh hóa. Đối với cái chết của thân xác, chúng ta có sự phục sinh những người chết, đó là sự thành toàn hoàn hảo của sự phục sinh linh hồn.
Thế thì nỗi thống khổ hiện sinh thực sự của con người chỉ có thể là do sự hiện hữu của tội lỗi. Nỗi trăn trở mà con người trải qua cũng xẩy ra nơi những người ngoại giáo, họ là những người không biết rằng bản chất của họ không đúng như nó cần phải là. Cái chết của thân xác gây ra vấn nạn, và vấn nạn khó khăn thực sự xẩy ra bởi vì con người có thể biết rằng mình có thể sống mãi mãi, và biết rằng hành động của họ phải ảnh hưởng được đến vận mệnh của họ.
Điều này có ý nghĩa gì đối với cái chết của Đức Kitô? Cái chết của Đức Kitô, mặc dù tột cùng đau đớn, vẫn không phải là một cái chết nghiệm thấy được trong bất cứ thứ tăm tối hiện sinh nào mà sự hiểu biết của con người thấu được. Qua nhiều thế kỷ, học thuyết Công Giáo đã dạy rằng Đức Kitô có được cái nhìn thấu suốt tràn đầy ơn phúc ngay từ khi thụ thai... Đức Kitô không chỉ thấy được Thiên Chúa từ lúc thụ thai, mà còn thấy được tất cả chúng ta. Tất cả chúng ta đều được cuốn hút vào trong mọi hành động của Ngài. Kể cả trong cái chết của Ngài.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II đã nói điều này: "Đức Giêsu có cái nhìn rõ ràng về Thiên Chúa, và sự kết hiệp vững bền với Chúa Cha đã chi phối tâm trí của Ngài [trên thập giá]. Nhưng do ảnh hưởng của giác quan... linh hồn nhân tính của Đức Giêsu bị giảm trừ thành một vùng đất hoang”. Nói cách khác, từ góc độ cảm xúc và trí tưởng tượng của Ngài [tại thời điểm Ngài chết], linh hồn Đức Giêsu trở nên đen tối. Nhưng khả năng hiểu biết hoặc ý chí của Ngài thì lại không như thế. Khả năng và ý chí này luôn luôn hợp nhất với Chúa Cha cách trọn vẹn. Thật quan trọng phải nhận ra rằng cái chết của Đức Kitô không phải là sự lo lắng (sợ hãi) mang tính hiện sinh. Đức Kitô đã không khoác cho mình bộ mặt của một kẻ giấu mình, không biết đến những gì Thiên Chúa có thể giải quyết trong hoàn cảnh ấy.
Chúng ta nên có thái độ nào đối với cái chết? Nó phải giống như cái chết của Chúa. Đối với người Kitô hữu, cái chết không phải là một cảnh tăm tối, một điều phi lý, hay chìm ngập vào trong một ẩn số vô nghĩa. Người Kitô hữu biết rằng cái chết thì đau đớn và phiền não. Nó không phải là một kinh nghiệm dễ chịu. Đó là một hình phạt của tội nguyên tổ. Tuy nhiên, người Kitô không nên lo lắng về cái chết thân xác. Điều khiến cho cái chết trở nên độc địa không phải là thân xác chết đi và bị hủy hoại trong nấm mồ. Người nào sống một cuộc đời kết hiệp với Thiên Chúa nơi trần gian sẽ hiểu ra, với niềm xác tín vững chắc và lý lẽ nhất, rằng linh hồn sống mãi. Người ta cũng biết rằng, sau sự phục sinh của Chúa Kitô, với niềm tin chắc chắn nhất, mình sẽ có một phần trong sự phục sinh đó. Vấn nạn thực sự của cái chết là nó gây đau đớn. Nhưng đối với một người có đức tin, không nên hoang mang về những gì nằm bên kia cái chết, người ta cũng không cần phải đánh tan cái vẻ mâu thuẫn bề ngoài của sự tàn lụi linh hồn chỉ bằng cách dự đoán một điều gì đó tốt đẹp, tuyệt vời có thể có sau này.
Sự phi lý thực sự của cái chết nằm ở chỗ: một người, dù biết có những gì bên kia nấm mồ, nhưng vẫn đi tới nấm mồ ấy mà không chuẩn bị gì. Nọc độc của cái chết là tội lỗi.
Nguồn: https://ccgaction.org/spiritual_life/theologyofdeath
Phê-rô Phạm văn Trung dịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét