Trang

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

VUI HỌC THÁNH KINH : Ô CHỮ GIÁNG SINH 4




VUI HỌC THÁNH KINH : Ô CHỮ GIÁNG SINH 4






"Anh em đừng sợ. 
Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, 
cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, 
một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít,
Người là Đấng Kitô Đức Chúa.
Lc 1,10-12



NHỮNG GỌI Ý 

01. Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Nghĩa là … 

02. Sứ thần đã truyền tin cho Đức Maria.

03. Vua Dothái lúc Chúa Giêsu sinh.

04. Nơi Chúa Giêsu sinh ra.

05. Cha nuôi của Đức Giêsu.

06. Mẹ Đức Giêsu.

07. Đức Giêsu cũng được gọi là … … … . 

08. Tên gọi của Con Đấng Tối Cao.

09. “Hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ítraen dân Ta sẽ ra đời”. Đây là lời ngôn sứ …

10. Hoàng đế Lamã lúc Chúa Giêsu sinh ra

11. Tổng trấn xứ Giuđê lúc Chúa Giêsu sinh ra.

12. Đức Maria mang thai nhờ quyền phép của ai ?



GB. NGUYỄN THÁI HÙNG


Giáng Sinh ở các nước


Việt Nam


Ngày nay, ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Trong những ngày này, cây thông Nô-en được trang trí ở nhiều nơi bằng cây thật (thường là thông ba lá hoặc thông mã vĩ) hay thông nhân tạo làm bằng nhựa, không phải cây thông như ở các nước phương tây thường là họ Bách tán. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây...


Lễ Giáng sinh ở Việt Nam là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp, những đôi tình nhân âu yếm tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của Santa, gia đình bè bạn rủ nhau hội hè, yến tiệc, hát karaoke. Người Việt Nam rất thích thú các ca khúc Giáng sinh.[3]


Nga

Đối với những người theo Chính thống giáo Nga, nhiều nước Đông Âu và ở đất thánh Jerusalem, Giáng sinh rơi vào ngày 7/1 bởi họ dùng lịch cũ chứ không dùng lịch mới Gregorian có từ thế kỷ 16. Ông già Tuyết trong giáng sinh theo Chính thống giáo Nga có vẻ ngoài tương tự như "đồng nghiệp" ở phương Tây, nhưng lại mặc áo màu xanh và dắt theo một công chúa tuyết. Công chúa là người trao quà cho trẻ em. Với nhiều người Nga, lý do chính để ăn mừng Giáng sinh không phải bản thân ngày lễ này, mà đây là dịp để nghỉ ngơi. Người lao động có tới 10 ngày nghỉ, và với rất nhiều trong số họ thì đây là 10 ngày uống say sưa. [4]

Hà Lan

Cũng như các quốc gia Tây Âu khác, lễ hội bắt đầu ở Hà Lan vào ngày 25 tháng 12 - đêm thánh Nicolas. Món quà của thánh Nicolas tặng cho ba chị em nghèo khổ qua chiếc ống khói và phong tục treo tất ở ống khói có thể được bắt nguồn từ câu chuyện này. Mỗi năm thánh bổn mạng ở Amsterdamđi thuyền tới thành phố với người cộng sự của mình là Black Peter ăn mặc như một người Moor. Họ được đón chào nồng nhiệt. Mọi người trao đổi quà với nhau và họ náo nức chuẩn bị cho mùa Giáng sinh.

Nhật Bản

Nhật Bản không có lễ Giáng Sinh chính thức. Giáng Sinh ở Nhật không mang màu sắc tôn giáo. Từ đầu tháng 12 phố xá đã bắt đầu treo đèn trang trí. Các trung tâm lớn ở Tokyo như ga Tokyo, Ikebukuro, Shinjuku, Shibuya, Roppongi, Ginza v.v. đều treo đèn gọi là illumination rất đẹp. Đặc biệt nổi tiếng có lẽ là hành lang đèn có tên “Tokyo Millenario" do đạo diễn mỹ thuật người Ý tên là Valerio Festi thiết kế chạy dài 800 m tại Marunouchi gần ga Tokyo.

Gần đến ngày Giáng Sinh tại các quảng trường đều có đặt cây thông. Các siêu thị bán nhiều đồ của lễ Giáng Sinh như giầy ủng đỏ đựng đầy bánh kẹo bên trong, các vòng lá thông gắn băng lụa đỏ và chuông mạ vàng, có cả bánh ngọt mùa Giáng Sinh của châu Âu như panettone có xuất xứ từ Italia. Một số nhân viên bán hàng hóa trang thành ông già Noel khi phục vụ khách hàng. Các cửa hàng bách hóa lớn (department stores) mở cửa đến 11 giờ đêm, làm việc cả 31 tháng 12 và 1 tháng 1. Trai gái thường lấy mùa Giáng Sinh để tỏ tình, tặng quà nhau mang ý nghĩa đặc biệt. Vào đêm Giáng Sinh các gia đình Nhật thường ăn bánh ngọt mùa Giáng Sinh do họ tự làm hoặc mua ở hiệu.[5]




LỜI GIẢI Ô CHỮ GIÁNG SINH 4


01.  EMMANUEN  Mt 1,23   
02.  Sứ thần GÁPRIEN Lc 1,26
03.  Vua HÊRÔĐE Mt 2,1  
04.  BÊLEM Mt 2,1 
05.  Thánh GIUSE Mt 1,18-24
06.   MARIA Mt 1,16     
07.  KITÔ Mt 1,1-17     
08.  GIÊSU Lc 1,26-38
09.  Tiên tri MIKHA  5,1 (Mt 2,1-12)    
10.  Hoàng đế AUGÚTTÔ Lc 2,1 
11.  Tổng trấn QUIRINIÔ Lc 2,2  
12. THÁNH THẦN Lc 1,26-38     

GB. NGUYỄN THÁI HÙNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét