Trang

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Lc 6: 27-38 Chú giải của Noel Quesson

Chú giải của Noel Quesson


Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em.

Điều hoàn toàn mới mẻ của Tin Mừng nằm trong các lệnh truyền mà Đức Giêsu ban cho những người chấp –nhận lắng nghe người. Đặc tính của đạo Đức Kitô giáo không chỉ là yêu thương bởi vì mọi đạo Đức của cqn người đều đòi hỏi điều đó mà là yêu "kẻ thù của chúng ta". Đây là một tình yêu thương phổ quát không loại trừ một ai.

Từ "kẻ thù mà Đức Giêsu sử dụng là một từ rất mạnh có nguy cơ bị hiểu sai. Người ta thoáng nghe nói "Tôi không có kẻ thừ'. Vả lại Đức Giêsu đã cẩn thận đưa ra các ví dụ không hạn chế về kẻ thù: Những ai ghét tôi... những ai nói xấu tôi... những ai vu khống tôi... Và để nắm hết mọi tâm mức của đạo đức Tin Mừng, chúng ta phải hiện thực hóa từ ngữ "kẻ thù”.

Trên bình diện cá nhân: Đức Giêsu đòi tôi phải yêu thương những ai phê bình tôi... những ai chọc tức tôi... những ai không đồng ý với tôi... những ai công kích tôi bằng mọi cách suy nghĩ, phục sức, cầu nguyện, bỏ phiếu của họ…

Trên bình diện của nhóm và môi trường tôi sống: Đức Giêsu đòi hỏi các môn đệ của Người yêu mến những ai là kẻ thù của nhóm các môn đệ, những người bách hại, những người chống đối, những hạng người và nhóm người không suy nghĩ như tôi.

Quả là một cuộc cách mạng to lớn trên thế giới, nếu mỗi Kitô hữu bắt đầu thực hiện thật sự điều Đức Giêsu đã nói chúng ta phải làm!

Trước khi đi xa hơn trong bài đọc và suy niệm của tôi tôi dừng lại một lúc để đặt những cái tên và những khuôn mặt vào những lời này của Tin Mừng và để cầu mong điều tốt lành, để cầu nguyện thật sự... cho họ.

Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại.

Sau những thái độ "nội tâm", luôn luôn đứng đầu trong quan điểm của Đức Giêsu, giờ đây là những thái độ bên ngoài" và là hậu quả cụ thể của thái độ nội tâm. Lòng yêu thương kẻ thù phải đi đến những hành động tích cực đối với họ.

Nhưng cùng với những nhà chú giải, chúng ta hãy quan niệm rằng Đức Giêsu không ban bố một luật pháp gồm bốn điểm về "cái và", "áo ngoài", "sự: xin xỏ", sự "lấy trộm"... Thật vậy, ở đây chúng ta có những ví dụ nhằm minh họa một cách hành động hoàn toàn mới. Những ví dụ này cố tình nghịch lý và dễ nhớ. Người ta sẽ chứng tỏ mình thiếu ý thức về sự chú giải Kinh Thánh và đơn giản là thiếu lương tri khi giải thích theo mặt chữ và theo đường lối chính thống những lời ấy của ngôn ngữ 'Do Thái, như thể thật sự phải đưa má trái cho người đã vả má phải của bạn.

Ví dụ mà Đức Giêsu dùng ở đây liên quan đến cùng một loại nghịch lý như khi Người nói phải móc mắt mình hoặc chặt tay mình (Mt 5,29-30). Trong thực hành, những cách hành động ấy sẽ hoàn toàn vô ích. Mắt bị móc không bảo vệ người ta tránh khỏi một sự vấp phạm khác. Cái vả thứ hai cũng không ngăn cản được cái vả thứ ba và còn lâu mới làm cho kẻ ác có những tình cảm tốt lành hơn! Chính Đức Giêsu sẽ cho lời giải thích tốt nhất về câu nói của Người khi Người không đưa má kia cho người thuộc hạ đã vả Người trước mặt' thượng Tế: "Nếu, tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?" (Ga 18,23).

Nhưng nếu chúng ta phải tìm cho mình những thái độ tương ứng với những công kích mà chúng ta phải chịu, không nên vì thế làm giảm nhẹ yêu sách của Tin Mừng. Thật vậy nếu Đức Giêsu đã không "giơ má kia ra". Người đã đi xa hơn nhiều: Người đã để Người ta đánh đòn Người đến đổ máu, Người đã hiến hoàn toàn thân xác cho những kẻ đánh đập Người... "Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc, phỉ nhổ" (Isaia 50,6). Các "gương ấy ở trong Kinh Thánh. Và Đức Giêsu không yêu cầu chúng ta điều gì mà Người đã không làm trước.

Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy.

Đây chính là điều mà người ta gọi là "quy luật vàng". Một trong các nguyên tắc sơ đẳng của mọi nền đạo đức.

Thầy Hillel, cùng thời với Đức Giêsu đã nói: "Anh không thích điều gì, chớ làm điều đó cho người thân cận". Và các triết gia khắc kỷ đã nói tương tự: "Điều gì anh không muốn người ta làm cho mình, anh đừng làm cho ai khác". Nhưng chúng ta nhận thấy rằng chính Đức Giêsu đem lại cho luật ấy một hình thức tích cực. Phải làm mọi điều tốt lành có thể làm được cho người thân cận... dù với kẻ thù.

Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có ân nghĩa gì đâu? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa. Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. Nếu anh em cho vay mà hy đọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. Trái lại anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả.

Là những Kitô hữu, những môn đệ của Đức Giêsu, chúng ta không tốt hớn những người khác... Tuy nhiên, rõ ràng Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta khác những người khác. Sự khác nhau ấy là gì? Điều gì phải là đặc tính của một Kitô hữu? Đó là "yêu thương những người không yêu thương chúng ta". Tư tưởng sâu sắc của Đức Giêsu là tình yêu thương của chúng ta phải được giải phóng khối mới cộng đồng tự nhiên của chúng ta: Gia đình, môi -trường, quốc gia, nòi giống của chúng ta. Giữa những người giống nhau, sự liên đới là tự nhiên, tự phát. Phải dám nói điều này: sự liên đới không phải là một sự thiện tự thân; ngay cả những "người tội lỗi", những người độc ác, những kẻ áp bức, ích kẻ... có thể sống với nhau bằng sự liên đới rất vụ lợi hoàn toàn hướng về lợi lộc và chống lại những người khác. Hỡi ôi! đâu phải vì tính ích kỷ trở thành tập thể mà nó sẽ ít nguy hiểm hơn.

Tình yêu thương của Kitô giáo là một. tình yêu thương không biên giới, không giới hạn.

Nhân đây, chúng ta hãy ghi nhận bằng cách nào mà Luca muốn làm cho người nghe ngài tức là dân ngoại hiểu được nên đã thay đổi câu nói của Đức Giêsu mà Mát-thêu thuật lại trong bản văn bang tiếng Do Thái: "Ngay cả người ngoại cũng chặng làm như thế sao?". (Mt 5.47). Luca đã thay bằng từ “người tội lỗi". Và biến đổi lối nói “nghi vấn" thành lối nói "khẳng định": "Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế" (Lc 6,33)Vì thế, Sự khẳng định của Đức Giêsu trở nên hoàn toàn rõ ràng, và áp dụng cho tất cả mọi người!

Cũng thế, trong đoạn văn song song, Mátthêu không nói, về việc "cho vay". 'Còn Lu ca không bao giờ bỏ mất cơ hội. Rồi về "tiền bạc". Đối với ngài, trong toàn bộ Tin Mừng của mình, việc chia sẻ của cải là dấu chỉ thật sự, rõ ràng của Tình yêu thương. Và chúng ta phải thừa nhận rằng quả thật cho tiền bạc của mình cũng khó như yêu thương các kẻ thù của mình!

Như vậy phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là còn Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.

Những lời này nhấn mạnh nhân tính thông thường chỉ ở mức trung bình, cách xa dự án của Thiên Chúa biết bao... Và Thần Khí, Vương quyền của Thiên Chúa phải chiếm lĩnh chúng ta từ bên trong để biến đổi chúng ta. Cho đến thời Đức Giêsu, nhân loại đã dùng bạo lực để trả đũa bạo lực. Và, ngay cả trong Kinh Thánh, phải gây ra thánh chiến để tiêu diệt, đập tan kẻ thù, dùng tôn giáo để loại trừ những kẻ thủ của Thiên Chúa! (Đệ nhị luật 7, 1-6-20,10-18 - 25,19; Giosuê 6,17; Dân số 21,2; 1 Samuen 15,18). Cho đến thời Đức Giêsu, và ngay cả trong Kinh Thánh người ta cầu nguyện chống lại các kẻ thù (Tv 17,13; Tv 28,4 - 69,23-29; v.v...). Từ khi Đức Giêsu đến, chúng ta phải "cầu nguyện cho họ ".

Và lý tưởng đề ra sẽ không là gì cả nếu không có Thiên Chúa, chính Thiên Chúa... một lý tưởng phải không ngừng đạt đến và không có giới hạn, Lời nói ấy làm người ta ngạc nhiên! Con người yêu mến kẻ thù sẽ nhận một phần thưởng: Sẽ là "con của Đấng Tối Cao" và rõ ràng là danh hiệu này là danh hiệu đã ban cho Đức Giêsu trong ngày đức Maria!được truyền tin! (Lc 1,32). Ơn làm con Thiên Chúa được ban cho người nào "kiến tạo hòa hình" (Mt 5,9). Yêu thương kẻ thù chúng ta là việc siêu phàm... thánh thiêng! Đó là điều mà Thiên Chúa không những làm... vì Người vẫn" nhân hậu với cả phường vô ân - và quân độc ác" , như lời Đức Giêsu đã bày tỏ.

Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị 'Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em dấu đủ lượng đã dằn, đủ lực và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.

Đức Giêsu mạc khải cho chúng ta bản tính thâm sâu của Chúa Cha: Người nhân hậu và yêu thương đến tận cùng. Người ta sẽ không bao giờ nói lại điều đó cho đủ: Thiên Chúa không phán xét ai, Thiên Chúa không kết tội ai, Thiên Chúa tha thứ cho tất cả các kẻ tội lỗi. Và Người yêu cầu chúng ta bắt chước Người. Và Người còn đi đến chỗ nói với chúng ta rằng sự phán xét của riêng chúng ta có thể nói được trả v~ trong tay chúng ta: "Đó là... anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy... xin tha tội cho chúng con như chúng con lòng tha...".

Điều đó không có nghĩa là Thiên Chúa chấp nhận sự ác! Không có gì giống nhau, và sẽ không bao giờ có gì giống nhau giữa Thiên Chúa và sự bất công, sự hành hạ, độc ác hèn hạ, ích kỷ. Và những người nào làm những việc như thế sẽ không có phần với Người". Những kẻ bất hạnh khốn nạn ấy tự mình làm hại mình, tự mình lên án mình khi ngoan cố từ chối sự tha thứ của người. Và Thiên Chúa sẽ khóc với những giọt lệ đời đời (đó là thập giá! ) trên những ai từ chối yêu mến Người. Hoả ngục, đó là mặt trái của Thiên Chúa, và không do Thiên Chúa tạo ra. Chính Thiên Chúa, chỉ là lòng nhân hậu. Còn bạn, bạn đã ở về phía Thiên Chúa chưa?

http://www.kinhthanhvn.net/cc-bi-suy-nim-cn-vii-thng-nin-c-nhiu-tc-gi-2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét