NHỮNG THÁNH TÍCH CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU
(Joan Carroll Cruz, Relics, Huntington, Indiana, 1984, Trang 31-58)
1. Những Bậc cấp
Gần Vương Cung Thánh đuờng Latêranô có một đền thánh. Đền thánh nguyên khởi là nhà nguyện của toà nhà các Đức Giáo hoàng ở từ thời hoàng đế Constantine (Côn-tan-ti-nô) tới khi bị lưu đày sang Avignon (A-vi-nhông), Pháp, vào năm 1313. Tại đền thánh có lưu giữ Những Bậc Cấp.
Những Bậc Cấp lấy từ cung điện của tổng trấn Philatô, gồm 28 bậc cấp bằng đá hoa cương. Theo tương truyền đây là Những Bậc Cấp Chúa Giêsu đã bước lên trong đêm tử nạn. Người ta tin là thánh Hêlêna, mẹ vua Constantine, đã đem về .
Các khách hành hương đã leo lên bằng đầu gối và kính cẩn hôn lên những miếng kính đánh dấu những nơi mà bàn chân vấy máu của Chúa đi lên. Nhiều vị Giáo hoàng cũng leo lên Những Bậc Cấp này như các Đức Giáo hoàng : Gelasius I (Giê-la-si-ô), Gregory (Grê-gô-ri-ô) Cả, Sergius I (Séc-gi-ô), Têphanô III, Lêô IV, Grê-gô-ri-ô VII, Lêô III. Đức Lêô III thường tới đây để suy gẫm cuộc Thương Khó của Chúa. Chiều hôm trước ngày quân đội hoàng đế Victor Emmanuel (Víc-to Em-ma-nu-en) chiếm Rôma, Đức Giáo hoàng Piô IX đã leo lên Những Bậc Cấp này bằng hai đầu gối, mặc dầu ngài đã 78 tuổi.
Người ta xây hai cầu thang hai bên để khách hành hương đi xuống, khỏi làm phiền những người đi lên.
Còn Những Bậc Cấp khác tại Giêrusalem mà Chúa Giêsu cũng lên xuống đã bị phá hủy trong những năm 1968 và 1975. Đó là 38 bậc cấp bằng đá để lên xuống Đền Thờ Giêrusalem. Theo các nhà khảo cổ, đây đúng là Những Bậc Cấp mà Chúa Giêsu đã đi không còn hồ nghi gì cả. Những Bậc Cấp này sách Tin Mừng thánh Mát-thêu có nói đến (Mt 21,12-13).
Trên đỉnh Những Bậc Cấp là bức tường Đền Thờ với cái cửa có hai cánh, nay đã xây bít lại bằng gạch. Cửa này để vào con đường dài 60m dẫn vào sân ngoài nơi người ta đổi tiền, buôn bán bồ câu cho khách hành hương.
Khi phá hủy Những Bậc Cấp này, người ta tìm thấy 22.000 đồng xu in hình các hoàng đế, hoàng hậu, các thần minh và các nữ thần. Trong số những di vật khác có con súc sắc bằng xương, như con súc sắc lính Rôma dùng để bắt thăm áo Chúa.
2. Cột trói để đánh đòn
Theo thánh Gregory Nazianzen (Grê-gô-ri-ô Na-di-an-den, + 389), thì Cái Cột lính Rôma trói Chúa để đánh đòn được trưng bày trên núi Sion nơi Đất Thánh. Một phần Cây Cột nay được lưu giữ tại Rôma trong ngôi nhà nguyện nhỏ của Nhà thờ thánh nữ Praxedes (Pra-xê-đê). Du khách đến viếng thăm được thấy một tấm bảng đặt ngay lối vào. Tấm bảng cho biết Đức Hồng y John Colonna (Gioan Cô-lôn-na) mang thánh tích này từ Constantinople về Rôma năm 1223. Ngoài tài liệu này, chẳng còn tài liệu nào rõ ràng. Tuy nhiên phần cột này tương tự với phần cột bằng đá trong nhà nguyện “Ecce Homo” (Này là Người) ở Giêrusalem. Cuộc khảo cứu cho biết tầng hầm của Tu viện Các chị Đức Bà Sion là cái sân của cung điện của quan Philatô ở Giêrusalem.
Chị Anne Catherine Emmerich (Anna Catarina Em-mê-rích 1774-1798), một nữ tu dòng Au-tinh, người Đức, qua những thị kiến về cuộc đời Chúa Giêsu và Đức Mẹ, đã ghi lại như sau :
“Cột này được đặt ở giữa sân, đứng một mình, không dùng để chống đỡ phần nào của dinh thự. Cột không cao. Một người cao có thể giơ tay chạm tới đỉnh cột. Có một cái vòng bằng sắt trên đỉnh, thấp xuống dưới có những vòng và móc sắt.” (Anne Caterine Emmerich, The Dolorous Passion of Our Lord Jesus Christ, Burns & Oates, London, 1995, p.206)
Phần chân cột gọi là đế được lưu giữ tại nhà thờ thánh Mác-cô ở Venice (Vê-ni), Italia.
Thánh tích lưu giữ ở nhà thờ thánh nữ Praxedes được làm bằng thạch anh và được bảo vệ bằng một cái lồng kính. Thánh tích gần nhà nguyện thánh Zeno (Giê-nô), các linh mục được phép dâng thánh lễ ở đó. Từ giữa nhà thờ có thể nhìn thấy cột qua một lưới sắt.
Nhà thờ được xây trên ngôi nhà của thánh nữ Praxedes. Hiiện nay nhà thờ còn lưu giữ những thánh tích của thánh nữ và của em thánh nữ là thánh nữ Pudentiana (Pu-đen-xi-a-na). Hai thánh nữ là hai thánh tử đạo. Thánh tích của hai thánh nữ được Đức Giáo hoàng Pascal I (Pát-can) đem về từ hang toại đạo Priscilla (Prít-xin-la).
Những thánh tích khác trong nhà thờ gồm thánh tích của thánh tử đạo Zeno (Giê-nô), một mảnh nhỏ của chiếc áo không đường khâu của Chúa Giêsu, một phần nhỏ của mạo gai Chúa. Tất cả những thánh tích này được tôn kính cả hàng nhiều thế kỷ.
Thánh Charles Borromeo (Sác Bô-rô-mê-ô) yêu thích ngôi nhà thờ này và mỗi khi viếng thăm Rôma, mỗi sáng ngài đều dâng thánh lễ tại nhà nguyện Cột Đòn. Đôi khi ngài qua đêm cầu nguyện trong nhà nguyện.
3. Mạo Gai
Ba sách Tin Mừng đều nói đến Mạo Gai, nhưng không mô tả nó như thế nào. Người Tây phương thì nghĩ Mạo Gai là một cái vòng tròn giống như một vòng hoa; nhưng người Đông phương thì nghĩ Mạo Gai giống như một cái mũ đội lên đầu. Các nhà khoa học tìm hiểu Khăm Liệm năm 1978 cũng đồng ý với ý kiến của người Đông phương.
Thánh Bridget (Bri-gít) căn cứ vào một trong những thị kiến cho rằng Mạo Gai đã làm rách hết cả đầu Chúa.
Kiểu Mạo Gai này cũng được thánh Vincent Lerins (Vinh Sơn Lơ-ranh, + 445) ủng hộ. Ngài là một linh mục có tài lợi khẩu và kiến thức sâu rộng. Ngài viết : “Họ đội lên đầu Chúa một mạo gai hình mũ chóp phủ cả lên đầu Chúa.”
Mạo Gai hiện được lưu giữ chỉ là một vòng tròn không có gai. Người ta tin rằng phần trên và các gai đã được phân phát làm di tích.
Các sử gia đầu tiên của Giáo Hội đã viết về Mạo Gai. Thánh Paulinus NoLa (Pau-li-nô Nô-la 354-431) viết : “Mạo Gai cùng với Thánh Giá và Cột Đánh Đòn được trọng kính giữ gìn.”
Mạo Gai được tìm thấy trong mộ thánh. Cassiodorus (Cát-si-ô-đô-rô, +570) đã nói Mạo Gai có ở Giêrusalem : “Ở đó chúng ta lưu giữ Mạo Gai đặt lên đầu Đấng Cứu Thế.” Thánh Gregory (Grê-gô-ri, +593) thành Tours (Tua) cho biết các gai còn xanh tươi, mỗi ngày mỗi tươi cách lạ lùng. Antoninus (Antôninô) thành Piacenza (Pi-a-xen-gia) vào thế kỷ VI nói rằng lúc đó Mạo Gai được trưng bày tại nhà thờ Núi Sion. Hơn nữa, tu sĩ Bernard (Bê-na-đô) viết trong tác phẩm Pilgrimage (Hành Hương) rằng vào năm 870 Mạo Gai còn thấy ở Núi Sion. Chắc chắn Mạo Gai Chúa được tôn kính ở Giêrusalem cả vài trăm năm.
Mạo Gai được chuyển tới Constantinople trong thời cai trị của các hoàng đế nước Pháp khoảng năm 1063. Năm 1238 hoàng đế Baldwin II (Ban-uyn), người La-tinh, của Constantinople, vì để được sự bảo trợ đế quốc khỏi bất ổn, đã tặng Mạo Gai cho vua Louis (Lu-i), nước Pháp. Mạo Gai vào tay những người Venetian (Vê-nê-xi-an) như một bảo đảm an ninh cho hoàng đế Baldwin là một món nợ lớn. Món nợ mà vua Louis hài lòng là Mạo Gai Chúa. Mạo Gai được hai tu sĩ Đaminh đem tới Pháp vào năm 1239. Vua Louis với cả triều thần và năm đoàn quân tới tận thành phố Sens (Xăng) đón Mạo Gai. Ong vua đạo đức này cùng với người em ăn mặc đơn sơ, đi chân không cung nghinh Mạo Gai vào Nhà thờ thánh Têphanô của thành phố. Hai năm sau Mạo Gai được rước về Paris và được đặt trong nhà nguyện, gọi là Nhà Nguyện Thánh, chính ông vua thánh thiện này đã xây để tôn kính Mạo Gai. Hằng năm vào ngày 11-8, ngày cung nghinh Mạo Gai từ Venice về Paris, được tổ chức lễ tại nhà nguyện này.
Trong thời Cách Mạng Pháp, Mạo Gai được gìn giữ tại Thư Viện Quốc Gia. Năm 1806, với sự cố gắng của Đức Tổng Jean-Baptiste (Gioan Tẩy Giả), Tổng Giám mục Paris, Mạo Gai được đưa trở lại Nhà Nguyện Thánh. Lúc đó Đức Tổng đã 90 tuổi. Hoàng đế Napoleon (Na-pô-lê-ông) rất hài lòng về việc này, đến nỗi hoàng đế xin Đức Giáo hoàng phong Đức Tổng lên Hồng y. Đức Giáo hoàng Piô VII đã đội mũ đỏ cho Đức Tổng tại Paris.
Ngày nay Mạo Gai được lưu giữ trong một cái hộp lộng lẫy trong Nhà thờ Đức Bà ở Paris. Hằng năm vào ngày thứ sáu Tuần Thánh Mạo Gai được trưng bày cho công chúng kính viếng.
Theo khoa thực vật học, gai của Mạo Gai là cây gai có tên khoa học là Zizyphus Spine Christi. Cây gai mọc cao tới 15-20 feet, có rất nhiều dọc hai bên đường ở Giêrusalem. Hai giáo sư Edoardo Prilleux và Pietro Savi của Đại học Pisa đã nghiên cứu một vài chiếc gai của Mạo Gai. Những gai này gồm cả những gai ở Nhà thờ xứ Weverlghem (Uy-vơn-ghem) ở Bỉ. Thánh nữ Hê-lê-na đã cho Treveri một gai và một miếng lớn gồm một nhánh gai trong nhà nguyện Spedali Riuniti di S.Chiara ở Pisa. Năm 1933 giáo sư Ugolino Martelli của phân khoa thực vật của Đại học Pisa, sau một thời gian cẩn thận nghiên cứu đã nói : “Những thánh tích này thuộc loại cây Zizyphus Bulgaris Lam.” Cây này sau được đổi tên là “Gai Zizyphus của Chúa Kitô”, để tôn vinh Đấng Cứu Thế, cùng loại cây gai của Mạo Gai trong Nhà thờ Đức Bà Pari. Hai cành cong của bụi này với những gai mọc lên song song.
Thánh Vincent Lerins (Vinh Sơn Lơ-ranh) qủa quyết đầu Đấng Cứu Thế bị 70 vết thương. Thật lạ kỳ ông M.Mély (Mê-li), người đã tìm hiểu Maọ Gai và đã xuất bản những tài liệu về Mao Gai vào đầu thế kỷ, đồng ý với con số đó và xác nhận rằng từ 60 đến 70 cái gai của Mạo Gai được phân phát ra và được lưu giữ ở các nơi khác nhau mà vua thánh Louis và các vua kế vị đã ban phát.
Trong một phần những gai của Mạo Gai mà chúng tôi biết một vài cái gai được ban cho các hoàng đế Đông phương vào những ngày rất sớm, và Justinian qua đời năm 565 đã dâng một cái gai cho thánh Germanus (Giéc-ma-nô), giám mục Pari. Cái gai từ lâu được lưu giữ trong nhà thờ thánh Germain-des-Pres (Giéc-manh-đề-Prê). Hoàng hậu Irênê vào năm 798 hay 802 đã gửi cho vua Charlemagne (Sác-le-ma-nhờ) một vài cái gai được lưu giữ ở Aachen. Tám trong số gai này ở Aachen được Đức Giáo hoàng Lêô III dùng để cung hiến Vương Cung Thánh Đường. Bốn gai được Charles the Bald tặng cho thánh Corneille (Cóc-nây) ở Compiegne vào năm 877. Một gai được Hugh the Great (Hu Cả) tặng cho Athelstan (Ơ-then-ten), vua nước Anh, vào năm 927, hiện lưu giữ tại Tu viên Malmesbury (Man-mét-bơ-ri). Một gai khác được dùng làm qùa cho công chúa Tây Ban Nha khoảng năm 1160 và một gai nữa cho nước Đức năm 1200.
Gai ở Đại học Stonyhurst (Stô-ni-hớt) và một gai ở Nhà thờ thánh Micae, cả hai được nữ hoàng Mary của Scots tặng ban cho Thomas Percy (Tôma Pơ-xi), một nhà qúi tộc của niềm Northumberland (No-âm-bơ-len, miền đông bắc nước Anh). Tám cái gai tại Nhà thờ Chánh Tòa Oviedo được lưu giữ mãi cho tới thời cách mạng năm 1934 khi Phòng Thánh bị đặt chất nổ. Chỉ còn năm cái gai còn tồn tại. Những cái gai ở Nhà thờ Thánh Giá Giêrusalem, Nhà thờ Chánh Tòa Barcelona và Tu viện Stanbrook nước Anh cũng được xác nhận.
Ong Mély đã điều tra những gai đươc coi là thánh tích đếm được hơn 70 cái. Theo lý thuyết những gai ngoài luồng là những gai được lấy trong bụi gai và cho chạm vào Mạo Gai được giữ làm kỷ niệm. Chúng được coi là gai của Mạo Gai khi gai thật bị mất. Trường hợp này cũng giống như con số qúa nhiều của các đinh
Phần lớn nhất của Mạo gai ở ngoài Pari là ở Trier và Capella della Spina ở Pisa. Capella della Spina là Nhà thờ ở cùng thành phố Pisa có cây tháp nghiêng nổi tiếng. Nhà thờ là một nơi lưu giữ qúa khổ vì nó nhỏ mà ở ngoài số tượng và tháp thì vô số. Nhà thờ được xây thời Đạo Binh Thánh Giá vào năm 1230 gần cây cầu. Thời đó tin rằng Nhà thờ xây gần cây cầu đáng lý bị đổ song đực Chúa che chở.
Câu chuyện của Nhà thờ thêm phần thú vị là 30 năm sau khi thánh hiến, có một thương gia giầu có của thành Pisa hành hương Đất Thánh đã nhận từ một người bạn một mảnh Mạo Gai. Kho tàng qúi giá này được đem về Pisa và đựng trong một cái bình. Chẳng may năm 1266 thương gia gặp phải rủi ro. Ong bị tù vì những con nợ tố cáo. Ong rời thành phố Pisa và nhờ gia đình Longhi coi sóc Mạo Gai. Liên tiếp có nhiều người muốn mua, nhưng các vị tôn giáo không bằng lòng. Những người muốn mua đôi khi cũng đe dọa. Mặc dầu bị áp lực, thánh tích vẫn được gìn giữ an toàn trong gia đình Longhi mãi tới năm 1333. Năm này Benedetto (Bênêđéttô) Longhi bị đau nặng, ông tặng cho nhà nguyện. Người ta long trọng kiệu về và đặt trong một mặt nhật bằng bạc.
Trong thời gian nhà nguyện sửa chữa, Mạo Gai được trao phó cho các thầy dòng Phanxicô của Nhà thương thánh Chiara, để phòng sự hư hại và những kẻ lợi dụng tình thế ăn cắp hay phá hoại.
Thánh tích gồm một cành gai nhỏ hơi cong, mầu đen bóng, 8cm chiều dài. Một trong bốn cái gai đã gẫy, ai cũng có thể thấy. Chỉ một thánh tích khác gồm hơn một cái gai và cái gai đó được lưu giữ nơi Nhà thờ xứ Weverlghem (Uy-vơn-ghim) ở Bỉ.
4. Thánh Giá
Khi hòang đế Constantine Cả (Con-tan-ti-nô) liều mình bị bạo chúa Maxentius (Mác-xen-xi-út) đánh bại vì quân số của bạo chúa đông hơn, thì ông thấy một cây Thánh Giá sáng chói xuất hiện trên bầu trời với hàng chữ “Chiến Thắng Trong Dấu Hiệu Này”. Trên các khiên che thuẫn đỡ của các binh sĩ và trên đỉnh cờ có phù hiệu của Chúa Kitô, hoàng đế hiên ngang tiến tới cầu Milvian (Min-vi-an) vượt qua sông Tiber (Ti-be) để giáp mặt với Maxentius và những quân xâm lược thành thánh Rôma. Constantine đã chiến thắng. Tham vọng cai trị Rôma của Maxentius bị bẻ gẫy. Sự thờ phượng bụt thần bị xóa bỏ và Kitô giáo được tự do. Hòang đế Constantine theo đạo và Đức Gíao Hòang Eusebius (Eu-sê-bi-út) đã rửa tội cho ông. Vài năm sau, ông sai phái mẹ ông, thánh nữ Helena (Hê-lê-na) tới Giêrusalem tìm Thánh Giá và những di tích của cuộc Thương Khó. Cuộc tìm kiếm này chứng tỏ đức tin và sự vất vả khôn kể của người mẹ của ông. Người mẹ trải qua một chặng đường dài từ Rôma đến Giêrusalem vào năm 326, lúc đó bà đã gần 80 tuổi.
Dư luận cho rằng Thánh Giá được chôn giấu trong mồ thánh, phủ một lớp đất . Hơn nữa người Do Thái đã khám phá ra, nên họ xây nhà trên đó để cho các tín hữu không còn tôn kính Thánh Giá nữa. Có vài truyền thuyết về cuộc tìm kiếm. Một trong những truyền thuyết cho rằng chỉ một vài người Do Thái được tuyển chọn biết đích xác nơi chôn giấu Thánh Giá. Một trong những người đó tên là Giuđa. Anh ta được linh hứng và đã chỉ cho thánh nữ Helena biết.
Những cuộc đào xới đã khám phá ra mồ và tấm bảng treo trên Thánh Giá. Trong mồ có ba thập tự. Vì tấm bảng không gắn liền với Thánh Giá, nên Thánh Giá chỉ được biết khi một người chết đã sống lại khi chạm vào Thánh Giá. Sau khi chứng kiến phép lạ, ông Giuđa đã theo đạo và lấy tên là Cyriacus (Xi-ri-a-cút). Sau này Đức Giáo hòang Eusebius đã phong chức cho ông.
Truyền thuyết khác cho rằng Đức Giám mục Macarius (Ma-ca-ri-út), thượng phụ Giêrusalem, người đi tìm các nơi thánh, đã có mặt trong cuộc đào bới, đã đem ba thập tự về để bên giường một bà nổi tiếng đang đau nặng. Khi chạm vào hai thập giá đầu, bệnh tình không suy giảm; mãi khi chạm vào thập giá thứ ba thì bệnh khỏi và sức khỏe được hồi phục.
Còn một truyền thuyết nữa cho rằng nhờ Chúa soi dẫn, thánh nữ Helena tìm thấy mộ thánh. Thánh Paulinus Nola kể rằng hòang hậu đã đi tìm kiếm, thăm dò tin tức nơi người Do Thái và Kitô hữu.
Chẳng biết truyền thuyết nào đúng, song chỉ biết rằng thánh nữ Helena đã đi tìm Thánh Giá. Thánh nữ và hòang đế Constantine, con bà, đã dựng một Vương Cung Thánh Đường nguy nga trên nơi khám phá ra mộ thánh.
Một phần Thánh Giá được để lại Vương Cung Thánh Đường và để trong một cái khám bằng bạc. Theo sử gia Socrates (Sô-crát), hoàng đế Constantine lấy một mẩu Thánh Giá. Ong để trong chính pho tượng hình ông. Tượng đứng trên một cây cột bằng đá tím đặt giữa quảng trường thành phố Constantinople, vì ông nghĩ rằng nhờ đó thành phố sẽ không còn bị ai xâm chiếm.
Một phần đáng kể của Thánh Giá được thánh nữ Helena đem về Rôma. Bà đã dựng một Vương Cung Thánh Đường và bà đặt tên là Thánh Giá Giêrusalem. Sở dĩ được đặt tên là Thánh Giá Giêrusalem, vì nền đất Vương Cung Thánh Đường là đất bà đã đem về từ Giêrusalem. Tấm bảng đặt trên sàn nhà đã ghi chú như thế. Đó là lý do để các khách hành hương tiên khởi đã đào bới nền nhà để lấy đất thánh. Có ba thánh tích Thánh Giá được giữ trong khám. Mỗi thánh tích dài chừng 6 inches (1 inch = 2,54cm). Tất cả được giữ trong một cái khám hình chữ thập.
Thánh Cyril (Xy-ri-lô), trong các bài giảng giáo lý trước năm 350, đã xác quyết với các tân tòng rằng Thánh Giá là sở hữu của Giáo Hội và “được phân phát từng mảnh từng mảnh đi khắp thế giới.” Thánh Cyril cũng đề cập đến địa điểm của Thánh Giá sau 20 năm tìm thấy Thánh Giá. Những lời của thánh Cyril cũng được nhắc lại bởi thánh Ambrose (Am-brô-si-ô), thánh Paulinus Nola, ông Sulpicius Severus ( Sun-pi-xi-út Sê-vê-rút), ông Rufinus (Ru-phi-nút), ông Socrates, ông Sozomen (Sô-dô-men) và Theodoret (Thê-ô-đô-rê). Điều chắc chắn là ngay từ nửa cuối thế kỷ IV, những mẩu Thánh Giá đã được trao tặng cho khắp vương quốc.
Trong một những bức thư, thánh Paulinus Nola (353-431) đã đề cập đến sự kiện này là dù biết bao mảnh gỗ được lấy từ Thánh Giá, song cũng không làm cho Thánh Giá nhỏ đi. Điều này cũng giống như phép lạ bánh và cá nuôi 5000 người ăn.
Có một lần gửi một mảnh thánh Giá cho ông Sulpicius Severus, thánh Paulinus nói : “Hãy nhận lấy qùa tặng qúi giá này trong một cái hộp nhỏ bé và hãy coi miếng gỗ này là khí giới chống lại mọi nguy khốn hiện tại và là một bảo đảm an tòan đời đời.” Không biết thánh Paulinus có thực hành hay không, song việc phân phát gỗ Thánh Giá khiến người ta dùng đeo trên cổ. Thánh John Chrysostom ( Gioan Kri-sô-tôm) ghi nhận rằng nam cũng như nữ lấy gỗ Thánh Giá để trong hộp bằng vàng đeo trên cổ. Nhiều kỷ vật này còn được lưu giữ trong các viện bảo tàng hay trong các nhà lưu niệm của các nhà thờ bên Au châu.
Trước cuối thế kỷ IV có những chỉ dẫn cho biết Thánh Giá và Tấm Bảng cả hai được tôn kính ở Giêrusalem. Tất cả được giữ gìn cẩn thận, không một mảnh gỗ nào được phân phát. Các bản báo cáo của những ngày đầu cũng cho biết thánh tích ở Giêrusalem là ba khúc gỗ.
Sự thờ phượng Thánh Giá và các thánh tích vào thế kỷ V và các thế kỷ kế tiếp phổ biến đến nỗi các hòang đế bên Đông , dù việc thờ kính ảnh tượng có cấm cản, cũng thích thờ các thánh tích Thánh Giá. Việc thờ kính này khiến mọc lên các nhà thờ, các nguyện đường và các bảo tàng lưu giữ thánh tích. Trong đó phải kể đến Nhà thờ Thánh Giá ở Ravenna (Ra-ven-na) được xây trước năm 450. Đức Giáo hòang Hilarius (Hi-la-ri-út) trong những năm từ năm 461 đến năm 468 đã xây một nhà nguyện trên đồi Lateran (La-tê-ran) để đặt thánh tích. Đức Giáo hòang Symmachus (Sim-ma-cút 498-514) cũng xây một Nguyện Đuờng Thánh Giá bên cạnh giếng rửa tội ở nhà thờ thánh Phêrô để đặt một Thánh Giá bằng vàng trong có thánh tích.
Phần Thánh Giá ở Giêrusalem, dù được bảo vệ cẩn thận, nhưng đã bị vua Ba Tư là Chosroes (Chốt-rô-ét) II lấy mất khi ông chiếm Giêrusalm vào năm 614. Hàng ngàn tín hữu bị sát hại, nhiều người bị bắt làm nô lệ, hơn 300 nhà thờ, tu viện, nguyện đường bị đốt cháy và tàn phá. Nhà thờ Thánh Giá trên mộ thánh cũng bị phá hủy trong cuộc tàn phá này. Các bảo vật cùng với Thánh Giá trong hộp bằng vàng bạc bị lấy đi. Dùng ngọai giao hòa giải không được, hòang đế Heraclius (Hê-ra-cli-út) dùng quân đội tấn công. Chosroes đại bại. Sau 15 bị chiếm giữ, năm 629 thánh tích được lấy lại. Vua Heraclius long rọng rước về Constantinople và năm sau rước về Giêrusalem. Thánh tích được lưu giữ trong một cái hòm qúi giá, dù bị lấy mất, song Đức Thượng phụ Giáo chủ và hàng giáo sĩ chứng nhận là không ai mở cái hòm đựng đó. Cuộc trở về của thánh tích xảy ra vào ngày 14 tháng 9.
Ngày 14-9, ngày lấy lại Thánh Giá và rước về Giêrusalem, hằng năm trở thành một ngày lễ gọi là lễ Thánh Giá Chiến Thắng. Tại Pari ngày 14-9-1241, lễ được mừng long trọng. Vua Louis nước Pháp cởi long bào, đi chân không, vác Thánh Giá đi kiệu. Thánh tích này không bị hư hại trong thời Cách Mạng và vẫn còn được lưu giữ tại Paris.
Lễ tháng 9 kính Thánh Giá khởi đầu từ năm 335 khi hòang đế Constantine xây Nhà Thờ Thánh Giá trên mộ thánh được thánh hiến. Ngày nay lễ được cử hành dường như còn nhớ đến việc thánh tích được cứu thóat khỏi bàn tay những kẻ vô đạo.
Còn một lễ nữa, gọi là lễ “Tìm Thấy”, lễ vào ngày 3-5 để nhớ đến việc thánh nữ Helena tìm thấy Thánh Giá. Lễ này có từ thời rất sớm. Năm 1960 Đức Giáo hòang Gioan XXIII đã bãi bỏ.
Theo sự kiểm nghiệm của kính hiển vi, gỗ Thánh Giá là gỗ thông. Theo một truyền thuyết cổ xưa song đáng nghi ngờ, cây dọc của Thánh Giá dài gần 189 inches, cây ngang dài từ 90 đến 102 inches. Thánh Giá của Chúa cao hơn thập giá của hai kẻ trộm. Theo thánh John Chrysostom, Chúa bị xét xử nặng tội hơn.
Các thánh tích Thánh Giá nay còn được lưu giữ trong Nhà Thờ Chánh Tòa Trier, Nhà Đức Bà Pari, Nhà Thờ Chánh Tòa Ghent nước Bỉ, Nhà Thờ Chánh Tòa Oviedo và Tu viện thánh Toribio Liebana.
Thánh tích ở Vatican được lưu giữ trong một bốn cột lớn đối diện với bàn thờ cao. Cột này có tượng thánh nữ Helena.
5. Các Đinh
Trong tác phẩm “Cuộc Đời Các Thánh” được biên sọan suốt 30 năm, Alban Butler (An-ben Bất-lơ) kể rằng trước khi tìm thấy Thánh Giá, thánh nữ Helena đã được cho biết nếu bà tìm thấy mộ thánh thì cũng tìm được những dụng cụ xử phạt. Theo phong tục người Do Thái, người ta đào một cái lỗ gần nơi tội nhân được chôn và ném vào đó bất cứ cái gì liên can đến việc hành hình.
Nếu thói tục đúng như vậy thì chẳng lạ các đinh liên can đến Thánh Giá Chúa Giêsu cũng tìm được ở trong hay ở gần mộ thánh. Thánh Ambroise (Am-brô-si-ô) cho biết thánh nữ Helena đã tìm thấy các đinh cùng với Thánh Giá và tấm bảng.
Trong những cái đinh, lịch sử cho biết một cái được gửi cho Nhà thờ Thánh Giá ở Giêrusalem, nay còn được giữ trong cái hộp qúi giá. Hai cái đinh khác người ta cho rằng thánh nữ đem về cho vua Constantine. Một cái gài trên mũ vua, một cái gài vào giây cương con ngựa của vua. Thánh Gregory (Gri-gô-ri) thành Tours (Tua) thì cho là một cái dùng làm hàm thiếc ngựa vua. Đúng như những gì ngôn sứ Dacaria viết : “Ngày ấy trên lục lạc ngựa sẽ có ghi : thánh hiến cho Đức Chúa” (Dcr 14,20).
Nếu cái đinh trên mũ hay trên ngựa vua được tháo ra thì một cái được gửi vào “Vương Miện Lombardy” (Lôm-bác-đi) bằng sắt nổi tiếng đội trên đầu hòang đế Charlemagne (Sác-lơ-ma-nhờ). Mũ triều thiên này nay còn được giiữ trong Nhà Thờ Chánh Tòa Monza (Mông-da).
Một trong những nhà thờ hãnh diện mình còn lưu giữ các đinh Chúa là Nhà Thờ Đức Bà Pari. Thánh tích Thánh Giá và mạo gai cũng được lưu giữ ở đó. Nhà Thờ Chánh Tòa Florence (Phlo-răng) ở Ý và cả Nhà Thờ Chánh Tòa Trier ở Đức, nơi vua Constantine có lâu đài, cũng có thánh tích. Thánh nữ đã tặng cho Trier không những thánh tích Thánh Giá, mà cả áo không có đường khâu của Chúa Giêsu đã mặc.
Một vài cái đinh có vẻ rất đích thực, nhưng cái nào là thật trong số khỏang chừng 30 cái còn được lưu giữ trong các nhà thờ ở Au châu ? Dường như một phần những cái đinh đích thực đã được hiến tặng cho những nhân vật và nhà thờ nổi tiếng. Alban Butler cũng cho rằng các đinh được làm giống các đinh thật của Chúa để cho rằng các đinh này là thật. Những người khác cho rằng các đinh được làm rồi cho chạm vào đinh Chúa để làm vật kỷ niệm. Người ta cho rằng thánh Charles Borromeo ở Milan có nhiều cái đinh đã chạm vào đinh Chúa.
Người ta chỉ có thể nói rằng những cái đinh này giống và chạm vào cái đinh của Chúa. Qua dòng thời gian đánh mất lý lịch, song hàng giáo sĩ và giáo dân với đức tin vẫn tin nhận là thật.
Một trong những cái đinh này có phần chân thực nhất là cái đinh ở Nhà Thờ Santa Croce (Thánh Giá) vua Constantine xây để lưu giữ các thánh tích. Nhà thờ này lưu giữ cái hộp rất quan trọng chứa đựng các thánh tích của cuộc thương khó Chúa và là kiểu mẫu cho các hộp đựng trong các nhà thờ ở Au châu.
6. Bản An
Bản An được tìm thấy cùng với ba thập tự. Bản Án được thánh nữ Helena chia làm ba phần. Một phần gửi cho vua Constantine chính thánh nữ đem về và được lưu giữ tại Nhà thờ Santa Croce do vua xây ở Rôma. Phần thứ ba được giữ lại tại Giêrusalem.
Về phần Bản Án ở Giêrusalem được khách hành hương, bà Aetheria (Ê-tê-ri-a) cho biết là năm 385 bà đã thấy thánh tích Thánh Giá, Bản Án và những cách Đức Giám mục và các thầy phó tế dùng để bảo vệ các thánh tích khỏi những người đi tìm kiếm. Bà nói thánh tích Bản Án được chạm vào trán và mắt của các khách hành hương.
Một khách hành hương khác, ông Antonumus (An-tô-nu-mút) thành Piacenza, hai thế kỷ sau, kể lại rằng : “Trong Vương Cung Thánh Đường của hòang đến Constantine ở Mộ Thánh có một cái phòng lưu giữ gỗ Thánh Giá, Người ta tôn kính và hôn. Tôi cũng thấy và tay tôi cầm Bản An treo trên đầu Thánh Giá Chúa Giêsu.”
Lịch sử Bản Án ở nhà thờ Santa Croce là độc nhất vô nhị. Khi bị người Visigoth (Vi-si-gốt) tấn công, một giáo sĩ (+455) đã giấu Bản Án trên vòm chính của nhà thờ đàng sau tấm đá đỏ có ghi hàng chữ “Hic est titulus Crucis” (Đây là bản án của Thánh Giá). Giáo sĩ đặt Bản Án vào đó đã bị giết trong cuộc tấn công và những người khác không biết hay lâu ngày quên đi chỗ giấu. Chỉ biết ngày 1-2-1492 khi sửa mái nhà thờ, các người thợ thấy tấm đá đỏ có hàng chữ “Titulus Crucis” (Bản Án Thánh Giá). Đằng sau tấm đá người ta còn thấy cái hộp bằng sắt đựng con dấu của Đức Hồng y Geradus (Giê-ra-đút), sau là Đức Giáo hòang Lucius II (Lu-xi-ô). Cái hộp có đựng Bản Án với các chữ đỏ bằng tiếng Hipri, Hy Lạp và Latinh trên tấm gỗ trắng. Năm 1492 mầu hòan tòan không phai. Nhưng 60 hay 70 năm sau Bosio thấy thì mầu đã phai gần hết và gỗ cũng mọt, chữ viết Jesus (Giêsu) và Judeorum (những người Do Thái) cũng mất. Lipsius (1547-1606) trong tác phẩm của ông De Cruce (Về Cây Thánh Giá) xác nhận rằng Bản Án, khi ông thấy, dài 9 inhes, nhưng theo ông ước lượng thì nguyên gốc phải dài ba feet (1 feet= 12 inches=30,48cm).
Phần Bản Án ở Giêrusalem, tu sĩ Antoine (Antôn 1389-1459) chứng thực rằng khi ông viếng Mộ Thánh, tay ông đã cầm tấm gỗ lên án đó.
7. Miếng Bọt Biển
Miếng Bọt Biển thấm đầy dấm chua đưa cho Chúa trên thập giá và cây sậy là những thánh tích được tôn kính ở Giêrusalem thời thánh Gregory Tours (544-595). Năm 614 khi người Ba Tư xâm chiếm, những thánh tích này được đem đến Constantinople an tòan, nhưng dường như sau đó lại được đem về lại Giêrusalem, vì thánh Bede (Bê-đê 672-735) xác nhận là chính ngài đã thấy Miếng Bọt Biển trong một cái bình bằng bạc ở Giêrusalem. Một phần Bọt Biển được lưu giữ ở Pháp cùng với các thánh tích khác do thánh Louis. Còn những phần Bọt Biển khác ở nhà thờ thánh John Lateran (Gioan Latêranô), nhà thờ Đức Maria Cả, nhà thờ Đức Maria ở Transtevere, nhà thờ Đức Maria ở Campitelli, tất cả đều ở Rôma, và nhà thờ thánh Giacôbê ở Pháp và nhà thờ Aachen ở Đức.
Cây sậy chia làm nhiều phần, nay được lưu giữ tại Florence, Lunegarde, Bavaria và Hy Lạp.
8. Lưỡi đòng
Lưỡi đòng mà Longinus (Lon-di-nút), người lính Rôma, đâm vào cạnh sườn Chúa Giêsu trên thập tự được tìm thấy cùng với các thánh tích khác trong mộ thánh. Không có tài liệu nào để lại, tuy nhiên khỏang năm 570 thánh Antonimus thành Piacenza hành hương các nơi thánh ở Giêrusalem có cho biết ngài đã thấy, trong Vương Cung Thánh Đường Núi Sion, Mạo Gai Chúa Giêsu đội và Lưỡi Đòng Chúa bị đâm. Được biết Lưỡi Đòng được tôn kính ở Giêrusalem vào thế kỷ VI đều được hai thánh Cassiodorus và Gregory Tours xác nhận.
Năm 614 Giêrusalem bị vua Chosroes của Ba Tư chiếm thì các thánh tích rơi vào tay người ngọai giáo như đã nói trên. Cũng năm đó chỉ phần đầu Lưỡi được đưa sang Constantinople để trong nhà thờ thánh Sophia. Sau đó thánh tích cùng với những thánh tích khác được Hecralius đưa về lại, vì năm 670 người ta thấy lại trong Nhà thờ Mộ Thánh.
Đến năm 1241 phần đầu Lưỡi được Baldwin tặng cho vua Louis. Vua lưu giữ cùng với Mạo Gai trong Nhà Nguyện. Thời Cách Mạng, các thánh tích được được đưa vào Thư Viện Quốc Gia. Khi cuộc Cách Mạng qua đi thì Mạo Gai còn, nhưng Lưỡi Đòng tiếc thay bị mất.
Có một vài lý do tin rằng cái cán và lưỡi đòng được đưa trả lại Constantinople trước thế kỷ 10 cùng với những thánh tích khác. Nhiều khách hành hương người Nga xác định rõ ràng như thế và mặc dầu chúng được liên tiếp lưu giữ trong những nhà thờ khác nhau.
Sir John Mandeville tuyên bố năm 1357 rằng ông đã trông thấy lưỡi đòng ở Constantinople. Khi Constantinople rơi vào tay người Thổ, thì năm 1492 người Thổ gửi Lưỡi Đòng cho Đức Giáo hòang Innocent VIII , như là một giá chuộc người anh của tướng quân bị bắt làm tù binh. Thánh tích Đòng và Lưỡi trở lại Rôma và nay đang được lưu giữ dưới vòm đền thờ thánh Phêrô trong một bốn cột lớn trước bàn thờ chính, đối diện với cái cột lưu giữ thánh tích Thánh Giá. Tượng thánh Longinus đứng trước cột lưu giữ lưỡi đòng.
Giữa những năm 1740 và 1758 để khỏa lấp việc mất Lưỡi Đòng thì Đức Giáo hòang Bênêđitô XIV cho đem từ Paris về một lưỡi đòng giống như thật. So sánh với Lưỡi Đòng trong đền thờ thánh Phêrô, Đức Giáo hòang thỏa mãn vì thấy cả hai có một nguồn gốc.
Từ năm 1492 khi người Thổ đem trả lại Lưỡi Đòng cho Đức Innocent VIII thì nhiều lưỡi đòng khác cho mình mới là lưỡi đòng thật trong cuộc tử nạn của Chúa. Một cái hiện giữ ở Nuremberg, những cái khác ở Paris, Antioch và Krakow. Một cái nữa được lưu giữ cùng với những huy hiệu của hòang đế tại Vienna và được biết là lưỡi đòng của thánh Maurice. Lưỡi đòng này từ năm 1273 đã được dùng trong lễ đăng quang.
Không có lưỡi đòng nào trong số này có một lịch sử vững vàng. Vững vàng nhất là Lưỡi Đòng lưu giữ trong đền thờ thánh Phêrô.
9. Khăn Che Đầu
Khi nói về tấm khăn liệm, thì tâm trí người ta ngay lập tức nghĩ đến tấm khăn liệm thành Turinô. Song Nhà Thờ Chánh Tòa Oviedo cũng có một tấm khăn rất được tôn kính. Tấm khăn dài 83cm, rộng 52,12cm. Tấm khăn được lưu giữ trong một cái hộp bằng gỗ bao bằng bạc vào thế kỷ 17 hay 18. Mỗi cạnh đều có tay xách để tiện trong việc đem khăn ra ban phép lành cho dân chúng vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và lễ Thánh Giá.
Khăn mầu tro, với đường khâu đẹp và kỹ càng. Khăn được gấp từ lâu với những nếp gấp cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Những vết trên khăn còn trông rõ. Những vết này gồm có nước và máu. Những vết mờ dần từ giữa khăn, ra tới mép thì mờ hẳn. Những vết có hình vuông đo được 30cm mỗi cạnh.
Một vài người phỏng đóan đó là tấm khăn che đầu Chúa Giêsu sau khi đã bọc tấm khăn liệm.
Các nhà thẩm quyền đã khảo nghiệm thì chất vải giống với khăn liệm Turinô và tin rằng khăn được dùng để nâng đỡ hàm răng cho Chúa. Có thể như vậy, vì các nhà khoa học của tấm khăn liệm Turinô cho biết có một khỏang cách xa giữa những hình ảnh trên trán và sau gáy do chiếc khăn bao từ cằm đến chung quanh mặt.
Một vài thánh tích về cuộc thương khó của Chúa có khuynh hương phóng đại ra nhiều, các khăn dùng cho việc tẩm liệm xác Chúa cũng vậy. Ít nhất bốn nhà thờ ở Pháp và ba nhà thờ ở Ý nhận có khăn liệm Chúa, song chẳng có khăn nào được chú ý bằng tấm khăn Turinô đã được tôn kính gần 2000 năm nay.
10. Khăn Bà Vêrônica
Tấm khăn mà một người đàn bà, Seraphia, dùng để lau mặt Chúa Giêsu trên đường tới Canvariô cũng thu hút nhiều khách thập phương như tấm khăn Turinô. Tấm khăn cũng được cẩn thận và tôn kính giữ gìn, nhưng không lôi cuốn những cuộc khám nghiệm khoa học bằng tấm khăn Turinô có cả chiều dài thân xác Chúa chịu đóng đanh.
Mặt Chúa in trên tấm khăn là dấu hiệu lòng biết ơn của Chúa đối với hành động can đảm và xót thương của bà Seraphia. Ngay từ đầu đã được nhận là vera icon, nghĩa là hình thật. Hai từ vera icon dần dần trở thành tên riêng của một người, từ Seraphia thành Veronica.
Bà Veronia là người đàn bà có địa vị, là vợ của ông Sirach, một thành viên của hội đồng nhà thờ. Khi trao khăn cho Chúa bà khỏang 50 tuổi. Nhiều giả thuyết cho bà sống ở bên cạnh Via Dolorosa (Đường Thập Giá). Phổ biến nhất là cho bà được đi vào lịch sử là khi Chúa dừng chân để ông Simon vác thập giá đỡ cho Chúa.
Như bà Maria Mácđala xức dầu thơm lên chân Chúa được tôn kính với lời nói của Chúa “Tin Mừng được loan báo bất cứ nơi nào trong khắp thiên hạ, thì người ta cũng sẽ kể lại việc cô vừa làm mà nhớ tới cô” (Mt 26,13), thì việc làm của bà Veronica cũng được nhớ đến như vậy. Mặc dầu Kinh Thánh không đề cập đến, song bà Veronica đã được khắp thế giới công nhận qua chặng đàng thứ sáu.
Theo tương truyền khi hòang đế Tiberius Caesar ốm, nghe tin đã mời bà đến Rôma và sai một sứ giả đi góp nhặt mọi thứ liên can đến cái chết, sự sống lại và lên trời của Chúa. Bà đã đưa cho hòang đế tấm khăn lau mặt Chúa, ngay lập tức vua khỏi bệnh. Bà ở lại Rôma, sống mãi tới thời thánh Phêrô và Phaolô.
Lại có tương truyền rằng bà Veronica đã để lại tấm khăn cho Đức Clement I, vị giáo hòang thứ III. Trong ba thế kỷ bắt đạo, tấm khăn được giữ gìn dưới các hang tọai đạo, sau này được đặt trong nhà thờ xây trên mộ thánh Phêrô. Chính nhà thờ này sau được mở rộng thành Vương Cung Thánh Đường. Nay tấm khăn được giữ trong một của bốn cột lớn đỡ cái vòm Đền thờ. Tượng bà thánh Veronica cao 16 feet đứng trước cột.
Các tác giả tiên khởi cũng ít hồ nghi về sự thật của tấm khăn. Cha John van Bolland (1596-1665), linh mục dòng Tên, chủ nhiệm tập san Acta Sanctorum (Những họat động của Các Thánh) cho rằng “Với sự đồng nhất các ý kiến của các sử gia thánh và lòng tin vững mạnh của các tín hữu, khăn bà Veronica đã dâng cho Chúa trên đường khổ giá để ở Rôma là thật.” Thánh nữ Bridget, nhà thần bí, đã quở trách ai hồ nghi về tính chân thật của tấm khăn. Nhiều vị giáo hòang cũng xác nhận.
Người ta phỏng đóan chiều dài tấm khăn gấp ba chiều rộng. Như vậy thì giống với xác nhận của Nhà Thờ Chánh Tòa Jaen, Tây Ban Nha, cho rằng thánh nữ Veronica đã gấp làm ba phần.
Chương trình trưng bày thay đổi tùy thời thế, có thời trưng bày13 lần một năm, có thời chỉ một lần vào ngày lễ kỷ niệm đặc biệt hay vào những khi mùa màng ôn dịch.
Năm 1849 vào thời Cách Mạng, Đức Giáo hòang Piô IX trốn tới Gaeto. Để nguôi cơn giận của Chúa và chấm dứt sự dữ đang tác hại Giáo hội , ngài cho phép trưng bày tấm khăn trong thời gian giữa lễ Giáng sinh và lễ Hiển Linh. Vào ngày thứ ba trưng bày luồng sáng nhẹ bao phủ tấm khăn, khuôn mặt Chúa nổi mầu tươi tỉnh như một khuôn mặt còn sống. Nét mặt thì trầm tĩnh, đôi mắt thì sầu buồn. Các kinh sĩ nhà thờ liền ra lệnh kéo chuông. Dân chúng kéo đến đông đảo chứng kiến sự lạ cả hàng ba giờ đồng hồ. Một người đã viết lại thành tài liệu.
Ngay chiều xảy ra sự lạ, người ta vẽ lại khuôn mặt Chúa và được gửi sang nước Pháp. Từ đó có thói quen làm nhiều bản vẽ với mục đích để tôn kính. Những bản vẽ có tem và con dấu chứng nhận.
Lòng tôn kính Nhan Thánh Chúa luôn tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác, song được khích lệ và phổ biến hơn cả là do các thị kiến và những sách vở của chị Phêrô (+1848), một nữ tu dòng Kín ở Tours, nước Pháp. Thành qủa của những thị kiến của chị là một Tu hội Nhan Thánh được thiết lập, Đức Giáo hòang Lêô XIII chấp thuận và ủng hộ mục đích của hội là để đền bù những tội lỗi người ta coi thường và khinh dể ngày Chúa nhật. Qua sách vở của chị nữ tu Phêrô, thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã phổ biến lòng tôn kính Nhan Thánh và được phép lấy hai từ Nhan Thánh ghép vào tên của mình.
Nhiều nơi có lễ mừng kính thánh nữ Vêrônica và lấy tên thánh nữ làm tên thánh. Thánh Charles Borromeo đã bỏ các hình thức tôn kính này. Và nay thánh Vêrônica cũng không còn ở trong sổ các thánh được kính nhớ.
Phú Hạnh, Mùa Chay 2006
Gần Vương Cung Thánh đuờng Latêranô có một đền thánh. Đền thánh nguyên khởi là nhà nguyện của toà nhà các Đức Giáo hoàng ở từ thời hoàng đế Constantine (Côn-tan-ti-nô) tới khi bị lưu đày sang Avignon (A-vi-nhông), Pháp, vào năm 1313. Tại đền thánh có lưu giữ Những Bậc Cấp.
Những Bậc Cấp lấy từ cung điện của tổng trấn Philatô, gồm 28 bậc cấp bằng đá hoa cương. Theo tương truyền đây là Những Bậc Cấp Chúa Giêsu đã bước lên trong đêm tử nạn. Người ta tin là thánh Hêlêna, mẹ vua Constantine, đã đem về .
Các khách hành hương đã leo lên bằng đầu gối và kính cẩn hôn lên những miếng kính đánh dấu những nơi mà bàn chân vấy máu của Chúa đi lên. Nhiều vị Giáo hoàng cũng leo lên Những Bậc Cấp này như các Đức Giáo hoàng : Gelasius I (Giê-la-si-ô), Gregory (Grê-gô-ri-ô) Cả, Sergius I (Séc-gi-ô), Têphanô III, Lêô IV, Grê-gô-ri-ô VII, Lêô III. Đức Lêô III thường tới đây để suy gẫm cuộc Thương Khó của Chúa. Chiều hôm trước ngày quân đội hoàng đế Victor Emmanuel (Víc-to Em-ma-nu-en) chiếm Rôma, Đức Giáo hoàng Piô IX đã leo lên Những Bậc Cấp này bằng hai đầu gối, mặc dầu ngài đã 78 tuổi.
Người ta xây hai cầu thang hai bên để khách hành hương đi xuống, khỏi làm phiền những người đi lên.
Còn Những Bậc Cấp khác tại Giêrusalem mà Chúa Giêsu cũng lên xuống đã bị phá hủy trong những năm 1968 và 1975. Đó là 38 bậc cấp bằng đá để lên xuống Đền Thờ Giêrusalem. Theo các nhà khảo cổ, đây đúng là Những Bậc Cấp mà Chúa Giêsu đã đi không còn hồ nghi gì cả. Những Bậc Cấp này sách Tin Mừng thánh Mát-thêu có nói đến (Mt 21,12-13).
Trên đỉnh Những Bậc Cấp là bức tường Đền Thờ với cái cửa có hai cánh, nay đã xây bít lại bằng gạch. Cửa này để vào con đường dài 60m dẫn vào sân ngoài nơi người ta đổi tiền, buôn bán bồ câu cho khách hành hương.
Khi phá hủy Những Bậc Cấp này, người ta tìm thấy 22.000 đồng xu in hình các hoàng đế, hoàng hậu, các thần minh và các nữ thần. Trong số những di vật khác có con súc sắc bằng xương, như con súc sắc lính Rôma dùng để bắt thăm áo Chúa.
2. Cột trói để đánh đòn
Theo thánh Gregory Nazianzen (Grê-gô-ri-ô Na-di-an-den, + 389), thì Cái Cột lính Rôma trói Chúa để đánh đòn được trưng bày trên núi Sion nơi Đất Thánh. Một phần Cây Cột nay được lưu giữ tại Rôma trong ngôi nhà nguyện nhỏ của Nhà thờ thánh nữ Praxedes (Pra-xê-đê). Du khách đến viếng thăm được thấy một tấm bảng đặt ngay lối vào. Tấm bảng cho biết Đức Hồng y John Colonna (Gioan Cô-lôn-na) mang thánh tích này từ Constantinople về Rôma năm 1223. Ngoài tài liệu này, chẳng còn tài liệu nào rõ ràng. Tuy nhiên phần cột này tương tự với phần cột bằng đá trong nhà nguyện “Ecce Homo” (Này là Người) ở Giêrusalem. Cuộc khảo cứu cho biết tầng hầm của Tu viện Các chị Đức Bà Sion là cái sân của cung điện của quan Philatô ở Giêrusalem.
Chị Anne Catherine Emmerich (Anna Catarina Em-mê-rích 1774-1798), một nữ tu dòng Au-tinh, người Đức, qua những thị kiến về cuộc đời Chúa Giêsu và Đức Mẹ, đã ghi lại như sau :
“Cột này được đặt ở giữa sân, đứng một mình, không dùng để chống đỡ phần nào của dinh thự. Cột không cao. Một người cao có thể giơ tay chạm tới đỉnh cột. Có một cái vòng bằng sắt trên đỉnh, thấp xuống dưới có những vòng và móc sắt.” (Anne Caterine Emmerich, The Dolorous Passion of Our Lord Jesus Christ, Burns & Oates, London, 1995, p.206)
Phần chân cột gọi là đế được lưu giữ tại nhà thờ thánh Mác-cô ở Venice (Vê-ni), Italia.
Thánh tích lưu giữ ở nhà thờ thánh nữ Praxedes được làm bằng thạch anh và được bảo vệ bằng một cái lồng kính. Thánh tích gần nhà nguyện thánh Zeno (Giê-nô), các linh mục được phép dâng thánh lễ ở đó. Từ giữa nhà thờ có thể nhìn thấy cột qua một lưới sắt.
Nhà thờ được xây trên ngôi nhà của thánh nữ Praxedes. Hiiện nay nhà thờ còn lưu giữ những thánh tích của thánh nữ và của em thánh nữ là thánh nữ Pudentiana (Pu-đen-xi-a-na). Hai thánh nữ là hai thánh tử đạo. Thánh tích của hai thánh nữ được Đức Giáo hoàng Pascal I (Pát-can) đem về từ hang toại đạo Priscilla (Prít-xin-la).
Những thánh tích khác trong nhà thờ gồm thánh tích của thánh tử đạo Zeno (Giê-nô), một mảnh nhỏ của chiếc áo không đường khâu của Chúa Giêsu, một phần nhỏ của mạo gai Chúa. Tất cả những thánh tích này được tôn kính cả hàng nhiều thế kỷ.
Thánh Charles Borromeo (Sác Bô-rô-mê-ô) yêu thích ngôi nhà thờ này và mỗi khi viếng thăm Rôma, mỗi sáng ngài đều dâng thánh lễ tại nhà nguyện Cột Đòn. Đôi khi ngài qua đêm cầu nguyện trong nhà nguyện.
3. Mạo Gai
Ba sách Tin Mừng đều nói đến Mạo Gai, nhưng không mô tả nó như thế nào. Người Tây phương thì nghĩ Mạo Gai là một cái vòng tròn giống như một vòng hoa; nhưng người Đông phương thì nghĩ Mạo Gai giống như một cái mũ đội lên đầu. Các nhà khoa học tìm hiểu Khăm Liệm năm 1978 cũng đồng ý với ý kiến của người Đông phương.
Thánh Bridget (Bri-gít) căn cứ vào một trong những thị kiến cho rằng Mạo Gai đã làm rách hết cả đầu Chúa.
Kiểu Mạo Gai này cũng được thánh Vincent Lerins (Vinh Sơn Lơ-ranh, + 445) ủng hộ. Ngài là một linh mục có tài lợi khẩu và kiến thức sâu rộng. Ngài viết : “Họ đội lên đầu Chúa một mạo gai hình mũ chóp phủ cả lên đầu Chúa.”
Mạo Gai hiện được lưu giữ chỉ là một vòng tròn không có gai. Người ta tin rằng phần trên và các gai đã được phân phát làm di tích.
Các sử gia đầu tiên của Giáo Hội đã viết về Mạo Gai. Thánh Paulinus NoLa (Pau-li-nô Nô-la 354-431) viết : “Mạo Gai cùng với Thánh Giá và Cột Đánh Đòn được trọng kính giữ gìn.”
Mạo Gai được tìm thấy trong mộ thánh. Cassiodorus (Cát-si-ô-đô-rô, +570) đã nói Mạo Gai có ở Giêrusalem : “Ở đó chúng ta lưu giữ Mạo Gai đặt lên đầu Đấng Cứu Thế.” Thánh Gregory (Grê-gô-ri, +593) thành Tours (Tua) cho biết các gai còn xanh tươi, mỗi ngày mỗi tươi cách lạ lùng. Antoninus (Antôninô) thành Piacenza (Pi-a-xen-gia) vào thế kỷ VI nói rằng lúc đó Mạo Gai được trưng bày tại nhà thờ Núi Sion. Hơn nữa, tu sĩ Bernard (Bê-na-đô) viết trong tác phẩm Pilgrimage (Hành Hương) rằng vào năm 870 Mạo Gai còn thấy ở Núi Sion. Chắc chắn Mạo Gai Chúa được tôn kính ở Giêrusalem cả vài trăm năm.
Mạo Gai được chuyển tới Constantinople trong thời cai trị của các hoàng đế nước Pháp khoảng năm 1063. Năm 1238 hoàng đế Baldwin II (Ban-uyn), người La-tinh, của Constantinople, vì để được sự bảo trợ đế quốc khỏi bất ổn, đã tặng Mạo Gai cho vua Louis (Lu-i), nước Pháp. Mạo Gai vào tay những người Venetian (Vê-nê-xi-an) như một bảo đảm an ninh cho hoàng đế Baldwin là một món nợ lớn. Món nợ mà vua Louis hài lòng là Mạo Gai Chúa. Mạo Gai được hai tu sĩ Đaminh đem tới Pháp vào năm 1239. Vua Louis với cả triều thần và năm đoàn quân tới tận thành phố Sens (Xăng) đón Mạo Gai. Ong vua đạo đức này cùng với người em ăn mặc đơn sơ, đi chân không cung nghinh Mạo Gai vào Nhà thờ thánh Têphanô của thành phố. Hai năm sau Mạo Gai được rước về Paris và được đặt trong nhà nguyện, gọi là Nhà Nguyện Thánh, chính ông vua thánh thiện này đã xây để tôn kính Mạo Gai. Hằng năm vào ngày 11-8, ngày cung nghinh Mạo Gai từ Venice về Paris, được tổ chức lễ tại nhà nguyện này.
Trong thời Cách Mạng Pháp, Mạo Gai được gìn giữ tại Thư Viện Quốc Gia. Năm 1806, với sự cố gắng của Đức Tổng Jean-Baptiste (Gioan Tẩy Giả), Tổng Giám mục Paris, Mạo Gai được đưa trở lại Nhà Nguyện Thánh. Lúc đó Đức Tổng đã 90 tuổi. Hoàng đế Napoleon (Na-pô-lê-ông) rất hài lòng về việc này, đến nỗi hoàng đế xin Đức Giáo hoàng phong Đức Tổng lên Hồng y. Đức Giáo hoàng Piô VII đã đội mũ đỏ cho Đức Tổng tại Paris.
Ngày nay Mạo Gai được lưu giữ trong một cái hộp lộng lẫy trong Nhà thờ Đức Bà ở Paris. Hằng năm vào ngày thứ sáu Tuần Thánh Mạo Gai được trưng bày cho công chúng kính viếng.
Theo khoa thực vật học, gai của Mạo Gai là cây gai có tên khoa học là Zizyphus Spine Christi. Cây gai mọc cao tới 15-20 feet, có rất nhiều dọc hai bên đường ở Giêrusalem. Hai giáo sư Edoardo Prilleux và Pietro Savi của Đại học Pisa đã nghiên cứu một vài chiếc gai của Mạo Gai. Những gai này gồm cả những gai ở Nhà thờ xứ Weverlghem (Uy-vơn-ghem) ở Bỉ. Thánh nữ Hê-lê-na đã cho Treveri một gai và một miếng lớn gồm một nhánh gai trong nhà nguyện Spedali Riuniti di S.Chiara ở Pisa. Năm 1933 giáo sư Ugolino Martelli của phân khoa thực vật của Đại học Pisa, sau một thời gian cẩn thận nghiên cứu đã nói : “Những thánh tích này thuộc loại cây Zizyphus Bulgaris Lam.” Cây này sau được đổi tên là “Gai Zizyphus của Chúa Kitô”, để tôn vinh Đấng Cứu Thế, cùng loại cây gai của Mạo Gai trong Nhà thờ Đức Bà Pari. Hai cành cong của bụi này với những gai mọc lên song song.
Thánh Vincent Lerins (Vinh Sơn Lơ-ranh) qủa quyết đầu Đấng Cứu Thế bị 70 vết thương. Thật lạ kỳ ông M.Mély (Mê-li), người đã tìm hiểu Maọ Gai và đã xuất bản những tài liệu về Mao Gai vào đầu thế kỷ, đồng ý với con số đó và xác nhận rằng từ 60 đến 70 cái gai của Mạo Gai được phân phát ra và được lưu giữ ở các nơi khác nhau mà vua thánh Louis và các vua kế vị đã ban phát.
Trong một phần những gai của Mạo Gai mà chúng tôi biết một vài cái gai được ban cho các hoàng đế Đông phương vào những ngày rất sớm, và Justinian qua đời năm 565 đã dâng một cái gai cho thánh Germanus (Giéc-ma-nô), giám mục Pari. Cái gai từ lâu được lưu giữ trong nhà thờ thánh Germain-des-Pres (Giéc-manh-đề-Prê). Hoàng hậu Irênê vào năm 798 hay 802 đã gửi cho vua Charlemagne (Sác-le-ma-nhờ) một vài cái gai được lưu giữ ở Aachen. Tám trong số gai này ở Aachen được Đức Giáo hoàng Lêô III dùng để cung hiến Vương Cung Thánh Đường. Bốn gai được Charles the Bald tặng cho thánh Corneille (Cóc-nây) ở Compiegne vào năm 877. Một gai được Hugh the Great (Hu Cả) tặng cho Athelstan (Ơ-then-ten), vua nước Anh, vào năm 927, hiện lưu giữ tại Tu viên Malmesbury (Man-mét-bơ-ri). Một gai khác được dùng làm qùa cho công chúa Tây Ban Nha khoảng năm 1160 và một gai nữa cho nước Đức năm 1200.
Gai ở Đại học Stonyhurst (Stô-ni-hớt) và một gai ở Nhà thờ thánh Micae, cả hai được nữ hoàng Mary của Scots tặng ban cho Thomas Percy (Tôma Pơ-xi), một nhà qúi tộc của niềm Northumberland (No-âm-bơ-len, miền đông bắc nước Anh). Tám cái gai tại Nhà thờ Chánh Tòa Oviedo được lưu giữ mãi cho tới thời cách mạng năm 1934 khi Phòng Thánh bị đặt chất nổ. Chỉ còn năm cái gai còn tồn tại. Những cái gai ở Nhà thờ Thánh Giá Giêrusalem, Nhà thờ Chánh Tòa Barcelona và Tu viện Stanbrook nước Anh cũng được xác nhận.
Ong Mély đã điều tra những gai đươc coi là thánh tích đếm được hơn 70 cái. Theo lý thuyết những gai ngoài luồng là những gai được lấy trong bụi gai và cho chạm vào Mạo Gai được giữ làm kỷ niệm. Chúng được coi là gai của Mạo Gai khi gai thật bị mất. Trường hợp này cũng giống như con số qúa nhiều của các đinh
Phần lớn nhất của Mạo gai ở ngoài Pari là ở Trier và Capella della Spina ở Pisa. Capella della Spina là Nhà thờ ở cùng thành phố Pisa có cây tháp nghiêng nổi tiếng. Nhà thờ là một nơi lưu giữ qúa khổ vì nó nhỏ mà ở ngoài số tượng và tháp thì vô số. Nhà thờ được xây thời Đạo Binh Thánh Giá vào năm 1230 gần cây cầu. Thời đó tin rằng Nhà thờ xây gần cây cầu đáng lý bị đổ song đực Chúa che chở.
Câu chuyện của Nhà thờ thêm phần thú vị là 30 năm sau khi thánh hiến, có một thương gia giầu có của thành Pisa hành hương Đất Thánh đã nhận từ một người bạn một mảnh Mạo Gai. Kho tàng qúi giá này được đem về Pisa và đựng trong một cái bình. Chẳng may năm 1266 thương gia gặp phải rủi ro. Ong bị tù vì những con nợ tố cáo. Ong rời thành phố Pisa và nhờ gia đình Longhi coi sóc Mạo Gai. Liên tiếp có nhiều người muốn mua, nhưng các vị tôn giáo không bằng lòng. Những người muốn mua đôi khi cũng đe dọa. Mặc dầu bị áp lực, thánh tích vẫn được gìn giữ an toàn trong gia đình Longhi mãi tới năm 1333. Năm này Benedetto (Bênêđéttô) Longhi bị đau nặng, ông tặng cho nhà nguyện. Người ta long trọng kiệu về và đặt trong một mặt nhật bằng bạc.
Trong thời gian nhà nguyện sửa chữa, Mạo Gai được trao phó cho các thầy dòng Phanxicô của Nhà thương thánh Chiara, để phòng sự hư hại và những kẻ lợi dụng tình thế ăn cắp hay phá hoại.
Thánh tích gồm một cành gai nhỏ hơi cong, mầu đen bóng, 8cm chiều dài. Một trong bốn cái gai đã gẫy, ai cũng có thể thấy. Chỉ một thánh tích khác gồm hơn một cái gai và cái gai đó được lưu giữ nơi Nhà thờ xứ Weverlghem (Uy-vơn-ghim) ở Bỉ.
4. Thánh Giá
Khi hòang đế Constantine Cả (Con-tan-ti-nô) liều mình bị bạo chúa Maxentius (Mác-xen-xi-út) đánh bại vì quân số của bạo chúa đông hơn, thì ông thấy một cây Thánh Giá sáng chói xuất hiện trên bầu trời với hàng chữ “Chiến Thắng Trong Dấu Hiệu Này”. Trên các khiên che thuẫn đỡ của các binh sĩ và trên đỉnh cờ có phù hiệu của Chúa Kitô, hoàng đế hiên ngang tiến tới cầu Milvian (Min-vi-an) vượt qua sông Tiber (Ti-be) để giáp mặt với Maxentius và những quân xâm lược thành thánh Rôma. Constantine đã chiến thắng. Tham vọng cai trị Rôma của Maxentius bị bẻ gẫy. Sự thờ phượng bụt thần bị xóa bỏ và Kitô giáo được tự do. Hòang đế Constantine theo đạo và Đức Gíao Hòang Eusebius (Eu-sê-bi-út) đã rửa tội cho ông. Vài năm sau, ông sai phái mẹ ông, thánh nữ Helena (Hê-lê-na) tới Giêrusalem tìm Thánh Giá và những di tích của cuộc Thương Khó. Cuộc tìm kiếm này chứng tỏ đức tin và sự vất vả khôn kể của người mẹ của ông. Người mẹ trải qua một chặng đường dài từ Rôma đến Giêrusalem vào năm 326, lúc đó bà đã gần 80 tuổi.
Dư luận cho rằng Thánh Giá được chôn giấu trong mồ thánh, phủ một lớp đất . Hơn nữa người Do Thái đã khám phá ra, nên họ xây nhà trên đó để cho các tín hữu không còn tôn kính Thánh Giá nữa. Có vài truyền thuyết về cuộc tìm kiếm. Một trong những truyền thuyết cho rằng chỉ một vài người Do Thái được tuyển chọn biết đích xác nơi chôn giấu Thánh Giá. Một trong những người đó tên là Giuđa. Anh ta được linh hứng và đã chỉ cho thánh nữ Helena biết.
Những cuộc đào xới đã khám phá ra mồ và tấm bảng treo trên Thánh Giá. Trong mồ có ba thập tự. Vì tấm bảng không gắn liền với Thánh Giá, nên Thánh Giá chỉ được biết khi một người chết đã sống lại khi chạm vào Thánh Giá. Sau khi chứng kiến phép lạ, ông Giuđa đã theo đạo và lấy tên là Cyriacus (Xi-ri-a-cút). Sau này Đức Giáo hòang Eusebius đã phong chức cho ông.
Truyền thuyết khác cho rằng Đức Giám mục Macarius (Ma-ca-ri-út), thượng phụ Giêrusalem, người đi tìm các nơi thánh, đã có mặt trong cuộc đào bới, đã đem ba thập tự về để bên giường một bà nổi tiếng đang đau nặng. Khi chạm vào hai thập giá đầu, bệnh tình không suy giảm; mãi khi chạm vào thập giá thứ ba thì bệnh khỏi và sức khỏe được hồi phục.
Còn một truyền thuyết nữa cho rằng nhờ Chúa soi dẫn, thánh nữ Helena tìm thấy mộ thánh. Thánh Paulinus Nola kể rằng hòang hậu đã đi tìm kiếm, thăm dò tin tức nơi người Do Thái và Kitô hữu.
Chẳng biết truyền thuyết nào đúng, song chỉ biết rằng thánh nữ Helena đã đi tìm Thánh Giá. Thánh nữ và hòang đế Constantine, con bà, đã dựng một Vương Cung Thánh Đường nguy nga trên nơi khám phá ra mộ thánh.
Một phần Thánh Giá được để lại Vương Cung Thánh Đường và để trong một cái khám bằng bạc. Theo sử gia Socrates (Sô-crát), hoàng đế Constantine lấy một mẩu Thánh Giá. Ong để trong chính pho tượng hình ông. Tượng đứng trên một cây cột bằng đá tím đặt giữa quảng trường thành phố Constantinople, vì ông nghĩ rằng nhờ đó thành phố sẽ không còn bị ai xâm chiếm.
Một phần đáng kể của Thánh Giá được thánh nữ Helena đem về Rôma. Bà đã dựng một Vương Cung Thánh Đường và bà đặt tên là Thánh Giá Giêrusalem. Sở dĩ được đặt tên là Thánh Giá Giêrusalem, vì nền đất Vương Cung Thánh Đường là đất bà đã đem về từ Giêrusalem. Tấm bảng đặt trên sàn nhà đã ghi chú như thế. Đó là lý do để các khách hành hương tiên khởi đã đào bới nền nhà để lấy đất thánh. Có ba thánh tích Thánh Giá được giữ trong khám. Mỗi thánh tích dài chừng 6 inches (1 inch = 2,54cm). Tất cả được giữ trong một cái khám hình chữ thập.
Thánh Cyril (Xy-ri-lô), trong các bài giảng giáo lý trước năm 350, đã xác quyết với các tân tòng rằng Thánh Giá là sở hữu của Giáo Hội và “được phân phát từng mảnh từng mảnh đi khắp thế giới.” Thánh Cyril cũng đề cập đến địa điểm của Thánh Giá sau 20 năm tìm thấy Thánh Giá. Những lời của thánh Cyril cũng được nhắc lại bởi thánh Ambrose (Am-brô-si-ô), thánh Paulinus Nola, ông Sulpicius Severus ( Sun-pi-xi-út Sê-vê-rút), ông Rufinus (Ru-phi-nút), ông Socrates, ông Sozomen (Sô-dô-men) và Theodoret (Thê-ô-đô-rê). Điều chắc chắn là ngay từ nửa cuối thế kỷ IV, những mẩu Thánh Giá đã được trao tặng cho khắp vương quốc.
Trong một những bức thư, thánh Paulinus Nola (353-431) đã đề cập đến sự kiện này là dù biết bao mảnh gỗ được lấy từ Thánh Giá, song cũng không làm cho Thánh Giá nhỏ đi. Điều này cũng giống như phép lạ bánh và cá nuôi 5000 người ăn.
Có một lần gửi một mảnh thánh Giá cho ông Sulpicius Severus, thánh Paulinus nói : “Hãy nhận lấy qùa tặng qúi giá này trong một cái hộp nhỏ bé và hãy coi miếng gỗ này là khí giới chống lại mọi nguy khốn hiện tại và là một bảo đảm an tòan đời đời.” Không biết thánh Paulinus có thực hành hay không, song việc phân phát gỗ Thánh Giá khiến người ta dùng đeo trên cổ. Thánh John Chrysostom ( Gioan Kri-sô-tôm) ghi nhận rằng nam cũng như nữ lấy gỗ Thánh Giá để trong hộp bằng vàng đeo trên cổ. Nhiều kỷ vật này còn được lưu giữ trong các viện bảo tàng hay trong các nhà lưu niệm của các nhà thờ bên Au châu.
Trước cuối thế kỷ IV có những chỉ dẫn cho biết Thánh Giá và Tấm Bảng cả hai được tôn kính ở Giêrusalem. Tất cả được giữ gìn cẩn thận, không một mảnh gỗ nào được phân phát. Các bản báo cáo của những ngày đầu cũng cho biết thánh tích ở Giêrusalem là ba khúc gỗ.
Sự thờ phượng Thánh Giá và các thánh tích vào thế kỷ V và các thế kỷ kế tiếp phổ biến đến nỗi các hòang đế bên Đông , dù việc thờ kính ảnh tượng có cấm cản, cũng thích thờ các thánh tích Thánh Giá. Việc thờ kính này khiến mọc lên các nhà thờ, các nguyện đường và các bảo tàng lưu giữ thánh tích. Trong đó phải kể đến Nhà thờ Thánh Giá ở Ravenna (Ra-ven-na) được xây trước năm 450. Đức Giáo hòang Hilarius (Hi-la-ri-út) trong những năm từ năm 461 đến năm 468 đã xây một nhà nguyện trên đồi Lateran (La-tê-ran) để đặt thánh tích. Đức Giáo hòang Symmachus (Sim-ma-cút 498-514) cũng xây một Nguyện Đuờng Thánh Giá bên cạnh giếng rửa tội ở nhà thờ thánh Phêrô để đặt một Thánh Giá bằng vàng trong có thánh tích.
Phần Thánh Giá ở Giêrusalem, dù được bảo vệ cẩn thận, nhưng đã bị vua Ba Tư là Chosroes (Chốt-rô-ét) II lấy mất khi ông chiếm Giêrusalm vào năm 614. Hàng ngàn tín hữu bị sát hại, nhiều người bị bắt làm nô lệ, hơn 300 nhà thờ, tu viện, nguyện đường bị đốt cháy và tàn phá. Nhà thờ Thánh Giá trên mộ thánh cũng bị phá hủy trong cuộc tàn phá này. Các bảo vật cùng với Thánh Giá trong hộp bằng vàng bạc bị lấy đi. Dùng ngọai giao hòa giải không được, hòang đế Heraclius (Hê-ra-cli-út) dùng quân đội tấn công. Chosroes đại bại. Sau 15 bị chiếm giữ, năm 629 thánh tích được lấy lại. Vua Heraclius long rọng rước về Constantinople và năm sau rước về Giêrusalem. Thánh tích được lưu giữ trong một cái hòm qúi giá, dù bị lấy mất, song Đức Thượng phụ Giáo chủ và hàng giáo sĩ chứng nhận là không ai mở cái hòm đựng đó. Cuộc trở về của thánh tích xảy ra vào ngày 14 tháng 9.
Ngày 14-9, ngày lấy lại Thánh Giá và rước về Giêrusalem, hằng năm trở thành một ngày lễ gọi là lễ Thánh Giá Chiến Thắng. Tại Pari ngày 14-9-1241, lễ được mừng long trọng. Vua Louis nước Pháp cởi long bào, đi chân không, vác Thánh Giá đi kiệu. Thánh tích này không bị hư hại trong thời Cách Mạng và vẫn còn được lưu giữ tại Paris.
Lễ tháng 9 kính Thánh Giá khởi đầu từ năm 335 khi hòang đế Constantine xây Nhà Thờ Thánh Giá trên mộ thánh được thánh hiến. Ngày nay lễ được cử hành dường như còn nhớ đến việc thánh tích được cứu thóat khỏi bàn tay những kẻ vô đạo.
Còn một lễ nữa, gọi là lễ “Tìm Thấy”, lễ vào ngày 3-5 để nhớ đến việc thánh nữ Helena tìm thấy Thánh Giá. Lễ này có từ thời rất sớm. Năm 1960 Đức Giáo hòang Gioan XXIII đã bãi bỏ.
Theo sự kiểm nghiệm của kính hiển vi, gỗ Thánh Giá là gỗ thông. Theo một truyền thuyết cổ xưa song đáng nghi ngờ, cây dọc của Thánh Giá dài gần 189 inches, cây ngang dài từ 90 đến 102 inches. Thánh Giá của Chúa cao hơn thập giá của hai kẻ trộm. Theo thánh John Chrysostom, Chúa bị xét xử nặng tội hơn.
Các thánh tích Thánh Giá nay còn được lưu giữ trong Nhà Thờ Chánh Tòa Trier, Nhà Đức Bà Pari, Nhà Thờ Chánh Tòa Ghent nước Bỉ, Nhà Thờ Chánh Tòa Oviedo và Tu viện thánh Toribio Liebana.
Thánh tích ở Vatican được lưu giữ trong một bốn cột lớn đối diện với bàn thờ cao. Cột này có tượng thánh nữ Helena.
5. Các Đinh
Trong tác phẩm “Cuộc Đời Các Thánh” được biên sọan suốt 30 năm, Alban Butler (An-ben Bất-lơ) kể rằng trước khi tìm thấy Thánh Giá, thánh nữ Helena đã được cho biết nếu bà tìm thấy mộ thánh thì cũng tìm được những dụng cụ xử phạt. Theo phong tục người Do Thái, người ta đào một cái lỗ gần nơi tội nhân được chôn và ném vào đó bất cứ cái gì liên can đến việc hành hình.
Nếu thói tục đúng như vậy thì chẳng lạ các đinh liên can đến Thánh Giá Chúa Giêsu cũng tìm được ở trong hay ở gần mộ thánh. Thánh Ambroise (Am-brô-si-ô) cho biết thánh nữ Helena đã tìm thấy các đinh cùng với Thánh Giá và tấm bảng.
Trong những cái đinh, lịch sử cho biết một cái được gửi cho Nhà thờ Thánh Giá ở Giêrusalem, nay còn được giữ trong cái hộp qúi giá. Hai cái đinh khác người ta cho rằng thánh nữ đem về cho vua Constantine. Một cái gài trên mũ vua, một cái gài vào giây cương con ngựa của vua. Thánh Gregory (Gri-gô-ri) thành Tours (Tua) thì cho là một cái dùng làm hàm thiếc ngựa vua. Đúng như những gì ngôn sứ Dacaria viết : “Ngày ấy trên lục lạc ngựa sẽ có ghi : thánh hiến cho Đức Chúa” (Dcr 14,20).
Nếu cái đinh trên mũ hay trên ngựa vua được tháo ra thì một cái được gửi vào “Vương Miện Lombardy” (Lôm-bác-đi) bằng sắt nổi tiếng đội trên đầu hòang đế Charlemagne (Sác-lơ-ma-nhờ). Mũ triều thiên này nay còn được giiữ trong Nhà Thờ Chánh Tòa Monza (Mông-da).
Một trong những nhà thờ hãnh diện mình còn lưu giữ các đinh Chúa là Nhà Thờ Đức Bà Pari. Thánh tích Thánh Giá và mạo gai cũng được lưu giữ ở đó. Nhà Thờ Chánh Tòa Florence (Phlo-răng) ở Ý và cả Nhà Thờ Chánh Tòa Trier ở Đức, nơi vua Constantine có lâu đài, cũng có thánh tích. Thánh nữ đã tặng cho Trier không những thánh tích Thánh Giá, mà cả áo không có đường khâu của Chúa Giêsu đã mặc.
Một vài cái đinh có vẻ rất đích thực, nhưng cái nào là thật trong số khỏang chừng 30 cái còn được lưu giữ trong các nhà thờ ở Au châu ? Dường như một phần những cái đinh đích thực đã được hiến tặng cho những nhân vật và nhà thờ nổi tiếng. Alban Butler cũng cho rằng các đinh được làm giống các đinh thật của Chúa để cho rằng các đinh này là thật. Những người khác cho rằng các đinh được làm rồi cho chạm vào đinh Chúa để làm vật kỷ niệm. Người ta cho rằng thánh Charles Borromeo ở Milan có nhiều cái đinh đã chạm vào đinh Chúa.
Người ta chỉ có thể nói rằng những cái đinh này giống và chạm vào cái đinh của Chúa. Qua dòng thời gian đánh mất lý lịch, song hàng giáo sĩ và giáo dân với đức tin vẫn tin nhận là thật.
Một trong những cái đinh này có phần chân thực nhất là cái đinh ở Nhà Thờ Santa Croce (Thánh Giá) vua Constantine xây để lưu giữ các thánh tích. Nhà thờ này lưu giữ cái hộp rất quan trọng chứa đựng các thánh tích của cuộc thương khó Chúa và là kiểu mẫu cho các hộp đựng trong các nhà thờ ở Au châu.
6. Bản An
Bản An được tìm thấy cùng với ba thập tự. Bản Án được thánh nữ Helena chia làm ba phần. Một phần gửi cho vua Constantine chính thánh nữ đem về và được lưu giữ tại Nhà thờ Santa Croce do vua xây ở Rôma. Phần thứ ba được giữ lại tại Giêrusalem.
Về phần Bản Án ở Giêrusalem được khách hành hương, bà Aetheria (Ê-tê-ri-a) cho biết là năm 385 bà đã thấy thánh tích Thánh Giá, Bản Án và những cách Đức Giám mục và các thầy phó tế dùng để bảo vệ các thánh tích khỏi những người đi tìm kiếm. Bà nói thánh tích Bản Án được chạm vào trán và mắt của các khách hành hương.
Một khách hành hương khác, ông Antonumus (An-tô-nu-mút) thành Piacenza, hai thế kỷ sau, kể lại rằng : “Trong Vương Cung Thánh Đường của hòang đến Constantine ở Mộ Thánh có một cái phòng lưu giữ gỗ Thánh Giá, Người ta tôn kính và hôn. Tôi cũng thấy và tay tôi cầm Bản An treo trên đầu Thánh Giá Chúa Giêsu.”
Lịch sử Bản Án ở nhà thờ Santa Croce là độc nhất vô nhị. Khi bị người Visigoth (Vi-si-gốt) tấn công, một giáo sĩ (+455) đã giấu Bản Án trên vòm chính của nhà thờ đàng sau tấm đá đỏ có ghi hàng chữ “Hic est titulus Crucis” (Đây là bản án của Thánh Giá). Giáo sĩ đặt Bản Án vào đó đã bị giết trong cuộc tấn công và những người khác không biết hay lâu ngày quên đi chỗ giấu. Chỉ biết ngày 1-2-1492 khi sửa mái nhà thờ, các người thợ thấy tấm đá đỏ có hàng chữ “Titulus Crucis” (Bản Án Thánh Giá). Đằng sau tấm đá người ta còn thấy cái hộp bằng sắt đựng con dấu của Đức Hồng y Geradus (Giê-ra-đút), sau là Đức Giáo hòang Lucius II (Lu-xi-ô). Cái hộp có đựng Bản Án với các chữ đỏ bằng tiếng Hipri, Hy Lạp và Latinh trên tấm gỗ trắng. Năm 1492 mầu hòan tòan không phai. Nhưng 60 hay 70 năm sau Bosio thấy thì mầu đã phai gần hết và gỗ cũng mọt, chữ viết Jesus (Giêsu) và Judeorum (những người Do Thái) cũng mất. Lipsius (1547-1606) trong tác phẩm của ông De Cruce (Về Cây Thánh Giá) xác nhận rằng Bản Án, khi ông thấy, dài 9 inhes, nhưng theo ông ước lượng thì nguyên gốc phải dài ba feet (1 feet= 12 inches=30,48cm).
Phần Bản Án ở Giêrusalem, tu sĩ Antoine (Antôn 1389-1459) chứng thực rằng khi ông viếng Mộ Thánh, tay ông đã cầm tấm gỗ lên án đó.
7. Miếng Bọt Biển
Miếng Bọt Biển thấm đầy dấm chua đưa cho Chúa trên thập giá và cây sậy là những thánh tích được tôn kính ở Giêrusalem thời thánh Gregory Tours (544-595). Năm 614 khi người Ba Tư xâm chiếm, những thánh tích này được đem đến Constantinople an tòan, nhưng dường như sau đó lại được đem về lại Giêrusalem, vì thánh Bede (Bê-đê 672-735) xác nhận là chính ngài đã thấy Miếng Bọt Biển trong một cái bình bằng bạc ở Giêrusalem. Một phần Bọt Biển được lưu giữ ở Pháp cùng với các thánh tích khác do thánh Louis. Còn những phần Bọt Biển khác ở nhà thờ thánh John Lateran (Gioan Latêranô), nhà thờ Đức Maria Cả, nhà thờ Đức Maria ở Transtevere, nhà thờ Đức Maria ở Campitelli, tất cả đều ở Rôma, và nhà thờ thánh Giacôbê ở Pháp và nhà thờ Aachen ở Đức.
Cây sậy chia làm nhiều phần, nay được lưu giữ tại Florence, Lunegarde, Bavaria và Hy Lạp.
8. Lưỡi đòng
Lưỡi đòng mà Longinus (Lon-di-nút), người lính Rôma, đâm vào cạnh sườn Chúa Giêsu trên thập tự được tìm thấy cùng với các thánh tích khác trong mộ thánh. Không có tài liệu nào để lại, tuy nhiên khỏang năm 570 thánh Antonimus thành Piacenza hành hương các nơi thánh ở Giêrusalem có cho biết ngài đã thấy, trong Vương Cung Thánh Đường Núi Sion, Mạo Gai Chúa Giêsu đội và Lưỡi Đòng Chúa bị đâm. Được biết Lưỡi Đòng được tôn kính ở Giêrusalem vào thế kỷ VI đều được hai thánh Cassiodorus và Gregory Tours xác nhận.
Năm 614 Giêrusalem bị vua Chosroes của Ba Tư chiếm thì các thánh tích rơi vào tay người ngọai giáo như đã nói trên. Cũng năm đó chỉ phần đầu Lưỡi được đưa sang Constantinople để trong nhà thờ thánh Sophia. Sau đó thánh tích cùng với những thánh tích khác được Hecralius đưa về lại, vì năm 670 người ta thấy lại trong Nhà thờ Mộ Thánh.
Đến năm 1241 phần đầu Lưỡi được Baldwin tặng cho vua Louis. Vua lưu giữ cùng với Mạo Gai trong Nhà Nguyện. Thời Cách Mạng, các thánh tích được được đưa vào Thư Viện Quốc Gia. Khi cuộc Cách Mạng qua đi thì Mạo Gai còn, nhưng Lưỡi Đòng tiếc thay bị mất.
Có một vài lý do tin rằng cái cán và lưỡi đòng được đưa trả lại Constantinople trước thế kỷ 10 cùng với những thánh tích khác. Nhiều khách hành hương người Nga xác định rõ ràng như thế và mặc dầu chúng được liên tiếp lưu giữ trong những nhà thờ khác nhau.
Sir John Mandeville tuyên bố năm 1357 rằng ông đã trông thấy lưỡi đòng ở Constantinople. Khi Constantinople rơi vào tay người Thổ, thì năm 1492 người Thổ gửi Lưỡi Đòng cho Đức Giáo hòang Innocent VIII , như là một giá chuộc người anh của tướng quân bị bắt làm tù binh. Thánh tích Đòng và Lưỡi trở lại Rôma và nay đang được lưu giữ dưới vòm đền thờ thánh Phêrô trong một bốn cột lớn trước bàn thờ chính, đối diện với cái cột lưu giữ thánh tích Thánh Giá. Tượng thánh Longinus đứng trước cột lưu giữ lưỡi đòng.
Giữa những năm 1740 và 1758 để khỏa lấp việc mất Lưỡi Đòng thì Đức Giáo hòang Bênêđitô XIV cho đem từ Paris về một lưỡi đòng giống như thật. So sánh với Lưỡi Đòng trong đền thờ thánh Phêrô, Đức Giáo hòang thỏa mãn vì thấy cả hai có một nguồn gốc.
Từ năm 1492 khi người Thổ đem trả lại Lưỡi Đòng cho Đức Innocent VIII thì nhiều lưỡi đòng khác cho mình mới là lưỡi đòng thật trong cuộc tử nạn của Chúa. Một cái hiện giữ ở Nuremberg, những cái khác ở Paris, Antioch và Krakow. Một cái nữa được lưu giữ cùng với những huy hiệu của hòang đế tại Vienna và được biết là lưỡi đòng của thánh Maurice. Lưỡi đòng này từ năm 1273 đã được dùng trong lễ đăng quang.
Không có lưỡi đòng nào trong số này có một lịch sử vững vàng. Vững vàng nhất là Lưỡi Đòng lưu giữ trong đền thờ thánh Phêrô.
9. Khăn Che Đầu
Khi nói về tấm khăn liệm, thì tâm trí người ta ngay lập tức nghĩ đến tấm khăn liệm thành Turinô. Song Nhà Thờ Chánh Tòa Oviedo cũng có một tấm khăn rất được tôn kính. Tấm khăn dài 83cm, rộng 52,12cm. Tấm khăn được lưu giữ trong một cái hộp bằng gỗ bao bằng bạc vào thế kỷ 17 hay 18. Mỗi cạnh đều có tay xách để tiện trong việc đem khăn ra ban phép lành cho dân chúng vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và lễ Thánh Giá.
Khăn mầu tro, với đường khâu đẹp và kỹ càng. Khăn được gấp từ lâu với những nếp gấp cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Những vết trên khăn còn trông rõ. Những vết này gồm có nước và máu. Những vết mờ dần từ giữa khăn, ra tới mép thì mờ hẳn. Những vết có hình vuông đo được 30cm mỗi cạnh.
Một vài người phỏng đóan đó là tấm khăn che đầu Chúa Giêsu sau khi đã bọc tấm khăn liệm.
Các nhà thẩm quyền đã khảo nghiệm thì chất vải giống với khăn liệm Turinô và tin rằng khăn được dùng để nâng đỡ hàm răng cho Chúa. Có thể như vậy, vì các nhà khoa học của tấm khăn liệm Turinô cho biết có một khỏang cách xa giữa những hình ảnh trên trán và sau gáy do chiếc khăn bao từ cằm đến chung quanh mặt.
Một vài thánh tích về cuộc thương khó của Chúa có khuynh hương phóng đại ra nhiều, các khăn dùng cho việc tẩm liệm xác Chúa cũng vậy. Ít nhất bốn nhà thờ ở Pháp và ba nhà thờ ở Ý nhận có khăn liệm Chúa, song chẳng có khăn nào được chú ý bằng tấm khăn Turinô đã được tôn kính gần 2000 năm nay.
10. Khăn Bà Vêrônica
Tấm khăn mà một người đàn bà, Seraphia, dùng để lau mặt Chúa Giêsu trên đường tới Canvariô cũng thu hút nhiều khách thập phương như tấm khăn Turinô. Tấm khăn cũng được cẩn thận và tôn kính giữ gìn, nhưng không lôi cuốn những cuộc khám nghiệm khoa học bằng tấm khăn Turinô có cả chiều dài thân xác Chúa chịu đóng đanh.
Mặt Chúa in trên tấm khăn là dấu hiệu lòng biết ơn của Chúa đối với hành động can đảm và xót thương của bà Seraphia. Ngay từ đầu đã được nhận là vera icon, nghĩa là hình thật. Hai từ vera icon dần dần trở thành tên riêng của một người, từ Seraphia thành Veronica.
Bà Veronia là người đàn bà có địa vị, là vợ của ông Sirach, một thành viên của hội đồng nhà thờ. Khi trao khăn cho Chúa bà khỏang 50 tuổi. Nhiều giả thuyết cho bà sống ở bên cạnh Via Dolorosa (Đường Thập Giá). Phổ biến nhất là cho bà được đi vào lịch sử là khi Chúa dừng chân để ông Simon vác thập giá đỡ cho Chúa.
Như bà Maria Mácđala xức dầu thơm lên chân Chúa được tôn kính với lời nói của Chúa “Tin Mừng được loan báo bất cứ nơi nào trong khắp thiên hạ, thì người ta cũng sẽ kể lại việc cô vừa làm mà nhớ tới cô” (Mt 26,13), thì việc làm của bà Veronica cũng được nhớ đến như vậy. Mặc dầu Kinh Thánh không đề cập đến, song bà Veronica đã được khắp thế giới công nhận qua chặng đàng thứ sáu.
Theo tương truyền khi hòang đế Tiberius Caesar ốm, nghe tin đã mời bà đến Rôma và sai một sứ giả đi góp nhặt mọi thứ liên can đến cái chết, sự sống lại và lên trời của Chúa. Bà đã đưa cho hòang đế tấm khăn lau mặt Chúa, ngay lập tức vua khỏi bệnh. Bà ở lại Rôma, sống mãi tới thời thánh Phêrô và Phaolô.
Lại có tương truyền rằng bà Veronica đã để lại tấm khăn cho Đức Clement I, vị giáo hòang thứ III. Trong ba thế kỷ bắt đạo, tấm khăn được giữ gìn dưới các hang tọai đạo, sau này được đặt trong nhà thờ xây trên mộ thánh Phêrô. Chính nhà thờ này sau được mở rộng thành Vương Cung Thánh Đường. Nay tấm khăn được giữ trong một của bốn cột lớn đỡ cái vòm Đền thờ. Tượng bà thánh Veronica cao 16 feet đứng trước cột.
Các tác giả tiên khởi cũng ít hồ nghi về sự thật của tấm khăn. Cha John van Bolland (1596-1665), linh mục dòng Tên, chủ nhiệm tập san Acta Sanctorum (Những họat động của Các Thánh) cho rằng “Với sự đồng nhất các ý kiến của các sử gia thánh và lòng tin vững mạnh của các tín hữu, khăn bà Veronica đã dâng cho Chúa trên đường khổ giá để ở Rôma là thật.” Thánh nữ Bridget, nhà thần bí, đã quở trách ai hồ nghi về tính chân thật của tấm khăn. Nhiều vị giáo hòang cũng xác nhận.
Người ta phỏng đóan chiều dài tấm khăn gấp ba chiều rộng. Như vậy thì giống với xác nhận của Nhà Thờ Chánh Tòa Jaen, Tây Ban Nha, cho rằng thánh nữ Veronica đã gấp làm ba phần.
Chương trình trưng bày thay đổi tùy thời thế, có thời trưng bày13 lần một năm, có thời chỉ một lần vào ngày lễ kỷ niệm đặc biệt hay vào những khi mùa màng ôn dịch.
Năm 1849 vào thời Cách Mạng, Đức Giáo hòang Piô IX trốn tới Gaeto. Để nguôi cơn giận của Chúa và chấm dứt sự dữ đang tác hại Giáo hội , ngài cho phép trưng bày tấm khăn trong thời gian giữa lễ Giáng sinh và lễ Hiển Linh. Vào ngày thứ ba trưng bày luồng sáng nhẹ bao phủ tấm khăn, khuôn mặt Chúa nổi mầu tươi tỉnh như một khuôn mặt còn sống. Nét mặt thì trầm tĩnh, đôi mắt thì sầu buồn. Các kinh sĩ nhà thờ liền ra lệnh kéo chuông. Dân chúng kéo đến đông đảo chứng kiến sự lạ cả hàng ba giờ đồng hồ. Một người đã viết lại thành tài liệu.
Ngay chiều xảy ra sự lạ, người ta vẽ lại khuôn mặt Chúa và được gửi sang nước Pháp. Từ đó có thói quen làm nhiều bản vẽ với mục đích để tôn kính. Những bản vẽ có tem và con dấu chứng nhận.
Lòng tôn kính Nhan Thánh Chúa luôn tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác, song được khích lệ và phổ biến hơn cả là do các thị kiến và những sách vở của chị Phêrô (+1848), một nữ tu dòng Kín ở Tours, nước Pháp. Thành qủa của những thị kiến của chị là một Tu hội Nhan Thánh được thiết lập, Đức Giáo hòang Lêô XIII chấp thuận và ủng hộ mục đích của hội là để đền bù những tội lỗi người ta coi thường và khinh dể ngày Chúa nhật. Qua sách vở của chị nữ tu Phêrô, thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã phổ biến lòng tôn kính Nhan Thánh và được phép lấy hai từ Nhan Thánh ghép vào tên của mình.
Nhiều nơi có lễ mừng kính thánh nữ Vêrônica và lấy tên thánh nữ làm tên thánh. Thánh Charles Borromeo đã bỏ các hình thức tôn kính này. Và nay thánh Vêrônica cũng không còn ở trong sổ các thánh được kính nhớ.
Phú Hạnh, Mùa Chay 2006
Nguồn:
GP Đà Nẵng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét