VUI
HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT II MC B
Tin
Mừng thánh Máccô 9,2-10
2 Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô,
Gia-cô-bê và Gio-an đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ
mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt
các ông.3 Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào
ở trần gian giặt trắng được như vậy.4 Và ba môn đệ thấy ông Ê-li-a
cùng ông Mô-sê hiện ra đàm đạo với Đức Giê-su.5 Bấy giờ, ông Phê-rô
thưa với Đức Giê-su rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng
con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông
Ê-li-a."6 Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh
hoàng.7 Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng
phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người."8
Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giê-su với các ông
mà thôi.
9 Ở trên núi xuống, Đức Giê-su truyền cho các
ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ
cõi chết sống lại.10 Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau
xem câu "từ cõi chết sống lại" nghĩa là gì.
2 After
six days Jesus took Peter, James, and John and led them up a high mountain
apart by themselves. And he was transfigured before them,3 and his
clothes became dazzling white, such as no fuller on earth could bleach them.
4 Then Elijah appeared to them along with Moses, and they were
conversing with Jesus.
5 3Then Peter said to Jesus in reply,
"Rabbi, it is good that we are here! Let us make three tents: one for you,
one for Moses, and one for Elijah."
6 He hardly knew what to say, they were so terrified.
7 Then a cloud came, casting a shadow over them; 4 then from the cloud came a voice,
"This is my beloved Son. Listen to him."
8 Suddenly, looking around, they no longer saw anyone but Jesus
alone with them.
9 5 As they were coming down from the
mountain, he charged them not to relate what they had seen to anyone, except
when the Son of Man had risen from the dead.
10 So they kept the matter to themselves, questioning what rising
from the dead meant.
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề của hình này
là gì?
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn hãy viết câu
Tin Mừng thánh Mc 1,4
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. TRẮC NGHIỆM
01. Đức Giêsu đã dẫn ai đi theo
mình lên ngọn núi cao? (Mc 9,2)
a. Ông phêrô.
b. Ông Gioan và Giacôbê.
c. Ông Gioan và Tôma.
d. Chỉ a và b đúng.
02. Ở ngọn núi cao, Đức Giêsu đã
làm gì? (Mc 9,2)
a. Cầu nguyện với các môn đệ.
b. Dạy bảo các môn đệ.
c. Rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa.
d. Biến đổi hình dạng trước mặt các ông.
03. Những ai hiện ra đàm đạo với
Đức Giêsu? (Mc 9,4)
a. Ông Êlia.
b. Ông Môsê.
c. Ông Ápraham.
d. Chỉ a và b đúng.
04. Khi chứng kiến việc Đức Giêsu biến hình, các môn đệ có thái độ thế
nào? (Mc 9,6)
a. Vui mừng
b. Sửng sốt
c. Ngạc nhiên
d. Kinh hoàng
05. Các môn đệ đã nghe tiếng phán từ đám mây: “Đây là Con Ta yêu dấu,
… …” (Mc 9,11)
a. “Rất đẹp lòng Ta mọi đàng”.
b. “Hãy vâng nghe Lời Người”.
c. “Hãy đi theo Người”.
d. “Hãy tuân giữ mọi lời Người dạy”.
III. Ô CHỮ
Những
gợi ý
01. Một môn đệ chứng kiến việc Đức
Giêsu biến đổi hình dạng? (Mc 9,2)
02. Vị ngôn sứ đàm đạo với Đức
Giêsu? (Mc 9,4)
03. Nhà lập pháp đã đàm đạo với
Đức Giêsu? (Mc 9,4)
04. Đức Giêsu truyền cho các ông
không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi ai từ cõi chết
sống lại? (Mc 9,9)
05. “Đây là Con Ta … …, hãy vâng nghe Lời Người”. (Mc 9,7)
06. Khi biến đổi hình dạng, y phục của Đức Giêsu trở nên thế
nào? (Mc 9,3)
07. Khi chứng kiến
việc Đức Giêsu biến hình, các môn đệ có thái độ thế nào? (Mc 9,6)
08. Ai đã đàm đạo với ông Êlia và Môsê trên ngọn núi cao?
(Mc
Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?
IV.
CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
"Đây là Con Ta yêu dấu,
hãy vâng nghe lời Người."
Tin Mừng thánh Máccô 9,7b
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT II MC B
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ
đề :
Chúa Giêsu Hiển Dung
*
Bạn hãy viết câu Tin Mừng thánh Mc 1,4
Và
ba môn đệ thấy ông Êlia cùng ông Môsê hiện ra đàm đạo với Đức Giêsu.
II. Lời giải đáp TRẮC NGHIỆM
01. d. Chỉ a và b đúng (Mc 9,2)
02. d. Biến đổi hình dạng trước mặt các ông (Mc 9,2)
03. d. Chỉ a và b đúng (Mc 9,4)
04. d. Kinh hoàng
(Mc 9,6)
05. b. “Hãy
vâng nghe Lời Người” (Mc 9,11)
III. Lời giải đáp Ô CHỮ
01. Ông Phêrô (Mc 9,2)
02. Ông Êlia (Mc 9,4)
03. Ông Môsê (Mc 9,4)
04. Con Người
(Mc 9,9)
05. Yêu dấu (Mc 9,7)
06. Rực rỡ (Mc 9,3).
07. Kinh
hoàng (Mc 9,6)
08. Đức Giêsu (Mc 9,4)
Hàng dọc : Hiển Dung
GB.
NGUYỄN THÁI HÙNG
Các bài
suy niệm CHÚA NHẬT 2 Mùa Chay - Năm B
Lời Chúa: St 22,1-2.9a.10-13.15-18;
Rm 8,31b-34; Mc 9,2-10
Tài liệu
về Lời Chúa
***********************************************
Đau khổ
Việc Chúa Giêsu chịu đau khổ và chịu chết, hay nói một cách khác,
mầu nhiệm thập giá của Ngài mãi mãi vẫn là một điều khó chấp nhận, một cớ vấp
phạm cho người Do Thái, một sự điên rồi đối với dân ngoại. Chính vì thế mà
Thiên Chúa đã chuẩn bị tâm hồn mọi người để có thể hiểu được phần nào mầu nhiệm
ấy.
Cuộc chuẩn bị xa xôi nhất, đó là việc Thiên Chúa đòi tổ phụ
Abraham sát tế người con duy nhất của mình là Isaac, để làm của lễ toàn thiêu
dâng kính Ngài. Việc đòi hỏi này thật là mâu thuẫn với lời Chúa đã phán hứa với
ông. Nhưng Abraham đã không thắc mắc, đã không phản đối, trái lại ông hoàn toàn
tin tưởng, và thi hành đúng theo lệnh truyền của Chúa và kết quả: Ông được gọi
là kẻ công chính, còn Isaac con ông thì được cứu sống, chứ chẳng bị sát tế.
Hình ảnh của Abraham là biểu tượng cho tình thương của Chúa đối
với chúng ta. Thực vậy sự công bình và lòng thương yêu của Chúa đối với chúng
ta đã đòi Chúa làm một việc tương tự như Abraham, đó là không dung tha con
mình, nhưng phó thác con mình cho tất cả chúng ta. Ngày xưa, Isaac không bị
giết, mà Abraham vẫn được kể là kẻ công chính. Còn bây giờ, Đức Kitô đã bị
giết. Ngài đã chết thực sự, nhưng sau đó Ngài sống lại, ngự bên hữu Chúa Cha,
hoàn tất công trình cứu độ nhân loại và đã trở thành Đấng công chính hoá loài
người.
Tiếp đến là cuộc chuẩn bị gần, như chúng ta thấy qua đoạn Tin Mừng
vừa nghe chính vì muốn để cho các môn đệ thân yêu giữ vững niềm tin khi thấy
mình bị đau khổ và chịu chết một cách nhục nhã trên thập giá, mà Chúa Giêsu đã
tỏ lộ phần nào vinh quang của Ngài trên đỉnh Tabor. Nếu lưu ý một chút, chúng
ta sẽ thấy ba môn đệ được Chúa đưa lên đỉnh Tabor hôm nay cũng chính là những
môn đệ mà Ngài sẽ đưa vào vườn cây dầu trong cơn hấp hối. Qua đó chúng ta thấy,
mọi biến cố, dù vui hay buồn, cũng đều là những dịp Chúa gửi đến để kêu mời
chúng ta tiến sâu trong tình thân với Ngài.
Do đó, hãy biết đọc các dấu chỉ thời đại, hãy biết nhìn những sự
kiện xảy ra dưới ánh sáng đức tin và trong yêu mến Chúa nồng nàn. Các môn đệ
lúc đầu đã không thể hiểu ngay mọi ý nghĩa của việc Chúa biến hình. Trong đời
sống thường ngày cũng vậy, đứng trước những khó khăn hay dễ dàng, gian khổ hay
vui mừng, được an ủi hay bị bỏ rơi, chúng ta khó mà thấu hiểu được ý nghĩa của
nó, khó mà khám phá ra được tình thương và sự công bình của Chúa. Thế nhưng,
chúng ta hãy kiên tâm bền chí, trong kinh nguyện và trong suy niệm Lời Chúa,
trong đời sống và trong hành động, chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa lớn hơn con tim
của chúng ta. Hãy biết tìm ra thánh ý Chúa được gởi gắm qua những sự kiện hằng
ngày, nhất là nơi những đau thương, gian khổ và thập giá vì đau thương là đường
lên ánh sáng, gian khổ là đường về vinh quang và thập giá là đường dẫn tới phục
sinh.
Biến hình
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Trong đời, có những giây phút mà ta mong muốn kéo dài mãi, nhưng
nó lại trôi qua nhanh như làn gió thoảng. Đó là những giây phút hạnh phúc. Giây
phút ấy thánh Phêrô hôm nay đã được hưởng khi nhìn ngắm dung nhan Đức Giêsu
biến hình. Đức Giêsu đưa ba môn đệ thân tín theo trong cuộc biến hình để huấn
luyện họ. Cuộc biến hình của Người diễn tiến qua ba giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất: lên núi.
Theo quan niệm của người Do thái núi cao là nơi Chúa ngự. Vì thế
lên núi là đi gặp gỡ Chúa. Lên núi là một việc làm đòi nhiều cố gắng. Phải dứt
bỏ khỏi những ràng buộc của cuộc sống thường ngày với những lo toan bận bịu cho
bản thân, cho gia đình. Phải dành thời giờ rộng rãi cho việc leo núi. Phải phấn
đấu với bản thân khi leo lên độ cao dốc dác khó đi. Nhưng lên đỉnh rồi ta sẽ
thấy tâm hồn nhẹ nhàng thư thái. Đức Giêsu chỉ đưa theo ba môn đệ thân tín vì
gặp gỡ với Chúa là một gặp gỡ thân tình. Chúa muốn ta đến với Chúa trong tình
thân mật. Chúa muốn cùng ta thực hiện một tương giao giữa tâm hồn với tâm hồn.
Chúa muốn cùng ta đối thoại riêng tư diện đối diện. Tình yêu triển nở trong
thiên nhiên và trong thanh vắng. Núi cao thanh vắng là nơi chốn thuận tiện cho
ta đón nhận tình yêu của Chúa và bày tỏ với Người tình yêu của ta.
Giai đoạn thứ hai: biến hình.
Trên núi cao, Đức Giêsu gặp gỡ thân mật với Chúa Cha. Bỗng chốc
Người biến hình. Y phục trở nên trắng như tuyết. Khuôn mặt Người sáng láng.
Thực ra, ai gặp được Chúa cũng đều biến hình. Ta hãy nhớ lại ông Môsê. Sau khi
ở trên núi Sinai 40 đêm ngày tiếp xúc thân mật với Chúa, mặt ông trở nên sáng
láng đến độ, khi ông xuống núi, dân chúng không dám nhìn vào. Ông phải lấy khăn
che mặt, dân chúng mới dám đến gần ông. Gần đèn thì sáng. Tiếp xúc thân mật với
Chúa sẽ làm thay đổi tâm hồn ta. Tình yêu của Chúa sẽ đốt nóng tâm hồn ta, xua
đi sự thờ ơ nguội lạnh. Sự dịu dàng của Chúa sẽ làm cho ta bớt đi tính độc ác
khắc nghiệt. Sự khiêm nhường của Chúa sẽ diệt trừ thói kiêu căng trong ta. Sự
bao dung của Chúa sẽ mở rộng tâm hồn để ta biết đón nhận anh em. Sự tha thứ của
Chúa đổi mới tâm hồn, rửa sạch mọi nhơ uế trong ta. Càng gần gũi Chúa, tâm hồn
ta càng được thanh luyện khỏi mọi nhỏ nhen, ích kỷ. Càng yêu mến Chúa, ta càng
thêm yêu mến anh em. Càng kết hiệp mật thiết với Chúa, tâm hồn ta càng nên
giống Chúa hơn.
Giai đoạn ba: xuống núi.
Khi đã hưởng nếm hạnh phúc ngọt ngào ở bên Chúa rồi, ta chẳng muốn
lìa xa Chúa nữa. Thánh Phêrô, trong giây phút hạnh phúc tuyệt vời, đã xin Chúa
cho dựng ba lều để ở lại vĩnh viễn trên núi. Nhưng giây phút hạnh phúc thật
ngắn ngủi. Đức Giêsu đưa các môn đệ trở xuống. Xuống núi để chu toàn nhiệm vụ
trần gian. Nhiệm vụ ấy rất nặng nề. Đức Giêsu phải chịu đau khổ, chịu vác thánh
giá, chịu đóng đinh, chịu chết rồi mới phục sinh. Thánh Phêrô cùng các tông đồ
còn phải phấn đấu với những yếu đuối, sa ngã, còn phải nỗ lực vượt qua mọi khó
khăn thử thách trong việc rao giảng Tin Mừng, còn phải chịu đau khổ vì Thày chí
thánh, còn phải trải qua cái chết đớn đau rồi mới tới được Núi Thánh thiên quốc
như lòng mong ước.
Trong cuộc sống người tín hữu, lên núi chính là những giây phút
dành cho việc cầu nguyện, tiếp xúc thân mật với Chúa. Đó là những buổi tham dự
thánh lễ, đọc kinh và nhất là những giờ cầu nguyện riêng tư, những buổi tĩnh
tâm lâu giờ trong thinh lặng. Để đến với Chúa và nhất là để kết hiệp với Chúa
trong những giờ cầu nguyện, ta phải phấn đấu rất nhiều.
Trong thân mật, Chúa sẽ dạy bảo ta về đường lối của Chúa, sẽ uốn
nắn ta theo chương trình của Người và sẽ biến đổi ta nên giống hình ảnh Người.
Ta có thể cộng tác vào cuộc biến hình khi khao khát kết hiệp với Chúa, khi cố
gắng thanh luyện bản thân, khi quên mình, ngoan ngoãn để mặc Chúa hướng dẫn
bước đường.
Kỷ niệm ngọt ngào trong những giờ sống hạnh phúc bên Chúa sẽ là
sức mạnh nâng đỡ ta trong những khó khăn gian khổ của đời sống. Núi thánh sẽ
trở thành quê hương yêu dấu để tâm hồn ta luôn hướng về, dù còn phải vượt qua
rất nhiều trở ngại cách ngăn. Thiên đàng thoáng thấy qua những giờ kết hiệp với
Chúa sẽ là nguồn động viên giúp ta chu toàn mọi nghĩa vụ của con người. Như
thế, khi đã xuống núi rồi, ta vẫn còn mong ước và sẽ trở lên núi mỗi khi có
dịp.
Lạy Trái Tim Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin
uốn lòng con nên giống Trái Tim Chúa. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1- Một số bạn trẻ tiêu tốn nhiều thời giờ và tiền bạc cho sắc đẹp
bên ngoài. bạn nghĩ gì về tương quan giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong
tâm hồn?
2- Cầu nguyện có thể làm con người 'biến hình'. Bạn có tin điều đó
không? bạn có quen ai đã biến đổi sâu xa nhờ cầu nguyện không?
3- Bạn đã có kinh nghiệm về việc sống hạnh phúc với Chúa bao giờ
chưa?
4- Mùa Chay này bạn có thực sự muốn 'biến hình' không? Bạn sẽ làm
gì để thực hiện ước nguyện đó?
Sống thân mật với Chúa
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu ấy là một tình yêu sáng tạo không
bao giờ ngừng nghỉ. Thiên Chúa vẫn từng phút từng giây đổ tràn tình yêu của
Người vào đời sống ta. Tình yêu ấy là một tình yêu tha thứ. Thiên Chúa là người
Cha nhân hậu sẵn sàng tha thứ và đón nhận những đứa con hoang đàng trở về. Tình
yêu ấy là một tình yêu mong đợi. Thiên Chúa mong đợi ta hiểu biết tình yêu của
Người, đền đáp tình yêu của Người, đến sống thân mật với Người.
Niềm khao khát sống thân mật được tỏ bày qua việc Đức Giêsu đưa ba
môn đệ thân tín lên ngọn núi cao. Chỉ chọn riêng ba người vì sự thân mật không
thể có giữa đám đông. Sự thân mật chỉ có trong một nhóm nhỏ, vì sự thân mật là
mối tương giao giữa tâm hồn với tâm hồn. Chúa muốn gặp gỡ riêng ta với Người,
muốn có cuộc trò chuyện riêng tư với từng người. Đức Giêsu đưa họ lên núi cao.
Núi cao là nơi yên tĩnh. Tình thân mật không thích những chỗ ồn ào. Tình thân
mật được phát triển ngoài thiên nhiên, trong thanh vắng. Lên núi cao là bỏ lại
sau lưng những phiền toái trần tục, để dành hết tâm tư, thời giờ cho cuộc gặp
gỡ với Thiên Chúa. Trong Cựu Ước, núi cao là nơi Chúa ngự. Lên núi cao có nghĩa
là đến gặp Chúa. Trong gặp gỡ thân mật, Chúa sẽ mặc khải cho ta biết nhiều điều
về Chúa và về bản thân ta.
Trước hết Chúa cho ta hiểu biết về Người. Chúa
đưa ta vào đời sống thâm sâu của Người. Đó là sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Sự sống của Ba Ngôi là tình yêu, một tình yêu không ngừng trao tặng và không
ngừng nhận lãnh. Tình yêu đó là nguồn mạch sự sống và là nguồn mạch hạnh phúc.
Sự sống và hạnh phúc ấy đổ tràn vào tâm hồn những ai đến sống thân mật với
Chúa. Ai đã một lần nếm cảm hạnh phúc ấy rồi, vĩnh viễn không thể tách rởi
Thiên Chúa được nữa. Chính vì thế, sau khi ngắm nhìn dung nhan Đức Giêsu và sau
khi nghe lời Chúa Cha nói: “Đây là Con Ta yêu dấu”, thánh Phêrô cảm nhận được
niềm hạnh phúc ngập tràn đến độ muốn ở lại mãi mãi trên núi, không muốn trở xuống
nữa. Chúng ta nhớ lại hai môn đệ Gioan và Anrê, sau một buổi chiều sống với Đức
Giêsu đã quyết định theo làm môn đệ của Người. Thánh Phaolô sau khi được đưa
lên tầng trời thứ ba đã mạnh dạn nói: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu
của Chúa Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ,
gươm giáo?... Không, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên
Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8,35-39).
Sau khi cho ta hiểu biết người, Chúa cho ta hiểu biết chương trình
của Người. Chương
trình của Chúa là chương trình của tình yêu. Tình yêu được minh chứng qua sự hy
sinh quên mình. Chúa Cha, vì yêu thương ta, đã đành hy sinh Con Một yêu quý của
Người. Tình yêu ấy được diễn tả qua hành động của Abraham mà ta nghe đọc trong
bài đọc thứ nhất. Chúa Con, vì yêu thương ta, đã chấp nhận liều mạng sống như
lời Người nói: “Không có tình yêu nào lớn lao bằng tình yêu người dám hy sinh
mạng sống mình cho bạn hữu”. Chương trình tình yêu của Chúa để cứu chuộc ta được
thực hiện qua sự đau khổ và cái chết trên thập giá của Đức Giêsu.
Sau cùng, trong thân mật với Chúa, Chúa cho ta hiểu biết về bản
thân mình. Gần
bên Chúa quyền năng, ta thấy mình chỉ là cát bụi. Sống trong trái tim dịu dàng
của Chúa, ta thấy mình quá độc ác dữ tợn. Hưởng nếm tình yêu của Chúa rồi, ta
thấy mình chỉ là phường bội nghĩa vong ân. Uống vào suối nguồn sự sống của
Chúa, ta khám phá ra những mầm mống chết chóc mà ta ấp ủ trong mình. Tiếp cận
với nguồn ánh sáng tinh tuyền của Chúa, ta thấy mình chỉ là bóng tối nhơ uế.
Hiểu biết những sự thực về Chúa và về bản thân, ta sẽ có một cái
nhìn khác về con người và thế giới. Ta sẽ nhìn mọi người bằng ánh mắt của Thiên
Chúa. Ta sẽ nhìn thế giới như thể nó đã được biến hình trong Đức Giêsu. Ta sẽ
nhìn thấy tình yêu Chúa dành cho mỗi người. Mỗi người đều là kết quả của tình
yêu cứu độ của Chúa. Ta cũng sẽ nhìn thấy con đường mình phải đi là con đường
Thánh giá. Chính những đau khổ sẽ thanh luyện, giúp ta nên tinh tuyền để càng
ngày càng gần gũi thân mật với Chúa hơn.
Lạy Chúa, xin thanh tẩy tâm hồn con. Amen.
CÂU HỎI GỢI Ý
1) Bạn đã có kinh nghiệm về sống thân mật với Chúa chưa?
2) Sống thân mật với Chúa ta sẽ hiểu biết gì?
3) Trong mùa Chay này, bạn có dành thời giờ để sống thân mật với
Chúa không?
Hãy lắng nghe
Rolland Dionne
Tha hồ lựa chọn.
“Hãy hoán cải, hãy tin vào Tin Mừng”. Lời mời gọi này, Chúa Giêsu
còn nói với chúng ta hôm nay như Ngài đã nói với thính giả xứ Galilê vào lúc
khai mạc công trình rao giảng. Phải chăng đó chỉ là tiếng kêu trong sa mạc? Chúng
ta còn tin vào Tin Mừng của Thiên Chúa, như Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta không?
Sự lựa chọn mà đức tin đòi hỏi không phải là điều dễ dàng. Sự lựa
chọn này khó khăn bởi vì nó sẽ mang đến nhiều điều hệ lụy và đưa chúng ta vào
những tình huống không thể thoái lui được. Có vô số những vị “giảng đạo” xuất
hiện trước cửa nhà chúng ta và lui tới trong các khu xóm của chúng ta. Các giáo
phái phát triển mỗi ngày một nhiều. Những kẻ tuyên truyền nói hay đến nỗi họ có
thể hoán cải cả quỉ dữ nữa và nhất là khéo léo gieo nghi ngờ vào lòng những
người xác tín nhất. Ta tự hỏi: Phải tin gì đây? Phải nghĩ gì đây? Ai là ngôn sứ
thật? Ai có thể nói cho chúng ta biết điều này?
Tầm quan trọng của việc lắng nghe.
Một trong những nỗi bất ổn lớn nhất của thế giới chúng ta, đó là
thiếu sự lắng nghe. Lắng nghe, hiện nay là cách điều trị tốt nhất đối với nhiều
người. Trong mùa chay này, chúng ta được mời gọi lắng nghe: “Đây là Con chí ái
của Ta, hãy lắng nghe lời Ngài”. Theo Thánh Kinh, lắng nghe không phải chỉ là
nghe bằng tai nhưng là để cho mình được uốn nắn, giáo dục, hoán cải. Thiên Chúa
nói về những người chống lại luật của Ngài: “Chúng không nghe lời Ta”.
Cũng như những kẻ được chứng kiến cuộc biến hình, chúng ta được
mời gọi lắng nghe, được mời gọi đi vào sự biến hình của Chúa Kitô. Lắng nghe
Chúa Kitô phải dẫn đưa chúng ta đến chỗ thay đổi sâu xa. Chúng ta được mời gọi
chấp nhận cả một chương trình sống. Những đòi hỏi triệt để của phép rửa phải
được thực hiện không thể còn chỗ cho sự tầm thường hoặc nguội lạnh nữa.
Kẻ lòng Ta ưu ái.
Một khẳng định không chút do dự, không chút
giảm thiểu: “Đây là Con Một Ta ưu ái. Hãy lắng nghe lời Ngài”. Trong tất cả các
ngôn sứ đây là vị ngôn sứ thật. Có lẽ đây không phải là Đấng mà các ngươi đã mơ
ước, nhưng đó là ngôn sứ của Ta. Đó là ngôn sứ của Ta bởi vì Ngài đến để giải
thoát và cứu độ. Chính Ngài mặc khải tư tưởng của Ta và có thể thông truyền sức
sống của Ta. Chỉ mình Ngài đáng tin cậy, bởi vì Ngài là người duy nhất đã thể
hiện dự tính của Ta về thế giới. Các ngươi hãy chọn Ngài.
Việc lựa chọn bao giờ cũng kéo theo những đòi
hỏi. Trong mùa chay này chúng ta được mời gọi chiến đấu với sự dữ nơi chúng ta
và xung quanh chúng ta. Con đường mà chúng ta phải theo là con đường giúp chúng
ta tái sinh. Làm điều lành, thực thi bác ái huynh đệ và đặc biệt hơn nữa thương
yêu những kẻ bé mọn, đó phải là những ưu tiên và phải dẫn đưa chúng ta vào
đường hoán cải để làm cho chúng ta trở nên những kẻ “được ưu ái”.
Tin tưởng.
Chương trình dẫn chúng ta đi theo Chúa Giêsu
là chương trình đòi hỏi nhất. Vài tuần lễ thật quá ngắn đối với chương trình
của cả một đời người. Thiên Chúa của chúng ta có vẻ như là một Thiên Chúa khắt
khe và nhỏ nhen. Thực ra nếu Ngài đòi hỏi, là bởi vì Ngài thương yêu chúng ta.
Ngài đòi hỏi nhiều, nhưng Ngài cũng hứa cho chúng ta những điều tuyệt vời nữa.
Về phía Ngài, Ngài ban cho chúng ta mọi sự cả
đến sự sống của Ngài nữa. Không những Ngài sẽ ban sự sống ấy cho chúng ta sau
khi chúng ta chết đâu, nhưng ngay ở trần thế này. Việc tuyên xưng đức tin vào
đêm vọng Phục Sinh giúp chúng ta tìm lại được sự sống ấy.
Chúng ta có sẵn sàng chết một cách nào đó để
sống lại tốt hơn không? Chúng ta có sẵn sàng “lắng nghe” không? Có sẵn sàng để
cho lời Chúa uốn nắn chúng ta và sống theo lời Ngài dù lời ấy có vẻ vô lý
không? Hãy để Thiên Chúa thực hiện dự án của Ngài nơi mỗi người chúng ta và
chúng ta sẽ có quyền được gọi là “Con yêu dấu”.
Được biến đổi hình dạng
(Trích
trong ‘Manna’)
Suy Niệm
Đức Giêsu mê những ngọn núi vắng vẻ, đó là nơi Ngài gặp gỡ Cha,
chìm đắm trong cầu nguyện.
Có nhiều ngọn núi trong cuộc đời Đức Giêsu: núi của Bài Giảng về
các mối phúc, núi Tabo nơi Ngài biến hình, núi Sọ và núi Ô-liu nơi Chúa thăng
thiên.
Những ngọn núi trở thành cột mốc đánh dấu.
Những ngọn núi đan vào nhau làm nên cuộc hành trình.
Ba môn đệ thân tính được Ngài đưa lên núi Tabo, để củng cố niềm
tin của họ, trước khi họ thấy Ngài như người bị Cha bỏ rơi và bị mọi người khai
trừ ruồng rẫy trên núi Sọ.
Nhưng vinh quang của núi Tabo chỉ là một loé sáng bất ngờ và tạm
thời, báo trước vinh quang viên mãn khi Ngài về Thiên Quốc.
Biến hình là một hành động của Thiên Chúa Cha.
Sau khi gặp Cha, Đức Giêsu được Cha biến hình. Sự biến đổi này ảnh
hưởng đến thân xác và khuôn mặt, và đến cả y phục của Ngài.
Vinh quang của Con Thiên Chúa làm người vốn bị che khuất, nay được
Cha hé mở cho các môn đệ.
Ông Môsê ngày xưa, sau khi lên núi gặp Đức Chúa cũng đã phải che
lại khuôn mặt chói lọi của mình.
Chẳng ai gặp Thiên Chúa thực sự mà lại không biến hình.
Đời sống kết hiệp thực sự với Thiên Chúa làm cho người Kitô hữu
tỏa sáng rực rỡ.
Biến hình không phải là trở thành cái gì khác mình, như Tôn Ngộ
Không với các trò biến hoá.
Biến hình là trở lại với cái tôi sâu thẳm của mình: tôi là con yêu
dấu của Thiên Chúa.
Từ khi chịu phép Thánh Tẩy, chúng ta đã bước vào một cuộc biến
hình, từ từ và liên tục.
Nếu chúng ta chấp nhận đi vào đường hẹp của Thầy Giêsu chúng ta sẽ
được biến hình đổi dạng và phản ánh ngời sáng hơn vinh quang Chúa (x. 2Cr
3,18). Chúng ta phải trở thành điều chúng ta đang là.
Đời sống Kitô hữu là một cuộc lên núi và xuống núi với Chúa Kitô
mỗi ngày. Cần cảm nếm được sự dịu ngọt và hạnh phúc khi được chiêm ngắm Chúa
Giêsu trên núi cao. Nhưng cũng phải xuống núi với Chúa để đi đến nơi hiến mình,
nơi phục vụ, đi cùng và đi sau Chúa Giêsu đến với Vườn Dầu và Núi Sọ.
Ước gì chúng ta dám đón nhận những gai góc đời thường và nhìn mọi
khổ đau bằng cái nhìn mới mẻ.
Người Kitô hữu lên núi gặp Chúa để rồi được sai xuống núi hành
đạo. Nhưng xuống núi rồi, lại có khi thấy cần lên núi.
Gợi Ý Chia Sẻ
Một số bạn trẻ bỏ rất nhiều tiền để sửa sang sắc đẹp và chạy theo
mốt. Bạn nghĩ gì về tương quan giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong tâm
hồn con người?
Cầu nguyện có thể làm con người "biến hình". Bạn có tin
điều đó không? Bạn có quen ai đã biến đổi sâu xa nhờ cầu nguyện không?
Cầu Nguyện
Khi bị bao vây bởi muôn tiếng ồn ào, xin cho con tìm được những
phút giây thinh lặng.
Khi bị rã rời vì trăm công ngàn việc, xin cho con quý chuộng những
lúc được an nghỉ trước nhan Chúa.
Khi bị xao động bởi những bận tâm và âu lo, xin cho con biết thanh
thản ngồi dưới chân Chúa để nghe lời Người.
Khi bị kéo ghì bởi đam mê dục vọng, xin cho con thoát được lên cao
nhờ mang đôi cánh thần kỳ của sự cầu nguyện.
Lạy Chúa,
ước gì tinh thần cầu nguyện thấm nhuần vào cả đời con. Nhờ cầu
nguyện, xin cho con gặp được con người thật của con và khuôn mặt thật của Chúa.
Điều quan trọng là biết nghe Chúa
Giêsu
(Trích
trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’ - Achille Degeest)
Để có thể minh định vị trí cách xác đáng trong trí chúng ta đoạn
Phúc Âm về sự Biến hình này của Chúa, chúng ta hãy nhớ lại, những tâm tư nào có
thể có nơi các môn đệ là các Tông đồ tương lai khi Chúa Giêsu loan báo cho họ
lần đầu cuộc khổ nạn của Người. Là người dân Do Thái tốt như họ, các môn đệ
Chúa cũng chia sẻ niềm hy vọng chung của dân Israel. Họ hy vọng một Đấng Cứu
Thế toàn thắng và vinh quang. Nhưng đến một lúc mà Chúa thách đố họ hãy có một
hành động đức tin. Nhân danh họ, Phêrô nhìn nhận Người là Con Thiên Chúa. Nhưng
sự tuyên xưng ấy chưa bao trùm được hết tất cả số mệnh của Chúa Giêsu. Phêrô tuyên
xưng đức tin vào CON NGƯỜI của Chúa Giêsu, song Phêrô không tưởng tượng nổi là
Thiên Chúa lại có thể trải qua thảm kịch cuộc Khổ nạn. Thành thử cần phải gợi
lên dần dần trong trí óc các môn đệ sự mạc khải điều mà dưới con mắt họ, sẽ là
một gương xấu khủng khiếp, một sự thử thách rất lớn lao cho đức tin của họ.
Cũng cần phải củng cố đức tin họ trước. Giai thoại Biến hình tượng trưng một
thời kỳ quan trọng trong việc giáo dục các môn đệ. Đây là những con người đang
chờ đợi một Đấng Cứu Thế vinh quang. Vậy mà Chúa Giêsu lại mạc khải cho họ biết
rằng Chúa Cứu Thế là người Tôi tớ đau khổ và bị hạ nhục. Làm cách nào giúp họ
vượt lên được khỏi sự trái ý họ cảm thấy? Chúa Giêu muốn giúp họ điều này bằng
cách cho họ thấy là Con Thiên Chúa, mặc dầu chịu đau khổ, sẽ được vinh quang.
Và đó là việc Chúa Biến hình hôm nay.
Chúng ta ghi nhận rằng cho đến cùng các môn đệ vẫn còn vấp phải
gương xấu của cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu. Cần phải có sự Sống lại
và ngày lễ Ngũ tuần họ mới thực hiện được những gì mà Thiên Chúa muốn nơi Con
Chí Ái của Người.
Chúng ta hãy lưu ý điều này:
1) Đây là Con Chí Ái của Ta.
Điều quan trọng là vào một lúc trang nghiêm
Chúa Cha lên tiếng quả quyết rằng Chúa Giêsu là con người mà các môn đệ bắt đầu
đi theo quả thật là Con của Ngài. Chúng ta đừng tưởng tượng rằng: vào giây phút
đó, các môn đệ quan niệm tiếng ‘Con’ như chúng ta quan niệm ngày nay, vì ngày
nay chúng ta đã được biết mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Họ nhận ra là qua Chúa Giêsu,
Thiên Chúa tỏ mình ra và hành động. Họ linh cảm thấy Chúa Giêsu có một nguồn
gốc và số mệnh vượt xa các giới hạn loài người. Tiếng từ Trời phán: này là Con
Ta yêu dấu, điều đó cũng có nghĩa là Con duy nhất. Họ nhận ra cách sâu sắc giữa
Thiên Chúa và Chúa Giêsu có mối tương quan phụ tử thật là độc đáo. Họ ý thức
rằng Chúa Giêsu tuỳ thuộc vào Thiên Chúa, đặc mệnh như một người Con. Tiếng lại
phán thêm: Hãy nghe lời Người. Trong trí óc các môn đệ là những người đang mong
đợi Đấng Cứu thế, mấy tiếng đó có nghĩa là: Hãy nghe lời Người như lời đáp lại
sự chờ mong của các ngươi vào Đấng Cứu Thế, ở cả những ngày mà Người trải qua
thảm kịch Khổ nạn.
2) Hãy nghe Lời Người.
Lời huấn dụ đó (hay mệnh lệnh đó) từ trời cao
cũng ngỏ cùng chúng ta ngày hôm nay. Nhưng hiện giờ mỗi người trong chúng ta
đều đã biết những phản kháng của bản tính con người chống lại lời mời gọi hãy
theo Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Chúng ta đều biết rằng, qua Chúa Giêsu, số phận
chúng ta là một số phận quang vinh, nhưng Thiên Chúa buộc phải giáo dục chúng
ta như những người môn đệ và đưa chúng ta dần dần vượt qua chướng ngại vật của
sự đau khổ và sự chết. Thỉnh thoảng Người trợ lực chúng ta trong công cuộc này,
bằng cách ban cho chúng ta những giây phút hoan lạc nội tâm, nó có tác dụng
biến đổi đức tin của chúng ta. Nói chung thì những giây phút ấy khá hoạ hiếm.
Điều quan trọng là chúng ta biết ‘nghe’ Chúa Giêsu. Chúng ta có thực hiện được
điều mà Người trả lời cho tất cả những thắc mắc, chờ mong, ước muốn sâu xa nhất
của chúng ta không?
Sự Biến hình của Chúa được các Phúc âm trình
bày như một giai đoạn trong tiến trình của Chúa tới Giêrusalem, nơi mà Chúa sẽ
phải chết và sẽ Phục Sinh. Trong nhịp độ cuộc Khổ nạn và Vinh quang đánh dấu
cho những bước đi của Chúa tiến tới đích, sự Biến hình là một âm điệu khải
hoàn. Nhưng Chúa Giêsu không dừng lại ở đây. Người tiếp tục đến cùng con đường
của Người. Trên đường đời mà dần dà mỗi ngày chúng ta một đi sâu vào, chúng ta
cũng ý thức được cho chính chúng ta, nhịp điệu khổ nạn và vinh quang, thử thách
và hy vọng. Gương mẫu nào, sức mạnh nào sẽ giúp chúng ta đi đến cùng? Chúng ta
hãy “NGHE” Chúa Giêsu; Đấng đi trước chúng ta, dìu dắt chúng ta đến sự biến
hình bất diệt của chúng ta.
Hai khuôn mặt một tình yêu
(Trích
trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Tại nước Mêhicô, người ta thường tổ chức những cuộc đấu võ rất ác
liệt. Đó là một loại võ tự do, nên các võ sĩ có thể phục sức tuỳ sở thích và có
thể mang cả mặt nạ trong khi đấu võ.
Một linh mục tên là Gaêtanô đang làm công tác xã hội để giúp nuôi
các trẻ em nghèo và mồ côi. Để có thêm tiền cho mục đích này, cha Gaêtanô liền nghĩ
đến chuyện ghi danh tham dự các trận đấu.
Với một thân bình to lớn, thông thạo võ thuật và đầy lòng dũng
cảm, mỗi khi lên võ đài, cha Gaêtanô mang một chiếc mặt nạ màu vàng để che dấu
tung tích của mình. Ngài thường đấu với những đối thủ hung hãn nhất. Tất cả
tiền thưởng hoặc thù lao nhận được, cha đều dành cho quĩ cứu trợ các trẻ em
nghèo và mồi côi. Từ đó, chiếc mặt nạ vàng trở thành biểu tượng cho tấm lòng
vàng của cha Gaêtanô.
Thưa anh chị em,
Hai khuôn mặt, một tình yêu: Trên võ đài cha Gaêtanô là một võ sĩ
mang mặt nạ vàng, ở giữa đàn con cô nhi của cha. Cha là một linh mục sống hoàn
toàn cho người khác, phản ảnh tình yêu cuả Thiên Chúa, một tình yêu cho đi mà
không tính toán, không so đo, không sợ thương tích.
Hai khuôn mặt, một tình yêu: Trên núi Tabo, khuôn mặt Chúa Giêsu
bừng sáng ánh hào quang của một Thiên Chúa. Ơ giữa loài người, Con Thiên Chúa
vẫn mang khuôn mặt bình thường như chúng ta. Ba môn đệ đã quá quen với khuôn
mặt Thầy Giêsu, khuôn mặt dãi dầu mưa nắng vì sứ vụ, khuôn mặt chan chứa mọi
thứ tình cảm con người. Rồi đây, ba môn đệ này còn phải làm quen với khuôn mặt
khổ đau trong Vườn Cây Dầu và khuôn mặt đẫm máu trên Thập giá của Thầy Giêsu.
Biến hình chỉ là một hào quang phục sinh sắp đến. Thân xác Chúa Giêsu sẽ được
vào vinh quang viên mãn khi thân xác âý chịu lăng nhục vào đóng đinh vì yêu Cha
và yêu con người đến tột cùng.
Ở bài đọc 1 hôm nay, sách Sáng thế đã cho ta thấy: Thiên Chúa đã
dung tha cho Abraham khỏi sát tế Isaac, người con duy nhất của lời Hứa. Nhưng
Thiên Chúa đã không dung tha chính Con Một yêu quí của Ngài. Như lời Thánh
Phaolô: “Thiên Chúa đã không dung tha chính Con Một mình, nhưng lại phó nộp vì
tất cả chúng ta, há Ngài lại chẳng ban cho chúng ta mọi sự cùng với Con của
Ngài sao? (Rm 8,32). Nếu Thiên Chuá đã ban cho chúng ta Người Con duy nhất của
Ngài thì Ngài còn tiếc gì với chúng ta nữa? Abraham là hình ảnh của Cha trên
trời, không ngại dẫn con mình đến thật giá trên núi Sọ. Hơn nữa, hình ảnh của
Isaac vác củi đi theo cha và bằng lòng để cho sát tế, cũng hướng chúng ta về
cuộc Thương Khó: Chúa Giêsu vác lấy Thập giá rồi tự biến mình trên Thập giá
theo ý Chúa Cha.
Trong cuộc biến hình huy hoàng rực rỡ của Chúa Giêsu trên núi
Tabo, chính Chúa Cha đã xác quyết một lần nữa: “Chúa Giêsu chính là Người Con
yêu quý của Thiên Chúa”. Người con trong thực tế rực rỡ vinh quang của Thiên
Chúa, nhưng đã ẩn che vinh quang đó để đi vào con đường vâng phục cho đến chết
và chết trên Thập giá, để dẫn đưa nhân loại đi qua cùng một con đường Thập giá
đến vinh quang phục sinh. Cảnh tượng huy hoàng của núi Tabo hôm nay sẽ củng cố
lòng tin của chúng ta khi đứng trước cảnh tượng tang thương trên Núi Golgôtha,
đồng thời nhắn nhủ chúng ta phải biết tìm ra sức sống phong phú bên kia cái
chết với Chúa để sống lại vinh quang với Ngài, đó là định luật căn bản của Kitô
giáo. Abraham, “người Cha của mọi kẻ có lòng tin” đã lấy chính cuộc đời mình
làm sáng tỏ định luật căn bản đó. Và cuộc biến hình trên núi Tabo cũng nhằm
chứng minh định luật tất yếu chết để sống cuộc đời Chúa Kitô cũng như của chúng
ta trên đường về cõi sống.
Chúng ta cũng được biến hình, được bừng sáng, nếu chúng ta dám yêu
thương, dám từ bỏ cái tôi ích kỷ, để cái tôi đích thực được lộ ra, trong sáng.
Thế giới hôm nay không thấy Chúa biến hình sáng láng, nhưng họ ó thể cảm nghiệm
được phần nào, khi thấy các Kitô hữu có khuôn mặt vui tươi, chan chứa niềm tin,
tình thương và hy vọng, như khuôn mặt mang mặt nạ vàng của Cha Gaêtanô trên võ
đài, tượng trưng tấm lòng vàng của Cha đối với các em nghèo và mồ côi.
Thưa anh chị em,
Chúa Giêsu, “Người Con Một yêu quý của Cha, người đẹp lòng Cha”,
đã chấp nhận tạm gác bỏ, dấu kín vinh quang Ngài vốn có từ thuở nơi Chúa Cha,
để hoá thân làm người hầu cứu rỗi chúng ta, Ngài còn hy sinh đến cùng độ, hy
sinh chính mạng sống mình theo ý Chúa Cha nữa. Vì thế, Ngài đã được Chúa Cha
tôn vinh trên hết mọi loài, sau khi cho Ngài được Phục Sinh từ cõi chết.
Mầu nhiệm này đã được thực hiện trọn vẹn một lần trong lịch sử,
nhưng hằng ngày, đặc biệt trong thánh lễ, mầu nhiệm ấy còn được tưởng niệm, tái
hiện trên bàn thờ. Tham dự Thánh Thể, dấu hiệu và bằng chứng tình yêu của Chúa
Kitô, chúng ta bày tỏ lòng yêu mến Chúa, biết ơn Chúa và cố gằng đổi mới đời
sống hằng ngày của chúng ta,góp phần làm cho thế giới này biến hình đổi dạng
trở nên Trời Mới Đất Mới trong ngày Chúa Giêsu Kitô trở lại trong vinh quang.
Suy niệm của Noel Quesson
CHÚA TỎ
VINH QUANG NGÀI.
“Đừng kể lại cho ai nghe… cho tới khi Con
Người từ cõi chết sống lại”.
Đức giám mục Curtis một lần tới thăm Đức hồng y Newman. Hai người
đàm đạo lâu giờ về đủ thứ chuyện. Đức hồng y Newman cho Đức giám mục Curtis
biết: Tòa Thánh đã cho ngài đặc ân được đặt Mình Thánh trong phòng. Không ngờ
tin này làm Đức giám mục Curtis xúc động mạnh, đến nỗi khi Đức hồng y mời Đức
giám mục Curtis ở lại ban đêm, ông trả lời: “Tôi không thể nào ngủ được khi
biết Chúa của tôi đang ở với tôi chung một mái nhà”.
Đã hẳn bao giờ Thiên Chúa cũng ở bên ta vì Người là Thiên Chúa
toàn năng hiện diện khắp nơi, nhưng một khi chúng ta ý thức điều đó, một khi có
bằng chứng nhắc nhớ tới sự kiện đó, thì thường làm ta xúc động mãnh liệt. Ta
biết điều này khi đọc thấy thái độ của các Tông đồ được chứng kiến Chúa tỏ vinh
quang. Chúa là niềm vui tột đỉnh, là an ủi tràn đầy cho các tâm hồn. Và có thể
định nghĩa thiên đàng là sự ý thức rõ ràng mình được sống bên sự hiện diện của
Thiên Chúa. Nhưng muốn thưởng thức niềm hân hoan đó, niềm hân hoan làm các Tông
đồ hầu như ngất ngây đó, chúng ta phải có một số điều kiện.
Trước hết ta cần bắt chước các Tông đồ lên
một đồi cao. Khi
lên cao chúng ta dễ có ý thức siêu thoát hơn. Vì vậy hầu hết các cuộc xuất hiện
quan trọng của Thiên Chúa trong Kinh Thánh đều xảy ra trên núi cao. Không nhất
thiết phải là một đỉnh núi, nhưng chắc chắn phải là sự vươn lên của tâm hồn,
tránh được sự ám ảnh, vương vấn của cuộc đời trần tục. Cần có một đỉnh cao nội
tâm, gắng đạt tới những chân trời xa rộng. Muốn vậy phải rời bỏ thung lũng
thấp, cố gắng đi xa, chịu đựng gian khổ, ngột ngạt của độ cao… và tránh đám
đông ồn ào gây nhiễu.
Chúa cho ba Tông đồ chứng kiến Chúa biến
hình: Phêrô, Giacôbê và Gioan. Đây
không phải tình cờ. Khi làm phép lạ cho bé gái 12 tuổi đã chết được sống lại,
Chúa cũng đưa ba Tông đồ này theo để các ông được chứng kiến (Mc 5,37). Cũng
chính ba ông là những người gần gũi Chúa khi Chúa cầu nguyện và hấp hối trong
vườn Cây Dầu (Mc 14,33). Chúa cho ba ông chứng kiến quyền uy Thiên Chúa của
Người và cũng được thấy nỗi khổ đau của nhân tính Chúa, để các ông thành chứng
nhân cho niềm tin của mình và của anh em.
Một điều kiện nữa để thành môn đệ gần gũi của
Chúa đã được chính Thiên Chúa Ngôi Cha phán bảo: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy
nghe lời Ngài”. Đây
là lần thứ hai có tiếng từ trời phán xuống, nhưng lần này rõ ràng tiếng đó nói
với chúng ta. Là môn đệ Chúa, thì phải nghe lời Chúa. Nghe lời Chúa trong Kinh
Thánh, trong tìm tòi suy luận, nhưng nhất là trong Kinh Nguyện một mình riêng
rẽ đối diện với Chúa nơi thanh vắng. Môn đệ của Chúa cần thiết phải được Chúa
đích thân dạy dỗ, mặc khải cho.
Sự biến hình, bộc lộ đôi chút vinh quang
Thiên Chúa, làm vui thỏa tâm hồn các môn đệ. Khi
xuống núi, Chúa dặn các ông đừng kể lại với ai ‘cho tới khi Con Người từ cõi
chết sống lại’. Vì Chúa biết rằng chỉ sau cái chết và Phục Sinh của Chúa, các
ông mới hiểu rõ về Chúa. Khuôn mặt đích thực của Chúa Cứu Thế chỉ biểu lộ đầy
đủ khi đã chết trên thập tự chứng tỏ tình yêu đối với nhân loại và sống lại
khải hoàn do quyền lực Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin mở mắt lòng tin chúng con, cho chúng con được nhìn
thấy Ngài luôn hiện diện trong cuộc sống chúng con.
Vinh quang thập giá
Qua đoạn Tin mừng vừa nghe chúng ta nhận thấy: những gì xảy ra
trên đỉnh Taborê hoàn toàn trái ngược hẳn với những gì đã xảy ra trong sa mạc
khi Ngài bị cám dỗ.
Cuộc dạo chơi của bốn thày trò hôm nay thật là thú vị, đến nỗi
Phêrô đã phài thốt lên: Thưa Thày, chúng con được ở đây thì tốt lắm. Chúng con
xin dựng ba lều, một cho Thày, một cho Maisen và một cho Êlia. Từ đó chúng ta
khám phá ra rằng: điều mà Satan nhọc hơi cám dỗ Ngài mà không được, thì hôm nay
chính Ngài lại tỏ lộ cho ba môn đệ, đó là vinh quang của Con Thiên Chúa. Vinh
quang ấy còn được làm chứng bởi hai nhân vật lịch sử của Cựu ước: Maisen và
Êlia. Tại sao Ngài từ chối Satan nhưng lại bật mí cho các môn đệ. Tôi xin thưa,
chìa khóa của vấn đề được tìm thấy trong chỉ thị của Ngài ngăn cấm các môn đệ
không được tiết lộ điều mắt thấy tai nghe cho đến khi Con Người từ cõi chết
sống lại. Satan cám dỗ Ngài tỏ mình là Con Thiên Chúa bằng cách phô trương
thanh thế, biểu dương quyền lực. Và Ngài đã từ chối, để rồi Ngài sẽ tỏ lộ ra
trong mầu nhiệm khổ nạn và Phục sinh. Bởi vì chính thập giá mới là nơi Ngài tỏ
cho nhân loại biết Ngài là Con Thiên Chúa.
Biến đá trở thành bánh hay nhảy từ trên cao xuống một cách an toàn
thì rồi con người cũng có thể làm được. Nhưng sống lại từ cõi chết thì chỉ mình
Thiên Chúa mới thực hiện được mà thôi. Bởi vì cho đến ngày hôm nay chưa một ai
đã thoát khỏi cái chết, thế nhưng chỉ có cái chết của Con Thiên Chúa mới thắng
nổi sự chết và đó mới là cuộc biểu dương đích thật quyền năng tuyệt đối của Con
Thiên Chúa.
Đức Kitô không những đã chẳng màng đến của cải, danh vọng thậm chí
cả đến quyền năng có sẵn Ngài cũng chẳng sử dụng và hơn thế nữa Ngài lại còn
chấp nhận cho thiên hạ cười chê: là bạn với quân thu thuế và phường tội lỗi, là
kẻ phạm thượng, điên khùng. Do đó mà Ngài đã bị kết án và chết như một phạm
nhân giữa những tên trộm cướp. Chỉ nhờ hạ mình thẳm sâu như thế và quên mình
tới mức thánh Phaolô đã coi như là một sự tự hủy, mà Ngài đã đạt được danh hiệu
trổi vượt trên muôn vàn danh hiệu, đó là Đức Kitô, Đấng Thánh của Thiên Chúa.
Chính cái vinh quang mà Ngài sẽ chỉ đạt được trong mầu nhiệm thập giá thì hôm
nay Ngài tỏ ra cho ba môn đệ được thấy với mục đích là để các ông đừng có ảo
tưởng về một vinh quang trần thế, nghĩa là ước mơ rằng Ngài sẽ làm vua cai trị
Israel và các ông sẽ được chia nhau mỗi người một địa vị. Đồng thời Ngài cũng
chuẩn bị cho các ông khỏi chán nản và tuyệt vọng khi thấy Ngài bị bắt bị kết án
và bị giết chết trên thập giá. Vì thế, biến cố Taborê gắn liền với biến cố
Canvê. Sự biến hình gắn liền với thập giá. Cùng với cuộc khổ nạn và Phục sinh,
thì sự biến hình hôm nay sẽ là một điềm báo trước cho vinh quang của Ngài, một
khi Ngài từ cõi chết sống lại.
Với chúng ta cũng vậy, nếu hôm nay chúng ta dám chấp nhận khổ đau,
dám vác thập giá mà bước theo Ngài thì trong ngày sau hết chúng ta cũng sẽ được
tham dự vào vinh quang Phục sinh với Ngài.
Tabor với Đức Giêsu
Bộ phim Một Người Chết Đang Bước Đi kể lại câu chuyện của một nữ
tu (Sơ Helen Prejean), trong nhiều tháng, bà hộ tống một người đàn ông (Robert)
đến chỗ bị hành hình ở Lousiana. Chúng ta hãy ghi chú cách Robert cố gắng thu
phục được lòng tin của một trong những người giám sát, đó là một hình ảnh tử tế
và nhân hậu của người cha, sơ Helen đã phản ánh lại hình ảnh này như sau:
Không bao giờ Robert thực sự có một người cha. (Trong số 53 năm
tuổi đời của anh, cha anh đã sống 27 năm tại một nhà tù). Điều này làm cho tôi
nghĩ đến cha tôi. Thật là một trong những cảm giác quí giá nhất trong cuộc đời,
khi biết rằng cha bạn tự hào về bạn. Tôi là một môn sinh của cha tôi, là người
lưu giữ cho ông cuốn nhật ký cuộc hành trình nghỉ mát của gia đình. Ông luôn
luôn có một giọng nói đặc biệt, mỗi khi giới thiệu tôi với các bạn bè và đồng
nghiệp của ông: “Đây là Helen, con gái nhỏ của tôi”. Trước sự hiện diện của
những người xa lạ, tôi cứ im lặng, nép sát vào người ông, nắm chặt bàn tay ông.
Sau đó, tôi sẽ siết chặt bàn tay của ông hơn bao giờ hết, và một lần nữa, có
đầy rẫy những câu hỏi và ríu rít nói chuyện với ông. Một đứa trẻ có thể ngây
ngất cảm giác an toàn bên một người cha.
Câu chuyện này có thể giúp chúng ta hiểu được một số nét nào đó về
cảm nghiệm núi Tabor đối với Đức Giêsu. Trong cuộc đời của Người, có một thời
điểm rất khó khăn, một thời điểm không biết chắc chắn và lo sợ về tương lai.
Người đã tiến về Giêrusalem, tại đó, Người cảm nhận được rằng cùng một số phận
giống như tất cả các ngôn sứ đang chờ đợi Người – một cái chết khủng khiếp. Tự
nhiên, Người muốn thoái lui khỏi số phận đó. Để suy niệm và cầu nguyện, Người
đã lên núi Tabor.
Chúng ta không biết chính xác điều gì xảy ra trên núi. Nhưng dường
như Người có một cảm nghiệm sâu sắc về sự hiện diện của Thiên Chúa. Người nghe
được những lời nói tuyệt vời “Đây là Con Cha yêu dấu”. Trên núi Tabor, Đức
Giêsu đã được an ủi và xác nhận. Người biết rằng Cha Người hài lòng về Người,
và sẽ ban cho Người sức mạnh để đương đầu với một tương lai tối tăm và đầy đe
dọa. Với Thiên Chúa đứng về phía mình, Người có thể đương đầu với tất cả mọi
sự.
Đôi khi, cuộc sống có thể trở nên tối tăm với tất cả chúng ta. Có
rất nhiều tiếng nói đối với chúng ta “Chỉ khi nào thành công, hoặc nổi tiếng,
thì bạn mới là một người tốt”. Nhưng vẫn có một giọng nói thì thầm trong tâm
hồn chúng ta “Con là đứa con trai / con gái yêu dấu của Cha”. Chúng ta cần phải
chú ý đến giọng nói này. Chúng ta phải nhận ra rằng mình là những người con yêu
dấu của Thiên Chúa, và cố gắng sống cuộc đời của mình nhờ ánh sáng chân lý của
Người.
Jean Vanier đã thiết lập nhiều cộng đoàn dành cho người bị bệnh
tâm lý. Ông kể lại rằng ở một trong những cộng đoàn đó, có một người đàn ông
tên là Pierre, bị mắc bệnh tâm lý. Ngày kia, có người hỏi Pierre “Anh có thích
cầu nguyện không?”
Anh trả lời “Có chứ”.
Người kia hỏi “Anh làm gì mỗi khi anh cầu nguyện?”
Pierre trả lời “Tôi lắng nghe”.
“Và Thiên Chúa nói gì với anh?”
Người nói “Hỡi Pierre, con là con trai yêu
dấu của Ta”.
Đức tin và đau khổ
Đức tin như một con mắt thần hướng chúng ta đến một cách sống bình
an, phó thác, nhìn đau khổ và cái chết như những phương tiện dẫn đến vinh
quang. Đó là chủ đề mà lời Chúa muốn nhắn nhủ chúng ta.
Chúng ta hãy lấy một thí dụ như trường hợp Abraham trong bài đọc
1. Khi gần trăm tuổi, ông được Thiên Chúa hiện ra và nói sẽ ban cho ông một
người con trai. Đó là người con duy nhất của Abraham với vợ chính là Sara, lúc
ấy cũng gần 90 tuổi. Điều này đã là một sự lạ lùng đối với Abraham và Sara,
nhưng Thiên Chúa đã thực hiện. Sau đó, Thiên Chúa muốn thử đức tin nơi Abraham,
nên phán bảo ông đem đứa con duy nhất ấy lên núi làm lễ toàn thiêu. Tất nhiên
Abraham rất đau lòng, nhưng nhờ đặt trọn niềm tin vào sự chỉ dạy của Thiên
Chúa, ông đã vâng lời và cầm dao giết con. Cuối cùng, Thiên Chúa đã nhận “lòng
tôn kính và tin yêu” của Abraham, vì đã không tiếc một thứ gì nếu Thiên Chúa
muốn, nên miễn cho ông khỏi giết con và chúc phúc cho ông. Chúng ta thấy đức
tin đã đem lại cho con người một sức sống mãnh liệt biết bao.
Hơn thế, đức tin còn giúp con người vượt thắng mọi đau khổ thể xác
và tinh thần, mọi bất lực theo khả năng tự nhiên của con người và khoa học. Trở
lại câu chuyện của Abraham, chúng ta thấy chính đức tin đã trấn an mối thương
tâm của một người cha phải cầm dao giết con mình, làm lễ tế cho Đấng mà ông hết
lòng tin tưởng.
Như vậy, đức tin giúp con người sẵn sàng đón nhận đau khổ, vững
lòng khi gặp đau khổ và chiến thắng đau khổ để đạt tới một mục đích cao đẹp
hơn. Cụ thể, trong bài Tin Mừng, khi thấy các môn đệ quá sợ đau khổ, không muốn
chấp nhận cuộc khổ nạn của Chúa, nên Chúa đã hé mở vinh quang của nước Thiên
Chúa để hun đúc cho các ông một niềm tin, một hy vọng để sống. Một đức tin mà
Chúa đòi hỏi các ông phải có nếu muốn dự phần vinh quang với Ngài. Như thế, có
thể nói, đức tin là nhân và vinh quang là quả, giúp chúng ta nhận chân giá trị
mọi đau khổ trên trần gian này, để từ đó chúng ta can đảm, sáng suốt đón nhận
và giải quyết mọi thử thách đến trong đời sống hàng ngày.
Có một câu nói diễn đạt kinh nghiệm sống đạo, sống niềm tin trong
đau khổ thật sâu xa, đó là “Khi Thiên Chúa đóng cửa chính thì Ngài mở ra cửa
sổ”. Thiên Chúa đóng cửa chính là khi chúng ta gặp thử thách, đau khổ, không
còn có thể nhìn thấy ánh sáng, sự hiện diện đầy quan phòng của Thiên Chúa. Đó
là khi Thiên Chúa xem ra như bỏ rơi, mặc chúng ta đương đầu với thử thách, khó
khăn. Lúc đó chúng ta cần nhớ rằng: Thiên Chúa, Ngài sẽ mở ra cửa sổ, mở ra một
lối thoát, một giải đáp, một hướng đi mới cho cuộc đời chúng ta.
Chẳng hạn, Thiên Chúa đóng kín cửa chính trong cuộc đời chúng ta,
khi chúng ta trải qua cơn bệnh nặng, thì Ngài lại mở ra cửa sổ, cho chúng ta
gặp được bác sĩ tận tình tài giỏi để chữa lành. Thiên Chúa đóng kín cửa chính
khi chúng ta bị mất mát, thua thiệt, nhưng ngài lại mở ra cửa sổ khi Ngài cho
chúng ta gặp được những tâm hồn quảng đại sẵn sàng giúp chúng ta bắt đầu lại
cuộc đời. Thiên Chúa đóng cửa chính khi chúng ta bất ngờ phải mang tang người
thân, thì Ngài lại mở ra cửa sổ là trong gia đình được hòa thuận lại với nhau…
Thiên Chúa đóng kín cửa chính nhiều lần trong cuộc đời mỗi người,
nhưng đồng thời Ngài cũng mở ra những cửa sổ để hướng chúng ta đến một điều tốt
đẹp hơn mà trước đó chúng ta không ngờ. Những kinh nghiệm đau thương, tiêu cực
mà chúng ta gặp phải trong cuộc đời, đôi khi đó là tiếng nói của Thiên Chúa để
mời gọi chúng ta bước ra khỏi một hoàn cảnh không tốt đẹp, để chuẩn bị chúng ta
sẵn sàng hơn đón nhận những hồng ân mới. Nhìn lại cuộc sống, có thể mỗi người
chúng ta cũng đã cảm nghiệm được những giây phút Thiên Chúa như đóng kín cửa
chính, nhưng đồng thời Ngài cũng mở ra những cửa sổ, những viễn tượng mới, tốt
đẹp hơn cho cuộc đời chúng ta. Vì thế, khi gặp thử thách, đau khổ, chúng ta
đừng bao giờ chán nản, thất vọng, nhưng hãy tin tưởng và cầu nguyện, càng phải
cầu nguyện nhiều hơn bình thường, để xin thêm đức tin và kiên nhẫn. Tin tưởng
và kiên nhẫn, vì khi Thiên Chúa đóng kín cửa chính, Ngài sẽ mở ra cửa sổ.
Chúng ta vẫn thường nói: “Chạy trời không khỏi nắng”, nghĩa là ở
đâu cuộc đời cũng có những khổ lụy của nó, và ngày nào cũng có nỗi khổ của ngày
ấy. Như vậy, đau khổ tự nó là một điều xấu, không ai ham, không ai muốn. Vậy
đau khổ có giá trị gì không? Tự nó chẳng có giá trị gì cả, nhưng cái làm cho đau
khổ có giá trị, có công phúc chính là thái độ của người đau khổ. Vì thế, những
khi gặp đau khổ, chúng ta đừng bao giờ phàn nàn, kêu trách Chúa, cũng đừng bao
giờ rủa mình, than thân trách phận, chán nản, buông xuôi, nhưng hãy tự cố gắng
và hãy giúp đỡ nhau, nhất là hãy tin tưởng, cậy trông và gia tăng cầu nguyện
xin Chúa trợ giúp, vì Chúa đã nói: “Hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, hãy đến
với Tôi, Tôi sẽ nâng đỡ bổ sức cho”.
Từ cõi chết sống lại nghĩa là gì?
(Suy niệm
của Lm Trần Bình Trọng)
Từ cõi chết sống lại nghĩa là gì?
Chúa Giêsu nhận thức rằng cuộc khổ hình mà Người sắp phải chịu sẽ
để lại một kinh nghiệm đau thương cho các tông đồ, nhất là cho Phêrô, Giacôbê
và Gioan, là những người sẽ chứng kiến cảnh sầu khổ của Chúa trong vườn cây
dầu. Vì thế Chúa đưa ba tông đồ lên đỉnh núi để biến hình cho họ thấy cảnh vinh
quang của nước Chúa. Việc Chúa biến hình có mục đích là củng cố đức tin và đức
cậy của các tông đồ, trong cái viễn tượng của cuộc khổ hình và thánh giá. Sau
cảnh biến hình, Chúa ra lệnh cho các tông đồ không được thuật lại cho ai những
điều họ vừa xem thấy, cho tới khi Con người từ cõi chết sống lại (Mc 9:9). Các
tông đồ tuân giữ lời căn dặn đó, nhưng vẫn tự hỏi nhau: Từ cõi chết sống lại
nghĩa là gì?
Trong Mùa Chay ta cùng với các tông đồ suy gẫm ý nghĩa của lời
Chúa: Từ cõi chết sống lại nghĩa là gì? Các tông đồ bày tỏ nỗi buồn sầu khi
Chúa Giêsu tiên báo, Con người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục,
thượng tế và kinh sư loại bỏ, bị lên án tử hình, và ngày thứ ba sẽ sống lại (Mc
8:31). Các ông không thể nào quan niệm được rằng Thày mình sẽ phải chịu đau
khổ. Các ông muốn Đức Kitô đi theo đường lối của loài ngưòi, nghĩa là tránh khổ
hình thập giá. Vì thế Phêrô đại diện cho các tông đồ kéo riêng Người ra và
trách Người (Mc 8:32).
Từ đó các tông đồ quan sát và suy niệm những cảnh: Thày mình bị
bách hại trong vườn cây dầu, bị dân chúng lăng nhục, nhạo cười, bị quân lính
tra tấn và đánh đòn, cuối cùng chịu đội mão gai, vác thánh giá và chịu chết
trên thập giá. Những cảnh bách hại và lăng nhục Thày mình phải chịu làm các
tông đồ nản lòng, khiếp sợ. Họ nản lòng vì cái chết của Thày mình đã làm tiêu
tan những mối hi vọng của họ. Họ khiếp sợ vì bị người Do Thái truy nã, bách
hại. Rồi khi được loan tin là Thày mình đã sống lại họ trở nên hoang mang,
không biết đâu là thực hư. Chỉ sau khi đối diện với Chúa phục sinh họ mới trở
nên xác tín. Và từ đó họ ra đi để làm chứng cho việc Chúa sống lại. Để chia sẻ
cái niềm vui phục sinh của Thày mình, họ cũng đã phải trải qua những bách hại,
chịu tù đày và chịu khổ hình trên thập giá. Đúng như lời Chúa phán: Đày tớ
không trọng hơn chủ. Nếu người ta đã bách hại Thày, họ cũng bách hại các con
(Ga 15:20). Và như vậy các tông đồ dần dần đã hiểu được từ cõi chết sống lại
như thế nào? Các vị tử đạo trong đó có tiền nhân Việt Nam, 117 vị anh hùng tử
đạo, cũng đã hiểu đuợc từ cõi chết sống lại là thế nào trước khi dám để cho lý
hình hành xử.
Đối với ta, tư cõi chết sống lại nghĩa là gì trong đời sống mỗi
người? Một biến cố rất quan trọng xẩy ra trong đời sống ta, mang lại sự sống
thiêng liêng cho tâm hồn là Bí tích Rửa tội. Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, ta
cũng được sống lại từ cõi chết. Cái tội nguyên tổ bị hủy diệt, và ta được sống
lại trong ơn nghĩa với Chúa. Thế rồi từ đó trong cuộc sống hàng ngày, ta cũng
trải qua những cuộc chết đi sống lại nho nhỏ, không phải như các tông đồ, cũng
không phải như các vị tử đạo. Khi ta sẵn sàng chịu thua thiệt, mất mát ở đời
này, như mất bạn bè, mất việc làm, mất dịa vị xã hội, chỉ vì tin yêu vào Chúa,
và tuân giữ giới răn Chúa, tức là ta đã chết đi cho mình một phần, để được sống
lại trong ơn nghĩa với Chúa. Khi ta sẵn sàng chết đi cho tội lỗi, chết đi cho
tính ươn hèn, chết đi cho tính tham lam, ích kỷ, lười biếng, chết đi cho tính
nói hành nói xấu, ta sẽ đuợc tham dự vào đời sống mới trong ơn nghĩa với Chúa.
Đó chính là ý nghĩa của lời Chúa: Nếu hạt lúa miến rơi xuống đất mà không mục
nát đi, nó sẽ trơ trọi một mình; còn nếu mục nát đi, nó sẽ sinh nhiều bông trái
(Ga 12:24). Khi ta chịu cắt tỉa những tính mê nết xấu, ta sẽ được vươn lên về
đời sống tinh thần, đời sống thiêng liêng. Bấy giờ ta mới cảm nghiệm được ý
nghĩa của lời Chúa: chết đi sống lại như thế nào.
Chúa biến hình
Tại sao ba môn đệ thân tín là Phêrô, Giacôbê và Gioan lại được
diễm phúc chứng kiến cảnh tượng Chúa biến hình trên đỉnh Taborê. Nhiều nhà chú
giải cho rằng vì Chúa muốn củng cố niềm tin còn non yếu nơi các ông.
Thực vậy, mới mấy ngày trước đây khi Ngài loan báo về những đau
khổ và cái chết Ngài phải chịu, thì Phêrô đã lên tiếng can ngăn: Lạy Thầy,
không thể như thế được. Và Chúa Giêsu đã quở trách Phêrô: Hỡi Satan, hãy cút
đi, con chỉ làm cản trở đường đi nước bước của Thầy, vì những tư tưởng của con
không xuất phát từ Thiên Chúa, mà chỉ xuất phát từ con người.
Sau lời quở trách ấy, thì có lẽ giờ đây các ông đang cần một liều
thuốc bồi bổ tinh thần. Từ đó chúng ta đi vào phạm vi đức tin và chúng ta có
thể xác quyết: hành trình của đức tin giống như hành trình của một chiếc tàu đi
biển. Có lúc được nâng lên cao, có lúc lại bị hạ xuống. Thường nó có những điểm
cao và những điểm thấp của nó. Có lúc lên núi thì cũng phải có lúc xuống đồi.
Có những lúc bùng sáng, thì cũng có lúc như muốn tàn lụi. Hãy nhìn vào ba vị
tông đồ thân tín nhất của Đức Kitô và chúng ta sẽ thấy được như vậy.
Thực thế, đức tin của các ông hôm nay rực sáng như một ánh đuốc
trong đêm tối, nhưng có những lúc ngọn lửa ấy như muốn tàn lụi. Đúng thế, chỉ
một vài tháng sau, tại vườn cây dầu tại dinh thượng tế, tại đỉnh cao đồi Canvê,
các ông người thì chối Chúa, kẻ thì bỏ Chúa mà chạy trốn. Đức tin của chúng ta
cũng vậy, có những lúc lên cao và có những lúc xuống thấp… Khi lên cao, chúng
ta cảm thấy gần gũi Chúa đến độ chúng ta tưởng rằng mình có thể đụng chạm tới
Ngài, chúng ta thấy rằng ơn thánh của Ngài luôn ấp ủ bao bọc và nâng đỡ chúng
ta. Trái lại khi xuống thấp, chúng ta cảm thấy như Chúa xa lìa chúng ta, không
còn đón nhận những lời chúng ta kêu xin. Chúa không còn gần gũi chúng ta, mà
chỉ là một nhân vật xa lạ, một ý niệm trừu tượng, chẳng ăn nhập gì với cuộc
sống chúng ta. Vậy thì trong những lúc bị xuống thấp như thế chúng ta phải làm
gì?
Tôi xin thưa, hãy noi gương bắt chước tổ phụ Abraham. Niềm tin của
ông có phần yếu ớt và bị lu mờ khi Thiên Chúa đòi hỏi ông phải hy sinh đứa con
duy nhất là Isaac, đem nó lên núi mà sát tế để dâng kính Ngài. Điều đó làm cho
ông đau khổ và bối rối. Thế nhưng ông vẫn một lòng cậy trông và phó thác vào
Chúa. Cuối cùng, Chúa đã không để cho ông phải thất vọng. Ngài đã chúc phúc và
ban cho ông nhiều hồng ân hơn cả lòng ông mơ ước. Đôi khi Thiên Chúa cũng thử
thách đức tin của chúng ta. Tâm hồn chúng ta thì chất đầy những đắng cay, bản
thân chúng ta thì khổ đau buồn phiền, thế nhưng hãy tin tưởng và cậy trông vào
Chúa như Abraham ngày xưa, bởi vì Ngài sẽ nâng đỡ và phù trợ chúng ta.
Để kết thúc, chúng ta hãy ghi nhớ tư tưởng sau đây của thánh
Giacôbê tông đồ: Phúc cho ai bị thử thách mà vẫn trung thành, bởi vì người đó
sẽ được Thiên Chúa ân thưởng bằng sự sống mà Ngài đã hứa ban cho những kẻ yêu
mến Ngài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét