NHỮNG DỤ NGÔN ĐẶC BIỆT CỦA LUCA: MỘT NHÃN QUAN VỀ NƯỚC TRỜI
Ronald D. Witherup, SS
Những dụ ngôn của Đức Giêsu là những hình ảnh đáng nhớ nhất trong các Tin Mừng Nhất Lãm. Các dụ ngôn chỉ có trong Luca cũng không phải là ngoại lệ. Dựa vào tiêu chuẩn tính toán thì có khoảng 18 dụ ngôn chỉ có trong Tin Mừng Luca. Chúng không những dạy chúng ta về hành vi đạo đức và luân lý mà quan trọng hơn là cho chúng ta một cái nhìn về Nước Thiên Chúa. Chúng cũng cho các nhà giảng thuyết một kho báu để suy tư nhiều hơn về nhãn quan của Thiên Chúa được tỏ bày qua giáo huấn của Đức Giêsu.
Truyền thống các dụ ngôn
Trước khi khám phá vài dụ ngôn của Tin Mừng Luca, ta cần ghi nhớ vài thông tin cơ bản về các dụ ngôn trong Tân Ước. Trước tiên, ai cũng biết rằng Đức Giêsu nói bằng dụ ngôn như một cách lôi cuốn thính giả suy tư sâu xa hơn về Thiên Chúa, đồng thời khuyến khích họ có những quyết định luân lý phù hợp với lời khuyên dạy của Thiên Chúa.
Điểm thứ hai là sự đa dạng trong các dụ ngôn của Đức Giêsu. Có hai loại dụ ngôn cơ bản trong truyền thống Tin Mừng: dụ ngôn cách ngôn và kể chuyện. Những dụ ngôn cách ngôn (aphoristic parables) dạy về đạo đức, hướng dẫn thính giả cẩn thận để quyết định. Trái lại, dụ ngôn kể chuyện (narrative parables) không mời gọi xem xét quan điểm đạo đức cho bằng kêu mời thính giả nhìn thực tại khác hơn bình thường. Thật vậy, các dụ ngôn kể chuyện đôi khi chói tai. Chúng khiên ta phải dừng lại và tự đặt ra những câu hỏi về ý nghĩa của chúng. Vấn đề là những người hiên đại chúng ta, những người thành thị không luôn dễ dàng đồng cảm được với những hình ảnh rút ra từ bối cảnh nông thôn. Vì thế, chúng ta có thể bị mất đi vài “hương vị” nguyên thủy của các dụ ngôn.
Cuối cùng, sai lầm lớn nhất của các nhà chú giải hiện đại có liên quan đến các dụ ngôn là khuynh hướng giảm thiểu chúng thành những bài học luân lý. Vì nền tảng của các dụ ngôn là ẩn dụ hay ví von, một cách thông thường để so sánh hai hình ảnh chẳng liên quan gì nhau, chúng thường làm cho chúng ta dừng lại và suy nghĩ. Giảm thiểu các dụ ngôn thành những bài học luân lý là bỏ qua quan điểm này. Đúng hơn, chúng gợi lên trong chúng ta những câu hỏi và cho chúng ta cái nhìn về Nước Trời khác như thế nào so với thế giới quan của chúng ta.
Văn phòng tìm kiếm người thất lạc của Thiên Chúa
Để minh họa cho sức mạnh của các dụ ngôn nơi Tin Mừng Luca, chúng ta bắt đầu với những chủ đề yêu thích của ông: Nước Thiên Chúa đang tìm kiếm những người thất lạc. Tôi nghĩ về nó như “Văn phòng tìm kiếm người thất lạc” của Thiên Chúa vì có hàng loạt những dụ ngôn trong Tin Mừng Luca nói về chủ đề này.
Cả chương 15 của Tin Mừng Luca như là vị trí tốt nhất cho chủ đề này, bắt đầu với dụ ngôn con chiên bị lạc mất mà thực tế cũng có trong Matthêô với một bối cảnh khác (Mt 18,12-14). Hình ảnh gây khó chịu là người chăn chiên phó mặc 99 con cho số phận để đi tìm chỉ một con lạc mất! Có ông chăn chiên nào làm như vậy đâu chứ? Hợp tình hợp lý là người chăn chiên sẽ “cắt lỗ” để cứu lấy những gì ông còn lại chứ? Nhưng không, trong đường lối của Thiên Chúa, con chiên bị lạc mất thật quan trọng và đáng để tìm kiếm.
Hai dụ ngôn còn lại cũng tấn công dồn dập vào chủ đề này, và đỉnh điểm là dụ ngôn “đứa con (hoang đàng) bị lạc mất” mà đúng ra phải gọi là dụ ngôn người cha rộng lượng (15,11-32). Tuy nhiên, trước hết là dụ ngôn đồng tiền bị lạc mất (15,8-10). Ở đây Đức Giêsu gợi lên hình ảnh một phụ nữ mất có 10 quan mà lật tung cả nhà lên để tìm nó. Rồi vì vui mừng, bà đã đãi tiệc bạn bè và hàng xóm. Nghĩ thế nào mà làm vậy chứ? Tuy nhiên, nút thắt của câu chuyện đã phát đi thông điệp: “Cũng thế, tôi nói cho các ông hay: giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”. Sự đan xen của niềm vui, một chủ đề yêu thích khác của Luca, với việc tìm thấy đồng tiền bị mất đã cho chúng ta chiều hướng để hiểu dụ ngôn. Con người luôn đánh mất một cái gì đó, kể cả chính mình, nhưng trong nhãn quan của Thiên Chúa, điều trọng yếu phải ghi nhớ là niềm vui sẽ phát sinh trong việc tìm lại được!
Đỉnh điểm hiện rõ trong dụ ngôn mà chúng ta gọi là “đứa con hoang đàng”. Nó đã gợi hứng cho biết bao nghệ sĩ họa ra khoảnh khắc nhức nhối khi đứa em chơi bời quay về cùng cha và gia đình mình, sau khi phung phí hết cả gia tài vì lối sống phóng đãng. Câu chuyện đầy ẩn dụ. Phản ứng cực kỳ rộng lượng của người cha khi đón đứa con vô tích sự nhưng hối hận trở về, phục hồi cho nó (chạy ra chào đón, ôm hôn, nhẫn, dép), phản ứng chính đáng của người anh và sự bất mãn vì hành động tử tế của cha mình, lời người cha cầu xin anh chào đón em mình trở về - tất cả những điều này đều nhắm đến sự quảng đại của Nước Thiên Chúa khi đối xử với các tội nhân. Dĩ nhiên, ta có thể mường tượng ra phản ứng nơi vài thính giả của Đức Giêsu. Thằng này phải bị phạt chứ không thưởng gì hết! Kỷ luật thật sự ở đâu rồi? Tha thứ thái quá chỉ là khuyến khích cho những hành vi vô trách nhiệm mà thôi!
Ta phải xử trí như thế nào với loạt dụ ngôn này trong bối cảnh của chúng ta? Vẻ đẹp của các dụ ngôn là chúng ta có vô vàn những cách giải thích chính xác bởi vì chúng không chỉ là những bài học luân lý đơn thuần. Tuy nhiên, ta có thể đoán được rằng trong bối cảnh xã hội mà dân chúng kêu gọi báo thù, xử phạt nghiêm, và ngay cả tội chết trong một vài trường hợp, thì sứ điệp về một Thiên Chúa vươn tay ra và đi tìm kiếm những người lạc mất không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận.
Thiên Chúa rộng lượng hơn chúng ta tưởng tượng ra được. Chúng ta là những con chiên bị lạc; chúng ta là đồng tiền bị mất; chúng ta là đứa con hoang đàng! Kêu gọi trừng trị thích đáng chỉ là kết án chính chúng ta thôi! Thiên Chúa nhìn khác đi. Có lời mời gọi thống hối bao trùm các dụ ngôn này, chắc thế rồi, nhưng ấn tượng hơn là sự nhấn mạnh rằng Thiên Chúa điều hành một văn phòng tìm kiếm người thất lạc mà trong đó người bị thất lạc sẽ chắc chắn rằng mình được tìm kiếm và tìm thấy.
Những nhân vật nhạt nhẽo và Nước Trời
Một khía cạnh khác của các dụ ngôn trong Luca là cách Đức Giêsu dùng những nhân vật nhạt nhẽo để đưa ra sứ điệp của mình. Người quản lý bất lương là một ví dụ (16,1-8). Khi ông chủ gọi đến để tính toán số tài sản phung phí, người quản lý đã giảm đi số nợ còn thiếu ông chủ cho một vài con nợ. Lưu ý đây chỉ là tiền hoa hồng – một loại phụ thu. Tuy nhiên, dù vẫn bị sa thải, hành động chóng vánh này của ông được ông chủ khen ngợi! Hành động khôn ngoan của người quản lý diễn tả thái độ của Tin Mừng khi gặp khủng hoảng. Lời giải thích sau đó nói về loại những người quản lý trái ngược nhau, nhấn mạnh sự quan tâm đến của cải (thiêng liêng) hơn là lợi lộc thế gian.
Một mẫu người bất thường khác là bà góa kiên trì (mè nheo) trong Lc 18,1-8. Bà không để cho ông quan tòa bất lương thoát khỏi sự quấy rầy và kiên trì mè nheo để ông xử cho bà. Ông quan tòa biết rằng mình không kính sợ Thiên Chúa cũng chẳng nể gì ai, song ông đã quyết định xử cho bà góa vì bà cứ “làm phiền” ông mãi. Đức Giêsu dùng hình ảnh này để khuyến khích sự kiên trì cầu nguyện. Nếu vị quan tòa bất lương cuối cùng cũng phải nhượng bộ sự mè nheo liên hồi thì huống chi Thiên Chúa không phải là ông quan tòa bất lương cũng đáp ứng ước muốn của chúng ta qua lời cầu nguyện.
Hãy lưu ý là trong những câu chuyện như thế này, sự chú ý không hướng về phía những nhân vật nhạt nhẽo nhưng là những hành động chung quanh. Đức Giêsu không khuyên nên bất lương nhưng kêu mời sự chú ý đến những giá trị sâu xa hơn. Sự thô thiển của các nhân vật chỉ là nổi bật lên những mâu thuẫn trong các dụ ngôn này.
Hẳn nhiên, trong những ví dụ này, hành vi con người được nhắm đến, nhưng hình ảnh Thiên Chúa cũng nằm trong tầm ngắm. Thiên Chúa biết rằng chúng ta không hoàn hảo. Ngài biết rằng đôi lúc chúng ta thiếu kiên trì khi cầu nguyện hay không phải là những “người quản lý” tốt các ân huệ được trao ban. Tuy nhiên, chúng ta là thụ tạo của Ngài, và khi chúng ta hành động khôn ngoan và kiên trì, Ngài sẽ nghe và trả lời chúng ta.
Kết luận
Không thể tóm kết sự phong phú của các dụ ngôn trong Tin Mừng Luca trong một bài viết ngắn. Tuy nhiên, chúng ta có thể chuẩn bị lần lượt nghe lại những dụ ngôn này vì chúng sẽ xuất hiện định kỳ theo năm phụng vụ. Tự bản tính, các dụ ngôn có ý khơi lên trong chúng ta một thoáng nhìn về Nước Trời có lẽ rất khác với điều chúng ta có thể tưởng tượng ra được.
Những dụ ngôn của Đức Giêsu là những hình ảnh đáng nhớ nhất trong các Tin Mừng Nhất Lãm. Các dụ ngôn chỉ có trong Luca cũng không phải là ngoại lệ. Dựa vào tiêu chuẩn tính toán thì có khoảng 18 dụ ngôn chỉ có trong Tin Mừng Luca. Chúng không những dạy chúng ta về hành vi đạo đức và luân lý mà quan trọng hơn là cho chúng ta một cái nhìn về Nước Thiên Chúa. Chúng cũng cho các nhà giảng thuyết một kho báu để suy tư nhiều hơn về nhãn quan của Thiên Chúa được tỏ bày qua giáo huấn của Đức Giêsu.
Truyền thống các dụ ngôn
Trước khi khám phá vài dụ ngôn của Tin Mừng Luca, ta cần ghi nhớ vài thông tin cơ bản về các dụ ngôn trong Tân Ước. Trước tiên, ai cũng biết rằng Đức Giêsu nói bằng dụ ngôn như một cách lôi cuốn thính giả suy tư sâu xa hơn về Thiên Chúa, đồng thời khuyến khích họ có những quyết định luân lý phù hợp với lời khuyên dạy của Thiên Chúa.
Điểm thứ hai là sự đa dạng trong các dụ ngôn của Đức Giêsu. Có hai loại dụ ngôn cơ bản trong truyền thống Tin Mừng: dụ ngôn cách ngôn và kể chuyện. Những dụ ngôn cách ngôn (aphoristic parables) dạy về đạo đức, hướng dẫn thính giả cẩn thận để quyết định. Trái lại, dụ ngôn kể chuyện (narrative parables) không mời gọi xem xét quan điểm đạo đức cho bằng kêu mời thính giả nhìn thực tại khác hơn bình thường. Thật vậy, các dụ ngôn kể chuyện đôi khi chói tai. Chúng khiên ta phải dừng lại và tự đặt ra những câu hỏi về ý nghĩa của chúng. Vấn đề là những người hiên đại chúng ta, những người thành thị không luôn dễ dàng đồng cảm được với những hình ảnh rút ra từ bối cảnh nông thôn. Vì thế, chúng ta có thể bị mất đi vài “hương vị” nguyên thủy của các dụ ngôn.
Cuối cùng, sai lầm lớn nhất của các nhà chú giải hiện đại có liên quan đến các dụ ngôn là khuynh hướng giảm thiểu chúng thành những bài học luân lý. Vì nền tảng của các dụ ngôn là ẩn dụ hay ví von, một cách thông thường để so sánh hai hình ảnh chẳng liên quan gì nhau, chúng thường làm cho chúng ta dừng lại và suy nghĩ. Giảm thiểu các dụ ngôn thành những bài học luân lý là bỏ qua quan điểm này. Đúng hơn, chúng gợi lên trong chúng ta những câu hỏi và cho chúng ta cái nhìn về Nước Trời khác như thế nào so với thế giới quan của chúng ta.
Văn phòng tìm kiếm người thất lạc của Thiên Chúa
Để minh họa cho sức mạnh của các dụ ngôn nơi Tin Mừng Luca, chúng ta bắt đầu với những chủ đề yêu thích của ông: Nước Thiên Chúa đang tìm kiếm những người thất lạc. Tôi nghĩ về nó như “Văn phòng tìm kiếm người thất lạc” của Thiên Chúa vì có hàng loạt những dụ ngôn trong Tin Mừng Luca nói về chủ đề này.
Cả chương 15 của Tin Mừng Luca như là vị trí tốt nhất cho chủ đề này, bắt đầu với dụ ngôn con chiên bị lạc mất mà thực tế cũng có trong Matthêô với một bối cảnh khác (Mt 18,12-14). Hình ảnh gây khó chịu là người chăn chiên phó mặc 99 con cho số phận để đi tìm chỉ một con lạc mất! Có ông chăn chiên nào làm như vậy đâu chứ? Hợp tình hợp lý là người chăn chiên sẽ “cắt lỗ” để cứu lấy những gì ông còn lại chứ? Nhưng không, trong đường lối của Thiên Chúa, con chiên bị lạc mất thật quan trọng và đáng để tìm kiếm.
Hai dụ ngôn còn lại cũng tấn công dồn dập vào chủ đề này, và đỉnh điểm là dụ ngôn “đứa con (hoang đàng) bị lạc mất” mà đúng ra phải gọi là dụ ngôn người cha rộng lượng (15,11-32). Tuy nhiên, trước hết là dụ ngôn đồng tiền bị lạc mất (15,8-10). Ở đây Đức Giêsu gợi lên hình ảnh một phụ nữ mất có 10 quan mà lật tung cả nhà lên để tìm nó. Rồi vì vui mừng, bà đã đãi tiệc bạn bè và hàng xóm. Nghĩ thế nào mà làm vậy chứ? Tuy nhiên, nút thắt của câu chuyện đã phát đi thông điệp: “Cũng thế, tôi nói cho các ông hay: giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”. Sự đan xen của niềm vui, một chủ đề yêu thích khác của Luca, với việc tìm thấy đồng tiền bị mất đã cho chúng ta chiều hướng để hiểu dụ ngôn. Con người luôn đánh mất một cái gì đó, kể cả chính mình, nhưng trong nhãn quan của Thiên Chúa, điều trọng yếu phải ghi nhớ là niềm vui sẽ phát sinh trong việc tìm lại được!
Đỉnh điểm hiện rõ trong dụ ngôn mà chúng ta gọi là “đứa con hoang đàng”. Nó đã gợi hứng cho biết bao nghệ sĩ họa ra khoảnh khắc nhức nhối khi đứa em chơi bời quay về cùng cha và gia đình mình, sau khi phung phí hết cả gia tài vì lối sống phóng đãng. Câu chuyện đầy ẩn dụ. Phản ứng cực kỳ rộng lượng của người cha khi đón đứa con vô tích sự nhưng hối hận trở về, phục hồi cho nó (chạy ra chào đón, ôm hôn, nhẫn, dép), phản ứng chính đáng của người anh và sự bất mãn vì hành động tử tế của cha mình, lời người cha cầu xin anh chào đón em mình trở về - tất cả những điều này đều nhắm đến sự quảng đại của Nước Thiên Chúa khi đối xử với các tội nhân. Dĩ nhiên, ta có thể mường tượng ra phản ứng nơi vài thính giả của Đức Giêsu. Thằng này phải bị phạt chứ không thưởng gì hết! Kỷ luật thật sự ở đâu rồi? Tha thứ thái quá chỉ là khuyến khích cho những hành vi vô trách nhiệm mà thôi!
Ta phải xử trí như thế nào với loạt dụ ngôn này trong bối cảnh của chúng ta? Vẻ đẹp của các dụ ngôn là chúng ta có vô vàn những cách giải thích chính xác bởi vì chúng không chỉ là những bài học luân lý đơn thuần. Tuy nhiên, ta có thể đoán được rằng trong bối cảnh xã hội mà dân chúng kêu gọi báo thù, xử phạt nghiêm, và ngay cả tội chết trong một vài trường hợp, thì sứ điệp về một Thiên Chúa vươn tay ra và đi tìm kiếm những người lạc mất không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận.
Thiên Chúa rộng lượng hơn chúng ta tưởng tượng ra được. Chúng ta là những con chiên bị lạc; chúng ta là đồng tiền bị mất; chúng ta là đứa con hoang đàng! Kêu gọi trừng trị thích đáng chỉ là kết án chính chúng ta thôi! Thiên Chúa nhìn khác đi. Có lời mời gọi thống hối bao trùm các dụ ngôn này, chắc thế rồi, nhưng ấn tượng hơn là sự nhấn mạnh rằng Thiên Chúa điều hành một văn phòng tìm kiếm người thất lạc mà trong đó người bị thất lạc sẽ chắc chắn rằng mình được tìm kiếm và tìm thấy.
Những nhân vật nhạt nhẽo và Nước Trời
Một khía cạnh khác của các dụ ngôn trong Luca là cách Đức Giêsu dùng những nhân vật nhạt nhẽo để đưa ra sứ điệp của mình. Người quản lý bất lương là một ví dụ (16,1-8). Khi ông chủ gọi đến để tính toán số tài sản phung phí, người quản lý đã giảm đi số nợ còn thiếu ông chủ cho một vài con nợ. Lưu ý đây chỉ là tiền hoa hồng – một loại phụ thu. Tuy nhiên, dù vẫn bị sa thải, hành động chóng vánh này của ông được ông chủ khen ngợi! Hành động khôn ngoan của người quản lý diễn tả thái độ của Tin Mừng khi gặp khủng hoảng. Lời giải thích sau đó nói về loại những người quản lý trái ngược nhau, nhấn mạnh sự quan tâm đến của cải (thiêng liêng) hơn là lợi lộc thế gian.
Một mẫu người bất thường khác là bà góa kiên trì (mè nheo) trong Lc 18,1-8. Bà không để cho ông quan tòa bất lương thoát khỏi sự quấy rầy và kiên trì mè nheo để ông xử cho bà. Ông quan tòa biết rằng mình không kính sợ Thiên Chúa cũng chẳng nể gì ai, song ông đã quyết định xử cho bà góa vì bà cứ “làm phiền” ông mãi. Đức Giêsu dùng hình ảnh này để khuyến khích sự kiên trì cầu nguyện. Nếu vị quan tòa bất lương cuối cùng cũng phải nhượng bộ sự mè nheo liên hồi thì huống chi Thiên Chúa không phải là ông quan tòa bất lương cũng đáp ứng ước muốn của chúng ta qua lời cầu nguyện.
Hãy lưu ý là trong những câu chuyện như thế này, sự chú ý không hướng về phía những nhân vật nhạt nhẽo nhưng là những hành động chung quanh. Đức Giêsu không khuyên nên bất lương nhưng kêu mời sự chú ý đến những giá trị sâu xa hơn. Sự thô thiển của các nhân vật chỉ là nổi bật lên những mâu thuẫn trong các dụ ngôn này.
Hẳn nhiên, trong những ví dụ này, hành vi con người được nhắm đến, nhưng hình ảnh Thiên Chúa cũng nằm trong tầm ngắm. Thiên Chúa biết rằng chúng ta không hoàn hảo. Ngài biết rằng đôi lúc chúng ta thiếu kiên trì khi cầu nguyện hay không phải là những “người quản lý” tốt các ân huệ được trao ban. Tuy nhiên, chúng ta là thụ tạo của Ngài, và khi chúng ta hành động khôn ngoan và kiên trì, Ngài sẽ nghe và trả lời chúng ta.
Kết luận
Không thể tóm kết sự phong phú của các dụ ngôn trong Tin Mừng Luca trong một bài viết ngắn. Tuy nhiên, chúng ta có thể chuẩn bị lần lượt nghe lại những dụ ngôn này vì chúng sẽ xuất hiện định kỳ theo năm phụng vụ. Tự bản tính, các dụ ngôn có ý khơi lên trong chúng ta một thoáng nhìn về Nước Trời có lẽ rất khác với điều chúng ta có thể tưởng tượng ra được.
Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ
Nguồn: gpquinhon.org
Nguồn: gpquinhon.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét