VUI HỌCTHÁNH KINH17 : 66-70
Các bạn
thân mến,
để hiểu
biết và thêm
lòng
yêu mến
Thánh Kinh,
chúng
ta cùng vui
học
qua những Bài Tập Rèn Luyện Tư Duy Ngôn Ngữ &
Ô Chữ .
Những bài tập này
dùng chính những
Nhân Vật và Địa Danh
được nói tới trong Tân Ước.
Mọi trích
dẫn và tên riêng
đều dựa
trên bản dịch Thánh Kinh
Lời Chúa
Cho Mọi Người
2007
của Nhóm
Phiên Dịch
Các
Giờ Kinh Phụng
vụ.
Chúc
các bạn có
những giây phút
vui
và bổ ích.
66. NHÂN VẬT NÀO XUẤT HIỆN
Dãy
từ dưới đây được sắp xếp theo 1 trật tự nhất định.
OHOLIVA
PHEBE
RAKHAP
Từ
tiếp theo là gì ?
SIPRA
GIOKHEVET
NAOMI
BINHA
Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ
trong mọi sự,
vì đó là điều đẹp long Chúa .
Cl 3,20
67. NGƯỜI
KẾ TIẾP
Những
nhân vật dưới đây được sắp xếp theo 1 trật tự nhất định.
MATTITGIA
APRAHAM
MAHALANEN
NATHANAEN
GIOSIGIA
Nhân
vật nào sẽ xuất hiện tiếp theo trong những nhân vật cho sẵn sau đây.
MANAEN
ACRIPPA
PHILOLOGO
GIEREMIA
Con
khôn làm cha vui sướng,
Con
dại làm mẹ buồn phiền.
Châm ngôn 10,1
68. NHÂN VẬT NÀO XUẤT HIỆN
Dãy
từ dưới đây được sắp xếp theo 1 trật tự nhất định.
MATTHEU
QUATO
LUKIO
Từ tiếp theo là :
ELISA
LOIT
PHAOLO
OVET
69.
TÌM KẾM
Dãy
từ dưới đây được sắp xếp theo 1 trật tự nhất định.
EUTYKHO
COLAUDIA
GIACOBE
Từ
tiếp theo là :
SALOME
NACSON
ADAM
Hãy
lắng nghe cha con,
đấng sinh thành ra con,
đừng
khinh dễ mẹ con khi người già yếu. Chân lý và khôn ngoan,
nghiêm huấn và hiểu biết,
con
hãy mua lấy chứ đừng bán đi.
Châm ngôn 23,22-23
70. ĐỐ BẠN
|
|
|
|
MINA có 2 mẫu tự
OVET có 2 mẫu tự
AMOT có 4 mẫu tự
PUDE không có mẫu tự nào.
Nhân vật trong ô này là ai ?
NGUYỄN THÁI HÙNG
Mùa Vọng
Hai đặc tính mùa Vọng nhấn mạnh tới hai điều cơ bản: Dọn
mình đón nhận Chúa Giáng Sinh và đón chờ ngày Chúa Quang Lâm. Với hai điều cơ
bản này đều nhắc tới một thái độ sống duy nhất tỉnh thức và cầu nguyện. Vọng
chờ với thái độ sống như trên, chúng ta thấy có sự khác biệt và tương đồng với
chữ Vọng trong Phật Giáo được trình bày như sau:
Chữ Vọng:
Vọng được định nghĩa là: Chỗ nơi đặt vị trí quan sát. Hướng
tới, nhìn về, tưởng nhớ, trông đợi. (Âm thanh): Từ xa đưa lại. Với ba ý nghĩa
trên cũng tạm cho thấy từ ngữ diễn tả những đặc điểm quan trọng và cần thiết
dần dà suy gẫm.
Vọng trong Phật Giáo phân thanh hai loại: Vọng ngã và vọng
chấp.
Vọng ngã là cái vọng tự nhiên của con người sống kỳ vọng về
chính mình: Ước muốn sống lâu hơn, dồi dào hơn về vật chất hay tinh thần hoặc
sức khỏe, vọng tới tương lai vọng tới quá khứ. Vọng ngã dẫn tới hệ lụy buốn
phiền, sầu não vì cuộc đời không được như ý, tiếc nuối những gì đã qua, đôi khi
còn dẫn tới trí trá, lừa dối, ghen tỵ… Vọng ngã gây phiền muộn có khi vì mơ ước
có sức khỏe tốt hơn nhưng thân này cứ mang bệnh tật, ước mong khá giả hơn nhưng
cứ nghèo túng, có được tiếng tốt hơn nhưng cứ bị người đời cười chê…Kỳ vọng mà
không được thì sinh ra phiền muộn, đau khổ.
Vọng chấp là cái vọng so sánh mình với người khác: Không
được như người hoặc tự khoe khoang hơn người, cả hai thái độ so sánh đều khập
khiễng vì mang những hệ lụy khổ đau phiền muộn. Thái độ so sánh thua kém mang
tính mặc cảm tự ty, một đau khổ âm thầm day dứt con người thấp bé, một thái độ
khác mang sắc thái tự tôn khiến cản trở không tiếp nhận gì được nơi người khác
khiến chính mình tự làm nghèo đi trong cuộc sống.
Lối thoát: Không còn vọng chấp cũng chẳng còn vọng ngã, an
nhiên tự tại sẽ xuất hiện. Không còn vọng nên sẽ không còn phải mang những cái
đau khổ không đáng có, con đường ra khỏi vọng là con đường quẳng gánh lo âu đi
mà vui sống. ví như người đang cầm chén cơm ăn, dù là đang ăn với rau luộc chấm
nước mắm, biết mình đang co ăn là cái hạnh phúc của thực tại nhân sinh, nhưng
vừa ăn vừa trông vào cái nghèo của mình sẽ dẫn đến đau khổ. Lý thuyết xem ra dễ
dàng nhưng khó thực hiện bởi cuộc sống vẫn cứ phải âu lo về cái ăn, cái mặc,
đặc biệt hơn vào những giai đoạn khó khăn về kinh tế, làm sao có thể có an
nhiên tự tại?
Vọng theo hướng nhìn của Kitô giáo:
Vọng biểu hiện trong hai chiều kích: Tỉnh thức và cầu
nguyện.
Tỉnh thức: Hình ảnh biểu trưng cho người tỉnh thức là hình
ảnh của người mục tử. Người mục tử không hiểu đơn giản như nhiều người thường
nghĩ ngay đến các chú nhỏ mục đồng chăn trâu vài ba con. Người mục tử chăn
chiên trong văn hóa du mục là người chăm sóc cả bầy cỡ vài trăm đến vài ngàn
con chiên. Tài sản càng lớn thì người chịu trách nhiệm càng cao, vì thế người
mục tử là người mang tính chất của người mạnh mẽ, khôn ngoan, cương nghị. Người
mục tử có tầm nhìn xa, dự đoán được tương lai, biết xem xét nhiều khía cạnh để
có những quyết định tối ưu trong hiện tại. Người mục tử thứ thiệt là người biết
chăm sóc cho đoàn chiên của mình, vừa bảo đảm tương lai vừa bảo vệ trong hiện
tại. Người mục tử còn được gọi là người canh gác, nhìn đâu là sói, đâu là thỏ,
đâu là hiểm nguy thật và đâu chỉ là chướng ngại không đáng. Theo nghĩa người
canh gác, người mục tử là người nhận thức rõ ràng, đòi hỏi những con số minh
bạch, nói theo ngôn ngữ những nhà đầu tư hôm nay. Chỉ số minh bạch trong kinh
tế ngày nay cũng giống như đòi hỏi của người mục tử năm xưa, không dẫn đoàn
chiên mình vào những đồng cỏ xen lẫn nhiều bụi rậm, ẩn khuất nhiều bóng tối,
đồng cỏ đòi hỏi phải quang đãng, nhìn thấy rõ những gì từ xa đến, bởi vậy người
mục tử năm xưa mới chọn cho mình cách thức hướng dẫn là người đi trước, người
dẫn đường, chỉ lối, là người chịu trách nhiệm về đàn chiên của mình.
Cầu nguyện: Người tỉnh thức song đồng thời cũng là người
sống đời cầu nguyện, bởi vậy tính cách biểu trưng của người mục tử năm xưa còn
biểu hiện là cầu nối giữa trời và đất, người liên thông được với trời, người
hiểu biết ý trời. Theo Jean Chevalier, người mục tử còn là người đại diện cho
các linh hồn con người trên cõi đời này, luôn luôn chuyển dịch, nên người mục
tử bao gồm hai sứ vụ bảo vệ và am hiểu, người chuyển cầu và người chịu trách
nhiệm.
Chúa Giêsu nhận mình là Người Mục Tử nhân lành (Ga 10, 16),
Người Mục Tử mà tất cả các tiên tri đều giới thiệu trước, sẽ đến chăn dắt dân
của Người, là Hoàng Tử Bình An Vua Thái Bình.
Con đường của mùa vọng giống như người Phật tử là phát quang
đi cái vọng gây phiền muộn, đau khổ, người Kitô hữu được Gioan Tẩy Giả mời gọi:
Bạt đi núi cao, lấp lại những hố sâu, sửa ngay những con đường cong queo. Và
điểm khác biệt giữa người Kitô hữu và Phật tử là: Người Phật tử phát quang cái
vọng để lòng trống trải, an nhiên tự tại xuất hiện, người Kitô hữu sửa lại lối
đi để đón nhận chính chúa Giêsu sinh hạ trong tâm hồn và đón nhận Chúa đến
trong ngày quang lâm.
Lời kêu gọi của Gioan Tẩy Giả là lời mời gọi thức tỉnh và
cầu nguyện theo đúng như hình ảnh “Người Mục Tử Nhân Lành” của mình, với “tay
sạch lòng thanh” hội đủ khả năng dẫn hướng đời mình và chịu trách nhiệm về thế
giới mình đang sống. Thế giới cần có nhiều người chăn dắt theo gương lành của
Chúa Giêsu, để xây dựng thế giới an bình và thịnh trị.
Tỉnh thức và cầu nguyện là thái độ cần thiết cho con người
của chúng ta hôm nay, xin cho thế giới chúng ta có thêm nhiều mục tử như lòng
Chúa mong muốn.
L.m Giuse Hoàng Kim Toan
Nguồn: liendoanconggiaovn
LỜI GIẢI ĐÁP
66. NHÂN VẬT NÀO XUẤT HIỆN
Đáp án : Quan sát dãy từ trên ta thấy những nhân vật đã cho có 2 nguyên âm giống nhau. Vậy nhân vật xuất hiện sẽ : GIOKHEVET.
67. NGƯỜI KẾ TIẾP
Đáp án : Quan sát các nhân vật cho trên đây, ta thấy lần lượt xuất hiện 3 mẫu tự giống nhau trong mỗi từ. Vậy nhân vật tiếp theo sẽ là PHILOLOGO.
68. NHÂN VẬT NÀO XUẤT HIỆN
Đáp án : Quan sát dãy từ trên ta thấy những nhân vật đã cho có 3 nguyên âm khác nhau. Vậy nhân vật xuất hiện sẽ : ELISA.
69. TÌM KẾM
Đáp án : Quan sát dãy từ trên ta thấy những nhân vật đã cho có 4 nguyên âm khác nhau. Vậy nhân vật xuất hiện sẽ : AQUILA .
70. ĐỐ BẠN
Đáp án : Quan sát những mẫu tự đã cho ta thấy có T, O, M và A. Vậy nhân vật cần tìm là : TOMA.
NGUYỄN THÁI HÙNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét