VUI HỌC
THÁNH KINH
LỄ CHÚA
KITÔ VUA
I. HÌNH TÔ
MÀU VHTK 43
* Chủ đề
của hình này là gì?
. . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn hãy
viết lại câu Tin Mừng thánh Gioan 18,37
. . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. TRẮC
NGHIỆM LỄ CHÚA KITÔ VUA
01. Giáo Hội
Kitô giáo luôn kết thúc năm phụng vụ vào lễ gì?
a. Lễ Hiển
linh.
b. Lễ Chúa
Kitô Vua.
c. Lễ Các
Thánh nam nữ.
d. Lễ Đức
Maria Mẹ Thiên Chúa.
02. Lễ
Chúa Kitô Vua được thiết lập năm nào?
a. 1925.
b. 1927.
c. 1945.
d. 1950.
03. Đức Giáo
hoàng đã thiết lập lễ Lễ Chúa Kitô Vua tên là gì?
a. Đức
Giáo hoàng Lêô XIII.
b. Đức
Giáo hoàng Piô XI.
c. Đức
Giáo hoàng Piô XII.
d. Đức
Giáo hoàng Gioan XXIII.
04. Khi
thiết lập lễ Lễ Chúa Kitô Vua, Đức Giáo Hoàng muốn công bố những quyền bất khả
xâm phạm của Chúa Kitô, đó là:
a. Chúa
Kitô là vua vũ trụ
b. Chúa
Kitô là vua các thiên thần
c. Chúa
Kitô là vua loài người
d. Cả a, b và c đúng
05. Chúa Kitô
thuộc dòng dõi vua nào? (Lc 1,30-34).
a. Vua
Pharaô.
b. Vua
Salem.
c. Vua
Saun.
d. Vua
Đavít.
06. Tổng trấn
đã xét xử Đức Giêsu tên là gì? (Lc
23,3)
a. Tổng trấn
Quiriniô.
b. Tổng
trấn Phéttô.
c. Tổng
trấn Philatô.
d. Tổng
trấn Phêlích.
07. Vua Do
thái đã xét xử Đức Giêsu tên là gì? (Lc 23,8).
a. Vua
Ácríppa.
b. Vua
Philíp.
c. Vua
Hêrôđê.
d. Vua
Đavít .
08. “Ông có
phải là Vua dân Do thái không?” Đây là lời của ai nói với Đức Giêsu? (Ga 18,33)
a. Thượng
tế Caipha.
b. Vua
Hêrôđê.
c. Tổng
trấn Philatô.
d. Tên
gian phi.
09. “Chính
Ngài nói Tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm
chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng Tôi” (Ga 18, 37). Đây
là lời của ai?
a. Ông Gioan
tẩy giả.
b. Đức
Giêsu.
c. Ông
Philatô.
d. Ông Khannan.
10. Khi chứng
kiến cái chết của Đức Giêsu trên thập giá, ai đã thốt lên: “Qủa thật,
người này là con Thiên Chúa”? (Mc 15, 39)
a. Ông
Simon người Kyrênê.
b. Viên
đại đội trưởng.
c. Đức
Maria.
d. Tông đồ
Gioan.
“ Không có
tình yêu nào cao vời
bằng
tình yêu
của người hiến mạng sống mình
vì người
mình yêu mến”
( Ga 15, 13 ).
III. Ô CHỮ LỄ CHÚA KITÔ VUA
Những gợi
ý:
01. Đây là
lời người gian phi sám hối nói với Đức Giêsu: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào ...
... , xin nhớ đến tôi!” (Lc 23, 42)
02. Theo Tin
mừng thánh Máccô, sau khi chứng kiến viêc Đức Giêsu chết, ông đại đội trưởng đã
tuyên nhận Đức Giêsu là ai? (Mc 15, 39)
03. Quan tổng
trấn Philatô nói Đức Giêsu là gì của người Do Thái? (Ga 18,33)
04. Người mà
dân Do thái xin tha thay Đức Giêsu là ai? (Lc 23, 18)
05. Theo
người tín hữu ai là vua vũ trụ?
06. Tổng trấn
đã xét xử Đức Giêsu là ai? (Lc 23, 3)
07. Tổng trấn
Philatô nói Đức Giêsu là Vua của dân nào? (Ga 18,33)
08. Vua Do
thái xét xử Đức Giêsu tên là gì? (Lc 23, 8)
09. Đức Giêsu
thuộc dòng dõi vua nào? (Lc 1,30-34)
10. Nhờ bí
tích gì chúng ta được tham dự vào vương quyền của Chúa Kitô?
11. Trước tòa
tổng trấn Philatô, người ta tố cáo Đức Giêsu ngăn cản dân chúng nộp thuế cho
hoàng đế nào? (Lc 23, 2)
Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ
này là gi?
IV. CÂU THÁNH KINH GHI NHỚ VÀ HỌC THUỘC LÒNG
“Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian
nhằm mục đích này:
làm chứng cho sự thật.
Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi."
Tin Mừng
thánh Gioan 18,37
Chúa Kitô Vua Tình Yêu
Giáo hội Kitô giáo luôn luôn kết thúc năm phụng vụ với lễ
Chúa Kitô Vua vũ trụ.
Lễ Chúa Kitô Vua chỉ mới được thiết lập vào năm 1925 mà
thôi. Trong cuộc đời Chúa Giêsu, biến cố thể hiện vương quyền của Chúa Giêsu là
biến cố Chúa lên trời, ngự bên hữu Thiên Chúa Cha trong vinh quang. "Mọi
quyền hành trên trời dưới đất đã được trao ban cho Ta". Ðó là lời quả
quyết của Chúa Kitô Phục Sinh trước khi sai các Tông Ðồ ra đi rao giảng Tin
Mừng cho mọi tạo vật. Như vậy, ngày lễ Chúa Thăng Thiên có thể nói là ngày mừng
kính vương quyền của Chúa Giêsu Kitô một cách phù hợp hơn cả. Thế nhưng tại sao
Giáo Hội lại mừng lễ Chúa Giêsu Kitô Vua vào Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng
vụ?
Năm phụng vụ tượng trưng cho chu kỳ thời gian bắt đầu từ
Thiên Chúa và cuối cùng trở về với Ngài. Thiên Chúa là khởi đầu và là cuối cùng
của lịch sử. Kết thúc năm phụng vụ, Giáo Hội nhắc lại giây phút chấm dứt, giây
phút vũ trụ đạt đến cùng đích tột cùng là Thiên Chúa, giây phút Chúa Giêsu Kitô
trở lại trong vinh quang. Trong viễn cảnh này thật là điều thích hợp cho việc
Giáo Hội mời gọi con cái mình chiêm ngắm Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ. Ngài đã
nhập thể làm người trong một lịch sử dân tộc, cụ thể để thiết lập Nước Thiên
Chúa trong lịch sử con người, và kể từ giây phút đó, Nước Thiên Chúa luôn luôn
được phát triển, được lan rộng, cho đến mức thành toàn cuối cùng khi Chúa Giêsu
Kitô ngự đến và đưa tất cả về cùng Thiên Chúa Cha.
Chúa Giêsu Kitô là Vua không những vì Ngài đã sinh ra làm
người, thuộc dòng dõi vua Ðavid, mà hơn nữa vì Ngài là Con Thiên Chúa, mọi sự
nhờ Ngài mà được hiện hữu sinh động. Nhưng trớ trêu thay, Chúa Giêsu Kitô không
thiết lập vương quốc của Ngài như một vương quốc phàm trần và bằng những phương
tiện phàm trần như chiến tranh, chiếm đoạt bằng sức mạnh bạo lực. Không, nước
Thiên Chúa được Chúa Giêsu thiết lập một cách kỳ diệu bằng một hành động hy
sinh cao cả trên thập giá, tột đỉnh của cuộc đời của Chúa trên trần gian để
chứng tỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với con người.
Chúa Giêsu Kitô là vua khi Người bị treo lên thập giá. Thiên
Chúa đã dùng hành động bêu xấu của quan Philatô khi quan này cho khắc ghi trên
thập giá Chúa dòng chữ: "Ðây là Vua dân Do Thái". Thiên Chúa đã muốn
dùng hành động bêu xấu này như muốn nhắc nhở con người, để mạc khải cho con
người một sự thật không thể chối bỏ được rằng: Chúa Giêsu Kitô là Vua. Ngài
trổi vượt lên trên mọi người không những vì Ngài là Con Thiên Chúa làm người,
mà vì Ngài đã thực hiện một hành động cao cả tuyệt vời: hy sinh mạng sống mình
vì yêu thương con người để cứu rỗi con người.
Truyện cổ tích Ai-len có kể lại một nhà vua không có con nối
dòng. Muốn đi tìm hoàng tử để truyền ngôi lại cho, và chỉ có một điều kiện duy
nhất mà vị hoàng tử phải có là chứng tỏ tình yêu của mình đối với Thiên Chúa và
đối với con người ở mức độ cao nhất. Nhiều người đã đến trình diện với nhiều
cách, nhiều bằng chứng về tình yêu của mình đối với Thiên Chúa và đối với
anh chị em xung quanh, nhưng những bằng
chứng đó không có sức thuyết phục nhà vua. Cuối cùng, có một chàng thanh niên
đến trình diện với một bộ đồ cũ rách. Chàng thanh niên này được nhận. Chàng
không cần phải dài dòng thuyết phục nhà vua vì chàng thanh niên này chính là
người mà nhà vua đã gặp chiều hôm trước:
Số là vì nhà vua đã cải trang làm một người hành khất để thử
lòng những vị hoàng tử tương lai của mình. Nhiều chàng thanh niên đã đi qua,
nhìn thấy người ăn xin rách rưới, và xa tránh, chỉ có người thanh niên này dám
dừng lại, hy sinh luôn cả chiếc áo mới của mình và dám mặc lại chiếc áo cũ để
vào trình diện nhà vua. Tình yêu nằm trong con tim con người chứ không nằm
trong chiếc áo bên ngoài.
Quí vị và các bạn thân mến,
Chúa Giêsu đã chứng tỏ tình yêu của mình bằng cái chết trên
thập giá. Ngài đáng làm vua nêu gương cho chúng ta sống theo Ngài. Phúc Âm (Lc
23,35-43) ghi lại cảnh Chúa Giêsu chịu treo trên thập giá làm căn bản cho những
suy niệm cho chúng ta trong ngày lễ Chúa Giêsu Kitô Vua.
Ðọc lại đoạn Tin Mừng trên, chúng ta có thể lưu ý rằng giữa
bao người lăng mạ, nhạo báng Chúa và vương quyền của Ngài thì có một người nhìn
nhận vương quyền của Chúa, và người đó lại chính là kẻ tội phạm cùng chịu đóng
đinh với Chúa. Anh ta đã khám phá ra tình thương bao la của Chúa: Một kẻ vô tội
mà bị nguyền rủa nhưng lại tha thứ cho những kẻ xúc phạm đến mình. Anh ta đã
khám phá nơi hành động của Chúa như một dấu chỉ mạc khải tình thương của Ngài,
và từ đó nhìn Chúa là vua và bày tỏ ước muốn được sống trong Nước Tình Thương
này. "Lạy Chúa, khi nào về Nước Ngài, thì xin nhớ đến tôi cùng".
Chúa Giêsu đã mạc khải vương quyền của Ngài bằng hành động
cao cả nhất của tình thương là hy sinh chính mình. Không ái có tình yêu thương
hơn kẻ hiến mạng sống mình cho người mình thương và chỉ những ai khám phá ra
tình thương của Chúa thì mới tin nhận Chúa làm vua và đáng bước vào trong Nước
Chúa.
Xưa cũng như nay, luôn có những người không hiểu xuyên tạc,
và cười nhạo vương quyền của Chúa Kitô: Nếu Chúa là vua tại sao không dùng
quyền của mình để thoát chết, để trả thù, để thống trị, để hưởng lợi. Nhưng trớ
trêu thay, con người đã dùng thập giá để bêu xấu, để loại trừ Chúa Giêsu Kitô,
nhưng lại chính đó là dấu chỉ Thiên Chúa dùng để thiết lập và mạc khải vương
quyền của Chúa trên cả mọi sự. Chúa Giêsu Kitô là vua, Ngài làm vua bằng tình
yêu thương và để gieo rắc khắp nơi tình yêu thương đó.
Lạy Chúa Kitô Vua, trước sự xấu xa và ngoan cố của con
người. Xin cho chúng con được can đảm bước vào trong nước yêu thương của Chúa
bằng con đường thập giá mà Chúa đã đi qua. Amen.
Nguồn: VietCatholic
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
LỄ CHÚA KITÔ VUA
I. HÌNH TÔ MÀU VHTK
*
Đức Giêsu Trước Tòa Tổng Trấn Philatô
* “Tôi
đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng
về phía sự thật thì nghe tiếng tôi."
Tin Mừng thánh Gioan 18,37
II. Lời giải TRẮC NGHIỆM
VHTK
01.
b. Lễ Chúa Kitô Vua.
02.
a. 1925.
03.
b. Đức Giáo hoàng Piô XI.
04.
d. Cả a, b và c đúng.
05.
d. Vua Đavít.
06.
c. Tổng trấn Philatô (Lc 23,3).
07.
c. Vua Hêrôđê (Lc 23,8).
08.
c. Tổng trấn Philatô (Ga 18,33).
09.
b. Đức Giêsu (Ga 18, 37).
10.
b. Viên đại đội trưởng (Mc 15,39).
III. Lời giải Ô CHỮ
01.
Nước của ông (Lc 23, 42).
02.
Con Thiên Chúa (Mc 15, 39).
03.
Vua (Ga 18,33).
04.
Ông Baraba (Lc 23,18).
05.
Chúa Kitô.
06.
Tổng trấn Philatô (Lc 23, 3).
07.
Dân Do thái (Ga 18,33).
08.
Vua Hêrôđê (Lc 23, 8).
09.
Vua Đavít (Lc 1,30-34).
10.
Bí tích Rửa tội .
11.
Hoàng đế Xêda (Lc 23, 2).
Hàng
dọc : Chúa Kitô Vua
NGUYỄN THÁI
HÙNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét