Trang

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

VUI HỌC THÁNH KINH TẬP 17 : 56-60




VUI HỌC THÁNH KINH TẬP 17 : 56-60

Các  bạn  thân  mến,
để  hiểu  biết  và  thêm  lòng
yêu  mến  Thánh  Kinh,
 chúng  ta  cùng  vui  học
qua  những Bài Tập Rèn Luyện Tư Duy Ngôn Ngữ   &  Ô  Chữ .
Những bài tập này
dùng chính những
Nhân Vật và Địa Danh
được nói tới trong Tân Ước. 
Mọi  trích  dẫn  và tên  riêng
đều  dựa  trên  bản dịch Thánh  Kinh
Lời  Chúa  Cho  Mọi  Người  2007 
của  Nhóm  Phiên Dịch
 Các  Giờ  Kinh  Phụng  vụ.
 Chúc  các  bạn  có  những  giây phút
 vui  và  bổ  ích.





56.  NGƯỜI KẾ TIẾP 

Những nhân vật dưới đây được sắp xếp theo 1 trật tự nhất định.

BARABA
KHITKIGIA
MATTAT
ACPACSAT
PHILIPPHE

Nhân vật nào sẽ xuất hiện tiếp theo trong những nhân vật cho sẵn sau đây.

BATOLOMEO
ANRONICO
BENGIAMIN
ACRIPPA  



Thánh ý Chúa là gia nghiệp con mãi mãi
vì đó là hoan lạc của lòng con.
Tv 119,105

  
57. CÙNG TÌM 

Những nhân vật này được sắp xếp theo 1 trật tự nhất định. Bạn hãy tìm nhân vật nào không tiếp theo trong dãy từ này.

EUBULO
XEDA
ENGIAKIM
BOXO
CAIPHA
BELIA
EUNIKE
GIPTAC
HERODIA



Lạy Thiên Chúa,
Ngài đã nhớ đến con
và không bỏ rơi những kẻ yêu mến Ngài.
Đn 14,18



  
58.  CÙNG TÌM 

Những nhân vật này được sắp xếp theo 1 trật tự nhất định. Bạn hãy tìm nhân vật nào không tiếp theo trong dãy từ này.

COLAUDIA
PHEBE
GIACOBE
SIMY
GIUDA
DAKEU
PHYGHELO
MOTHUSELAC
AMMINADAP
GIOKHANAN




59. ĐI TÌM NGUYÊN ÂM  

Đây là gia đình được nói tới trong Tin Mừng gồm bố, mẹ và con. Song vì 1 lý do nào đó các nguyên âm đã biến mất. Bạn hãy tìm giúp những nhân vật này là ai.

DCRLSBTGN
Gợi ý :
Trong gia đình này có nhân vật GIOAN.


60.  TÌM MỐI QUAN HỆ    

GIACOP con ông IXAAC
ELADA con ông AHARON
GIUSE  con ông GIACOP
?    con ông ENCANA




Hãy gieo công chính, rồi sẽ gặp tình thương.
Hs 10, 12

NGUYỄN THÁI HÙNG




Ý Nghĩa Mùa Vọng

      REV. PETER HA DANG - SƯU TẦM 

Mùa vọng (Sách lễ Rôma 1992, trang 92, chương V, 39-41)

39. Mùa Vọng có hai đặc tính: Vừa là mùa chuẩn bị mừng lễ trọng Giáng Sinh, trong lễ này, kính nhớ việc Con Thiên Chúa đến lần thứ nhất với loài người; vừa là mùa mà qua việc kính nhớ này, các tín hữu hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế. Vì hai lý do này, Mùa Vọng được coi như mùa sốt sắng và hân hoan mong đợi.

40. Mùa Vọng bắt đầu từ giờ kinh chiều I ngày Chúa Nhật nhằm này 30 tháng 11, hoặc nhằm vào ngày gần nhất và kết thúc trước giờ kinh chiều I lễ Chúa Giáng Sinh.

41. Các Chúa Nhật mùa này gọi là Chúa Nhật I, II, III, IV mùa Vọng.

Ý nghĩa mùa Vọng

Ai cũng biết Phúc Âm được viết vào khoảng từ năm 70 đến 100 sau khi Chúa Giêsu lên trời, và cho đến nay cũng không chứng cớ nào minh xác Chúa Giêsu đã sinh sống nơi trái đất này được bao nhiêu năm. Theo Kinh Cầu Tử Nạn, “Chúa Giêsu ba mươi năm ở cùng Đức Mẹ; Chúa Giêsu ba năm giảng dạy nước Giurêu,” vị chi ba mươi ba năm; nhưng nơi Phúc Âm Gioan khi Ngài nói, “Ông Aùp-ra-ham là cha các ông đã hớn hở vui mừng vì hy vọng được thấy ngày của tôi. Ông đã thấy và đã mừng rỡ” (Gn. 8:56). Người Do Thái nói, “Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã thấy ông Aùp-ra-ham” (Gn. 8:57). Dựa theo câu này, các nhà khảo cứu Kinh Thánh nêu lên có lẽ Chúa GiêSu thời ấy cỡ chừng bốn mươi mấy tuổi. Đọc tiếp Phúc Âm, Chúa Giêsu bảo người Do Thái, “Thật, tôi bảo thật các ông: trước khi có ông Aùp-ra-ham, thì tôi, tôi đã hằng hữu” (Gn. 8:58).

Như vậy, Mùa Vọng là cơ hội cho con người bình tâm nghiệm chứng về những lời dạy của Chúa Giêsu. Mùa Vọng là thời điểm hàng năm được dùng để nhắc nhở con người hồi tâm, thêm một lần nhắc nhở chính mình cần suy nghiệm, suy tư về Phúc Âm hầu nhập tâm những lời giảng dạy này và áp dụng nơi cuộc đời của mình.

Mùa Vọng không phải là thời gian chuẩn bị chờ đợi Chúa đến như thường được nghe ai đó vô tình nói bởi Chúa Giêsu đã nhập thể từ hơn hai ngàn năm trước. Mỗi năm, Giáng Sinh nhắc nhở thực thể Thiên Chúa hiện thể làm người giữa lòng nhân loại, riêng nói về thân phận Chúa Giêsu. Hơn thế nữa theo Phúc Âm Gioan, “Người vẫn ở trong thế gian, và Thế gian đã do Người tác tạo và thế gian đã không nhận biết người” (Gn.1:10).

Thiên Chúa là cội nguồn hiện hữu. Thiên Chúa hiện diện nơi mọi sự, mọi vật hiện hữu dù hữu hình hay vô hình. Và như thế, không có sự hiện hữu của Thiên Chúa thì sẽ chẳng có gì hiện hữu. Thiên Chúa hiện hữu và hoạt động nơi Chúa Giêsu cũng chính là Thiên Chúa hiện hữu và hoạt động nơi mọi loài mọi vật.

Bởi thế, Mùa Vọng cũng là cơ hội nhắc nhở cho con người cần nghiệm chứng về thực thể hiện hữu của Thiên Chúa nơi chính mình.

Được có cuộc đời nơi thế giới nhân sinh, con người quá bận rộn mưu cầu sinh sống nên lãng quên nhận biết về thực thể chính mình. Mình từ đâu tới? Vì lý do, nguyên nhân nào được làm người? Mục đích cuộc đời của mình là gì? Đâu là phương cách, đường lối giúp nhận biết chính mình? Biết bao khung cảnh trang trí mừng Giáng Sinh không mang bóng dáng Chúa Hài Đồng. Biết bao tâm hồn tuyên xưng tin vào Thiên Chúa, tin vào Chúa Giêsu nhưng không để ý Chúa Giêsu đã giảng dạy những gì. Tất nhiên những hang đá, trang hoàng mừng Giáng Sinh vắng bóng Chúa Hài Đồng thì cũng chỉ là những hang đá lạnh lẽo nơi thâm sơn, cùng cốc từ ngàn xưa cho tới ngày nay.


   Nguồn: liendoanconggiaovn




LỜI GIẢI ĐÁP

56.  NGƯỜI KẾ TIẾP  
Đáp án : Quan sát các nhân vật cho  trên đây, ta thấy lần lượt xuất hiện 3 mẫu tự giống nhau trong mỗi từ. Vậy nhân vật tiếp theo sẽ là BATOLOMEO.


57. CÙNG TÌM 
Đáp án : BOXO. Bạn hãy quan sát mẫu tự ở vị trí thứ 3, lần lượt là B, D, G, I, L, N, P, R theo mẫu tự Alphabet cách 1. Vậy BOXO không phải là từ tiếp theo.

58.  CÙNG TÌM ! J 
Đáp án : SIMY. Bạn hãy quan sát mẫu tự ở vị trí thứ 4, lần lượt là A, B, C, D, E, G, H, I, K theo mẫu tự Alphabet. Vậy SIMY không phải là từ tiếp theo.

59. ĐI TÌM NGUYÊN ÂM  
Đáp án :   DACARIA-ELISABET-GIOAN

60 TÌM MỐI QUAN HỆ  
Đáp án :  SAMUEN

NGUYỄN THÁI HÙNG



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét