la-croix.com, Élodie Maurot, 2020-04-28
Nhà phân tâm học Marie Balmary suy ngẫm và đặt câu hỏi cho Kinh Thánh. Chúa có liên quan gì đến tai họa đại dịch, chúng ta có thể tìm thấy ý nghĩa trong đó không.
Tôi chưa bao giờ gặp khó khăn khi viết một bài báo. Báo La Croix nhờ tôi viết một bài suy ngẫm về những gì đang xảy ra hiện nay. Tôi vừa có tang, vừa bị một hỏa hoạn. Và rồi đại dịch đến cùng với cách ly. Không ngạc nhiên khi tôi phải đối diện với câu hỏi về ý nghĩa.
Có một ý nghĩa để khám phá. Chung quanh tôi, mọi người dè chừng. Nguy hiểm khi xem đây là sự can thiệp của một Chúa trừng phạt. Đây là con người đã phạm một sai lầm lớn về sự sống ở đâu đó. Khoa học biết các nguyên nhân. Chúng ta không cần đi tìm ý nghĩa…
Không may cho tôi, điều này không đủ để giải thích cho tôi. Tôi không thể không nghe trong lòng tôi câu hỏi không thể không đặt ra: Có phải Chúa cho bất cứ điều gì xảy ra cho tất cả chúng ta không. Các bạn bè nói với tôi: cẩn thận, trên con đường này bẫy đặt khắp nơi. Thiên Chúa không dính gì đến chuyện này. Chúa để chúng ta tự do, để chúng ta có trách nhiệm. Ngài không can thiệp trong lịch sử. Ngài có can thiệp khi người Do thái bị diệt chủng không. Tôi trả lời: không, Ngài không can thiệp trong các chuyện hung bạo giữa con người: Chúa có cứu Giêsu ra khỏi các kẻ thù của Giêsu không. Chúa ở ngoài chuyện này.
Nhưng có một cái gì đó đau lòng trong tâm hồn những người có lòng tin nếu chúng ta khẳng định sự vắng mặt của Chúa trong thế giới này. Vì ngay cả mỗi người chúng ta, từng cá nhân chúng ta, chắc chắn ai cũng đã có ngày hy vọng, có lẽ đã cầu nguyện để Ngài can thiệp trong cuộc sống riêng của mình, giúp mình thoát khỏi nguy hiểm chết người, che chở những người mình thương yêu. Khi thoát khỏi bất hạnh, chúng ta đã không nói cám ơn Chúa đó sao. Và các thánh vịnh đầy cả những lời xin Chúa cứu giúp.
Một cuộc chiến. Theo tôi thuật ngữ này không giúp chúng ta gì. Đúng hơn là một “tai ương.” Chữ bí ẩn từ thời Cổ đại gợi lên câu hỏi: vì sao nó lại xuất hiện ra bây giờ và ở đây.
Nếu trận hồng thủy, tháp Babel, việc đi ra khỏi Ai Cập là chuyện huyền thoại, thì làm sao Chúa lại không phải là huyền thoại.
Tôi dò tìm trong Thánh Kinh, sách Sáng thế ký, sách Xuất hành. Chúng ta có thể tin đây là những sự kiện mang tính biểu tượng, thậm chí là thần thoại nhưng không có thật. Nếu trận hồng thủy, tháp Babel, việc đi ra khỏi Ai Cập là chuyện huyền thoại, thì làm sao Chúa lại không phải huyền thoại.
Một tai ương, thì chung chung là một hiện tượng xuất phát từ tự nhiên. Do đó nó liên quan đến Đấng Tạo dựng. Tôi kéo độc giả vào trong một khảo luận. Quý bạn sẽ thấy tôi đang phóng đại. Đồng ý. Chúng ta cùng phóng đại và xem những gì nó làm. Để làm điều này, tôi phải đi lui lại đàng sau rất nhiều.
Tôi sẽ xem lại ba lần Chúa can thiệp trong Thánh Kinh, nhưng trước hết chúng ta xem Tân ước nói gì. Không có sự can thiệp của Thiên Chúa vì như đã viết (Ga 5, 17), “Cha tôi vẫn làm việc”. Vậy Chúa hành động liên tục.
Trận hồng thủy, Babel và đi ra khỏi Ai Cập. Các lý do của “ba sự can thiệp thần thánh” này trước hết là do sự mất bình đẳng phẩm giá giữa đàn ông và phụ nữ: trong đoạn 6 sách Sáng thế, trước trận đại Hồng thủy, đàn ông nghĩ rằng mình là con của thần thánh, phụ nữ là phàm nhân, đàn ông có quyền trên phụ nữ, họ muốn làm gì họ muốn. Và như thế “con đường” dẫn người nam, người nữ cũng sẽ không còn là “thần thánh.” Do đó có lẽ Chúa đã hối hận vì đã dựng ra họ. Ngoại trừ ông Nô-ê và vợ, các vợ chồng con của ông và các động vật để xây dựng lại trái đất.
Tháp Babel (đoạn 11 sách Sáng thế): một tập hợp “toàn cầu”, tất cả: “Toàn trái đất… nói một thứ tiếng.” Các khẩu hiệu chỉ nói về công việc và kỹ thuật để tạo một tên gọi duy nhất cho chính mình, xây dựng một thành phố và một tháp mà đỉnh tháp chạm đến trời. Ở đây thêm một lần nữa, mối quan hệ giữa con người và Chúa bị mất. Chúa phân tán họ đi khắp Trái đất, ngăn chặn sự nô lệ của họ đối với chính quyền lực của họ. Họ nhầm lẫn ngôn ngữ của họ, họ không còn hiểu nhau, họ ngưng xây dựng.
Rồi đến Ai Cập (sách Xuất hành): Vua Pharaô ra lệnh giết tất cả con trai người Do thái. Chỉ còn con gái để họ muốn làm gì họ làm. Đàn ông Do thái trở thành nô lệ. Ông Môsê xin vua Pharaô cho dân của mình vào sa mạc ba ngày để mừng lễ Giêhôva. Làm một điểm ngừng, một ngày sabah. Vua Pharaô từ chối. Sau đó là mười bệnh dịch của Ai Cập. Đến bệnh dịch thứ mười thì tai ương đã “thành công”: Vua Pharaô để người Do Thái đi ra.
Cái chết của cơ thể không phải là điều tồi tệ nhất xảy ra với chúng ta. Nhưng đây không phải là con đường của tất cả chúng ta sao. Nguy hiểm là sự hư mất tâm hồn
Khi tôi thấy một cửa hàng lớn ở Paris viết hàng chữ “Mở cửa tất cả ngày chúa nhật”, tôi nghĩ: vậy là chúng ta đang ở Ai Cập. Tai ương đến với chúng ta bây giờ, khi chúng ta kết hợp, ít nhất là ở Phương Tây, ba sai lầm đã kể trên trong sách Sáng thế và sách Xuất hành. Chúng ta gạt bỏ sự khác biệt đàn ông/phụ nữ, do đó là gạt bỏ quan hệ, chúng ta xây dựng sự toàn cầu hóa ngày càng kỹ thuật để vươn tới trời (người siêu nhân, bất tử) và chính chúng ta là pharaô của mình, chúng ta bắt mình luôn làm việc nhiều hơn – hoặc không có việc cho những người không giỏi trong cuộc chạy đua này. Chúng ta không có một phương tiện nào để ngừng điều này. Vậy mà, tất cả đều bị ngừng.
Bây giờ, chúng ta đi đến điểm, thoát ra khỏi lối sống này, với tâm hồn chúng ta, và thiên nhiên – tất cả yêu cầu chúng ta để ngừng sự rối loạn chết người do sự siêu-tiêu thụ toàn cầu. Có phải chúng ta sẽ đọc lại Kinh Thánh khi nhân loại “đụng đến bức tường”, điều này đã được nói đến nhiều, khi đó thiên nhiên, Trái đất, sự sống can thiệp vào.
Tình cờ hay báo động
Trong Tin Mừng Thánh Mátthêu (10, 30), tôi đọc: “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục. Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi.” Chim sẻ hay sợi tóc, không gì rơi xuống mà không có ý Cha. Một công thức gợi hiếu kỳ. Không phải là Chúa Cha làm rơi. Ngài rơi “với.”
Trong đoạn Tin Mừng này có một chuyện khác mà tôi hoàn toàn đồng ý: cái chết của cơ thể không phải là điều tồi tệ nhất xảy ra với chúng ta. Nhưng đây không phải là con đường của tất cả mọi người. Nguy hiểm, đó là đánh mất tâm hồn. Không nên để các cơ quan công quyền chế ngự sức khỏe của chúng ta bây giờ. Chúng ta hình dung sẽ khó như thế nào để thay đổi các ưu tiên của chúng ta, để lại đằng sau các tiện nghi ru ngủ và các hạnh phúc thảm khốc.
Khó để tìm lại ước mong sâu đậm nhất mà con vi-rút này có thể mang lại cho chúng ta niềm vui: mối quan hệ với người khác, lòng biết ơn (bao gồm cả tài chính) của những người phục vụ cho cuộc sống và không phải vì sinh lợi, cho dù họ là những người săn sóc, thầy cô giáo, doanh nhân ở tất cả các cấp… Mong muốn được ở bên nhau trong bình an, trong một bản chất được tôn trọng và có lợi. Ước mong sâu xa này mà tai ương có thể giúp chúng ta tìm con đường để đến.
Những gì tôi (tái) khám phá: các công cụ mới để trao đổi
Trước cách ly, tôi coi thường các công cụ trao đổi mới. Tôi lại còn không dùng nó, ngoại trừ điện thoại cầm tay. Bây giờ tôi nhận ra, chúng hiện diện nhiều hơn tôi nghĩ. Tôi nhận ra chúng ta có thể dùng chúng một cách tốt đẹp, dù đôi khi hơi mệt cho mình và cho người khác. Vì vậy, có một năng lực trong sự hiện diện thể lý. Chúng ta cho nhau năng lực khi ở bên nhau. Có một cái gì như một ơn trong sự hiện diện thể lý mà tôi không thể – và cũng không muốn –định nghĩa. Như khi Đức Mẹ viếng thăm bà Isave…
Tôi đã đề nghị với các bệnh nhân của tôi, họ nên tiếp tục làm việc qua điện thoại. Về mặt nghề nghiệp, tôi thích dùng video, vì tôi không phải đối diện trực tiếp. Cùng với video, tôi dùng các công cụ khác để tiếp tục công việc với các nhóm nghiên cứu, liên lạc với gia đình, cà-phê Skype và gặp nhau qua Zoom…
Tôi tự hỏi không biết tôi có dùng cách này sau khi xong giai đoạn này không. Tôi nghĩ ‘chuyện không thể’ nuôi dưỡng một cái gì đó mà sự lựa chọn không nhất thiết phải có mới thực hiện được. Nếu chúng ta có thể làm khác đi, liệu nó có thể tốt như vậy không.
Điều cũng gây ấn tượng với tôi bây giờ là khi chúng ta hỏi nhau “bạn khỏe không”, thì câu này không còn là một câu không có nội dung.
Như thể điều kỳ diệu của cuộc sống không còn là một chuyện hiển nhiên bình thường. Đó là một chuyện chúng ta thắng được. Chúng ta đi ra khỏi sự dửng dưng. Đó là sức mạnh mà sự gần gũi với cái chết mang lại…
Bà Marie Balmary, nhà phân tâm học trong cuộc đối thoại với Thánh Kinh
Bà là nhà phân tâm học ở Paris. Đầu tiên hết bà là nhà tâm lý học lâm sàng, từ nhiều thập kỷ nay, bà theo đuổi việc đọc lại các câu chuyện trong Kinh Thánh với một nhóm độc giả có kinh nghiệm trong khoa phân tâm học.
Công việc dịch và đưa Kinh Thánh cộng hưởng với khoa phân tâm đã giúp bà viết nhiều tác phẩm: Sự Hy sinh bị cấm. Freud và Thánh Kinh (Le Sacrifice interdit. Freud et la Bible, nxb. Grasset, 1986), Nguồn gốc thần thánh. Thiên Chúa đã không dựng nên con người (La Divine Origine. Dieu n’a pas créé l’homme, nxb. Grasset, 1993), Từ Freud đến Chúa (Freud jusqu’à Dieu, nxb. Actes Sud, 2010).
Marta An Nguyễn dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét