Các thánh, các thiên thần và loài người giống và khác khau
như thế nào?
Để quý độc giả tham khảo…
Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Hỏi: Xin cha giải thích rõ những thắc mắc sau đây:
1- Có các Thiên
Thần không?
2- Thiên thần, các
Thánh và loài người khác và giống nhau thế nào?
Trả lời:
I- Có Thiên Thần (
Angels) hay không?
Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo trả lời câu hỏi trên rõ ràng
như sau: “Sự hiện hữu của các hữu thể thiêng liêng, không có thân xác mà Thánh
Kinh thường gọi là các Thiên Thần, là một chân lý của đức tin. Chứng từ của
Thánh Kinh cũng rõ ràng như toàn thể Thánh Truyền” (x. SGLGHCG, số 328).
Là chân lý của đức tin có nghĩa đây là điều phài tin trong
toàn bộ niềm tin của Đạo Thánh do Chúa Kitô mang từ trời xuống giảng dạy và
được lưu truyền lại từ các Thánh Tông Đồ
cho các thế hệ sau trong Giáo Hội tuân giữ để được cứu rỗi.
Trước hết, Chúa Giêsu đã nói đến các Thiên Thần như sau:
“Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé
mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời
không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 18:10).
Dịp khác, khi nói về sự sống của những ai được sống lại sau
khi phải chết trong thân xác, Chúa cũng nói rõ: “Quả thật, họ không thể chết
nữa vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con
cái sự sống lại” (Lc 20:36).
Lần nữa, Chúa lại nói đến công việc của các thiên thần trong
ngày Chúa đến để xét xử thế gian như sau:
“Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các
thiên thần theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự trên ngai vinh hiển của Người” (Mt
25:31).
Các Thiên Thần cũng được gọi là các Thiên Sứ như ta đọc thấy
trong Thánh Vịnh sau đây:
“Chúc tụng Chúa
đi, hởi muôn vì thiên sứ
Bậc anh hùng
dũng mãnh thực hiện lời Người
Luôn sãn sàng
phụng lệnh” (Tv 103:20).
Như thế, rõ ràng cho thấy là
có các Thiên Thần hay Thiên Sứ ở trên trời, căn cứ vào lời Chúa Giêsu
trong Kinh Thánh trên đây và giáo lý của
Giáo Hội. Các Thiên Thần là những thực thể thiêng liêng, không có thân xác
(spiritual non-corporeal beings) như loài người chúng ta. Các Thiên sứ này đựơc
tạo dựng cách hoàn hảo ngay từ đầu để thờ lậy, chúc tụng, ngợi khen Chúa trên
Thiên Đàng. Mặt khác, vì không phải là loài người với bản tính yếu đuối, nên
các Thiên Thần cũng không vướng mắc tội nguyên tổ và mọi tội cá nhân như con
người.
Nhưng một số các thiên thần – mà kẻ cầm đầu là Satan – đã
dùng tự do để nổi lên chống lại Thiên
Chúa và “Thiên Chúa sẽ không dung thứ cho các thiên thần có tội, nhưng đã đẩy
họ vào hố địa ngục tối tăm giữ họ để chờ cuộc phán xét” (2 Pr 2:4).
Kinh Thánh còn cho ta biết về nhiệm vụ của các Thiên Thần
như sau:
1- Các Thiên thần
Xêraphim tức các Thần Sốt Mến luôn luôn chúc tụng Chúa trên Thiên Đàng:
“Phía bên trên Người (Chúa) có các Thần Xêraphim đứng
chầu.Mỗi vị có sáu cánh: hai cánh để che mặt, hai cánh che chân và hai cánh để
bay” (Isaiah 6:2).
Một trong các Thần đó đã thanh tẩy môi miệng ngôn sứ Isaiah
trong thị kiến đầu tiên của ngôn sứ :
“Một trong các Thần
Xê-ra-phim bay về phía tôi tay cầm một hòn than hồng
Người dùng cặp mà
gắp từ trên bàn thờ. Người đưa hòn than ấy chạm vào miệng tôi và nói :
Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi,
Người đã được tha lỗi và xá
tội” (Is 6: 6-7).
2- Các Thần Kêrubim
tức các Thần Hộ Giá, với nhiêm vụ nâng đỡ Ngai Tòa Chúa
“Chúa là Vua hiển trị: chư dân phải rụng rời
Người ngự trên các
thần hộ giá; địa cầu phải chuyển rung” (Tv 99:1).
Tất cả các Thiên Thần đã họp lại thành Đạo binh Thiên Quốc
dưới sự chỉ huy của Tổng Lãnh Thiên Thần
Mi-ca-e (Michael) với sứ mệnh chúc tụng, ngượi khen Thiên Chúa và thi hành
những mệnh lệnh của Người trong việc cai quản và điều hành vũ trụ.
Dù không có thân xác
như con người, nhưng khi phải thi hành mệnh lệnh hay sứ mạng nào của
Thiên Chúa cho loài người, thì các Thiên
Thần cũng phải dùng những phương tiện “con người” để giúp người ta
hiểu sứ vụ của họ. Thí dụ, Sứ Thần Gabriel đã xuất hiện có thân xác và dùng
ngôn ngữ loài người để truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria (x. Lc 1:26-38). Sau
khi Chúa Giê su giáng sinh trong Hang bò lừa, các Thiên Thần cũng xuất hiện để
báo tin cho các mục đồng biết và chỉ chỗ cho họ đến thờ lạy Chúa Hài Đồng. Khi các Tông Đồ của Chúa
bị các thuợng tế Do Thái tống giam vào ngục thất vì đã rao giảng tên Giêsu cho
dân chúng, “nhưng ban đêm các thiên sứ
của Đức Chúa mở cửa ngục, đưa các ông ra mà nói: các ông hãy đi, vào
đứng trong Đền Thờ mà nói cho dân chúng những lời ban sự sống” (x. Cv 5:19-20).
Trong Giáo Hội, người ta thường minh hoạ các thiên thần với
đôi cánh trên vai để “bay từ trời xuống” (theo trí tưởng tượng của con người).
II- Sự khác biệt giữa Thiên Thần, Các Thánh và con người:
a- Các Thánh nam nữ
là ai?
Các thánh (Saints) trước hết là những con người có hồn có
xác, được sinh ra và sống trên trần thế này một thời gian dài ngắn tùy số phận
mỗi người. Tất cả đều vướng mắc tội
nguyên tổ (original sin) cũng như các tội cá nhân khác, trừ một mình Đức Trinh
Nữ Maria, người duy nhất được diễm phúc giữ gìn khỏi mọi tội lỗi từ phút đầu
được thụ thai cho đến ngày về trời cả hồn xác.
Thánh Gioan Tẩy Giả được tin là chỉ mắc tội tổ tông trong 6
tháng và được khỏi tội này khi Đức Mẹ
đến thăm viếng Bà Ê-li-sa-bét, đang mang thai Thánh nhân đến tháng thứ 6. “Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Maria
chào thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn đầy Thánh Thần” (Lc
1:41). Từ sự kiện này, Giáo Hội tin Thánh Gioan Tẩy Giả chỉ mắc tội tổ tông có
6 tháng thôi.
Những người phàm được nên thánh vì đã sống thánh thiện, đã
thực tâm yêu mến Chúa và đã “thi hành ý muốn của Cha Thầy, Đấng ngự trên trời”
(Mt 7:21) trong suốt cuộc đời của họ trên trần thế này. Họ là những anh hùng tử
đạo, tức những người dám đổ máu ra để minh chứng lòng yêu mến Chúa và trung thành với đức tin Công
Giáo. Họ là những nhà truyền giáo (missionaries) đã hy sinh đời mình cho sứ
mạng phúc âm hoá
thế giới khi lặn lội đi đến những nơi xa
xôi bên Á Châu và Phi Châu để mang Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô đến cho những
dân tộc chưa được biết Chúa và Phúc Âm
của Người. Nhiều nhà truyền giáo đã bị bách hại như các vị tử Đạo ở Viêt Nam trong thời
các Vua Nhà Nguyễn và nhóm Văn Thân bách sát hại các tín hữu Công Giáo. Họ cũng
là các Tông Đồ lớn nhỏ của Chúa Kitô, hoặc là các Tổ phụ dân Do Thái, hay các
Ngôn sứ (prophets), các Giáo Phụ (Church
Fathers).
Sau hết, họ cũng là những tín hữu không tên tuổi, nhưng đã
âm thầm sống đức tin, đức cậy và đức mến cách nồng nàn trong suốt cuộc đời tại
thế với tinh thần mà Thánh Phaolô đã nói: “Tôi sống nhưng không còn phải là tôi
mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gal 2:20).
Đức Mẹ và các thánh nam nữ đang hưởng Thánh nhan Chúa trên
Thiên Đàng và cũng đang hiệp thông với các tín hữu trên trần thế và các linh
hồn thánh trong nơi luyện tội (Purgatory) qua lời cầu bầu (intercessions) của
họ trước Toà Chúa cho chúng ta và cho các linh hồn nơi luyện tội (Tín điều các
Thánh thông công).
b- Con người:
Là những thọ tạo có hồn có xác, được dựng nên “theo hình ảnh
của Chúa” (St 1:26), con người được ban cho có lý trí và ý chí tự do (freewill)
để hiểu biết và tự do chọn lựa, nên phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những chọn lựa của mình. Chính
vì yếu tố tự do này, mà vấn đề thưởng phạt được đặt ra cho con người mà thôi.
Nói khác đi, “chỉ mình con người được gọi chia sẻ sự sống
của Thiên Chúa nhờ sự hiểu biết là lòng mến yêu. Con người đã được tạo thành vì
mục đích này và đó là lý do của phẩm giá con người” (SGLGHCG, số 356).
Và để sống xứng đáng với phẩm giá đó, con người được mời
gọi tin và yêu mến Thiên Chúa để
được sống hạnh phúc vĩnh cửu với Ngài
mai sau trên Nước Trời, sau khi phải trả qua cuộc sống tạm trên trần thế này để cho đức tin và
lòng mến đó được tôi luyện, được thử thách để minh chứng giá trị. Trong tiến
trình này con người được mong đợi trở nên thánh, nên hoàn hảo “như Cha anh em
trên trời là Đấng thánh (hoàn thiện)” (Mt 5:48) theo lời Chúa Giêsu đã kêu gọi.
Thánh Công Đồng Vaticanô II, trong Hiến Chế Lumen Gentium,
đã nói như sau về ơn gọi nên thánh của mỗi người chúng ta:
“Những người được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn, nghe theo
tiếng gọi của Chúa Cha, thờ phượng Ngài trong tinh thần và chân lý, noi gương
Chúa Giêsu nghèo khó, khiêm nhường và vác thập giá để xứng đáng dự phần vào
vinh quang của Người, tất cả những người ấy đều theo đuổi cùng một sự thánh
thiện, tuy lối sống và nhiệm vụ của họ có khác nhau” (LG, số 41).
Tuy nhiên, Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do của con người,
nghĩa là Ngài không ép buộc ai phải yêu mến Ngài và vào dự “Tiệc cưới, cỗ bàn
đã dọn sẵn” (x. Mt 22:4). Nếu ai từ khước
vào dự Bàn Tiệc Nước Trời, tức là
hưởng phúc Thiên Đàng với Chúa là Cha cực tốt cực lành, thì họ đã tự chọn cho
mình món ăn và nơi cư ngụ khác sau khi
chấm dứt cuộc sống trên trần thế này.
Tóm lại, các Thiên Thần khác với loài người ở điểm căn bản
này: Thiên thần là thọ tạo hoàn toàn thiêng liêng (spiritual) trọn hảo và bất
tử. Chức năng của các ngài là các Thiên sứ (heavenly Messengers) tức các Sứ giả
thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa và phụng thờ Người trên Thiên Đàng. Các Thiên
Thần cũng che chở, phù giúp mỗi người chúng ta cách đặc biệt trong cuộc sống
trên trần gian này. Đó là các Thiên Thần bản mệnh (Guardian Angels), có lễ kính
ngày 2 tháng 10 hàng năm.
Các Thánh, như đã nói ở trên, là những con người từng có hồn
xác, với tất cả những yếu đuối trong bản tính và đã trải qua cuộc sống con
người trên trần thế này.Chỉ có một điều khác biệt là khi còn sống trên đời này,
những người mà nay là các Thánh nam nữ - đã quyết tâm sống theo Chúa Kitô là,
“đường, là sự thật và là sự sống”. Nghĩa là các ngài đã biết dùng tự do để chọn
sống theo đường lối của Chúa, xa tránh tội lỗi và sống đức ái nồng nàn trong
suốt cuộc đời tại thế. Thiên Chúa là tình yêu, là sự thiện hảo tuyệt đối. Nên
ai sống trong tình yêu thì sống trong Thiên Chúa và được chia sẻ sự thánh
thiện, hạnh phúc và tốt lành của Người.
Như thế, mọi người chúng ta đều có hy vọng được cứu rỗi, trở
nên thánh và nên giống các Thiên Thần
nếu chúng ta cùng quyết tâm noi gương các thánh nhất là gương mẫu đức tin, đức mến của Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse và các anh hùng tử
đạo. Chúng ta cũng có thể nên thánh
bằng những việc đơn sơ, nhỏ bé
nhưng làm vì lòng mến Chúa như Thánh nữ Tê-rê-xa Giêsu Hài
Đồng, hoặc yêu thương săn sóc những người nghèo khó, bệnh tật, bị bỏ rơi ngoài
đường phố như Mẹ Tê-rê-xa Calcutta, (đã được tôn phong chân phước = blessed).
Tóm lại, muốn được cứu rỗi và nên thánh hay không là tuỳ
thuộc tự do chọn lựa của mỗi cá nhân cộng tác với ơn thánh của Chúa trong cuộc
sống trên trần thế này. Nếu ta quyết tâm thì Chúa sẽ giúp sức nâng đỡ để đạt
mục đích. Ngược lai, nếu ai cương quyết từ khước Thiên Chúa, thì Ngài sẽ tôn
trọng ý muốn này và dĩ nhiên người ấy sẽ phải chịu mọi hậu quả của lối sống
mà mình đã tự do chọn lựa.
Nguồn: kinhthanh.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét