Trang

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Suy niệm về Thánh vịnh 118(119)



Suy niệm về Thánh vịnh 118(119)

Ðức Ông Nguyễn Quang Sách
                                                           
Ðức Gioan Phaolô II nói về tầm quan trọng của sự cầu nguyện lúc ngày bắt đầu

- Đây là bản dịch bài suy niệm của Đức Gioan Phaolô II trong buổi triều yết chung dành để suy niệm về Ðoạn thứ 19 Thánh vịnh 118 (119).


1. Trong cuộc hành trình dài của chúng ta qua các thánh vịnh mà phụng vụ kinh sáng đề nghị, chúng ta tới một đoạn- một cách chính xác là đoạn thứ 19- của một kinh dài nhất trong sách Thánh vịnh, Thánh vịnh 118(119). Đó là một phần của thánh ca vĩ đại sắp theo vần mẫu tự. Tác giả Thánh vịnh chia tác phẩm mình thành 22 đoạn, tương ứng với sự liên tiếp 22 chữ cái Hy Lạp. Mỗi đoạn có 8 câu, những câu đó bắt đầu bằng những chữ Hy Lạp mà tất cả đều khỉ sự với cùng một chữ mẫu tự. Ðoạn chúng ta vừa mới nghe là một đoạn có đặc điểm chữ cái là Cốp, trình bày con người cầu nguyện diễn tả sự sống đức tin và cầu nguyện mãnh liệt của mình dâng lên tới Chúa. (x. cc 145-152).

2. Việc cầu khẩn với Chúa thì không ngừng, bởi vì đó là một sự trả lời liên tục cho đề nghị thường xuyên của Lời Chúa. Một bên, trên thực tế, những động từ trong kinh nguyện được nhân lên: Con kêu vang tới Chúa, Tôi kêu vang Chúa, con kêu Chúa cứu, xin hãy nghe tiếng con. Một bên, Lời Chúa được tán dương. lời Chúa đề nghị những quyết định, những huấn giáo, lời, những lời hứa, sự phán xét, lề luật, những mệnh lệnh và những chứng từ của Thiên Chúa. Cùng chung, những thứ đó làm thành một chòm sao như sao bắc đẩu của đức tin và sự tin cậy của Tác giả Thánh vịnh.

Do đó, sự cầu nguyện tự mạc khải như là một cuộc đối thoại, khởi sự khi màn đêm đã xuống và bình minh chưa xuất hiện (x. c. 147) và tiếp tục suốt ngày, cách riêng trong những lúc khó khăn trong đời sống. Trên thực tế, thỉnh thoảng đàng chân trời tối sầm và nổi lên giông tố: "Bọn bất lương sống xa luật Chúa, đã đến gần con mà bách hại"(c. 150). Dầu sao, người cầu nguyện sống chắc chắn không hề lay chuyển, sống gần gũi Chúa với lời và ân sủng của Người: "Ôi lậy Chúa, Chúa ở gần bên con" (151). Chúa không bỏ rơi người công chính trong tay những kẻ bách hại.

3. Tới đây, một khi sứ điệp đơn giản và rõ ràng của đoạn trong Thánh vịnh 118(119) được kẽ rõ nét-một sứ điệp xứng hợp cho sự bắt đầu ngày- chúng ta sẽ nghe trong bài suy niệm chúng ta về một Giáo phụ vĩ đại, thánh Ambroise, trong bài Bình luận của Ngài về Thánh vịnh 118(119) Ngài dành ra 44 số để giải thích chính xác vế chúng ta vừa nghe.

Tiếp tục lời mời lý tưởng để hát kinh ca ngợi Chúa từ những giờ đầu tiên buổi ban mai, Ngài suy niệm cách riêng về những câu 147-148: "Hừng đông chưa xuất hiện con đã kêu xin..canh khuya chưa tàn mắt con đã mở. "Trong câu tuyên bố này của tác giả Thánh vịnh, thánh Ambroise nhìn thấy ý niệm về một sự cầu nguyện liên tục, ôm đồm hết mọi thời gian: " Bất cứ ai cầu xin Chúa, phải hành động dường như mình không thấy có một thời gian nào đặc biệt dành riêng để cầu xin Chúa, nhưng vẫn ở trong thái độ cầu xin này. Dầu khi ăn, hay uống, chúng ta kêu xin Chúa Kitô, chúng ta cầu nguyện với Chúa Kitô, chúng ta nghĩ về Chúa Kitô, chúng ta nói về Chúa Kitô! Chúa Kitô phải luôn ở trong lòng chúng ta và trong môi miệng chúng ta!" (Commentary on Psalm 182/2 Saemo 10, p. 297).

Rồi qui chiếu về những câu nói về lúc đặc biệt trong buổi sớm mai và cũng ám chỉ tới cách diễn tả của Sách Khôn ngoan ra lệnh "phải tạ ơn Chúa trước khi mặt trời lên" (16: 28), thánh Ambroise giải thích: "Trên thực tế, điều trầm trọng là nếu những tia sáng mặt trời đang mọc bắt gặp anh nằm cách biếng nhác trên gường với một sự láo xược hỗn hào và nếu một ánh sáng mạnh hơn làm chấn thương những con mắt ngái ngủ của anh, còn lim dim trong tình trạng uể oải. Đó là một sự thất sủng cho chúng ta nếu qua một thời gian rất dài mà không có một thực hảnh nhỏ nhất về lòng đạo đức và không có dâng một hy sinh thiêng liêng, trong một đêm không có làm gì" (ibid. , op. cit. , p. 303).

4. Bây giờ thánh Ambroise, ngắm mặt trời mọc- như Ngài đã làm trong một thánh thi khác nổi tiếng của Ngài "đang lúc gà gáy, " Đấng "Aeterne rerum conditor (Đấng tạo dựng vĩnh hằng các tạo tật)", bao hàm trong phụng vụ các giờ kinh--khuyên bảo chúng ta như sau: "Hỡi con người, lẽ nào ngươi không biết, mỗi một ngày ngươi nợ với Chúa những hoa trái đầu của lòng người và của tiếng nói ngươi? Mùa màng chín mổi ngày, hoa trái chín mổi ngày. Vậy, ngươi hãy chạy cho được gặp mặt trời đang mọc... Mặt trời công chính muốn đi trước và không chờ đợi bất cứ cái gì khác.... Nếu ngươi báo trước sự mọc lên của mặt trời, ngươi sẽ nhận lấy Chúa Kitô như ánh sáng. Chắc chắn Người sẽ là người sẽ làm cho ánh sáng ban mai chiếu sáng trên ngươi trong các giờ đêm tối, nếu ngươi sẽ suy niệm về những lời Chúa. Khi ngươi suy niệm, ánh sáng nổi lên... Sáng sớm ban mai hãy hối hả tới nhà thờ và trong lòng kính trọng ngươi hái những quả đầu do lòng sốt sắng của ngươi.

Và bấy giờ, nếu công việc trần thế kêu gọi ngươi, không gì có thể ngăn cản ngươi nói: "Khi suy niệm về những lời hứa của Chúa, đôi mắt con đi trước những canh thức ban đêm. "và với một lương tâm tốt lành ngươi sẽ bắt tay vào công việc của ngươi. Tốt đẹp dường nào nếu bắt đầu ngày bằng những thánh thi và những bài ca, với những phúc ngươi đọc trong Tin Mừng! Thỏa đáng dường nào nếu lời Chúa xuống trên ngươi để chúc phúc ngươi; nếu ngươi, khi ca hát, lập lại những chúc phúc của Chúa, nếu ngươi bị thu hút bởi sự cần thiết thi hành một số nhân đức, nếu ngươi muốn nhận lấy một điều gì trong người mà làm cho người cảm thấy mình xứng đáng với sự chúc phúc của Chúa!" (ibid. , op. cit. , pp. 303. 308, 311. 313).
Chúng ta cũng phải đáp ứng với tiếng gọi của thánh Ambroise và mỗi sáng hãy mở mắt chúng ta nhìn sự sống hằng ngày, nhìn những niềm vui và những lo buồn của nó, cầu xin Chúa sẽ luôn ở gần chúing ta và hướng dẫn chúng ta với lời Người, lời rót xuống sự thanh thản và ân sủng.

Cuối buổi triều yết, Đức Thánh Cha nói tóm tắt bằng tiếng Anh:

Anh chị em thân mến,

Trong bài giáo lý của chúng ta về các Thánh vịnh dùng trong Phụng vụ các Giờ kinh, bây giờ chúng ta bàn luận về Thánh vịnh 118. Làm thành bởi 24 đoạn, tương ứng với 24 mẫu tự Hy Lạp, Thánh vịnh là một bài ca vĩ đại về lời nói của Chúa như là nguồn mạch sự khôn ngoan, sự sống, và sự thật. Trong phần dùng trong kinh Sáng ngày thứ Bảy, tác giả Thánh vịnh diễn tả sự cầu nguyện như là một sự đối thoại liên tiếp giữa Chúa nói và người tín hữu trả lời với sự ca ngợi và cầu xin. Giữa các thánh Giáo phụ, thánh Anbroise thúc ép chúng ta bắt chước gương tác giả Thánh vịnh là cầu nguyện liên lỉ mỗi ngày, từ sáng sớm tới đêm tối.

Tôi chào các người hành hương đến từ Giáo xứ Thánh Giuse tại Santa Anna, và các sinh viên đến từ Trường Thánh Maria tại Moraga, California. Trên tất cả những người hành hương nói tiếng Anh và những khách thăm viếng hiện diện trong buổi triều yết này, tôi chân thành cầu xin Chúa ban xuống những chúc lành vui vẻ và hòa bình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét