KHI LỜI BỪNG CHÁY
XIV
HAI THỬA VƯỜN
Chúng ta ghi nhớ bài học của Ê-dê-ki-en và của thánh Grê-gô-ri-ô Cả, vậy hãy áp dụng ngay để phá bỏ mọi khoảng cách giữa Lời và cuộc sống, để thắng sức kháng cự lại với Sức Mạnh đang sống và chuyển động trong ta; hãy thiết lập ngay một hàng rào giữa một Lectio divina của óc não và sách vở, với tất cả những bận rộn khác, chúng làm thành hình nền hàng ngày và cụ thể cho cuộc sống của ta; Lectio divina không phải chỉ là một sinh hoạt giữa các sinh hoạt khác, mà không có liên hệ cơ cấu gì với nhau; nhưng tất cả cuộc sống của chúng ta phải trở thành một diễn giải Kinh Thánh thường hằng.
Tiếp cận với Lời sống động, tác tạo, Lectio divina cấu tạo nhân cách siêu nhiên và cả tự nhiên của chúng ta trên mọi bình diện: Khi chuyển đạt tư tưởng của Thiên Chúa, nó xây dựng thế giới trí thức của ta; khi hiện thực hóa hiển linh của núi Si-nai, lễ Hiện Xuống, và ơn của Lề Luật Mới, nó linh hứng cho tác động luân lý của ta. Như chúng ta đã thấy, nó còn làm cho mọi lãnh vực, mọi khả năng của ta thêm phì nhiêu, trù phú, nhất là trí nhớ, óc tưởng tượng, và sự nhạy cảm. Tóm lại, Lời Chúa khi được nội tâm hóa hằng ngày, sẽ không ngừng tái tạo và dựng xây nơi chúng ta ba nguyên lý Chân – Thiện – Mỹ: Nguyên lý của nghệ thuật Ki-tô giáo, thực ra cũng như nguyên lý của tư tưởng Ki-tô giáo, và sự Thánh Thiện Ki-tô giáo luôn là một sự đồng hóa sâu sắc kín múc từ thế giới thẩm mỹ vô cùng phong phú và phức tạp của Kinh Thánh.
Nhưng vị Thiên Chúa mà từ khởi thủy đã làm mọi sự cho con người và đặt họ vào giữa vườn tạo vật để con người canh giữ, trồng tỉa và in vào đó dấu ấn của họ (x. St 2, 15), cũng là vị Thiên Chúa đã soạn thảo ra Kinh Thánh cho con người và đặt họ vào giữa bộ Sách Thánh ấy, cũng như ở giữa khu vườn kia, để con người canh giữ, vun tưới một cách nào đó, cho khu vườn này nữa.
Và cũng như con người, bằng việc làm và mọi sinh hoạt của họ trong thế giới hữu hình, hỗ trợ và tiếp tục công trình sáng tạo của Thiên Chúa, thì đây, bằng công việc chú giải hiện sinh của toàn bộ Sách Thánh, con người cũng hỗ trợ và tiếp tục công việc diễn đạt Lời Chúa. Như thế con người chúng ta có hai cuốn Sách và hai khu Vườn: Tạo vật và Kinh Thánh ; Tạo vật là một cuốn Sách, cũng như Kinh Thánh là một thửa Vườn. Được đặt giữa hai thửa Vườn này, con người có cùng một nhiệm vụ: nhiệm vụ của Người làm vườn… Người làm Vườn Thiên Nhiên và Người làm Vườn Kinh Thánh. Chính vì có hai cuốn Sách cho con người: Tạo vật và Sách Thánh, nên tất nhiên cũng có một sinh hoạt cho con người trong lòng hai cuốn Sách đó, một công việc được Thiên Chúa trao ban và chúc phúc.
Ở phần trên, ta đã ghi nhận chương 37 sách Ê-dê-ki-en, Đức Chúa đã liên kết vị ngôn sứ này như một dụng cụ tích cực cho việc phục sinh các xương cốt, bằng cách thông ban cho ông quyền mời gọi Thần Khí ban sự sống. Chương 2 của sách Sáng Thế cho ta thấy một điều tương tự: Cũng một ý tưởng “cộng tác” của con người với Thiên Chúa: Đức Chúa dẫn các tạo vật của Người đến với con người “để xem con người gọi chúng là gì” bởi mỗi tạo vật phải mang tên mà con người đặt cho nó (x. St 2, 19). Thiên Chúa thừa nhận quyền đặt tên cho các tạo vật của A-dong, cũng như thừa nhận quyền mời gọi Thần Khí của Ê-dê-ki-en.
Thế nên, như đã dẫn mọi tạo vật để con người đặt tên cho chúng, thì một cách huyền nhiệm, Người cũng mở cho chúng ta mọi chữ viết trong Kinh Thánh của Người, để được kiện toàn trên môi chúng ta việc diễn đạt Lời đã được công bố trên miệng của Người. Để chúng ta tập phát âm với Người, sau Người, như những trẻ em lặp lại những chữ do người lớn đánh vần cho chúng.
Thế nên, như đã dẫn mọi tạo vật để con người đặt tên cho chúng, thì một cách huyền nhiệm, Người cũng mở cho chúng ta mọi chữ viết trong Kinh Thánh của Người, để được kiện toàn trên môi chúng ta việc diễn đạt Lời đã được công bố trên miệng của Người. Để chúng ta tập phát âm với Người, sau Người, như những trẻ em lặp lại những chữ do người lớn đánh vần cho chúng.
Trước cửa vườn Kinh Thánh cũng như vườn địa đàng nguyên thủy, Thiên Chúa đã đặt một bảng lưu ý con người: “Vườn cần tiếp tục”, “Vườn cần canh giữ”. Như Đức Ma-ri-a đã ‘giữ’ mọi sự việc ấy trong lòng và Giáo Hội “Người giữ các Sách Thánh”. Vườn còn để “trồng tỉa” nữa (x. St 2, 15). Lectio divina thực hiện sứ vụ này… Vườn địa đàng được Thiên Chúa trồng trọt, vườn nở hoa nhờ có Gió chiều, có Suối Nước mát và có bàn tay con người chăm sóc.
Vườn Sách Thánh chỉ có thể nở hoa cho chúng ta, nếu chúng ta biết ở lại trong “Gió chiều”, nếu chúng ta khẩn cầu Thần Khí, Đấng vừa là Gió chiều, vừa là Suối Nước mát, và nếu chúng ta bắt tay vào việc, vì người thợ vườn chỉ có thể ngắm hoa nở nếu biết làm vườn tốt…
“Gió bấc nổi lên đi, gió nam hãy ùa tới
thổi mát vườn của tôi, cho hương thơm lan toả!
Người tôi yêu cứ vào vườn của chàng
mà thưởng thức hoa thơm trái tốt” (Dc 4, 16).
thổi mát vườn của tôi, cho hương thơm lan toả!
Người tôi yêu cứ vào vườn của chàng
mà thưởng thức hoa thơm trái tốt” (Dc 4, 16).
Nguồn: kinhthanh.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét