Trang

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

VUI HỌC THÁNH KINH TẬP 17 : 51-55




VUI HỌC THÁNH KINH TẬP 17 : 51-55

Các  bạn  thân  mến,
để  hiểu  biết  và  thêm  lòng
yêu  mến  Thánh  Kinh,
 chúng  ta  cùng  vui  học
qua  những Bài Tập Rèn Luyện Tư Duy Ngôn Ngữ   &  Ô  Chữ .
Những bài tập này
dùng chính những
Nhân Vật và Địa Danh
được nói tới trong Tân Ước. 
Mọi  trích  dẫn  và tên  riêng
đều  dựa  trên  bản dịch Thánh  Kinh
Lời  Chúa  Cho  Mọi  Người  2007 
của  Nhóm  Phiên Dịch
 Các  Giờ  Kinh  Phụng  vụ.
 Chúc  các  bạn  có  những  giây phút
 vui  và  bổ  ích.


51. CÙNG TÌM 

Đây là tên những phụ nữ trong Thánh Kinh  nhưng đã được thêm 4 mẫu tự. Chúng ta cùng tìm xem đó là những nhân vật nào.

ONRAKHENNA
DAAPPHIANE
ENDINATA
DADERETTA
MAMIKHANNA
ENRAKHAPPA
OTCANDAKETA

Gợi ý :
Trong dãy từ này có nhân vật RAKHAP


Suốt cả đời con,
nguyện dâng lời chúc tụng
và giơ tay cầu khẩn Danh Ngài.
Tv 63,5






52. ĐỐ BẠN   








Hãy quan sát những mẫu tự đã cho của các nhân vật dưới đây và rút ra 3 mẫu tự để tạo 1 nhân vật mới

OOCPA có 2 mẫu tự
SUNEM có 1 mẫu tự
TABITHA có 1 mẫu tự
BECNIKE không có mẫu tự nào.

Nhân vật trong ô này là ai ?




53. SẮP XẾP CHO ĐÚNG 

Khi sắp xếp các nhân vật này, thợ sắp chữ đã quên xếp 1 phụ âm vào tên nhân vật. Bạn hãy xếp lại cho đúng.

UT                                   R
ANA                                N
ENIAKIM                       G
APRHAM                       A  
LADAO                          R
DORUXLA                     I   
PHILEMN                      O  
ACKHELA                     O                  
GIOHOSAPAT              H
MOTHUSELA               C          

Gợi ý :
Trong những từ này có nhân vật RUT


“ Ngài bảo gì, các anh cứ làm theo”
Ga 2,5


  

54. CÙNG TÌM 

Đây là tên những nhân vật được nói tới trong Tân Ứơc nhưng đã được thêm 3 mẫu tự. Chúng ta cùng tìm đó là nhân vật nào.

ATHEOPHYLATA
EMATTHEUMA
SAMUEN
AGIOANNE
IDAVITTE
AGIACOPTI
ETOMANE

Gợi ý :
Trong dãy từ này có nhân vật GIOAN.






55. THỬ TÀI NHỚ 

Đây là những cặp cha con. Bạn hãy hoàn thành những cặp nhân vât này
            CHA                 CON
                      *********                 *********
?                        SALOMON
?                        ENOT
?                        LAMEC
?                        ITMAEN
?                        ANNA
                                  TIME                             ?
                                  ENCANA                       ?
          ANPHE                         ?
                                   ADO                             ?
          BOAT                            ?



NGUYỄN THÁI HÙNG



Tìm Hiểu Ý Nghĩa Lễ Giáng Sinh
 


Giáng sinh đang đến gần, tiết trời cũng bớt se lạnh khi trận mưa đông cuối mùa sắp dứt.

Nhìn người người nô nức chuẩn bị, khiến lòng hằng mơ ước, mùa yêu thương vĩnh cửu sẽ luôn tới với mọi người, để xin Chúa Hài Ðồng ban bình an thật sự cho nhân loại

. Hàng khối quà tặng giữa những tấm thiệp chúc tụng bay như bươm bướm và các tiệc yến linh đình , biến tuần lễ cuối tháng 12 Dương lịch , thành mùa lễ nhộn nhịp và quan trọng nhất trong năm.

Có một sự lạ lùng mà ít người để ý tới. Ðó là khi những cơn gió mùa đông bắt đầu thổi về lành lạnh, chỉ đủ làm ửng hồng những đôi má đẹp hay làm rạng rỡ thêm mấy chiếc áo len hương ấm.

Cũng là lúc có một loài hoa , đang âm thầm chuyển mấy cánh lá noãn , từ xanh ra màu đỏ.

Mọi người bảo đó là Hoa Giáng Sinh và ngoài kia Hoa cũng đang rực rỡ , báo hiệu một mùa giáng sinh sắp tới.

1-Ði tìm tung tích của các danh từ, liên hệ tới Giáng Sinh :

Xưa nay nhiều người hay lẩn lộn về nguồn gốc của các danh từ ngoại quốc liên hệ tới ngày lễ Giáng sinh như Noel hay Christmas.

Trước hết “ Noel” là Pháp ngữ, thoát thai từ tiếng La Tinh “ Natalis “.,chứ không phải là tiếng Do Thái cổ.

Sự lầm lẫn trên, phần lớn là do bản gốc của Kinh Thánh, trong phần Cựu Ước, hoàn toàn được viết bằng chữ Do Thái Cổ. Về sau mới được dịch ra tiếng Hy Lạp và La Tinh.

Theo từ nguyên, chữ “ Natalis dies “ của latin, có nghĩa là Ngày sinh nhật hay Sự ra đời.

Về sau, để tiện gọn, các nhà Ngôn ngữ học, đả bỏ bớt chữ “ Dies “, mà nói tắt là “ Natalis “, để chỉ ngày sinh.

Hình thức nói tắt này, chính là nguồn gốc (Étymon) của danh từ “ Noel” mà ta dùng tới ngày nay.

Ðây là Luật biến đổi ngữ âm, của văn phạm La Tinh, dùng hoán chuyển các tiếng gốc sang Pháp ngữ ngày xưa, chẳng hạn như Natalis ố Nael ố Noel..

Từ tiếng gốc có nghĩa chung là “ Sinh Nhật “, dần dần người ta viết hoa chữ Noel, đồng thời bỏ thêm hai chấm trên đầu chữ E, một hình thức phủ nhận chữ e này không thể kết hợp với chữ O đứng trước, để trở thành một Nhi Trùng Âm (Diphtongne), như các chữ thông thường khác. Dụng ý của người xưa là vậy.

Từ đó chữ Noel, trên đầu có hai chấm, viết hoa, chỉ dùng để chỉ ngày sinh của Chúa Jesus mà thôi.

Riêng chữ Christmas cũng là một tiếng Anh cổ, được kết hợp bởi hai thành tố : Christ chỉ Chúa Jesus, còn “ Mas “ , qua biến thể của chữ Mass cổ, có nghĩa là Lễ của Nhà Thờ hay Lễ Hội

. Hình thức của Mas (mass), một thứ tiếng Anh cổ, cũng có gốc từ chữ Latin là Missa với nghĩa “ Lễ nhà thờ

“.Trong tiếng Pháp , cũng có chữ “ Messe”, được Việt hoá thành “ Misa”, cũng có nghĩa là Lễ Nhà Thờ.

Cuối cùng là vấn đề biến dạng từ chữ “ Christmas “ sang “ Xmas “.Như ta biết, danh từ Christ tuy là tiếng Anh nhưng có từ nguyên là tiếng La Tinh “ Christus “ mà ra

Nhưng chữ La Tinh này lại được mượn từ tiếng Hy Lạp “ Khrislos “ , có nghĩa là Người được xức dầu thành, chỉ Chúa Jesus. Do các quy luật phức tạp chuyển ngữ các chữ cái, giữa hai ngôn ngữ trên, nên mới có biến thể từ Christmas sang Xmas, nhưng khi đọc, vẫn là Christmas, chứ không bao giờ là Xmas.

Nói chung dù các chữ Noel, Christmas, Xmas xuất phát từ đâu chăng nửa, thì tựu trung đều có nghĩa, chỉ ngày giáng sinh của Chúa Jésus,mà theo truyền thuyết nhằm ngày 25-12 năm 1 tại Bethleem, cách thành phố Jerusalem của Do Thái, độ 9 km.

Riêng chữ Advento của La Tinh, mà các tín đồ Thiên Chúa giáo quen gọi là mùa Vọng, một nghi thức truyền thống, cũng được cử hành riêng biệt tuỳ theo tập quán của các nhà thờ.

Theo đó qua thánh lễ lâu đời, trước một tháng lễ sinh nhật, có tục đặt bốn cây nến, tượng trưng cho sự trong lành của Thiên Chúa, soi sáng nhân loại.

Cũng trong mùa Vọng, giáo đồ không hát kinh GLORIA, cũng như khi cử hành thánh lễ, các linh mục và bốn cây nến mùa vọng, đều mang màu tím , là một biểu tượng của sự sám hối , đối với người theo đạo Ky Tô.

2-Những Tập Tục Trong Ðêm Giáng Sinh :

Trải qua 200 năm đầu của Tây Lịch, theo sử liệu cho biết các nhà thờ lúc đó đang kiểm soát gắt gao đạo Thiên Chúa, đã không tổ chức Lễ Giáng Sinh.

Lý do là lúc đó, không có ai biết được một cách chính xác, ngày sinh của Chúa Jésus, ngay cả trong bốn “ Sách Tin Mừng “, cũng không hề nhắc tới.

Do trên các Giáo hôi lúc đó, chỉ để ý tới Cuộc Tử Nạn và Mùa Phục Sinh của Chúa mà thôi.

Từ sau năm 201, mới bắt đầu có tổ chức mừng sinh nhật Chúa Hài Ðồng. Tuy vậy giữa hai Gíao Hội Ky Tô tại La Mã và Ðông Phương, cũng không thống nhất.

Nói chung, các nước lúc đó thường tổ chức Lễ Giáng Sinh vào các ngày 6-1, 25-3 và 25-12.. tùy theo tập quán lễ hội của quốc gia mình. Phải đợi tới giữa thế kỷ thứ 4, năm 335 sau Tây Lịch, cả hai Giáo Hội Thiên Chúa La Mã và Ðông Phương, mới nhất thống, cử hành Lễ Giáng sinh vào đêm 25-12 hằng năm, cho tới bây giờ.
LỄ GIÁNG SINH :
Mùa Giáng Sinh được người Ðức gọi là “ Weihnachten”, tức là những đêm Thánh vô cùng. Riêng những danh từ “ Natale “ của Y’, “ Noel “ của Pháp, “ Natividad “ Tây Ban Nha hay “ Christmas của Anh, Mỹ, Canda.. đều có nghĩa là Sinh Nhật Chúa.

Ðây là một lễ hội, được gắn liền với nhiều tục lệ cổ truyền, đã có từ ngàn năm trước nhưng tới nay vẫn được chấp nhận

. Nhờ đó đã giúp cho lễ Giáng Sinh đầy ý nghĩa và thêm vui nhộn.
Lễ này bắt đầu từ các lễ hội dân gian truyền thống hằng năm của các dân tộc Âu Châu.

Năm 335, Hoàng Ðế La Mã là Constantin khởi xướng, lấy ngày 25-12 làm sinh nhật Chúa Jésus và đã trở thành ngày sinh nhật hằng năm của Ðấng Cứu Thế.

Thật ra lý do chọn ngày 25-12 rất hợp lý, nhất là đối với các dân tộc sống bên hai bờ Ðịa Trung Hải như Ai Cập, Syrie, Hy Lap, La Mã.. vì đây cũng là ngày kỷ niệm Vị Thánh Bổn Mạng của Họ, tức là Vị Thần Mặt Trời Chiến Thắng Sol Invictus.

Còn đối với các xứ Bắc Âu, sau khi đã trải qua một mùa đông giá băng lạnh cóng, suốt những ngày thu phân cho tới 25-12. Ðây là thời điểm sắp giao mùa, giữa đông sang xuân, ngày dài đêm ngắn, mà ai cũng thích, nên họ mở hội ăn mừng.

Ngay người Ba Tư tận Nam Á, cũng có phong tục mừng sinh nhật của Thần Ánh Sáng Mithras vào đúng vào ngày 25-12 hằng năm. Nhưng lý so chính, khiến cho Hoàng Ðế La Mã Constantin, cũng như nhân loại, đã hân hoan chọn ngày trên làm ngày sinh nhật Chúa, nguyên do vì năm đó, có ngôi sao Bethlehem đầu tiên, đã xuất hiện rực rỡ giữa bầu trời đông băng giá.

SUU TẦM 




LỜI GIẢI ĐÁP

51. CÙNG TÌM 
Đáp án : Ta chỉ cần bỏ 2 mẫu tự đầu và 2 mẫu tự  cuối sẽ xuất hiện những nhân vật cần tìm.  RAKHEN, APPHIA, DINA
DERET, MIKHAN, RAKHAP, CANDAKE

52. ĐỐ BẠN   
Đáp án : Quan sát những mẫu tự đã cho ta thấy có P, U và A. Vậy nhân vật cần tìm là : PUA.

53. SẮP XẾP CHO ĐÚNG   
Đáp án : Những nhân vật này là :
RUT, ANNA, ENGIAKIM
APRAHAM, LARADO, DORUXILA
PHILEMON, ACKHELAO
GIOHOSAPHAT, MOTHUSELAC

54. CÙNG TÌM 
Đáp án : Ta chỉ cần bỏ 1 mẫu tự đầu và 2 mẫu tự  cuối sẽ xuất hiện những nhân vật cần tìm. THEOPHYLO, MATTHEU,
SAMUEN, GIOAN, DAVIT, GIACOP, TOMA

55. THỬ TÀI NHỚ 
Đáp án :
CHA                   CON
                        *********        *********
DAVIT                        SALOMON (2Sm 12,25)
SET                            ENOT (St 4,26)
MOTHUSELAC        LAMEC (Lc 3,37)
APRAHAM                ITMAEN (St 16,15)
PONUEN                   ANNA (Lc 2,36)
TIME                           BATIME (Mc 10,46)
ENCANA                   SAMUEN (1Sm 1,20
ANPHE                       GIACOBE (Mc 3,18)
ADO                            XADOC (Mt 1,14)
BOAT                         OVET (Mt 1,5)

NGUYỄN THÁI HÙNG


























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét