HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI XV : KÍNH GỬI ĐỨC MẸ BẠCH LÂM (LÂM ĐỒNG)
& ĐỨC MẸ TÀ PAO (BÌNH THUẬN)
I. Ý CẦU NGUYỆN
1. Cầu cho hàng giáo sĩ tôn sùng
Trái Tim Mẹ và yêu mến chuỗi hạt Mân Côi. Vì chuỗi Mân Côi đem lại cho các ngài
sức mạnh sống thiên chức linh mục, chiến thắng ma quỷ và cám dỗ, tăng thêm tinh
thần phục vụ và truyền giáo.
2. Cầu cho các tu sĩ nam nữ luôn
say mê lần hạt Mân Côi, để họ bắt chước các nhân đức của Mẹ Maria, thánh hoá
đời sống tận hiến, phục vụ, thánh hoá công việc hằng ngày, đem lại ơn ích cho
Giáo Hội.
3. Cầu cho tín hữu Công giáo yêu
mến chuỗi Mân Côi, để họ sống Tin Mừng theo Mẹ, hầu đem an bình, hạnh phúc cho
gia đình, cộng đồng, và đem Chúa Giêsu cho mọi người.
II. NHỮNG MẪU CHUYỆN ĐỨC MẸ HIỂN
LINH
A. Đức Mẹ Bạch Lâm
I. Vài nét về Giáo xứ Bạch Lâm
Kể từ ngày Đức Mẹ Hiển Linh
tại Giáo xứ Bạch Lâm, Hạt Gia Kiệm, Giáo phận Xuân Lộc. Từ ngày
9-7-2008 đến 27-7-2008, chúng tôi có góp nhặt được nhiều sự kiện liên
quan, tuy nhiên, phải gọi là chuyện bên lề vì lý do: các sự kiện này
chưa qua sự kiểm định của bề trên, ai muốn tin thì tuỳ, chúng tôi chỉ
làm một việc của một người phục vụ tự nguyện, nghiệp dư, và thành
tâm chỉ muốn sáng danh Chúa Mẹ mà thôi, chứ không muốn đi trước công
bố chính thức của các đấng, các bậc trong Giáo quyền.
II. Một tượng, 2 hình
Tượng Đức Mẹ cao khoảng 3 mét,
được làm bằng chất liệu ciment, cốt sắt do một nghệ nhân ở Giáo xứ
Đức Long thực hiện tại chỗ, đã trải qua khoảng 15 năm trong trạng thái
bình thường như các bức tượng khác. Cỗ tượng này đã được làm phép do
Cha Già Cố Yến (đã mất), là Cha nguyên Chánh xứ Bạch Lâm rất có
lòng yêu mến Đức Mẹ. Từ đó đến nay, việc sùng kính Mẹ tại nơi này
cũng không có gì đặc biệt.
Biến cố vĩ đại xảy đến vào
buổi chiều ngày thứ tư 9-7, mấy em gái chơi nhảy dây gần đó, nghe
thấy có tiếng khóc thút thít, lạ quá, chúng đi tìm xem có ai khóc
không nhưng không thấy ai, rồi một em nhìn lên tượng Đức Mẹ và phát
hiện Đức Mẹ khóc, 2 dòng lệ chảy xuống đôi mắt của Mẹ… xuống tới
cằm. Chúng liền tri hô lên và chạy ngay về nhà báo tin cho cha mẹ,
hàng xóm.
Mọi người gần đó chạy đến xem
hiện tượng lạ. Một lúc sau, họ vào trình Cha xứ ra xem, ngài thấy
sự lạ, liền cùng với những người có mặt quỳ xuống, nguyện kinh,
lần hạt, cầu nguyện… Sau đó, ngài vào nhà xứ, cúp cầu giao điện
nhà thờ cho khu vực tối om, sợ dân chúng thấy, kéo đến xem, làm to
chuyện ra, lại phiền cho các cha… Tuy nhiên, không thể cản nổi, mọi
người ùn ùn kéo tới xem… Đó là ngày đầu tiên.
1. Đức Mẹ khóc, ngày hôm sau
Tràng Hạt phát sáng
Đức Mẹ biến hình: khuôn mặt
của mẹ và sắc diện của Mẹ trở nên sinh động như người thật, đồng
thời có những hạt màu đỏ, xanh, vàng, trắng, tím ở tràng hạt và
thánh giá của chuỗi hạt loé sáng rất đẹp (tôi liên tưởng đến sự
kiện Đức Mẹ Pontmain, 1932, nước Pháp. Đức Mẹ có giải thích với các
em nhỏ: “Mỗi kính Kính Mừng chúng con đọc là những ngôi sao xinh đẹp
gắn vào áo Mẹ, để làm cho Mẹ đẹp lên, vui lên, Thiên Chúa Ba Ngôi cũng
rất thích các kinh Kính Mừng của các con”. Vì vậy, ta thấy ảnh Đức
Mẹ Pontmain, áo mẹ có đính nhiều ngôi sao xanh đỏ vàng trắng loé
sáng. Sự kiện biến hình này đều lặp đi lặp lại cho đến ngày hôm nay.
Còn cỗ Tràng Hạt Thánh thì vào ngày 21-7 đã được đem đi!
Mọi người đều cảm thấy mình
rất diễm phúc được chứng kiến tận mắt khi Đức Mẹ biến hình. Đức Mẹ
giữ nguyên hình hài diễm lệ, xinh đẹp và sống động suốt đêm tôi canh
thức, và chờ đợi đến giây phút Mẹ thay đổi khuôn mặt: 5 giờ 27 phút
mí mắt trái, mí mắt phải của Mẹ từ từ sụp xuống một chút, khuôn
mặt trái xoan bầu bĩnh của Mẹ, trở nên gầy hơn, biến qua mặt chữ
điền, cằm hơi nhọn, như tượng bình thường, sự biến dạng này trong
vòng 5 phút. Vào buổi chiều tối, khi ánh chiều tà bàn giao cho bóng
tối vào lúc 18 giờ 30 phút, thường là khi mọi nhà lên đèn, mặt Mẹ
lại biến đổi, trở nên xinh đẹp và sinh động. Sự lạ này lặp lại hằng
ngày.
Đức Mẹ Khóc, chảy huyết lệ:
trong những đêm 23, 24, 25 tháng 7, vào lúc 1 giờ 30, Đức Mẹ đã khóc
chảy huyết lệ, sự kiện này xảy ra trong tíc tắc: giữa mắt trái của
Mẹ có thấy máu chảy vào tuyến lệ phía trong, chảy xuống góc mũi
trái, rồi chảy ngược lên mắt lại, rồi hết, có nhiều máy chụp và quay
phim đã ghi được ảnh này.
2. Vấn đề xác nhận
Trong các cuộc hiện ra, thường
các linh mục quản xứ, các đức giám mục giáo phận rất dè dặt, có
khi phủ nhận... các thị nhân.
Ở đây, Linh mục Chánh xứ Bạch
Lâm, chưa bao giờ tỏ ra khó khăn và cấm cản. Ngài đã rất dịu dàng
và tích cực giúp đỡ các khách hành hương có những phương tiện nghỉ
ngơi, vệ sinh cách đơn sơ nhưng đầy đủ. Ban thường vụ giáo xứ, các ban
điều hành các đoàn thể, các giới, giới Hiền Mẫu, giới Gia Trưởng,
phân công tác để giữ trật tự và quét dọn vệ sinh xứng hợp cho nơi
tôn nghiêm, nơi thờ phượng. Nhà thờ là con tim của giáo xứ, mặc dù
buổi tối hôm xảy ra, ngài đã tỏ ra bối rối??? Nhưng sau đó, ngài
càng ngày càng can đảm đến dễ thương.
Vào sáng lễ nhất ngày 16-7,
Lễ Đức Mẹ núi Carmelo, ngài có giảng lễ như sau: “Giáo xứ Bạch Lâm
chúng ta thật là diễm phúc, đã suốt 1 tuần lễ qua Đức Mẹ đã cho
xảy ra nhiều hiện tương lạ như muốn nhắc nhở cho mỗi người chúng ta
nhớ lại và thực hành 3 mệnh lệnh của Mẹ tại Fatima: “Hãy cải thiện
đời sống, siêng năng lần hạt Mân Côi, và tôn sùng Trái Tim Mẹ”. Phải
chăng, ngài đã xác nhận những gì đang diễn ra trong Giáo xứ “diễm
phúc” này.
Tràng Hạt bị lấy đi: Sáng ngày
21-7 (sau 12 ngày)... Cỗ Tràng Hạt Thánh bị đem đi nơi khác. Nhiều người
ở nơi xa về chưa được xem tỏ ra tiếc nuối, họ thắc mắc: Không biết
đến bao giờ, các cơ quan hữu trách mới trả Tràng Hạt lại cho Đức Mẹ?
Vài ngày gần đây, thấy có
người viết biểu ngữ lớn: HÃY TRẢ LẠI TRÀNG HẠT CHO ĐỨC MẸ. Thái độ
này có tốt đẹp không? Có khi nào sự cuồng nhiệt của ai đó đã trở
thành cực đoan và cuồng tín đến phẫn nộ, đáng tiếc?
Tuy nhiên, chúng tôi cũng mong
các cơ quan hữu trách hãy lắng nghe yêu cầu rất chính đáng này: “Những
gì của Thiên Chúa hãy trả về cho Thiên Chúa”. Càng sớm càng tốt.
III. Hoa trái
Từ khi có hiện tượng lạ xảy
ra đến nay, vì có rất đông người đến đây để hành hương, thăm viếng,
cầu nguyện, số lượng xe gắn máy quá nhiều, nên kẻ gian đã nắm bắt
thời cơ ra tay “thổi xế”. Vài ba vụ mất xe gắn máy đã đáng tiếc xảy
ra, trong những ngày đầu chưa cảnh giác. Ngoài ra, chúng tôi phải vui
mừng loan báo những hoa trái tai nghe mắt thấy:
- Trái thứ nhất
Sám hối, thay đổi tâm linh, bề
trong, bề ngoài trong việc sống đạo: nhiều người khi về đây chứng
kiến sự lạ: Tràng Hạt chiếu sáng, Đức Mẹ hiển linh liền quỳ sụp ăn
năn, khóc lóc tội mình, xin Chúa Mẹ tha thứ và xin ơn thánh hoá, xin
cho mình và gia đình những ơn cần hồn xác. Bất kể nắng mưa, lúc nào
cũng có khách hành hương đến viếng Mẹ. Tối 21-7, dưới cơn mưa không
lâm râm kéo dài hàng giờ, có đến cả chục ngàn người từ khắp nơi đổ
về để kính viếng, đọc kinh, hát kinh, khấn nguyện thật sốt sắng,
rất nhiều người đã dùng máy ảnh, ống nhòm, máy quay phim để ghi
hình.
Mọi tín hữu trong vùng Gia
Kiệm, cách riêng Giáo xứ Bạch Lâm đã khởi sắc rõ rệt. Những thay
đổi sốt sắng bên ngoài là dấu hiệu cho thấy 1 sự thay đổi từ bên
trong trước lời kêu gọi THẦM LẶNG, nhưng mãnh liệt của Mẹ. Những âm
hưởng của những bài thánh ca Năm xưa trên cây sồi, Lạy Mẹ Fatima, Cung
chúc Trinh Vương, Ave Maria… được hát lên từ cõi lòng sốt sắng, ý
thức, chân thành cầu nguyện, đủ nói lên hoa trái này. Nhà thờ Bạch
Lâm hôm nay được trang hoàng nhiều hoa nến, người dự Thánh lễ, Chầu
Thánh Thể chật kín nhà thờ. Rất tiếc là cho đến nay, chúng tôi chưa
thấy cha chính xứ mời các Cha khách đến ngồi toà, nếu có thì tuyệt
vời. Thiên Chúa và triều thần thánh sẽ vui mừng biết bao khi có nhưng
người con hoang đàng trở lại. Giáo Hội thu hoạch được Mùa Cá Lớn.
Bội thu!!!
- Trái tình thương
Thấy có nhiều người khách
hành hương đến, vài con buôn lợi dụng “chém”, buôn bán la liệt trong
khuôn viên thánh đường chung quanh tượng Thánh. Cha Xứ đã ra lệnh cấm
buôn bán đồ ăn uống trong phạm vi khuôn viên thánh đường, chỉ được bán
ở bên đương và tại tư gia. Không bán đắt hơn ngày thường.
Xe Honda được gửi trong các gia
đình trong xứ, với giá coi xe rẻ. 3000đ/ đêm.
Vì là vùng Công giáo nên các
Cha đã kêu gọi các tín hữu phải sống đạo yêu thương, phục vụ.
Hôm nay Chủ Nhật 27-7, cha rao ở
nhà thờ, sau giờ lễ: Ai đánh rơi 10 triệu đồng, 1 giây chuyền vàng,
vào phòng mặc áo, xin lại…
Điều làm chúng tôi rất cảm
động là giáo dân Bạch Lâm rất nhiệt tình và hiếu khách, họ vui vẻ kể
lại cho khách từ đầu chí cuối những gì đã xảy ra cho đến nay.
- Trái được chữa lành
Có 2 trường hợp được Mẹ chữa
lành trong giờ cầu nguyện trước Thánh Tượng.
1. 1 em mắc chứng bệnh tâm
thần, nhà ở Giáo xứ Thanh Sơn, Gia Kiệm, được đem đến xin mọi người
có mặt cầu nguyện cho em, em đã khỏi ngay.
2. 1 người bị liệt, đứng lên và
đi được trong lúc mọi người cầu nguyện. Người này là một người lương,
sau đó cả gia đình đã vào cha xứ Võ Dõng, Gia Kiệm, xin được học
đạo và trở lại đạo Chúa.
- Trái bình an
Cảm tạ ơn Chúa Ba Ngôi và Mẹ
Nhân Lành, từ khi có các hiện tượng lạ xảy ra ở đây, vấn đề an ninh
trật tự được thực hiện rất tốt, việc thờ phượng, tự do tôn giáo
được tôn trọng, và giúp đỡ tăng cường, an ninh tốt. Mọi sự diễn ra
hài hoà tốt đẹp.
B. Đức Mẹ Tà Pao
Tượng Đức Mẹ trên núi Tà Pao (gọi
tắt là tượng Đức Mẹ Tà Pao; tiếng Pháp: Notre Dame de Ta Pao) nằm ở xã Đồng
Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, là 1 trong 5 tượng Đức Mẹ Maria được đặt
rải rác ở Miền Trung, Miền Nam và Cao nguyên Trung phần vào năm 1959. Tượng Đức
Mẹ này đúc bằng xi măng trắng cao 3m, đặt trên một bệ vuông cao 2m.
Ngày 8-12-1959, lễ Cung hiến và
Khánh thành tượng Đức Mẹ Tà Pao do Giám mục Marcello Piquet (Piquet Lợi) (Giám
mục GP. Nha Trang bấy giờ) cử hành, với sự chứng kiến của đông đảo linh mục, tu
sĩ và hàng chục ngàn giáo dân phần lớn gốc di cư từ Huế, Nha Trang, Ban Mê
Thuột, Đồng Bằng Sông Cửu Long... Có thể nói, lễ Cung hiến và Khánh thành tượng
Đức Mẹ Tà Pao là một đại lễ tôn giáo tầm cỡ quốc gia lúc bấy giờ ở Miền Nam
Việt Nam.
Từ năm 1964 đến 1975, toàn bộ vùng
Bắc Ruộng thuộc quyền kiểm soát của Chính quyền Cách mạng Lâm thời Cộng hoà
Miền Nam Việt Nam. Hầu hết giáo dân đi sơ tán về vùng Nam sông La Ngà và những
nơi khác, nên tượng Đức Mẹ Tà Pao dường như bị lãng quên từ đó.
Vị trí bức tượng trên núi
Sau biến cố 1975, vào khoảng tháng
10-1980, một số giáo dân thuộc vùng kinh tế mới xã Đức Tân và xã Huy Khiêm đã
tiến hành tìm kiếm lại tượng Đức Mẹ Tà Pao. Vào Mùa Phục Sinh năm 1989, một số
giáo dân Giáo xứ Nghị Đức và Huy Khiêm đến thăm viếng tượng Đức Mẹ Tà Pao và
phát hiện phần đầu, tay, chân của tượng bị bể nát. Khoảng cuối tháng 6-1991,
nhân dịp lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, những người này được sự cho phép
và cổ vũ của Đức Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi (Giám mục GP. Phan Thiết bấy
giờ) và sự khích lệ của Linh mục Phanxicô Xaviê Đinh Tân Thời (quản xứ Duy Cần
cũ, nay Giáo xứ Gia An) đã đến nhờ nhà điêu khắc Lê Phát (hiện đang ở Giáo xứ
Ngũ Phúc, GP. Xuân Lộc) đắp vá và sửa sang lại tượng Đức Mẹ Tà Pao. Công việc
hoàn tất ngày 30-7-1991.
Hiện tượng về bức tượng Đức Mẹ Tà
Pao
Ngày 29-9-1999, lễ các Tổng lãnh
Thiên thần, một số giáo dân vùng Phương Lâm và phụ cận, sau đó là các vùng Dốc
Mơ, Gia Kiệm, Hố Nai, Sài Gòn... tuôn đổ về vùng giáp ranh giữa Phương Lâm và
Tánh Linh với ước muốn được tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ như lời kể của 3
em học sinh ở Phương Lâm trước đó. Các em cho rằng đã thấy Đức Mẹ hiện ra và
bay về phía bên kia núi.
Kể từ đầu năm 2000, nhiều đoàn
người đổ xô về núi Tà Pao để hành hương. Từ đó đến nay, nhiều người Công giáo
đã tường thuật lại nhiều câu chuyện lạ và ơn lạ xung quanh bức tượng Đức Mẹ Tà
Pao.
Hiện nay, tượng Đức Mẹ Tà Pao và
khu vực khuôn viên đã được chính quyền tỉnh Bình Thuận cho phép Toà Giám mục
Phan Thiết tiến hành trùng tu với 2 hạng mục: xây dựng lễ đài và xây dựng bậc
cấp để lên núi. Lễ đài được xây dựng trên nền cũ với diện tích 200m² còn bậc
cấp được xây mới dài 250m, rộng 2m, trên 400 bậc, nhằm mục đích phục vụ khách
hành hương thuận tiện khi lên núi viếng Đức Mẹ. Công trình được khánh thành vào
ngày 13-5-2007 (ngày 13 hằng tháng vẫn thường có Thánh lễ do Giám mục Giáo phận
Phan Thiết cử hành trên núi hoặc dưới chân núi) và chính thức có tên gọi Trung
tâm Hành hương Đức Mẹ Tà Pao. Năm 2009, Giáo phận Phan Thiết tổ chức “Năm Thánh
Đức Mẹ Tà Pao” để kỷ niệm 50 năm khánh thành bức tượng. Sự kiện này thu hút rất
đông khách hành hương đến khu vực này mỗi tháng.
TÔN VINH CẢM TẠ MẸ MARIA
AI TRUYỀN BÁ KINH MÂN CÔI ĐỀU ĐƯỢC
CỨU RỖI!
Không tài nào kể tên hết mọi vị
thánh đã tìm thấy nơi Kinh Mân Côi con đường đích thực để nên thánh. Nhưng ta
cũng cần nhắc đến Thánh Louis Maria Grignon de Montfort, tác giả của một tác
phẩm tuyệt vời về Kinh Mân Côi, và gần chúng ta hơn, Cha Padre Piô Năm Dấu
Thánh […]. Rồi Chân phước Batolo Longo đã được một đoàn sủng đặc biệt để làm
tông đồ đích thực truyền bá kinh Mân Côi. Con đường nên thánh của chân phước
dựa trên một linh hứng mà ngài đã nghe được từ đáy lòng của mình: “Ai truyền bá
Kinh Mân Côi đều được cứu rỗi!”. Từ đó, ngài cảm thấy mình được mời gọi xây
dựng ở Pompei một đền thánh dâng kính Đức Trinh Nữ Rất Thánh Mân Côi, gần những
đổ nát hoang tàn của thành phố cổ, nơi được đón nhận Tin Mừng, trước khi bị
chôn vùi vào năm 79 sau Công nguyên, khi núi lửa Vésuve phun nham thạch, và hồi
sinh từ đống tro tàn nhiều thế kỷ sau, như chứng từ của ánh sáng và bóng tối
của nền văn minh cổ xưa. Nhờ suốt đời hoạt động, nhất là việc thực hành “Mười
lăm ngày thứ bảy”, Chân phước Batolo Longo đã phát huy được nét tinh tuý của
kinh Mân Côi là quy về Đức Kitô và chiêm niệm, đồng thời ngài đã nhận được sự
khích lệ đặc biệt cũng như sự nâng đỡ tận tình của Đức Lêô XIII, vị “Giáo hoàng
của Kinh Mân Côi”.
BTGH
Nguồn: truyenthongconggiao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét