Trang

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

Lc 6,17.20-26 : Chú giải của Noel Quesson

 Lc 6,17.20-26

Chú giải của Noel Quesson


Ngày hôm nay chúng ta suy niệm về “các mối phúc thật theo thánh Luca”: Chúng ta biết nhiều hơn về các mối phúc thật của thánh Matthêu, vẫn được hát trong ngày lễ Các Thánh. Nhung vì chúng ta có một Lời Chúa được truyền lại bởi hai truyền thống khác nhau, chúng ta hãy thử lắng nghe bản văn hoàn toàn đặc biệt của Luca. Ở đấy, có một thứ liệu quả của kỹ thuật âm thanh lập thể bởi hai cái loa khác nhau.

Các mối phúc thật theo Thánh Matthêu (5,1):
Bài giảng trên Núi…
Bao gồm chín "mối phúc thật...”

Nhấn mạnh đến sự “nghèo khó tâm linh”, sự đói khát công lý sự đau khổ nội tâm...

Các mối phúc thật của Thánh Luca (6,20):
Bài giảng ở chỗ đất bằng.
Bao gồm "bốn" mối phúc thật và bốn mối hoạ.
Nói về những người nghèo đói thật, bụng đói thật sự và khóc chảy nước mắt.

Đức Giêsu đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn

Như Môsê (Xh 19,21), Đức Giêsu xuống từ một ngọn núi nơi Người đã gặp Thiên Chúa. Vâng, trước khi nói với chúng ta điều Người sẽ nói, Đức Giêsu đã "qua một đêm cầu nguyện Thiên Chúa” (Lc 6,12). Thiên Chúa không nhìn sự vật như chúng ta. Đức Giêsu đã dùng cái nhìn của Thiên Chúa trong Thiên Chúa... trong một sự cầu nguyện kéo dài! Đối với chúng ta, hạnh phúc là một vấn đề của may mắn, sức khoẻ, tiền bạc, sự thành công. Chúng ta sắp nghe từ miệng của Đức Giêsu rằng, đối với Thiên Chúa, hạnh phúc là một vấn đề chọn lựa: Người ta quyết định mình được hạnh phúc! Phúc cho những người khốn khổ, Đức Giêsu sẽ nói như thế. Bạn có thể hạnh phúc, dù nghèo, dù đói, dù bị lăng nhục. Nghịch lý chăng: ảo tưởng phi thực chăng? Chúng ta hãy lắng nghe Đức Giêsu.

Đức Giêsu ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: "Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó”

Ở đây trong tiếng Hy Lạp có từ: “makarioi" dịch từ một tiếng Do Thái thường gặp trong Kinh Thánh, đó là từ đầu tiên của Thánh Vịnh đầu tiên "asheri"... Đó là một từ ở số nhiều muốn diễn tả một niềm vui tràn đầy, mà ông Chouraqui vốn nhạy cảm với ngôn ngữ của mình, đã dịch bằng chữ "hoan hỉ"!

Khi loan báo niềm hạnh phúc, hoan hỉ cho những người khốn khó ở trần gian này, Đức Giêsu đáp lại sự chờ đợi lớn lao của họ.

Những người có mặt ngày hôm đó, trước mặt Người quả thật là những người' "làm nghề mọn”, những "người bệnh tật" những người nghèo bị các thần ô uế “quấy nhiễu” (Lc 6,18). Sinh vật kỳ quặc! Con người đó không bao giờ thoả mãn với những khoái cảm xác thịt, cũng không bao giờ chịu được những đau khổ thân xác! Tại sao con vật ấy, khác với những sinh vật khác, biết mình giới hạn, tương đối và hữu hạn... vẫn giữ trong lòng mình khát vọng vô cùng về tuyệt đối? Tại sao lại muốn được hạnh phúc? Tại sao có khát vọng thánh thiêng ấy?

Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó... Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói... Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang khóc...

Matthêu đã tâm linh hoá khi diễn tả: "phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó!"
Còn Luca thì nói về những người nghèo thật sự, đói khát thật sự, đau khổ thực sự trong thân xác. Trạng ngữ “bây giờ" mà Luca xác định rất có ý nghĩa. Luca gợi ý rằng sẽ có một sự đảo lộn tình thế: anh em bây giờ đang khóc, anh em sẽ cười!
Người ta sẽ còn bàn cãi lâu dài để biết đích xác Đức Giêsu đã nói điều gì... và để biết trong hai bản văn của: Matthêu và của Luca bản văn nào là chính thức hơn. Thật ra, tại sao Đức Giêsu đã không nói cả hai điều đó... ngày hôm đó... hay trong nhiều lần khác?

Nếu người ta đọc toàn bộ Tin Mừng, thì dẫu sao chính cách giải thích của Luca xem ra gần với tư tưởng sâu xa của Đức Kitô hơn.. Đức Giêsu là Đấng "Mêsia của người nghèo". Chính Người đã sống khó nghèo; nhiều lần Người đã cho thấy Người thích hướng về phía nào". Dĩ nhiên, Người đã hiệp thông trong thân xác và trong cảm thức con người với điều kiện khắc nghiệt của những ai thiếu thốn. Khi chia sẻ thân phận của họ từ lúc nằm trong máng cỏ cho đến lúc bị đóng đinh, "không có một viên đá để kê đầu!”, Người đã cảm thấy một trái tim huynh đệ đang đập vì họ. Là Đấng Mêsia của người nghèo bị Do Thái giáo của giới trí thức Giêrusalem khinh bỉ, Đức Giêsu đã đau khổ như những "người phận nhỏ" và "cùng với họ" bị những "người có của" lăng nhục, khinh khi. Oi! sự khinh miệt đáng sợ ấy thường là vô thức đối với sự nghèo khó. Từ phía những kẻ no nê và cười ngạo nghễ. Vậy Đức Giêsu hứa hẹn gì với những người nghèo ấy?

Nước Thiên Chúa là của anh em... Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng... anh em sẽ được vui cười.

Vậy thì, những kẻ khốn khổ có thể được "hạnh phúc" như thế nào?
Bởi vì, Đức Giêsu đã nói: "Nước Thiên Chúa là của họ". Sự khẳng định này là truyền thống, trong toàn bộ Kinh Thánh. Tương tự như thế, Giêrêmia (17,5-8) trong bài đọc mà chúng ta nghe hôm nay nói với chúng ta cùng một chân lý: "Đáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời, lấy sức phàm nhân làm nơi nương tựa, và lòng dạ xa rời Đức Chúa... Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa, và có Đức Chúa làm chỗ nương thân ".

Nguy cơ to lớn của sự giàu sang chính là tạo ra sự thoả thích hoang tưởng. Người nào tự mãn với của cải trần thế dần dà sẽ nghĩ rằng mình có thể bỏ qua Thiên Chúa...Trái lại, người nghèo vốn không: có chỗ nương tựa nơi con người, vì thế được mời gọi hướng về Thiên Chúa. Chính sự giàu có đặt người giàu vào sự nguy hiểm, khi cất đi khối người ấy mọi "sự đói khát Thiên Chúa", người ấy bị giam hãm trong "căn phòng đóng kín" của những hạnh phúc nhỏ bé phàm tục của mình. Bất hạnh của những người giàu chính là họ đặt cuộc quá thấp và quên rằng chỉ Thiên Chúa mới có thể lấp đầy khát vọng hạnh phúc vô cùng trong mỗi con người. Ngườí giàu có tự mãn bị tiền bạc của mình đánh lừa. Đức Giêsu sẽ nói về "tiền bạc, đánh. lừa" (Lc 16,9). Chúng ta sẽ nói gì về một người' đánh cá ba con ngựa, lại dứt khoát đặt cuộc cho một con ngựa chắc chắn không bao giờ vượt qua mức đến? Vả lại, điều chắc chắn là trương mục trong ngân hàng sẽ không vượt qua "mức" vĩnh cửu. Sự giàu sang hứa hẹn hạnh phúc là một "điều dối trá". Hạnh phúc duy nhất, chung cuộc quyết định, tuyệt đối, chính là Tình Yêu, chính là Thiên Chúa! Đó là Nước Thiên Chúa.

Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ sỉ vả và bị xoá tên như đồ xấu xa.

Vậy thì, ai là nhân vật chủ chốt? Con Người... mà người nghèo sẽ có thể thiết lập tương quan? Thiên Chúa táo bạo biết bao trong Đức Giêu Nadarét ấy, trong người nghèo ấy vốn còn là một bí ẩn.

Câu này, cũng như nhiều câu khác trong Tin Mừng, cho thấy rằng nghèo khó hoặc khốn khổ không đủ đề có được "hạnh phúc của Thiên Chúa". 'Trái lại, cũng có khi sự đau khổ làm người ta chai cứng và chống lại Thiên Chúa. Giữa cơn thử thách, để đạt đến hành phúc mà: Đức Giêsu đã hứa, phải hiểu biết là đón nhận thử thách ấy trong chính ánh sáng của Đức Giêsu, Còn Người sư hiệp thông với Đức Giêsu là suối nguồn của mềm hân hoan. Lạy Chúa, xin hãy biến đổi những "thử thách" của con thành sự hân hoan" với Chúa.

Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế.

Đức Giêu không giải thích vấn đề sự ác, Đức Giêsu không biện minh cho sự đau khổ. Trong toàn bộ Tin Mừng, Người luôn chiến đấu chống lại đau khổ, Người chữa lành, an ủi, tha thứ. Nhưng ở đây, Người khẳng định, với sự bình thản và mạnh mẽ rằng đau khổ có thể trở thành nơi xuất hiện một niềm vui mầu nhiệm. Một sự "nhảy múa vui mừng". Ai có tai để nghe phải hiểu. Vả lại, chúng ta hãy nhận ra sự tinh tế của tư tưởng ấy: Niềm vui được hứa chỉ khai mở trọn vẹn trong nước Trời... tuy nhiên nó đã được bắt đầu từ cái ngày người ta đau khổ.'Đức Tin là một sự tham dự trước vào Thiên Đàng, vào đời sống vĩnh cửu.

Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi!

Khác với Matthêu, Luca đặt vào trong miệng của Đức Giêsu bốn câu hoàn toàn đối lại...bốn mối phúc thật. Ở trên là đôi khi người ta gọi là các mối hoạ. Tuy nhiên người ta khó mà tưởng tượng các mối hoạ trong lòng của Đấng đã đến, để cứu chữa chứ không phải để chuộc tội. Trong bản văn tiếng Hy Lạp, không có các mối hoạ (Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có!")... cũng không có sự lên án (Hỡi những kẻ giàu có? Một bất hạnh sẽ đến với các người!")... nhưng chỉ là một thứ xác nhận một lời than thở: "A, giàu có khốn khổ biết bao!" Từ ngữ mà chúng ta dịch là khốn cho... "' không phải là một tính từ nhưng là một từ thán diễn tả sự đau xót: than ôi! các ngươi là những người giàu có!" 'Vâng, Đức Giêsu trong một tiếng kêu đau đớn, than thở cho những kẻ giàu có: Tai hại cho họ biết bao nếu họ nhắm mắt trước những giá trị chân chính, những giá trị "vượt qua lằn mức"! Đáng buồn biết bao khi một Người đặt niềm tin của mình vào cái nay còn mai mất!

Hãy coi chừng! Hãy coi chừng! Lời cảnh báo ấy không phải chỉ dành cho những người khác. Tôi là kẻ giàu có ấy thường xuyên có nguy cơ quên đi điều chủ yếu.
Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói! Khốn cho các người, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười, vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than!

Đức Giêsu thật sự loan báo một sự lật ngược tình thế: Hình ảnh trong bản văn Hy Lạp còn mạnh hơn nhiều: ôi khốn khổ cho các người là những kẻ no nê! Than ôi! các ngươi là những kẻ no căng bụng!

Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế.

Từ tưởng của Đức Giêsu, cũng như mọi tư tưởng Kinh Thánh và Do Thái là một tư tưởng tuyệt đối, bằng song luận: "hoặc là... hoặc là..." Qua các phản đề đối chiếu này. Có một sự đối lập không thể thoả hiệp được giữa Nước Thiên Chúa và tiền bạc. Người ta không thể cùng lúc phục vụ Thiên Chúa và Mam-mon! (Lc 16,13). Đức Maria đã hát trong bài ca Ngợi Khen (Magnificat): "Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng”.

Chúng ta có tiếp tục để mình bị ảo ảnh đánh lừa không? Chúng ta hãy bước theo Đức Giêsu. "Người vốn giàu sang phú quý, như đã tự ý trở nên nghèo khó" (2 Cr 8,9). Lạy Chúa Giêsu, Ngài là Đấng Nghèo Khó, Vinh quang đời đời của Thiên Chúa trong Ngài.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét