Đôi tai thính giác.
Thiên Chúa tạo dựng thú vật và con người trong công trình sáng tạo theo như Kinh thánh diễn tả thuật lại ( St 1,1-31) có sự sống và các cơ quan thân thể. Mỗi thứ giống loại đều có thân xác hình thể cơ quan tương xứng hợp với giống loài đó. Một trong những cơ quan hệ trọng là đôi tai để nghe.
Đôi tai được Đấng Tạo Hóa tạo dựng theo một cấu trúc như chiếc cần ăng-ten thu hút làn sóng âm thanh bên ngoài, nó được gắn liền nơi hai bên phải và trái phần thủ cấp (đầu) của thân thể con người cũng như của loài thú động vật.
Đôi tai không chỉ hệ trọng cho sự sống được phát triển, nhưng còn tạo ra sự cân bằng, nét đẹp hài hòa cho thân thể nơi người cùng nơi thú động vật nữa.
Ngoài ra, đôi tai còn có chức năng điều hòa sức sống vị trí của thân thể được thăng bằng không bị nghiêng lệch chao đảo. Nên khi đôi tai, ít là nơi con người, bị bệnh có vấn đề không nghe được, hay nghe không rõ, sẽ gây ra sự choáng váng chóng mặt cho người đó.
Đôi tai để nghe bắt làn sóng, nhưng hệ thần kinh nhỏ li ti của đôi tai nằm ẩn sâu bên dưới làn da sàng lọc những âm thanh, tiếng động được thu nhận vào. Vì thế ngay nơi một em bé mới sinh ra, mắt chưa nhìn rõ, nhưng em đã có đôi tai nghe thật thính diệu kỳ. Em phân biệt được tiếng cha mẹ em, nhất là tiếng của người mẹ. Em nhận ra tiếng mẹ em ngay, cho dù mẹ em còn ở xa em.
Người lớn thanh thiên thiếu nữ bạn trẻ, ngay từ lúc họ yêu nhau, tìm gặp được nhau rồi thành lập gia đình với nhau, họ cũng có đôi tai thính với nhau. Họ thính tai nhận ra tiếng của nhau rất nhạy, dù người bạn đường chỉ nói nhỏ hoặc ngắn. Họ bắt được làn sóng âm thanh tiếng nói của nhau rất bén nhậy.
Khả năng nhậy cảm của đôi tai không chỉ nơi con người, mà còn cả nơi thú động vật nữa. Những con thú vật ngay từ lúc nhỏ thơ bé đã có khả năng nhận ra tiếng của mẹ nó rồi.
Khả năng nhậy bén của đôi tai nghe bắt được âm thanh làn sóng tiếng động quen biết cùng tinh vi nhỏ nhẹ đó, gọi là trực giác. Khả năng trực giác đó mang lại cho người cùng thú vật sự bình an hạnh phúc mạnh khoẻ, vì cảm nhận mình được tin tưởng, được gìn giữ bảo vệ yêu thương, hay đoán biết trước nguy cơ để đề phòng.
Chúa Giêsu dùng hình ảnh đoàn chiên thú vật có đôi tai thính giác nhậy bén nhận nghe ra tiếng của người chăn dắt chúng ra đồng cỏ kiếm thức ăn nuôi sống:
„ Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra.4 Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh.“ ( Ga 10, 3-4) để nói về mối tương quan mật thiết tràn đầy sự tin tưởng giữa người Mục Tử nhân lành, như cha mẹ và con cái mình. Hình ảnh nầy Chúa Giêsu muốn nói đến chính Ngài là người mục tử nhân lành chăm lo đến đời sống tinh thần của đoàn chiên con người. Người Mục tử nhân lành có đôi tai thính gía nhậy bén cho đoàn chiên của mình, và đoàn chiên cũng có đôi tai thính nhậy bén phân biệt nhận ra tiếng của người chăn dắt săn sóc chúng. Và chúng đi theo sự hướng dẫn của chủ chúng.
Thật là một hình ảnh chan chứa tình tự yêu thương của một bầu không khí nếp sống bình an, vui vẻ khoẻ mạnh.
Trong đời sống chúng ta ai cũng mong muốn có được không khí nếp sống như vậy. Nhưng để có được đôi tai thính giác nhậy bén, con người cần được giáo dục huấn luyện khởi đầu từ nơi cha mẹ. Con người cần có cha mẹ để tâm lắng nghe con mình. Từ mẫu gương tình yêu thương để tai lắng nghe của cha mẹ, chúng ta học được nếp sống có đôi tai thính giác nhậy bén cho người khác, cho môi trường sống chung quanh.
Những tiếng nói yêu thương vỗ về, những lời an ủi khuyến khích đầy niềm tin tưởng góp phần rất lớn cùnng hệ trọng làm cho đôi tai thính giác trở nên nhậy bén.
Đoàn chiên cảm nhận được bình an trên đồng cỏ thức ăn cho đời sống. Vì được người chăn đắt dẫn đến chỗ có lương thực cần thiết cho đời sống.
Trong phúc âm, Chúa Giêsu, hình ảnh người Mục Tử nhân lành, đoan hứa ban cho nhiều hơn chỉ là thức ăn nơi đồng cỏ xanh tươi.
Trong đời sống con người chúng ta không chỉ cần có lương thực thức ăn tươi tốt cho thân xác bao tử được no đầy, cùng cần thiết. Nhưng họ còn cần nhiều hơn nữa để có đời sống được bình an, có niềm vui hạnh phúc.
Con người cần nhiều hơn tình yêu thương săn sóc của người khác cùng đồng hành sát cánh bên cạnh trong mọi hoàn cảnh.
Họ cảm thấy bình an hạnh phúc khi nghe được những tiếng nói tích cực tốt đẹp, khơi vực dậy lòng can đảm.
Tiếng nói nhỏ nhẹ, chan hòa tình yêu thương trong tâm hồn phát tỏa từ Thiên Chúa, Đấng sinh thành, chăm sóc nuôi dưỡng con người, để cho họ tìm được đồng cỏ xanh tươi bình an cho đời sống.
Con người cần có đôi tai thính giác nhậy bén cho những tiếng nói đó.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đôi tai được Đấng Tạo Hóa tạo dựng theo một cấu trúc như chiếc cần ăng-ten thu hút làn sóng âm thanh bên ngoài, nó được gắn liền nơi hai bên phải và trái phần thủ cấp (đầu) của thân thể con người cũng như của loài thú động vật.
Đôi tai không chỉ hệ trọng cho sự sống được phát triển, nhưng còn tạo ra sự cân bằng, nét đẹp hài hòa cho thân thể nơi người cùng nơi thú động vật nữa.
Ngoài ra, đôi tai còn có chức năng điều hòa sức sống vị trí của thân thể được thăng bằng không bị nghiêng lệch chao đảo. Nên khi đôi tai, ít là nơi con người, bị bệnh có vấn đề không nghe được, hay nghe không rõ, sẽ gây ra sự choáng váng chóng mặt cho người đó.
Đôi tai để nghe bắt làn sóng, nhưng hệ thần kinh nhỏ li ti của đôi tai nằm ẩn sâu bên dưới làn da sàng lọc những âm thanh, tiếng động được thu nhận vào. Vì thế ngay nơi một em bé mới sinh ra, mắt chưa nhìn rõ, nhưng em đã có đôi tai nghe thật thính diệu kỳ. Em phân biệt được tiếng cha mẹ em, nhất là tiếng của người mẹ. Em nhận ra tiếng mẹ em ngay, cho dù mẹ em còn ở xa em.
Người lớn thanh thiên thiếu nữ bạn trẻ, ngay từ lúc họ yêu nhau, tìm gặp được nhau rồi thành lập gia đình với nhau, họ cũng có đôi tai thính với nhau. Họ thính tai nhận ra tiếng của nhau rất nhạy, dù người bạn đường chỉ nói nhỏ hoặc ngắn. Họ bắt được làn sóng âm thanh tiếng nói của nhau rất bén nhậy.
Khả năng nhậy cảm của đôi tai không chỉ nơi con người, mà còn cả nơi thú động vật nữa. Những con thú vật ngay từ lúc nhỏ thơ bé đã có khả năng nhận ra tiếng của mẹ nó rồi.
Khả năng nhậy bén của đôi tai nghe bắt được âm thanh làn sóng tiếng động quen biết cùng tinh vi nhỏ nhẹ đó, gọi là trực giác. Khả năng trực giác đó mang lại cho người cùng thú vật sự bình an hạnh phúc mạnh khoẻ, vì cảm nhận mình được tin tưởng, được gìn giữ bảo vệ yêu thương, hay đoán biết trước nguy cơ để đề phòng.
Chúa Giêsu dùng hình ảnh đoàn chiên thú vật có đôi tai thính giác nhậy bén nhận nghe ra tiếng của người chăn dắt chúng ra đồng cỏ kiếm thức ăn nuôi sống:
„ Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra.4 Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh.“ ( Ga 10, 3-4) để nói về mối tương quan mật thiết tràn đầy sự tin tưởng giữa người Mục Tử nhân lành, như cha mẹ và con cái mình. Hình ảnh nầy Chúa Giêsu muốn nói đến chính Ngài là người mục tử nhân lành chăm lo đến đời sống tinh thần của đoàn chiên con người. Người Mục tử nhân lành có đôi tai thính gía nhậy bén cho đoàn chiên của mình, và đoàn chiên cũng có đôi tai thính nhậy bén phân biệt nhận ra tiếng của người chăn dắt săn sóc chúng. Và chúng đi theo sự hướng dẫn của chủ chúng.
Thật là một hình ảnh chan chứa tình tự yêu thương của một bầu không khí nếp sống bình an, vui vẻ khoẻ mạnh.
Trong đời sống chúng ta ai cũng mong muốn có được không khí nếp sống như vậy. Nhưng để có được đôi tai thính giác nhậy bén, con người cần được giáo dục huấn luyện khởi đầu từ nơi cha mẹ. Con người cần có cha mẹ để tâm lắng nghe con mình. Từ mẫu gương tình yêu thương để tai lắng nghe của cha mẹ, chúng ta học được nếp sống có đôi tai thính giác nhậy bén cho người khác, cho môi trường sống chung quanh.
Những tiếng nói yêu thương vỗ về, những lời an ủi khuyến khích đầy niềm tin tưởng góp phần rất lớn cùnng hệ trọng làm cho đôi tai thính giác trở nên nhậy bén.
Đoàn chiên cảm nhận được bình an trên đồng cỏ thức ăn cho đời sống. Vì được người chăn đắt dẫn đến chỗ có lương thực cần thiết cho đời sống.
Trong phúc âm, Chúa Giêsu, hình ảnh người Mục Tử nhân lành, đoan hứa ban cho nhiều hơn chỉ là thức ăn nơi đồng cỏ xanh tươi.
Trong đời sống con người chúng ta không chỉ cần có lương thực thức ăn tươi tốt cho thân xác bao tử được no đầy, cùng cần thiết. Nhưng họ còn cần nhiều hơn nữa để có đời sống được bình an, có niềm vui hạnh phúc.
Con người cần nhiều hơn tình yêu thương săn sóc của người khác cùng đồng hành sát cánh bên cạnh trong mọi hoàn cảnh.
Họ cảm thấy bình an hạnh phúc khi nghe được những tiếng nói tích cực tốt đẹp, khơi vực dậy lòng can đảm.
Tiếng nói nhỏ nhẹ, chan hòa tình yêu thương trong tâm hồn phát tỏa từ Thiên Chúa, Đấng sinh thành, chăm sóc nuôi dưỡng con người, để cho họ tìm được đồng cỏ xanh tươi bình an cho đời sống.
Con người cần có đôi tai thính giác nhậy bén cho những tiếng nói đó.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét